Tập làm văn bài viết sô 1 (văn tự sự)

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2975Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tập làm văn bài viết sô 1 (văn tự sự)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn bài viết sô 1 (văn tự sự)
Tiết - Tập làm văn BÀI VIẾT SÔ 1
 (Văn tự sự)
MA TRẬN ĐỀ
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Tự sự
- Nhận biết được truyện, xuất xứ, nội dung của 1 truyện đã học, 
- Hiểu rõ các dùng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản.
- Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật trong đoạn thơ.
- Từ hiểu biết về đoạn trích và văn bản truyện đã học có cùng chủ đề, viết bài tự sự làm rõ một việc.
- Số câu:
- Số điểm:
1
2
1
3
1
5
3
10
Tổng
- Số câu:
- Số điểm:
- Tỉ lệ: (%)
1
2
20
1
3
30
1
5
50
3
10
100
ĐỀ BÀI
Hãy đọc kĩ bài thơ “Đí học” của tác giả Minh Chính và trả lời các câu hỏi sau:
Hôm qua em tới trường.
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp     
Trường của em be bé.
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ.
Dạy em hát rất hay.   
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước dưới khe thầm thì...
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi
Câu 1 (2,0 điểm):
Câu thơ: “Hôm qua em tới trường. Mẹ dắt tay từng bước”, gợi em nhớ tới truyện ngắn nào đã được học, hãy Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn đó.
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Trong bài thơ “Đi học”, tác giả có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, hãy chỉ rõ những khổ thơ mang dấu hiệu tự sự, miêu tả.
b. Nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Đi học”.
Câu 3 (5,0 điểm):
Từ cảm nhận về bài thơ “Đi học” của tác giả Minh Chính và những điều hiểu biết về truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh em đã được học, hãy kể lại những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2,0 điểm): Câu trả lời đảm bảo các ý sau (Học sinh có thể gộp các ý trả lời thành 1 đoạn văn):
+ Nêu được truyện (0,5 điểm.): Gợi ý: Câu thơ gợi nhớ truyện ngắn “Tôi đi học” 
+ Giới thiệu được tác giả, tác phẩm (Xuất xứ truyện), nội dung (Chủ đề truyện), phương thức biểu đạt (1,5 điểm).
Gợi ý: 
+ Tác giả: Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, sinh ngày 11/12/1911, mất ngày 17/7/1988, quê xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ông học Tiểu học và Trung học ở Huế. Vốn có năng khiếu văn chương nên đến năm 1933, ông bắt đầu sáng tác. Thanh Tịnh viết được nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ mà thấm thìa khó quên.
+ Tác phẩm: Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941 là một tác phẩm tự sự - là thiên hồi ức. Truyện kể lại cảm xúc rất xúc động về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước của nhân vật tôi.
- Mức tối đa 2,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,25; 0,5; 0,75’ 1,0’ 1,25; 1,5; 1,75.
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài.
Câu 2 (3,0 điểm):
a. (1,0 điểm): 
+ Chỉ rõ dấu hiệu của yếu rố kể (0,5): 
Gợi ý: Hôm qua em tới trường.
 Mẹ dắt tay từng bước
 Hôm nay mẹ lên nương
 Một mình em tới lớp     
+ Chỉ rõ dấu hiệu yếu tố miêu tả trong bài thơ (0,5).
Gợi ý: Trường của em be bé.
 Nằm lặng giữa rừng cây
 Cô giáo em tre trẻ.
 Dạy em hát rất hay.   
- Mức tối đa 1,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài.
b (2,0 điểm): Đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức (0,5): Viết một đoạn văn ngắn, có câu chủ đề, các ý sắp xếp hợp lí hướng vào làm rõ câu chủ đề:
- Kiến thức (1,5): Trình bày được cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ:
Gợi ý kiến thức cần đạt: 
+ Nội dung bài thơ (1,0): Tả cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì” tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”
+ Nghệ thuật (0,5): Bài thơ có các biện pháp tu từ:nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt  tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm. Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả,
- Mức tối đa 2,0điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5, 0,75; 1,0; 1,25; 1,5; 1,75
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài.
