Thư viện câu hỏi Địa lí lớp 7 - Năm học 2016-2017

doc 123 trang Người đăng dothuong Lượt xem 370Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện câu hỏi Địa lí lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư viện câu hỏi Địa lí lớp 7 - Năm học 2016-2017
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ LỚP 7 
(Tổng số: 232 câu)
Bài 1. Dân số
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường 
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được quá trình phát triển dân số thế giới. 
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Hãy trình bày quá trình phát triển dân số thế giới. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Quá trình phát triển dân số thế giới. 
- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi.
- Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người, năm 2009 là hơn 6,8 tỉ người. Dự báo, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỉ người vào năm 2050.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ gia tăng dân số. 
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 2. Dựa vào  hình 1.2 SGK, hãy nhận xét về tình hình gia tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Dân số thế giới không ngừng tăng qua các năm, nhưng có sự khác nhau giữa các giai đoạn.
- Từ đầu Công nguyên đến năm 1804 dân số thế giới tăng rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do tỉ lệ sinh cao, nhưng tỉ lệ tử cũng rất cao vì bệnh tật, đói kém và chiến tranh...
- Từ năm 1804 trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử dần dần hạ thấp vì y tế phát triển, sự phát triển của kinh tế, đời sống ở nhiều quốc gia được cải thiện...
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được nguyên nhân gia tăng dân số thế giới. 
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Hãy trình bày nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số thế giới. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. Nguyên nhân do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh... 
- Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. Nguyên nhân do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội và y tế. 
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được hậu quả của gia tăng dân số thế giới.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Với nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, sự bùng nỗ dân số sẽ dẫn đến 
A. dân đông, tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản xuất phát triển. 
B. nguồn lao động tăng nhanh, có lợi cho phát triển kinh tế. 
C. tăng nhanh khai thác tài nguyên, phá rừng lấy đất canh tác.
D. sức ép dân số lớn, không đáp ứng đủ nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. D
Bài 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào
A. cấu tạo cơ thể.
B. hình thái bên ngoài.
C. trang phục bên ngoài.
D. sự phát triển của trí tuệ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. B
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. 
- Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể, các nhà khoa học đã chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.
- Nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ. 
+ Chủng tộc Nê-grô-it (thường gọi là người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi. 
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
* Mức độ: nhận biết-thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Dân cư trên thế giới thường sinh sống chủ yếu ở khu vực nào? Tại sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
- Dân cư trên thế giới tập trung ở các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, ven vịnh Ghi-nê, đông bắc Hoa Kì, nam Mê-hi-cô, đông nam Bra-xin.
- Nguyên nhân : Đây là những khu vực có điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, nguồn nước, kinh tế phát triển...
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 4. Tại sao có sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Do sự khác biệt về điều kiện sống (tự nhiên, giao thông, kinh tế,...) nên dân cư trên thế giới phân bố không đều. 
- Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,... khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
Bài 3. Quần cư. Đô thị hóa
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt (dẫn chứng).
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Biết sơ lược quá trình đô thị hoá trên thế giới.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Đô thị xuất hiện trên Trái Đất từ thời kì
A. cổ đại
B. trung đại
C. cận đại
D. hiện đại
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. A
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Biết sơ lược quá trình đô thị hoá trên thế giới.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 3. Hãy nêu sơ lược về quá trình đô thị hóa trên thế giới.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
- Các đô thị xuất hiện từ rất sớm trong thời kì Cổ đại. Vào thế kỉ XIX, đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp. Đến thế kỉ XX, đô thị xuất hiện rộng khắp trên thế giới.
- Vào thế kỉ XVIII, gần 5% dân số thế giới sống trong các đô thị. Năm 2001, con số đã lên tới 46% (gần 2,5 tỉ). Dự kiến đến năm 2025, dân số đô thị sẽ là 5 tỉ người.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Biết sơ lược sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 4. Hãy cho biết sự hình thành và phát triển các siêu đô thị trên thế giới.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị.
- Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị là Niu I-oóc (12 triệu dân) và Luân Đôn (9 triệu dân). 
- Trong những năm gần đây, số siêu đô thị trên thế giới tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển.
Bài 4. Thực hành. Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ tháp tuổi. 
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 1. Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. 
Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi. Đáy tháp năm 1999 thu hẹp lại, thân tháp mở rộng ra.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ tháp tuổi. 
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 2. Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. 
- Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng về tỉ lệ. Ngoài độ tuổi lao động có tăng chút ít.
- Nhóm tuổi chưa đến độ tuổi lao động có xu hướng giảm về tỉ lệ.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc bản đồ phân bố dân cư.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 3. Dựa vào hình 4.4 SGK, tìm trên lược đồ phân bố dân cư châu Á những khu vực tập trung đông dân. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3.
Những khu vực tập trung đông dân ở châu Á là Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Thành phần nhân văn của môi trường
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc bản đồ phân bố dân cư.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 4. Dựa vào hình 4.4 SGK, tìm trên lược đồ phân bố dân cư châu Á, cho biết các đô thị lớn ở châu Á thường phân bố ở đâu?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
Các đô thị lớn có số dân từ 8 triệu người trở lên phân bố chủ yếu ở vùng ven biển khu vực Nam Á và Đông Á.
