Tập hợp bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 7

docx 19 trang Người đăng dothuong Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tập hợp bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập hợp bài văn nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 7
Bài 1:
Trong cuộc sống ta luôn mong gặt hái được nhiêu thành công, trong bất kì lĩnh vực nào thì chúng ta đều mong đến một cái đích tốt đẹp đó là thành công. Vậy thành công là gì mà mọi người ai cũng mong đọi đến nó như thế?. Tại sao trong tục ngữ lại có câu “ thất bại là mẹ thành công” ?. Thất bại là sự trái ngược với thành công vậy tại sao lại là mẹ của thành công. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu và phân tích.
Thành công có thể hiểu là trạng thái mà con người ta đạt được mục đích mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống cũng như công việc. Thành công mang đến sự thỏa mãn cho bản thân người mơ ước. Nó rất quan trong trong cuộc sống. Nó trở thành thước đi giá trị của một con người trưởng thành.
Còn thất bại thì sao? Thất bại là trạng thái không làm được việc mà mình đa đề ra. Đó là cảm giác buồn bã chán nản khi điều mình đặt ra không thể hoàn thành. Nó trái ngượi với hẳn với thành công vậy mà lại là ngọn nguồn để sinh ra thành công.
Tác giả dân gian đã dành danh từ mẹ cho mối quan hệ giữa thành công và thất bại. Tại sao vây?. Có thể hiểu rằng mẹ là người mang đến sự sống cho chúng ta. Vậy dân gian dùng mẹ ở đây có nghĩa là thất bại chính là khởi nguồn, là cội nguồn để sinh ra thành công. Nói một cách đơn giản thì có muốn tới thành công thì phải trải qua thất bại.
Trước tiên ta sẽ chúng minh câu nói qua học tập. Thành công trong học tập là đạt được điểm cao và kết quả tốt, tri thức tốt. Nhưng trước khi có kết quả tốt đó thì ta cũng phải trải qua những lần thất bại vì chưa hiểu bai, chưa làm đúng và cho một kết quả thất vọng đáng buồn. Ví như một bài toán khi đầu chưa nắm chắc ta rất dễ làm sai nhưng sau nhiều lần được thầy cô chữa bài tập thì ta có thể chắc chắn về bài làm của mình. Như vậy có thể thấy thành công và thất bại trong học tập là có. Hay đơn giản hơn khi cô kiểm tra bài cũ ta không thuộc bài và bị nhạn điểm kém thì sau đợt đó ta biết cố gắng họ tập hơn và những lời cô giáo nói sẽ làm ta nhớ rõ bài tập dó. Có hai loại dễ nhớ nhất là một là mình làm sai bị điểm kém và bài làm đúng được điểm cao. Cũng như học sinh đối với thầy cô mà nói thì thầy cô nhớ nhất những học sinh kém hư và học sinh giỏi. Như vậy có thể thấy thất bại và thành công rất rõ ràng.có thất bại thì mới có thành công hay nói cách khác thất bại chính là mẹ của thành công.
Trong công việc thành công là khi ta cố gắng để rồi được tăng chức năng lương. Thế nhưng để làm được việc ấy ta phải trải qua muôn vàn khó khăn vất vả nào là cạnh tranh nào là cố gắng vượt bậc. Nhưng đôi khi ta còn yếu so với những người khác hay vi một số nguyên nhân khác. Khi đó ta sẽ rất thất vọng và chán đời. Thật dê hiểu vì chả ai muốn có kết quả không tốt khi mà mình đã cố gắng hết sức. Nhưng qua nhiều lần như thế ta trở thành có người có kinh nghiệm hơn và tài giỏi hơn thì tăng trưởng lúc đó mà nói sẽ là thành công mỹ mãn.
Không chỉ vậy mà trong chiến đấu của ông cha ta cũng vậy. Lịch sử oai hùng kia đâu phải chỉ chiến thắng lừng lẫy năm châu mà cũng có cả những thất bại tổn thất rất lớn đến người và tài sản của đất nước. Thế nhưng chính qua những lần mất mát đó quân dân ta đã đúc kết được những kinh nghiệm đấu tranh. Ví dụ như qua những phong trào yêu nước thất bại của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu mà Bác Hồ đã tìm ra con đường đấu tranh khác con đường cạch mạng vô sản đưa dân tộc đi đến độc lập tự do. Ở đây thành công không phải là của cá nhân nữa mà là thành công của dân tộc. Bác biết nhìn vào thất bại của người khác để tìm đến con đường thành công cho dân tộc mình. Hay những trận chiến cũng vậy nhiều lần quân ta bị thua trận tổn thất nặng nề nhưng qua những lần thất bại đó quân dân ta đã đúc kết ý chí chiến đấu dành độc lập những kinh nghiệm cũng như thiếu xót trong các hội nghị của Đảng để từ đó rút ra bài học ghi nhớ và dẫn tới thành công vẻ vang trong lịch sử.
