Thiết kế đề kiểm tra gắn liền với thực tế và theo định hướng phát triển năng lực - Chủ đề: Làm văn tự sự bài viết số 1- Lớp 8

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1487Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế đề kiểm tra gắn liền với thực tế và theo định hướng phát triển năng lực - Chủ đề: Làm văn tự sự bài viết số 1- Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế đề kiểm tra gắn liền với thực tế và theo định hướng phát triển năng lực - Chủ đề: Làm văn tự sự bài viết số 1- Lớp 8
Thiết kế đề kiểm tra gắn liền với thực tế và theo định hướng phát triển năng lực
Chủ đề: Làm văn tự sự
Bài viết số 1- lớp 8.
I . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Thấp
Cao
Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Nhận biết được phương thức biểu đạt, nhận biết được phép dựng đoạn
Chỉ rõ được cách trình bày đoạn văn
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %:
1
 2
 20
1
 2
 20
Tạo lập văn bản
- Viết được đoạn văn giới thiệu tác giả. 
- Viết bài văn tự sự kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tiễn.
Số câu
Số điểm
 1
 8
 80
1
 8
 80
Tổng:
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %:
1
 2
 20
1
 8
 80
2
10
 100
II. ĐỀ KIỂM TRA
Cho đoạn văn: Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng xếp hàng bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e ấp. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. (Trích “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.)
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu phương thức biểu đạt trong đoạn văn? Các ý trong đoạn văn được triển khai theo phép dựng đoạn nào? Nêu cách trình bày của phép dựng đoạn đó?
Câu 2 (3,0 điểm): Hãy viết đoạn văn không có câu chủ đề giới thiệu tác giả truyện ngắn ‘Tôi đi học”.
Câu 3 (5,0 điểm):
Từ tâm trạng của nhân vật tôi trong văn và nội dung văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, hãy kể lại cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của mình.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
(Giáo viên chấm bài nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, đọc kĩ đề bài và cần có lời nhận xét trong bài làm của học sinh. Chấm xong cần kiểm tra lại cho chuẩn xác về điểm số và lời nhận xét)
Câu 1 (2,0 điểm):
+ Mức tối đa: 
Nêu được phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn (0,25) – Phương thức biểu đạt chính tự sự.
Nêu đúng phép dựng đoạn trong đoạn văn (0,25) – dựng đoạn theo phép song hành.
Hiểu đúng cách trình bày đoạn văn theo phép song hành (1,0): Trình bày đoạn theo cách song hành là sắp xếp theo lối sóng đôi các câu chứa ý nghĩa ngang nhau, bổ sung cho nhau và phối hợp với nhau để biểu đạt ý chung, ý khái quát của toàn đoạn. Đoạn văn trình bày theo cách này thường không có câu chủ đề. Chủ đề của đoạn thường được rút ra từ vieecjkhais quát, tổng hợp nội dung ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.
+ Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Mới nêu được phương thức biểu đạt, phép dựng đoạn hoặc nêu chưa đầy đủ cách trình bày đoạn song hành.
Mức chưa tối đa: 0,75: Mới trình bày được cách trình bày đoạn.
+ Chưa đạt: Nêu chưa đúng hoặc không làm.
Câu 2 (3,0 điểm)
* Các tiêu chí về nội dung: 2,5 điểm.
+ Mức tối đa: 
- Trình bày được những thông tin về tác giả: Cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp, sự thành công trong lĩnh vực văn học nghệ thuật của tác giả đó.
+ Mức chưa tối đa 2,0; 1,5; 1,0; 0,5.: Học sinh chỉ trình bày được một soosys, chưa làm rõ những thông tin về tác giả. Căn cứ bài làm của học sinh giáo viên chấm điểm chưa tối đa cho từng bài theo các mức.
+ Chưa đạt: Chưa làm bài hoặc viết không đúng yêu cầu.
* Tiêu chí về trình bày (0,5 điểm):
Mức tối đa:
- Hình thức (0,25): Trình bày đoạn văn không có câu chủ đề, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.
- Sáng tạo (0,25): Trình bày đoạn văn theo cách riêng của cá nhân, không sao chép lại từ sách giáo khoa. Câu văn linh hoạt. Song các ý phải được sắp xếp hợp lí và cân đối cùng hướng vào làm rõ cuộc đời, sự nghiệp của tác giả.
Chưa đạt:
Không thực hiện các yêu câu về viết đoạn văn hoặc không làm hoăc viết theo phép dựng đoạn khác.