Bài 5. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng
A. giữa hai chí tuyến.
B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa.
C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc.
D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. A
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường xích đạo ẩm. 
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Trình bày đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2.
- Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất rất nhỏ (khoảng 300C).
- Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2500mm; càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. 
- Độ ẩm rất cao, trung bình khoảng trên 80%, nên không khí ẩm ướt và ngột ngạt.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường xích đạo ẩm.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Vì sao môi trường xích đạo ẩm cây rừng phát triển rậm rạp quanh năm?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Môi trường xích đạo ẩm cây rừng phát triển rậm rạp quanh năm vì:
Độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng cây ở môi trường xích đạo ẩm phát triển rậm rạp quanh năm với nhiều tầng tán, tập trung nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 4. Dựa vào hình vẽ 5.4 (SGK), hãy rút ra nhận xét và cho biết tại sao rừng ở môi trường xích đạo ẩm lại có nhiều tầng?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Rừng rậm rạp, có nhiều tầng, từ mặt đất lên đến độ cao 40 – 50m có các tầng: tầng cỏ quyết, tầng cây bụi, tầng cây gỗ cao trung bình, tầng cây gỗ cao và tầng vượt tán. 
- Rừng ở đây có nhiều tầng vì: độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho cây rừng phát triển rậm rạp và nhiều tầng tán. 
Bài 6. Môi trường nhiệt đới
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Cho biết đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Đặc điểm của khí hậu môi trường nhiệt đới.
- Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 200 C;
- Có 2 lần nhiệt độ tăng cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh;
- Biên độ nhiệt năm, càng gần chí tuyến càng cao (hơn100C);
- Có một thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 đến 9 tháng;
- Lượng mưa từ 500 đến 1500 mm; mưa tập trung vào một mùa; càng gần chí tuyến, lượng mưa càng giảm dần.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 2. Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do:
Lượng mưa ít; con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy khiến cho đất bị bạc màu, cây cối khó mọc lại được (chỉ có cỏ tranh mới mọc được ở đấy).
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng vì:
- Do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên bề mặt đất vào mùa khô. Ở miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng.
- Đất feralit là đặc trưng của đới nóng.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường ở đới nóng.
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 4. Dựa vào hai biểu đồ ở câu 4 SGK (trang 22), hãy cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4. 
- Biểu đồ A ở Bắc bán cầu. Biểu đồ B ở Nam bán cầu.
- Quan sát ta thấy:
+ Biểu đồ A: đường nhiệt độ có 2 giá trị cực đại trong năm vào tháng 5 và tháng 10; tất cả các tháng đều có nhiệt độ trên 200C; có 3 tháng khô hạn, mưa tập trung vào một mùa từ tháng 5 đến tháng 10 – thời kì mùa hạ của Bắc bán cầu.
+ Biểu đồ B có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 200C vào các tháng 6, 7, 8; thời kì khô hạn kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10); mưa tập trung vào các tháng từ 11 đến tháng 4 - đây là thời kì mùa hạ của Nam bán cầu.
Bài 7. Môi trường nhiệt đới gió mùa
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
- Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 2. Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố lượng mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.
- Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 3. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới?
A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông.
B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển.
C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a).
D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. C
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Đọc bản đồ Khí hậu 
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 4. Quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK hãy:
- Nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông của khu vực Nam Á, Đông Nam Á. 
- Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 4.
- Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á mùa hạ gió thổi chủ yếu theo hướng tây nam và đông nam, mùa đông chủ yếu theo hướng bắc và đông bắc.
- Lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông vì mùa hạ gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào, đem theo không khí ẩm, gây mưa lớn, còn mùa đông gió thổi từ lục địa ra, đem theo không khí khô và lạnh.
Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. 
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 1. Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1. Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm. 
- Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Cây trồng phát triển quanh năm, có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây.
- Khó khăn: khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện tốt cho các loại mầm bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng và vật nuôi.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Biết những khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. 
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 2. Hãy cho biết những khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Những khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
- Lượng mưa tập trung vào một mùa làm tăng cường xói mòn đất và gây lũ lụt.
- Mùa khô kéo dài, lượng bốc hơi lớn, dễ gây hạn hán.
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số cây trồng chủ yếu ở đới nóng.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 3. Hãy nêu một số cây trồng chủ yếu của ngành nông nghiệp ở đới nóng. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3.
- Lúa nước là cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng vùng nhiệt đới gió mùa, nhất là ở châu Á.
- Ngô được trồng phổ biến ở những vùng đủ ẩm.
- Các loại cây lấy củ: sắn trồng ở vùng đồi núi, khoai lang trồng ở vùng đồng bằng.
- Cao lương được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới khô hạn của châu Phi.
- Các cây công nghiệp ở vùng nhiệt đới rất phong phú: cà phê, cao su, dừa, bông, lạc...
Thông tin chung
* Khối: 7, Học kì I
* Chủ đề: Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
* Chuẩn cần đánh giá: Biết một số vật nuôi chủ yếu ở đới nóng.
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 4. Hãy

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU_VIEN_CAU_HOI_DIA_LI_7_NAM_HOC_20162017.doc