Qua đây ta có thể thấy những lời của ông cha ta dạy chẳng bao giờ sai cả. Những con người ấy không phải những nhà triết học nghiên cứu gì mà chỉ bằng kinh nghiệm đúc kết được để nói lên quy luật của thành công và thất bại. Chính vì thế trong cuộc sống khi  gặp những khó khăn,những thất bại thì bạn chớ để mất đi ý chí trong mình. Thất bại rồi thì phải cố gắng gấp mười lần như thế , thời gian sẽ chứng minh cho thực lực và sự kiên trì nắm lấy ước mơ của bạn chứ không phải qua một lân thất bại là buông xuôi tất cả.
Bài 2:
Cuộc sống luôn luôn là những dấu hỏi để chúng ta tìm ra và giải đáp chúng, bởi cuộc sống xung quanh chúng ta nó tồn tại rất nhiều những điều phức tạp và giá trị của nó đang là để thử thách lòng kiên nhẫn của con người, khi thất bại con người có biết vùng dạy để quyết tâm đạt được mục tiêu hay không, nhưng dân gian ta từ xưa đến nay vẫn luôn nhấn mạnh thất bại là mẹ thành công.
Thất bại đó là không hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đề ra khi gập một vấn đề khó khăn chúng ta gục ngã trước nó, chính là những lúc chúng ta đang gặp thất bại. Nhưng rồi từ những thất bại đó con người luôn ý thức và trách nhiệm được từ chính cuộc sống của mình, trong cuộc sống không có điều gì có thể xảy ra không có lý do của nó, nó khiến chúng ta luôn luôn phải có những suy nghĩ và hành động một cách có ý nghĩa và giá trị nhất cho chính cuộc đời này.
Niềm tin yêu và giá trị cao đẹp đó sẽ luôn được trải nghiệm và mang nhiều giá trị sống mạnh mẽ và có ý nghĩa, thất bại sẽ giúp chúng ta mãnh mẽ hơn, không có gì có thể hạ gục chúng ta nếu chúng ta đủ quyết tâm và mọi thử thách sẽ bị đánh bại khi trong cuộc đời của chúng ta luôn có những điều có ý nghĩa và giá trị nhất, nên hành động và làm nên những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống, đó mới là những điều hạnh phúc và thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời của mình.
Cuộc đời có rất nhiều gian truân và nó luôn luôn thử thách con người, chính vì vậy chúng ta cần phải làm những điều có ý nghĩa và mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống, chính những điều đó nó làm cho cuộc đời của mình có nhiều ý nghĩa và giá trị sống tốt đẹp hơn. Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta luôn luôn thấy họ luôn phải đương đầu với rất nhiều sóng gió nhưng vượt qua được sóng gió đó để vươn lên mới chính là những con người có giá trị và ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình niềm tin sẽ được củng cố và quật cường mỗi ngày.
Thất bại luôn luôn tạo nên nền tảng và giá trị vững chắc để mỗi chúng ta cố gắng mỗi ngày, giá trị của nó không chỉ để cho ta những bài học có giá trị và đắt giá nhất, mỗi người chúng ta đều thấy được điều đó qua những cách liên tưởng chứng minh và những dẫn chứng từ thực tế của mình. Mỗi người chúng ta luôn luôn hiểu rõ về tầm quan trọng của cuộc sống, và nắm giữ được những điều cốt lõi và giá trị nhất từ cuộc sống này chúng ta sẽ trở thành những con người có ích hơn.
Con người không ai mà thành công khi chưa từng bao giờ vấp phải những thất bại, bởi thất bại luôn luôn tạo động lực cho mỗi con người luôn luôn phấn đấu và cố gắng vươn lên mạnh mẽ. Giá trị của chúng ta đều được hình thành từ những bài học có giá trị cho cuộc sống điều đó để lại cho mỗi con người những điều tốt nhất.
Thành công luôn là động lực mạnh mẽ để con người có thể có gắng vươn lên làm những việc có giá trị và ý nghĩa nhất cho mỗi người. Luôn luôn tạo niềm tin và động lực mục tiêu sống đó là những điều có ý nghĩa to lớn nhất. Trong cuộc đời của mỗi con người, mỗi chúng ta đều tạo nên được từ những điều mang lại giá trị và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Trong cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những điều khó khăn và gian nan, điều đó đôi khi sẽ làm cho con người nản chí và không vững tin để hoàn thành được mục tiêu trong cuộc sống của mình. Thất bại luôn luôn là cái giá đắt khi con người không biết phấn đấu vì mục tiêu và giá trị của nó để lại cho mỗi người những điều to lớn và ý nghĩa nhất. Thất bại được xem như mẹ của thành công, khi nó để lại những ý nghĩa to lớn thúc dục con người luôn luôn phải phấn đấu để đạt được những điều có ý nghĩa to lớn nhất.