Câu 3 (5,0 điểm):
* Yêu cầu về nội dung (4,0 điểm): Bài văn đảm bảo những nội dung cơ bản trong từng phần như sau, nhưng có thể kể theo cách khác nhau:
A. Mở bài (0,25 điểm):
 	Giới thiệu về hoàn cảnh lúc bạn đến trường lần đầu tiên: (Thời gian, không gian, Cảm xúc khái quát về ngày đến trường): 
- Mức tối đa: 0,25
- Mức chưa đạt: Không đúng yêu cầu nội dung mở bài, bài tự sự hoặc không làm bài.
B.Thân bài (3,0 điểm): Kể theo trình tự thời gian, không gian, hoặc kể mạch cảm xúc):
- Cảm nhận về tâm trạng, việc chuẩn bị cho ngày đầu đi học.
- Cảm nhận khi vào tới ngôi trường: Mô tả âm thanh tiếng trống trường; Không gian ngôi trường; tranh phục của các bạn và thầy cô. 
- Cảm nhận khi bước vào lướp: Vào lớp bạn bỡ ngỡ với không gian lớp học làm sao, vị trí chỗ ngồi.các bạn xung quanh. Hình ảnh thầy cô,.
- Cảm nhận về tiết học đầu tiên, giờ ra chơi.
- Kể một việc đáng nhớ nhất (Ví dụ vào nhầm lớp, nhận nhầm bạn, hoặc bắt nạt người bạn mới tới,)
- Mức tối đa 3,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5, 0,75; 1,0; 1,25; 1,5; 1,75, 2,0; 2,5; 2,75)
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài
C. Kết luận (0,25 điểm):
+ Cảm nghĩ về ngày đi học đầu tiên
+ Mong muốn hoặc liên tưởng, tưởng tượng về điều tương tự.
- Mức tối đa: 0,25
- Mức chưa đạt: Không đúng yêu cầu nội dung kết của bài tự sự hoặc không làm bài.
* Yêu cầu về kĩ năng, sáng tạo (1,0 điểm)
+ Kĩ năng (0,5): Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng. Dùng phương thức tự sự để trình bày. Mỗi phần bài văn có nhiệm vụ cụ thể, cùng hướng vào làm rõ chủ đề, Lời kể chân thực, có dùng yếu tố tả, biểu cảm phù hợp.
+ Sáng tạo (0,5 điểm): Biết vận dụng cách kể của các văn bản tự sự để làm bài theo cách riêng. Biết vận dụng linh hoạt từ ngữ, hình ảnh trong lời kể.
- Mức tối đa 1,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5, 0,75)
- Mức không đạt: Không thể hiện được kĩ năng làm bài.
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ TẬP LÀM VĂN LỚP 8 - BÀI VIẾT SỐ 1
CHỦ ĐỀ: TỰ SỰ
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT.
Hãy đọc kĩ bài thơ “Đí học” của tác giả Minh Chính và trả lời các câu hỏi sau:
Hôm qua em tới trường.
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp     
Trường của em be bé.
Nằm lặng giữa rừng cây
Cô giáo em tre trẻ.
Dạy em hát rất hay.   
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước dưới khe thầm thì...
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi.
Câu 1 (2,0 điểm):
Câu thơ: “Hôm qua em tới trường. Mẹ dắt tay từng bước”, gợi em nhớ tới truyện ngắn nào đã được học, hãy Giới thiệu ngắn gọn về truyện ngắn đó.
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Trong bài thơ “Đi học”, tác giả có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, hãy chỉ rõ những khổ thơ mang dấu hiệu tự sự, miêu tả.
b. Nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Đi học”.
Câu 3 (5,0 điểm):
Từ cảm nhận về bài thơ “Đi học” của tác giả Minh Chính và những điều hiểu biết về truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh em đã được học, hãy kể lại những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học của em.
---- Hết ----
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2,0 điểm): Câu trả lời đảm bảo các ý sau (Học sinh có thể gộp các ý trả lời thành 1 đoạn văn):
+ Nêu được truyện (0,5 điểm.): Gợi ý: Câu thơ gợi nhớ truyện ngắn “Tôi đi học” 
+ Giới thiệu được tác giả, tác phẩm (Xuất xứ truyện), nội dung (Chủ đề truyện), phương thức biểu đạt (1,5 điểm).
Gợi ý: 
+ Tác giả: Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, sinh ngày 11/12/1911, mất ngày 17/7/1988, quê xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ông học Tiểu học và Trung học ở Huế. Vốn có năng khiếu văn chương nên đến năm 1933, ông bắt đầu sáng tác. Thanh Tịnh viết được nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ mà thấm thìa khó quên.
