Tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở Tiểu học

doc 16 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 488Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học ở Tiểu học
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ 
VÀO CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
--------------------------
MÔN ĐẠO ĐỨC
Lớp
Bài
Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
Địa chỉ tích hợp
Lớp 1
Bài 3: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được nguồn tài nguyên có liên quan tới sản xuất sách vở, đồ dùng học tập.
- Tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở, đồ dùng học tập.
Liên hệ
Bài tập 3 tiết 1
Gv GDHS Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết kiệm được tiền của, tiết kiệm được nguồn tài nguyên sẵn có và năng lượng trong sản xuất sách vở, đồ dùng học tập.
Bài 14: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
- Bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
Liên hệ
Bài tập 2(T1) GDHS biết bảo vệ và tuyên truyền tới mọi người biết bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi trường trong sạch đó là một hành động đẹp.
Bài tập3(T2) GDHS biết chăm sóc cây và hoa làm cho không khí trong lành, môi trường trong sạch, góp phần giảm các chi phí về năng lượng phục vụ cho hoạt động này.
Lớp 2
Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp
- Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Liên hệ
Bài tập 5(T2)
GDHS có những việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bài 8: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ, làm sạch đẹp, an toàn môi trường ở lớp, trường và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí (có liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ, giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
- Một trong các yêu cầu giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là giảm thiểu việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, công nghệ sản xuất, có liên quan tới sử dụng các loại năng lượng có nguy cơ gây tổn hại việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (ô tô, xe máy dùng xăng, xả khí thải làm ô nhiễm môi trường).
Liên hệ
Bài tập 5(T2)
GDHS biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng, giảm thiểu việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, công nghệ sản xuất, có liên quan tới sử dụng các loại năng lượng có nguy cơ gây tổn hại việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng góp phần giảm thiểu các chi phí (có liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ, giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích
- Bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng giữ gìn môi trường trong lành, góp phần giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững.
- Bảo vệ và phát triển loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng.
Liên hệ
Bài tập 4(T2)
HS thấy được bảo vệ loài vật có ích là có tác dụng góp phần giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, duy trì và phát triển cuộc sống một cách bền vững.
Bài tập 6(T2)
HS tuyên truyền cho mọi người bảo vệ loài vật có ích là một trong các hướng bảo vệ, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm các chi phí về năng lượng.
Lớp 3
Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
- Các việc lớp, việc trường có liên quan tới giáo dục SDNLTK&HQ:
+ Bảo vệ, sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí (Sử dụng quạt, đèn điện, các thiết bị dạy học có sử dụng điện hợp lí, hiệu quả,).
+ Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của môi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.
+ Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí, nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,
+ Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
Liên hệ
Củng cố
GV đưa ra các câu hỏi liên hệ liên quan tới việc HS đã làm để bảo vệ, sử dụng và tuyên truyền các bạn sử dụng các nguồn điện, nước như thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả ở trường học và ở gia đình
Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung.
- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, không đúng mục đích,)
Toàn phần
Toàn bài 
Trong mỗi hoạt động của bài học cần GDHS sử dụng nguồn nước và HS biết cách tuyên truyền mọi người sử dụng nước tiết kiệm và hợp lý, Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Cuối bài GV chốt lại.
Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
Liên hệ
Bài tập 3(T2)
GDHS có những hành vi đúng đắn trog việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
Lớp 4
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Liên hệ
Bài tập 1(T1)
HS biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Bài tập 2(T1)
HS vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Bài 4: Tiết kiệm tiền của
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng dầu, than đá, gas, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân gia đình và đất nước.
- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.
Toàn phần
Toàn bài
Trong mỗi hoạt động của bài học cần GDHS Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân gia đình và đất nước.
Cuối bài chốt lại.
Bài 14: Bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
Toàn phần
Toàn bài
Trong mỗi hoạt động của bài học cần GDHS giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
Cuối bài chốt lại.
Lớp 5
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh
- Hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở trường, lớp và ở cộng đồng.
Liên hệ
Tình huống(T1)
HS thấy được hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
Bài tập 5(T2)
GDHS tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng ở trường, lớp và ở cộng đồng.
Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Đất nước ta còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong đó có khó khăn về thiếu năng lượng. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là rất cần thiết.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
Liên hệ
Bài tập 5(T2)
GDHS tích cực học tậpvà rèn luyện khi lớn lên góp phần công sức của mình vào xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu dẹp hơn. Tuyên truyền mọi người sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, khí đốt, gió, ánh nắng mặt trời, là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người.
- Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người.
Bộ phận
Câu hỏi (T1)
Sau khi trả lời câu hỏi GV chốt lại: Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, khí đốt, gió, ánh nắng mặt trời, là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người.
Bài tập 5(T2)
HS biết được Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người.
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (PHẦN ĐỊA LÍ)
Lớp
Bài
Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
Địa chỉ tích hợp trong bài học
Lớp 4
Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
- Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng than; có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.
- Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi,).
- Giúp HS thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
Bộ phận
Mục 3. Khai thác khoáng sản
Lớp 4
Bài 5: Tây Nguyên
Ở Tây Nguyên, mùa mưa có thời tiết mưa nhiều, mùa khô có thời tiết khô hạn. Vì vậy cần giáo dục học sinh biết bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, đồng thời sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để thay thế các nguồn năng lượng khác trong mùa khô.
Liên hệ
Mục 2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Lớp 4
Bài 8: Hoạt động SX của người dân ở Tây nguyên (tiếp theo)
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện to lớn. Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm, Bởi vậy, cần giáo dục HS tầm quan trọng của việc bảo vệ và khái thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
- Liên hệ
- Bộ phận
- Mục 3. Khai thác sức nước
- Mục 4. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên
Lớp 4
Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ
Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quý giá.
Liên hệ
Phần cuối bài học
Lớp 4
Bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ, Các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục ở đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.
Liên hệ
Mục 3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
Lớp 4
Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
Liên hệ
Mục 2. Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn
Lớp 4
Bài 26: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
Liên hệ
Mục 4. Phát triển công nghiệp
Lớp 4
Bài 30: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu mỏ, khí đốt. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này.
Bộ phận
Mục 1. Khai thác khoáng sản
Lớp 5
Bài 2: Địa hình và khoáng sản
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường.
- Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
- Bộ phận
- Liên hệ
- Liên hệ
- Bộ phận
Mục 2. Khoáng sản
Lớp 5
Bài 4: Sông ngòi
- Sông ngòi nước ta là nguồn thủy điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thủy điện ở nước ta như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An.
- Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Liên hệ
Mục 3. Vai trò của sông ngòi
Lớp 5
Bài 5: Vùng biển nước ta
- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước.
- Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Bộ phận
- Liên hệ
- Liên hệ
Mục 3. Vai trò của biển
Phần củng cố bài
Lớp 5
Bài 6: Đất và rừng
- Rừng cho ta nhiều gỗ.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng,
Liên hệ
Mục 2. Rừng ở nước ta
Lớp 5
Bài 11: Lâm nghiệp và thuỷ sản
- Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta.
- Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng.
Bộ phận
Mục 1. Lâm nghiệp
Lớp 5
Bài 12: Công nghiệp
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta. 
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,
Liên hệ
Mục 1. Các ngành công nghiệp
Lớp 5
Bài 13: Công nghiệp (tiếp theo)
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta. 
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,
Liên hệ
Mục 3. Phân bố các ngành công nghiệp
Lớp 5
Bài 18: Châu Á (tiếp theo)
- Dân số Châu Á tăng nhanh. Dân số đông dẫn đến cần nhu cầu sử dụng nhiều năng lượng. Vì vậy cần giảm tỉ lệ tăng dân số.
- Khai thác dầu ở một số nước và một số khu vực của châu Á.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và một số khu vực của châu Á.
Liên hệ
Mục 3. Dân cư Châu Á
Mục 4. Hoạt động kinh tế
Mục 5. Khu vực Đông Nam Á
Lớp 5
Bài 21: Một số nước ở châu Âu
Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
Liên hệ
Mục 1. Liên bang Nga
Lớp 5
Bài 24: Châu Phi (tiếp theo)
Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí.
Liên hệ
Mục 4. Hoạt động kinh tế
Lớp 5
Bài 26: Châu Mĩ (tiếp theo)
- Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ.
- Ở Hoa Kỳ sản xuất điện là một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
- Liên hệ
- Liên hệ
- Mục 4. Hoạt động kinh tế
- Mục 5. Hoa Kỳ
Lớp 5
Bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực
Ở Ô-xtrây-li-a, ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển mạnh.
Liên hệ
Mục 1. Châu Dại Dương - ý c) Người dân và hoạt động kinh tế
_______________________
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Lớp
Bài
Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
Địa chỉ tích hợp
Lớp 1
Bài 5: Vệ sinh thân thể
- Giáo dục HS biết tắm, gội, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách bằng nước sạch và tiết kiệm nước khi thực hiện các công việc này.
Ví dụ: Khi tắm không để vòi hoa sen chảy liên tục,
Liên hệ
- Củng cố bài:
Học sinh biết tiết kiệm nước khi tắm rửa
Bài 7: Thực hành: Đánh răng và rửa mặt
- Giáo dục HS biết đánh răng, rửa mặt đúng cách và tiết kiệm nước.
Liên hệ
- Củng cố bài:
Học sinh biết tiết kiệm nước khi đánh răng
Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
Liên hệ
- Hoạt động 1
Học sinh biết tiết kiệm nước khi làm vệ sinh trường lớp.
Lớp 2
Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
Bài 18: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở, trường học sạch đẹp.
Liên hệ
 - Củng cố bài
Học sinh biết tiết kiệm nước khi làm vệ sinh nhà ở
- Củng cố bài
Học sinh biết tiết kiệm nước khi làm vệ sinh trường lớp
Lớp 3
Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà
- Giáo dục HS biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
Ví dụ: Tắt bếp khi sử dụng xong,
Liên hệ
- Củng cố bài
Học sinh biết tiết kiệm năng lượng chất đốt
Bài 36: Vệ sinh môi trường
- Giáo dục HS biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác (như rau, củ, quả,) có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Bộ phận
 - Hoạt động 2, mục: bạn cần biết.
Học sinh biết phân loại và xử lý rác.
Bài 37: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
- Giáo dục HS biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước.
Bộ phận
- Mục liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi trước khi rút ra nội dung bài học
Bài 38: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
- Giáo dục HS biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.
Bộ phận
 - Hoạt động 2: Học sinh biết bảo vệ nguồn nước.
MÔN KHOA HỌC
Lớp
Bài
Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
Địa chỉ 
liên hệ
Lớp 4
Bài 24: Nước cần cho sự sống
- HS biết được nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật như thế nào, từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.
Liên hệ
- Củng cố bài
Học sinh biết tiết kiệm nước
Bài 28: Bảo vệ nguồn nước
- HS biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Bộ phận
- Hoạt động 1:
Học sinh biết bảo vệ nguồn nước.
Bài 29: Tiết kiệm nước
- HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
Toàn phần
Hoạt động 1& 2
Học sinh biết tiết kiệm nước
Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- HS biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt năng.
Liên hệ
- Củng cố bài:
Học sinh biết tiết kiệm các nguồn nhiệt
Bài 53: Các nguồn nhiệt
- HS biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong đời sống hằng ngày.
Bộ phận
- Hoạt động 3
Học sinh biết tiết kiệm các nguồn nhiệt
Lớp 5
Lớp 5
Bài 41: Năng lượng mặt trời
- Tác dụng của năng lượng mặt trời 
- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người sử dụng NL mặt trời.
Toàn phần
- Tất cả các hoạt động trong bài 
Học sinh biết tác dụng của nguồn năng lượng từ mặt trời.
Bài 42 - 43: Sử dụng năng lượng chất đốt
- Công dụng của một số loại chất đốt.
- Sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
Toàn phần
- Tất cả các hoạt động trong bài & củng cố
Học sinh biết tiết kiệm các loại chất đốt
Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
- Tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
Toàn phần
- Tất cả các hoạt động trong bài & củng cố:
Học sinh biết tác dụng của năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
Bài 45: Sử dụng năng lượng điện
- Dòng điện mang năng lượng.
- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
Liên hệ
- Hoạt động 1
Học sinh biết tiết kiệm điện khi sử dụng.
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
- Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy.
- Các biện pháp

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_tich_hop_noi_dung_giao_duc_su_dung_nang_luong_tiet.doc