Tài liệu trắc nghiệm ôn thi Địa lí lớp 12 - Minh Phương

doc 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu trắc nghiệm ôn thi Địa lí lớp 12 - Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu trắc nghiệm ôn thi Địa lí lớp 12 - Minh Phương
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Câu 1: Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ : 
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975. 
B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981. 
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998. D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986. 
Câu 2: Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là : 
A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm. 
C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số. 
D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu. 
Câu 3: Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức : 
A. Thương mại thế giới.                  	 B. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. 
C. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN. 	D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 
Câu 4: Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức. B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia. C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc. D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. 
Câu 5: Đây là thời kì nước ta có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong giai đoạn 1975 - 2005. 
A. 1975 - 1980. 	B. 1988 - 1989. 	C. 1999 - 2000. 	D. 2003 - 2005. 
Câu 6: Khoán 10 là : A. Chính sách khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. B. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp. C. Chính sách Đổi mới đầu tiên của nước ta được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp. D. Chính sách khoán trong nông nghiệp được Bộ Chính trị đưa ra vào tháng 1 - 1981. 
Câu 7: Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta: 
A. Gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì. C. Gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. D. Gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. 
Câu 8: Đây là cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1975 - 1980. A. Khu vực I : 21,8%, khu vực II : 40%, khu vực III : 38,2%. B. Khu vực I : 43,8%, khu vực II : 21,9%, khu vực III : 34,3%. C. Khu vực I : 27,2%, khu vực II : 28,8%, khu vực III : 44%. D. Khu vực I : 23%, khu vực II : 38,5%, khu vực III : 38,5%. 
Câu 9: Việt Nam gia nhập ASEAN vào . và là thành viên thứ  của tổ chức này. 
A. Tháng 7 - 1995 và 7. 	B. Tháng 4 - 1995 và 6. 
C. Tháng 7 - 1998 và 5. 	D. Tháng 7 - 1998 và 7. 
Câu 10: Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở : A. Việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. B. Số hộ đói nghèo giảm nhanh ; trình độ dân trí được nâng cao. C. Tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện. D. Hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. 
Câu 11: Sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế nước ta trước công cuộc Đổi mới làm : A. Đời sống của nhân dân bị đảo lộn. B. Sản xuất không đáp ứng đủ cho tiêu dùng, không có tích lũy, nhập siêu lớn. 
C. Khủng hoảng nền kinh tế - xã hội kéo dài. 
D. Tất cả các ý trên. 
Câu 12: Thành tựu nổi bật mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền k. tế của khu vực và quốc tế là A. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ; các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển mạnh. B. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật được tăng cường. C. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh ; các nguồn lực ở trong nước được khai thác tốt hơn. D. Trao đổi thông tin, văn hóa chuyển giao công nghệ. 
Câu 13: Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới? A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản. B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn và công nghệ. C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực. D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển.
Câu 14: Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta là : A. Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay gắt. B. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng lên. C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài.  
D. Thiếu vốn – công nghệ tiên tiến và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. 
Câu 15: Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta cần dựa trên cơ sở : A. Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo. B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng. C. Phát triển công nghiệp nặng. 
D. Đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo. 
Câu 16: Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ : A. Khu vực kinh tế Nhà nước sang tập thể và tư nhân.                B. Khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể. C. Khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 
Câu 17: Để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nước ta cần dựa trên cơ sở: A. Phát triển khoa học - kĩ thuật - công nghệ ; giáo dục và đào tạo. B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt. C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng để ổn định đời sống của nhân dân. 
Câu 18: Khoán 100 theo “Chỉ thị 100-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 13/1/1981” được hiểu là : 
A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên. B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông nghiệp. C. Câu A đúng.  
D. Cả 2 câu A và B đều đúng.  
Câu 19: Khoán 10 theo “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 4 - 1988” được hiểu là: A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên. B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông nghiệp. C. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hợp tác xã nông nghiệp. 
D. Tất cả đều đúng.  
Câu 20: Để tận dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, Việt Nam cần : A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất công nghiệp sang dịch vụ. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực dịch vụ sang công nghiệp. 
Câu 21: Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Kông, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước: A. Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia. 
B. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc. 
C. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.  
D. Ma-lai-xi-a, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc. 
Câu 22: Lĩnh vực được tiến hành đổi mới đầu tiên là:
A. Công nghiệp	B. Nông nghiệp	C. Dịch vụ	D. Tiểu thủ công nghiệp
Câu 23: Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm:
A. 1979	B. 1980	C. 1981	D. 1982
Câu 24: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ vào năm:
A. 1994	B. 1995	C. 1996	D. 1997
Câu 25: Nước ta là thành viên của ASEAN từ năm:
A. 1994	B. 1995	C. 1996	D. 1997
Câu 26: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm:
A. 2000	B. 2002	C. 2004	D. 2007
Câu 27: Giai đoạn 1975 – 1985 kinh tế nước ta lâm vào tình trạng:
A. Khủng hoảng, lạm phát.	B. Chiến tranh.	C. Đói nghèo.	D. Nghèo nàn, lạc hậu.
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1. Lãnh thổ nước ta trải dài : 
 A. Trên 12º vĩ. 	B. Gần 15º  vĩ. 	C. Gần 17º vĩ.	 D. Gần 18º vĩ. 
Câu 2. Nội thuỷ là : 
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển. B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở. 
C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí. 
D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí. 
Câu 3. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt. 
A. Cầu Treo. 	B. Xà Xía. 	C. Mộc Bài. 	D. Lào Cai. 
Câu 4. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường : 
A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.         B. Nối các  điểm có độ sâu 200 m. C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ. D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ. 
Câu 5. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu : A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. 	B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y. C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. 	D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y. 
Câu 6. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ : A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.  D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. 
Câu 7. Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia. 
A. Hải Phòng. 	B. Cửa Lò. 	C. Đà Nẵng. 	D. Nha Trang 
Câu 8. Thiên nhiên n.ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ: 
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á. C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km. 
Câu 9. Quần đảo Trường Sa thuộc:  
A. Tỉnh Khánh Hoà. 	B. Thành phố Đà Nẵng. 	C. Tỉnh Quảng Ngãi.  D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 
Câu 10. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là : 
A. Gió Mậu dịch. 	B. Gió mùa. 	C. Gió phơn. 	D. Gió địa phương. 
Câu 11. Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc : 
A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Mở rộng quan hệ hợp tác với  các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới. C. Phát triển các ngành kinh tế biển. 
D. Tất cả các thuận lợi trên. 
Câu 12. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây? 
A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên. 
B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm. 
C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển. 
D. Tất cả các ý trên. 
Câu 13. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước : A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo. B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên. C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển. 
D. Tất cả các ý trên. 
Câu 14. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta : A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở 
cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài. C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê -Kông với các nước có liên quan. 
D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 
Câu 15. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do : A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định. B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên. C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển. D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình. 
Câu 16. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức : A. Tài nguyên đất. 	B. Tài nguyên biển. 	C. Tài nguyên rừng.  D. Tài nguyên khoáng sản. 
Câu 17. Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của : A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch. B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt. 
C. Ngành giao thông vận tải và du lịch. 
D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm. 
Câu 18. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía : 
A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan. 	B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam. C. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin. 	D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a. 
Câu 19. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với : A. Trung Quốc và Lào. 	B. Lào và Cam-pu-chia. 
C. Cam-pu-chia và Trung Quốc. 	D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia 
Câu 20. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải : 
A. Đường ô tô và đường sắt.             	B. Đường biển và đường sắt. C. Đường hàng không và đường biển. 	D. Đường ô tô và đường biển.
Câu 21. Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của :
A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.
B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.
C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.	D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.
Câu 22. Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Cà Mau	B. Kiên Giang.	C. Bạc Liêu.	D. Sóc Trăng.
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Câu 1: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.	
B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông. 
C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa. 	
D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ. 
Câu 2: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ả/ hưởng rất lớn đến các yếu tố khác. 
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.	B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối. C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở. 	D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng. 
Câu 3: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :  
A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.	B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng. C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. 	D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc. 
Câu 4: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì : 
A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m. B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo. C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh. D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực. 
Câu 5: Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở : 
A. Độ cao trên 1000 m. 	B. Độ cao trên 2000 m. 
C. Độ cao trên 2400 m. 	D. Độ cao thay đổi theo miền. 
Câu 6: Địa hình đồi núi đã làm cho : 
A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch. 
B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ. 
C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. 
D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn. 
Câu 7: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ? A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng. 
Câu 8: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là : 
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông. 
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra. 
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu. 
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi. 
Câu 9. Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là : A. Nhiệt đới ẩm thường xanh. 	B. Á nhiệt đới. 	C. Ôn đới.  	D. Á nhiệt đới trên núi. 
Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là : A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông. 
B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ. 
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. 
D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng. 
Câu 11. Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta : A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ. B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ. 
D. Tất cả các đặc điểm trên. 
Câu 12. Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì : 
A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm. 
B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên. 
C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo. 
D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi. 
Câu 13. Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là : A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C. B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, tháng lạnh nhất dưới 100C. C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C. D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C. 
Câu 14. Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là : A. Nước ta là nước nhiều đồi núi. 	B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm. 	D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông. 
Câu 15. Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là : 
A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. 	B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất. C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. 	D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất. 
Câu 16: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng:
A. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
C. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.
D. Miền núi có nuisc ao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
Câu 17: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. Có địa hình cao nhất nước ta.	B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.
C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích	D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng TB – ĐN.
Câu 18: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. Gồm các khối núi và cao nguyên.	B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. Có 4 cánh cung lớn.	D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 19: Sự khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam là:
A. Thấp và hẹp ngang.	B. Hướng núi vòng cung.
C. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét.	D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên.
Câu 20: Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:
A. Nguồn khoáng sản dồi dào.	B. Tiềm năng thuỷ điện lớn.
C. Có nhiều phong cảnh đẹp.	D. Địa hình đồi núi thấp.
Câu 21: Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là:
A. Tây Côn Lĩnh.	B. Phanxipăng.	C. Ngọc Linh.	D. Bạch Mã.
Câu 22. Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:
A. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam.
B. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình.
C. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m.
D. Trường Sơn Nam có nhiều núi cao hơn Trường Sơn Bắc.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Hẹp ngang.	B. Được hình thành do các sông bồi đắp.
C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.
D. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 24: Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ phía biển vào, lần lượt có các dạng địa hình:
A. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
B. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
C. Vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng ; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng.
D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng ; vùng thấp trũng.
Câu 25: Đồng bằng Phú Yên được

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI_LIEU_TRAC_NGHIEM_12_PHAN_I.doc