+ Tác phẩm: Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941 là một tác phẩm tự sự - là thiên hồi ức. Truyện kể lại cảm xúc rất xúc động về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước của nhân vật tôi.
- Mức tối đa 2,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,25; 0,5; 0,75’ 1,0’ 1,25; 1,5; 1,75.
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài.
Câu 2 (3,0 điểm):
a. (1,0 điểm): 
+ Chỉ rõ dấu hiệu của yếu rố kể (0,5): 
Gợi ý: Hôm qua em tới trường.
 Mẹ dắt tay từng bước
 Hôm nay mẹ lên nương
 Một mình em tới lớp     
+ Chỉ rõ dấu hiệu yếu tố miêu tả trong bài thơ (0,5).
Gợi ý: Trường của em be bé.
 Nằm lặng giữa rừng cây
 Cô giáo em tre trẻ.
 Dạy em hát rất hay.   
- Mức tối đa 1,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài.
b (2,0 điểm): Đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức (0,5): Viết một đoạn văn ngắn, có câu chủ đề, các ý sắp xếp hợp lí hướng vào làm rõ câu chủ đề:
- Kiến thức (1,5): Trình bày được cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ:
Gợi ý kiến thức cần đạt: 
+ Nội dung bài thơ (1,0): Tả cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì” tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”
+ Nghệ thuật (0,5): Bài thơ có các biện pháp tu từ:nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt  tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm. Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả,
- Mức tối đa 2,0điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5, 0,75; 1,0; 1,25; 1,5; 1,75
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài.
Câu 3 (5,0 điểm):
* Yêu cầu về nội dung (4,0 điểm): Bài văn đảm bảo những nội dung cơ bản trong từng phần như sau, nhưng có thể kể theo cách khác nhau:
A. Mở bài (0,25 điểm):
 	Giới thiệu về hoàn cảnh lúc bạn đến trường lần đầu tiên: (Thời gian, không gian, Cảm xúc khái quát về ngày đến trường): 
- Mức tối đa: 0,25
- Mức chưa đạt: Không đúng yêu cầu nội dung mở bài, bài tự sự hoặc không làm bài.
B.Thân bài (3,0 điểm): Kể theo trình tự thời gian, không gian, hoặc kể mạch cảm xúc):
- Cảm nhận về tâm trạng, việc chuẩn bị cho ngày đầu đi học.
- Cảm nhận khi vào tới ngôi trường: Mô tả âm thanh tiếng trống trường; Không gian ngôi trường; tranh phục của các bạn và thầy cô. 
- Cảm nhận khi bước vào lướp: Vào lớp bạn bỡ ngỡ với không gian lớp học làm sao, vị trí chỗ ngồi.các bạn xung quanh. Hình ảnh thầy cô,.
- Cảm nhận về tiết học đầu tiên, giờ ra chơi.
- Kể một việc đáng nhớ nhất (Ví dụ vào nhầm lớp, nhận nhầm bạn, hoặc bắt nạt người bạn mới tới,)
- Mức tối đa 3,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5, 0,75; 1,0; 1,25; 1,5; 1,75, 2,0; 2,5; 2,75)
- Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không làm bài
C. Kết luận (0,25 điểm):
+ Cảm nghĩ về ngày đi học đầu tiên
+ Mong muốn hoặc liên tưởng, tưởng tượng về điều tương tự.
- Mức tối đa: 0,25
- Mức chưa đạt: Không đúng yêu cầu nội dung kết của bài tự sự hoặc không làm bài.
* Yêu cầu về kĩ năng, sáng tạo (1,0 điểm)
+ Kĩ năng (0,5): Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng. Dùng phương thức tự sự để trình bày. Mỗi phần bài văn có nhiệm vụ cụ thể, cùng hướng vào làm rõ chủ đề, Lời kể chân thực, có dùng yếu tố tả, biểu cảm phù hợp.
+ Sáng tạo (0,5 điểm): Biết vận dụng cách kể của các văn bản tự sự để làm bài theo cách riêng. Biết vận dụng linh hoạt từ ngữ, hình ảnh trong lời kể.
- Mức tối đa 1,0 điểm
- Mức chưa tối đa: 0,5, 0,75)
- Mức không đạt: Không thể hiện được kĩ năng làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_VIET_TAP_LAM_VAN_TU_SU_LOP_8_BAI_SO_1.doc