Thất bại đó là những điều không cố gắng và đôi khi bi quan về những điều khó khăn trong cuộc sống, thành công là điều to lớn mà con người đạt được, giá trị của thành công đem lại cho con người hạnh phúc, giá trị to lớn của hạnh phúc là đem lại cho con người những cảm giác thỏa mãn khi mục tiêu đặt ra đã đạt được và nó mang giá trị ý nghĩa thúc đẩy con người luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu quan trọng lâu dài cho cuộc sống của mình.
Trong cuộc sống mỗi chúng ta luôn luôn phải phấn đấu và đạt được những điều ý nghĩa và có giá trị nhất. Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn luôn phải trải qua rất nhiều những thăng trầm nhưng rồi chính những thăng trầm đó lại đưa cho chúng ta những cảm giác luôn luôn phải biết phấn đấu vì mục tiêu phía trước. Nhân dân ta từ xưa đến nay đã học hỏi được kinh nghiệm quý báu của dân tộc thất bại là mẹ thành công, mỗi người không chỉ vì một lần thất bại mà nản chí được, luôn luôn phải cố gắng nỗ lực mỗi ngày, không ngừng học hỏi và phát huy giá trị to lớn của cuộc sống. Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn luôn phải biết phát huy và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc đã để lại.
Đúng như một câu ngạn ngữ nước ngoài đã từng nói, mỗi chúng ta muốn nhìn thấy cầu vồng phải trải qua những cơn mưa, đây nó cũng ẩn dụ để nói lên muốn đạt mục đích chúng ta phải trải qua quá trình luôn rèn luyện và phấn đấu nỗ lực vì đất nước, có như vậy mỗi chúng ta mới hiểu được giá trị to lớn từ cuộc sống này. Không chỉ vì những giây phút cả tin và bi quan mà để lạc mất đi những cơ hội quý báu mà cuộc sống này đã đem lại cho mỗi con người.
Luôn luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu có giá trị và to lớn nhất trong cuộc sống này, đó là những điều có ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ, thúc đẩy lòng tin, và củng cố tinh thần của mỗi chúng ta. Không nên để những điều khó khăn cản trở đi cuộc sống và mục tiêu của chính mình. Luôn luôn phải biết tạo ra giá trị cho bản thân để cố gắng vượt lên trên hoàn cảnh, khi bắt đầu làm bất cứ một điều gì chúng ta gặp phải những điều khó khăn, không nên nản chí mà phải cố gắng và đạt được niềm tin giá trị mạnh mẽ nhất trong cuộc sống của mình.
Cải thiện niềm tin và có lòng quyết tâm vững vàng, khi thất bại đó là những giây phút ta được trải nghiệm cuộc sống, vững tin niềm yêu thương đối với chính cuộc đời của mình, những điều đó để lại những giá trị tốt đẹp khi mục tiêu luôn nằm trong kế hoạch để chúng ta có thể cố gắng nỗ lực mỗi ngày. Thất bại là mẹ thành công chính vì vậy nó không phải là một điều quá đáng sợ của con người, muốn thành công không ngần ngại vấp phải thất bại và biến thất bại đó thành động lực để chúng ta có thể phấn đấu và cố gắng mỗi ngày.
Mỗi chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị và ý nghĩa quan trọng từ những câu nói của dân tộc vì nó là động lực để chúng ta luôn cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu trong chính cuộc đời của mình.
Bài 3:
Nếu đã gắng sức mà chưa thấy thành công thì bạn nên nhớ những điều này.
   Ở đời ai cũng đã có lần thất bại. Đức Thích Ca đã thất bại nhiều năm rồi mới tìm thấy chân lí ở dưới gốc Bồ đề. Đức Khổng Tử đã thất bại trong suốt quãng đời bôn ba đi tìm một minh chúa để hành đạo của mình và chỉ thành công trong việc trứ tác lúc về già. Một danh tướng như Nã Phá Luân cũng thua ở Ai Cập, Nga, Lép-dích và Oa-téc-lô. Văn hào bậc nhất của Nga là Đốt-xtôi ép-xki viết hang chục tác phẩm cũng chỉ được bốn năm tác phẩm bất hủ,còn các tác phẩm khác không đem lại được tiếng vang. Chịu thất bại nhiều nhất là các nhà phát minh tìm ra được chất Pê-ni-xi-lin rồi mà phải đợi hơn mười năm sau mới chế tạo được nó. Béc-na Pa-li-xi phải dốt tất cả đồ đạc và sàn nhà rồi mới chế tạo ra được cách làm đồ gốm; còn An-be Anh-xtanh- bậc kì tài cổ kim đã nói : trăm lần suy nghĩ thì có chín mươi lần sai.
   Bạn mới ra đời, nếu có thất bại liên tiếp trong vài năm thì đừng nên lấy làm buồn, chỉ nên coi là một cái phúc; vì thất bại hồi trẻ, trong khi còn đủ sức để chiến đấu còn hơn là về già mới thất bại như Nã Phá Luân để rồi mang bệnh ung thư chết lần mòn ở Xanh Hê Len.
   Vả lại có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và nếu ta rút được một bài học trong mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, lối làm việc thì mỗi thất bại sẽ giúp ta tiến lại gần sự thành công một chút.
   Đọc tiểu sử anh em nhà Rai( Uyn-be và O-vin) những người đã phát minh ra phi cơ,bạn bè sẽ hiểu rõ điều ấy. Mới đầu họ chế tạo một cái diều có hai tầng cánh điều khiển bằng dây ,năm 1990 đem thí nghiệm ở kít-ti Hau, máy chỉ liệng được từ đỉnh đồi đến chân đồi.
   Năm sau học chế tạo được một máy liệng lớn,cũng đem thí nghiệm ỏ chỗ cũ, bay được chín thước rưỡi.
   Tất nhiên họ chưa mãn nguyện ,về nhà nghiên cứu lại, làm thử trên hai trăm kiểu lớn nhỏ, rồi năm sau nữa lại thí nghiệm một lần nữa, máy cất cánh được một trăm tám chục thước, nhưng phải nhờ sức gió đưa đi. Như vậy, chưa thể nói là thành công.
   Lần này họ quyết tâm tự tạo lấy gió, nghĩa là lắp động cơ và cánh quạt vào máy liệng. Năm 1903, công việc hoàn thành, lại thí nghiệm: phi cơ chỉ cất cánh được có vài thước, rồi giảm vận tốc hạ cánh xuống chân đồi. Các  nguời đi coi đều tỏ vẻ thất vọng, nhưng hai ông không nản chí, về nhà cải thiện lại, năm sau nữa phi cơ bay được năm phút.Tính ra trước sau hai ông đã bay thử cả ngàn lần trong mấy năm rồi mới thành công.
   Hiện nay các nhà bác học phóng vệ tinh lên mặt trăng cũng đã thất bại cả trăm lần, mà tôi chắc rằng mỗi lần thất bại chỉ làm họ vững tâm thêm vì nhờ thất bại mà họ rút thêm được kinh nghiệm.
   Vì vậy tôi mới cho lời này của Hen-ri Pi-go-di, giám đốc hang Sim –ca là đúng: “ Người ta không thể không thong báo rằng chỉ một sự thành công xảy ra đúng một lúc thuận tiện nào đó đủ để chứng minh được cả đời hoạt động của một người. Sự thực tôi nghĩ rằng, đời tôi là kết quả của rất nhiều sự thất bại” . Biết lợi dụng sự thất bại một cách thông minh, đó là bí quyết để thành công.
Bài 4:
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ.Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái với thành công. Vậy mà câu tục ngữ lại khẳng định thất bại là mẹ thành công-một điều hết sức mâu thuẫn.Hẳn ai cũng biết mẹ là người sinh ra, tạo ra.Tổng kết lại, ta hiểu rằng có thất bại thì ta mới có kinh nghiệm, từ đó dẫn tới thành công. Vậy đúng là thất bại đã sinh ra thành công, có bại mới có thắng. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thật ranó lại là 1 kinh nghiệm sống mang ý nghĩa thực tế: Thất bại dạy cho ta những bài học để ta vượt lên và tiến tới thành công.
Tại sao vậy? Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công. Nguyên nhân của thành công có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm:- Có năng lực- Chớp được thời cơ.
Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành công thì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công.
- Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Do đó thất bại sinh ra thành công là vậy.
- Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy.Ý NGHĨA của nó như thế nào?
- Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được.- Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.Câu nói trên chỉ có tác dụng đối với người có ý chí và lòng đam mê mà thôi.
Bài 5 :
Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay. 
Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời. 
Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn 
Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng. 
Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sa

Tài liệu đính kèm:

  • docxtap_hop_bai_nghi_luan_xa_hoi_that_bai_la_me_thanh_cong.docx