Câu 3 (5,0 điểm): 
1. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm)
a. Mở bài (0.5 điểm)
+ Mức tối đa (0.5 điểm): Dẫn dắt, Giới thiệu được thời gian, không gian nảy sinh cảm xúc.
+ Mức chưa tối đa: (0.25 điểm): HS biết cách dẫn dắt,giới thiệu, nêu cảm xúc nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt,dùng từ
+ Không đạt : Lạc đề,không có mở bài,sai về kiến thức đưa ra
b.Thân bài (3,0 điểm): 
* Tâm trạng trước khi đến trường (1.0 điểm):
+ Mức tối đa: làm rõ được tâm trạng, cảm xúc của bản thân về cảnh sắc thiên nhiên, con đường đến trường .... 
+ Mức chưa tối đa 0,25; 0,5; 0,75: Học sinh kể được lại được tâm trạng trước khi đến trường, song viết rõ, còn lắp ghép ý,.... Tùy mức độ đạt được giáo viên chấm bài ở các mức chưa tối đa khác nhau.
+ Không đạt: Không kể được cảm xúc hoặc lạc đề. 
* Tâm trạng khi tới trường (1,0 điểm): 
+ Mức tối đa: Kể lại được cảm xúc khi bước vào trường, gặp thầy cô, bạn. Cảm nhận được những thay đổi về trường,......(Biết sử dụng lời thoại, biết bộc lộ nội tâm, hoặc trích dẫn dẫn chứng làm rõ cảm xúc....)
+ Mức chưa tối đa 0,25; 0,5; 0,75: Học sinh chưa kể được một cách rõ ràng, còn lúng túng hoặc lắp ghép các ý không liên kết với nhau... Tùy mức độ giáo viên chấm ở những mức chưa đạt khác nhau.
+ Không đạt : Không kể được cảm xúc hoặc lạc đề.
* Sự việc gây ấn tượng (1.0 điểm).
+ Mức tối đa: kể lại được 1 sự việc đáng nhớ nhất trong ngày đầu đến trường hoặc sự việc gây chú ý nhất một cách ngắn gọn, mạch lạc: đặt việc vào thời gian, không gian, có nhân vật, ý nghĩa... Ví dụ: Vào nhầm lớp; Nghe nhầm tên;....Người bạn mới; thầy cô giáo mới,...
+ Mức chưa tối đa: 0,25; 0,5; 0,75 : HS kể được kỉ niệm, việc song chưa mạch lạc hoặc chỉ nêu tên sự việc.... Tùy mức độ đạt được trong bài làm của học sinh giáo viên chấm điểm ở các mức chưa tối đa nhau. 
+ Không đạt : Không kể được kỉ niệm hoặc không làm. 
c. Kết bài (0.5 điểm)
+ Mức tối đa: Khái quát về cảm xúc được kể. Bày tỏ mong muốn.
+ Mức chưa tối đa (0,25): Học sinh chưa khái quát được hoặc chưa bày tỏ thái độ.
+ Không đạt; Chưa khái quát được hoặc không làm bài.
* .Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
a .Hình thức (0.25 điểm )
- Mức tối đa : HS viết được bài văn tự sự có đủ 3 phần : MB –TB - KB, các ý trong TB được sắp xếp hợp lý, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số lỗi chính tả
- Không đạt: HS không hoàn thiện bố cục bài viết, hoặc các ý trong phần thân bài chưa hợp lý, chữ viết xấu, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc không làm bài
b. Sáng tạo (0,25 điểm)
- Mức tối đa: HS đạt các yêu cầu: có quan điểm riêng về buổi đầu tiên đến trường; thể hiện sự tìm tòi trong diên đạt, đa dạng về các kiểu câu; sử dụng từ ngữ chọn lọc, có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể...
- Mức chưa tối đa: HS đạt một trong các yêu cầu trên
- Không đạt: HS không làm bài hoặc GV không nhận ra các yêu cầu trên trong bài viết của HS
c. Lập luận ( 0,5đ)
- Mức tối đa: HS biết lập luận chặt chẽ; các ý được phát triển theo một trình tự, có sự liên kết câu đoạn trong bài viết, sử dụng hợp lí các thao tác lập luận đã học
- Không đạt: HS không biết cách lập luận, các phần trong bài rời rạc, không biết phát triển ý ở phần TB, các ý sắp xếp lộn xộn.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM_TRA_LAM_VAN_TU_SU_SO_1_LOP_8.doc