THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn GDCD 9 - Tiết theo PPCT: tiết 26 I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: - Nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng thái độ từ bài 11 đến bài 14 trong học kì II. II. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: - Biết được quyền tự do kinh doanh của công dân. - Biết được các quy định của tuổi kết hôn - Hiểu được vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2. Về kĩ năng: Kể được 1 số trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và hậu quả của những việc làm đó Biết nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đối với quền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3. Về thái độ - Tôn trọng pháp luật về hôn nhân - Tôn trọng pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. III. NHỮNG NĂNG LỰC MÀ ĐỀ KIỂM TRA HƯỚNG TỚI ĐÁNH GIÁ Năng lực có thể hướng tới trong đề kiểm tra: NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề IV. HÌNH THỨC KIỂM TRA Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. V. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Biết được các quy định của tuổi kết hôn Kể được 1 số trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và hậu quả của những việc làm đó Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25đ 2,5% 1 2đ 20% 1 0,25 đi 2,5% 2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Nhận ra được biểu hiện của quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Hiểu được vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1đ 10% 1 2đ 20% 2 3đ 30% 3 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Biết nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đối với quền và nghĩa vụ lao động của công dân. Số câu Số điểm Tỉ lệ % /1 3 30% 1 3đ 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2 2đ 20 % 0,5/1+0,5/1+1 4,5đ 45% 2 5đ 50 % Số câu 8 Số điểm 10 100% VI. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ BÀI Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm) Câu 1: ( 1 điểm): Những ý kiến dưới đay về quyền tự do kinh doanh là đúng hay sai? ( đánh dấu X vào ô tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A.Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp B. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì C. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước D. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật Câu 2: ( 1 điểm) Pháp luật quy định tuổi được kết hôn là bao nhiêu? (khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng) A. Nam, nữ từ 16 tuổi trở lên. B. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên. C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. D. Nam từ 18 tuổi trở lên, nữ từ 16 tuổi trở lên. Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 3: ( 2 điểm) Thuế có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước? Câu 4: ( 3 điểm) Tình huống: Hải Anh là con trai độc nhất trong 1 gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, chẳng có công việc làm, suốt ngày Hải Anh lao vào chơi bi-a, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải Anh về công việc và tương lai thì được trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tiền của bố mẹ cho tớ đủ để sống sung sướng cả đời rồi; tớ không cần gì phải đi học, vì tớ không cần lao động!” Câu hỏi: Suy nghĩ của Hải Anh đúng hay sai? Vì sao? Nếu được khuyên Hải Anh, em sẽ nói điều gì? Câu 5 (3 điểm) Hãy liên hệ thực tế ở địa phương em và nêu ví dụ 1 số trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân (tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bạo lực gia đình) và hậu quả của những việc làm đó? VII. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM GDCD 9 Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm) Câu 1:(1 điêm) Đáp án đúng: C, D Câu 2: ( 1 điểm) Đáp án đúng : C Phần II Tự luận ( 8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 4 2 điểm Thuế có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển KT – XH của đất nước vì: - Thuế giúp ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước. 0,5 1,5đ Câu 4 3 điểm a, Hải Anh suy nghĩ không đúng, vì đó là con người thì ai cũng cần phải lao động. Dù gia đình giàu có thì mỗi người vẫn cần phải lao động, biết quý trọng lao động. Lao động giúp con người trưởng thành và có ích cho xã hội. b, Không nên ỉ lại vào bố mẹ mà lười biếng học tập, lao động. Không nên xa lánh lao động vì xa lánh lao động là xa lánh mọi người, xa lánh tập thể, dần dần sẽ trở thành kẻ vô tích sự. Hãy luôn ghi nhớ một điều : Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. 1,5 1,5 Câu 5 2 điểm - Học sinh liên hệ thực tế : Kể được ít nhất 2 trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân (tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, bạo lực gia đình) - Nêu được hậu quả của những việc làm đó : Ảnh hưởng đến sức khỏe, mất cơ hội học hành, không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình; đời sống gia đình khó khăn, con cái nheo nhóc, thất học.tạo ra gánh nặng đối với xã hội. 1,5 1,5 ( Khi chấm giáo viên cần linh hoạt cho điểm phần ý kiến giải thích của học sinh)
Tài liệu đính kèm: