Tài liệu tập huấn tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1

doc 24 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3524Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tập huấn tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
TĂNG CƯỜNG KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH LỚP 1
Đà Nẵng, tháng 6/2012
MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau tập huấn, học viên có thể :
 - Hiểu được lí do cần tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1, một số nội dung để tăng cường kĩ năng đọc hiểu; Cách tổ chức làm quen kĩ năng học cho học sinh; Các Sở GD&ĐT biết cách thức tổ chức thực hiện việc tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh sau lớp tập huấn.
 - Hiểu được các kĩ năng đọc hiểu cần rèn luyện cho học sinh; Biết cách lựa chọn văn bản để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu.
 - Hiểu được một số quy tắc kĩ thuật cho soạn đề trắc nghiệm khách quan; Biết cách thiết kế câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan để rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
 - Có khả năng tập huấn cho giáo viên về tổ chức các hoạt động học tập để rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh vào học lớp 2 theo mô hình "Trường học mới Việt Nam" (VNEN).
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A - GIỚI THIỆU TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM 
ESCUELA NUEVA - VNEN
1. Sáu đặc điểm cơ bản của mô hình VNEN
Phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh và tổ chức cho HS học cả ngày
Xây dựng tài liệu Hướng dẫn học tập dùng chung cho GV, HS và cha mẹ các em
Đổi mới cách thức tổ chức, quản lý lớp học
Duy trì Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng GV và CBQL
Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường và cộng đồng
2. Cụ thể hóa 3 đặc điểm cơ bản, điển hình
2.1. Tài liệu Hướng dẫn học tập (HDHT)
Đặc điểm: Cho HS học cả ngày; Thiết kế các hoạt động học tập theo các môđun; Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn phương pháp học và phương pháp tư duy; Nội dung học lồng ghép qui trình học; Dùng chung và sử dụng nhiều năm.
Cấu trúc: Có 2 phần là Mục tiêu – Các hoạt động gồm Hoạt động cơ bản - Hoạt động thực hành - Hoạt động ứng dụng.
2.2. Tổ chức lớp học
Học theo nhóm là chủ yếu, có thể học ở ngoài lớp học
Tổ chức Hội đồng tự quản HS; Xây dựng góc học tập và thư viện lớp học
Xây dựng bản đồ Cộng đồng và Góc cộng đồng.
2.3. Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng 
Vai trò mới của GV
Học qua thực tế, phản hồi, hợp tác và định hướng cải cách
Bồi dưỡng thường xuyên, liên tục. Hoạt động của cụm trường.
3. Những điểm đáng lưu ý của trường học VNEN
Đổi mới Hoạt động Giáo dục (tự giáo dục) 
Đổi mới Sư phạm 	
 Chuyển từ Hoạt động DẠY của GV thành Hoạt động HỌC của HS
 - Giữ nguyên: Nội dung SGK; chuẩn KT, KN
 - Đổi mới:
	 Tổ chức lớp học và PPDH (Tích hợp)
	 Kế hoạch dạy học (Điều chỉnh hợp lí)
	 Thời lượng dạy học (2 buổi/ngày)
Bài học thiết kế theo mô hình VNEN
	A. Hoạt động Cơ bản
	Giúp HS trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức, thông qua hoạt động. HS hoạt động theo nhóm, cặp, cá nhân (hoặc hướng dẫn của GV nếu cần thiết)
	B. Hoạt động Thực hành
	Giúp HS áp dụng trực tiếp kiến thức đã học, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng
	C. Hoạt động Ứng dụng
	Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn
B. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH VÀO HỌC LỚP 2 VNEN
Hoạt động 1
Làm việc nhóm, trao đổi về các nội dung sau:
 1. Học sinh vào học lớp 2 VNEN cần tăng cường kỹ năng nào của tiếng Việt ? Nêu các nội dung thuộc kỹ năng đó ?
 2. Căn cứ vào nội dung của kỹ năng đã xác định, tài liệu tăng cường tiếng Việt cho học sinh vào học lớp 2 VNEN nên có những phần nào ?
 3. Theo đồng chí, việc học sinh học nhóm theo mô hình VNEN có gì khác so với việc học nhóm đã thực hiện trong thời gian qua ? 
Đọc thống tin sau:
1. Lí do cần tăng cường kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 
Mô hình trường học VNEN có tài liệu hướng dẫn học tập ở ba môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên- Xã hội. Tài liệu gồm các hoạt động được thiết kế nhằm giúp học sinh tự học hoặc tăng cường tính hợp tác trong học tập. Cấu trúc từng bài trong tài liệu gồm 2 phần: Mục tiêu và các hoạt động. Khi học theo sách hướng dẫn học tập, học sinh phải đủ khả năng để đọc và hiểu:
- Mục tiêu: Hiểu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt được sau khi học một bài cụ thể. 
- Phần các hoạt động (bao gồm những loại hoạt động khác nhau chủ yếu do HS thực hiện để tự học dưới sự hướng dẫn của GV), gồm 3 loại hoạt động chính: Hoạt động cơ bản, Hoạt động thực hành và Hoạt động ứng dụng.
+ Hoạt động cơ bản: là hoạt động quan trọng nhất. Học sinh được khơi dậy hứng thú, từ kinh nghiệm học sinh khám phá, tìm tòi, phát hiện kiến thức qua một số việc làm 1, 2, 3, 4, 5 để hình thành đơn vị kiến thức mới. Muốn thực hiện được 5 việc làm trên học sinh phải có khả năng đọc hiểu để thực hiện cho đúng.
Ví dụ: 
Bài 15. BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN
Mục tiêu
Em biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thực hiện hoạt động sau:
a. Em lấy ra 3 que tính và xếp thành hàng trên mặt bàn.
 Em đố bạn lấy ra số que tính bằng số que tính của em rồi lấy thêm để có nhiều hơn em 2 que tính và xếp ở hàng dưới hàng của em .
 Em quan sát bạn làm. 
b. Em nói: "Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 que tính".
2. Đọc và trả lời câu hỏi:
a. Bạn An có 4 cái kẹo. Bạn Bình có nhiều hơn bạn An 3 cái kẹo. 
 Muốn biết bạn Bình có mấy cái kẹo, em phải làm phép tính gì? 
b. Em nói với bạn phép tính cần làm.
3. a. Đọc bài toán: 
 Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 4 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
 b. Em hoàn thành tóm tắt bài toán:
 Hàng trên : ..... quả cam.
 Hàng dưới nhiều hơn hàng trên: ..... quả cam.
 Hàng dưới : ..... quả cam?
Em có thể viết các câu lời giải khác nhau
 c. Em trình bày bài giải:
 Bài giải
 Số quả cam ở hàng dưới là:
 5 + 4 = 9 (quả)
 Đáp số: 9 quả cam.
4. a. Đọc bài toán:
	Bạn Hòa có 4 bông hoa, bạn Bình có nhiều hơn bạn Hòa 2 bông hoa. Hỏi bạn Bình có mấy bông hoa?
 b. Em trả lời các câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết bạn Bình có mấy bông hoa ta phải làm phép tính gì?
 c. Em giải bài toán.
Báo cáo với thày/cô giáo những gì em đã làm
5. Chúng ta cùng chơi (nhóm 3, nhóm 4 hoặc cả lớp):
	Em nói, chẳng hạn: “Có 5 chiếc kẹo (viên bi, bông hoa,)”. 
Bạn A nói: “Tôi có nhiều hơn 3 chiếc kẹo (viên bi, bông hoa,)”.
Bạn C nói: “Bạn A có 8 chiếc kẹo (viên bi, bông hoa,)”. 
+ Hoạt động thực hành: Học sinh đọc và hiểu các yêu cầu để củng cố, luyện tập kiến thức, kĩ năng đã được học tập và ứng dụng vào một bối cảnh khác gần gũi với các em.
+ Hoạt động ứng dụng: Học sinh đọc hiểu để biết khi về gia đình cần thực hiện những việc làm gì để áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực của các em tại gia đình, cộng đồng. 
 Từng Hoạt động trong sách hướng dẫn học tập đều được viết thành một số việc làm. Học sinh cần có kỹ năng đọc hiểu để thực hiện đúng các yêu cầu, chỉ dẫn, câu lệnh mới hoàn thành được bài học .
 Do đó, kỹ năng đọc hiểu là kỹ năng quan trọng, cần thiết hàng đầu mang tính quyết định đối với học sinh để học theo sách hướng dẫn học tập VNEN. 
Đối với HS lớp 1, yêu cầu cơ bản cần đạt của môn Tiếng Việt là : đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản, hiểu nghĩa các từ thông thường và ý của câu. Như vậy, bên cạnh nhiệm vụ luyện đọc lưu loát (không phải nhẩm vần, không đọc ê a), còn có yêu cầu về luyện đọc hiểu. Thực tế, một bộ phận học sinh học hết lớp 1 ở vùng phát triển khả năng đọc hiểu chưa tốt; học sinh DTTS còn khó khăn nhiều hơn khi khả năng đọc trơn, đọc lưu loát chưa vững chắc. Để học sinh học theo sách VNEN đạt kết quả nhất thiết phải tăng cường kỹ năng đọc hiểu cho học sinh ltrước khi vào học lớp 2. Tăng cường kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt không chỉ để học sinh có khả năng học môn Tiếng Việt mà còn có khả năng đọc hiểu để học các môn học khác. 
2. Một số nội dung để tăng cường kỹ năng đọc hiểu cho học sinh
Tăng cường rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học sinh sắp vào lớp 2 ở các nội dung: đọc hiểu văn bản, các câu lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu (gọi chung là câu lệnh)... được nêu trong tài liệu.
2.1. Rèn kỹ năng đọc hiểu văn bản
	- Nên chọn văn bản ngắn. Văn bản có thể là một bài tập đọc môn Tiếng Việt, một bài toán có lời văn ở môn Toán, một đoạn trong sách Tự nhiên xã hội hoặc các văn bản thông thường khác như đơn thuốc, nhãn vở, vé xem phim
- Hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi đơn giản, phù hợp liên quan đến nội dung văn bản. 
 2.2. Rèn kỹ năng đọc hiểu các yêu cầu, các câu lệnh, các chỉ dẫn trong tài liệu hướng dẫn học tập
Học sinh cần đọc và hiểu câu lệnh yêu cầu: Làm cái gì? Làm như thế nào? Đạt được cái gì? Mỗi môn học có một số yêu cầu, câu lệnh, chỉ dẫn phổ biến, học sinh cần làm quen để đỡ bỡ ngỡ khi vào học chính thức. Khi cần thiết nên giải nghĩa của một số từ để giúp học sinh hiểu rõ câu lệnh, chỉ dẫn; điều này rất cần thiết đối với học sinh DTTTS. 
Ví dụ:
- Môn Tiếng Việt: Một hoạt động trong Phần Hoạt động cơ bản
3. Điền chữ hoặc vần :
	Chọn bảng (a) hoặc bảng (b) theo hướng dẫn của thầy cô.
	- Đến góc học tập lấy bảng nhóm đã có đoạn thơ để trống chữ cần điền.
	- Trao đổi để thực hiện yêu cầu được nêu trong bảng nhóm.
Bảng (a)
Điền vào chỗ trống s hay x ? 
Nước lên uống : biển cả
Nước nằm im : ao, hồ
Nước chảy uôi : ông, uối
Nước rơi đứng : trời mưa.
Bảng (b)
Điền vào chỗ trống iêt hay iêc ? 
Mùa xuân đẹp b bao
Cành cây chen lộc b
Lời chim ngân nga tha th
Gọi nắng về xôn xao.
4. Cùng thầy cô và các bạn nhận xét kết quả của bài tập. Chép các từ vừa điền vào vở. 
Lưu ý: 
- Việc rèn kỹ năng đọc hiểu cần căn cứ vào trình độ tiếng Việt của học sinh. Học sinh chỉ có thể đọc hiểu khi các em đã có kỹ năng đọc trơn, đọc lưu loát.
- Dạy học theo tài liệu VNEN vẫn quán triệt tinh thần giao quyền chủ động cho giáo viên: có thể dạy tăng thời lượng, điều chỉnh khối lượng kiến thức giữa các tiết, điều chỉnh yêu cầu, chỉ dẫn, câu lệnh cho dễ hiểu, phù hợp với học sinh, đích cuối cùng học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng.
3. Tổ chức làm quen kỹ năng học cho học sinh:
	- Học sinh làm quen với cách học cá nhân.
	- Tổ chức cho học sinh học nhóm: các hình thức học nhóm, kỹ thuật điều hành hoạt động học nhóm.
	- Hướng dẫn học sinh cách học với tài liệu, phiếu bài tập, đồ dùng học tập...
Trong sách hướng dẫn học tập, ở từng bài học sinh nhìn lô gô để biết hoạt động nào thực hiện cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp cùng thầy cô giáo. Học sinh tự học qua việc học cá nhân, theo cặp, theo nhóm, khi học cả lớp giáo viên cũng chỉ hướng dẫn để học sinh thực hiện. Do đó, việc cho học sinh làm quen với kỹ năng học là cần thiết, trước hết là học nhóm. 
Lô gô:
4. Tổ chức thực hiện của Sở GD&ĐT
Khảo sát khả năng đọc hiểu của HS vào học lớp 2 VNEN, lập kế hoạch bồi dưỡng. Chủ động bố trí thời gian, giáo viên, kinh phí cho việc tăng cường tiếng Việt (TCTV) trong hè 2012. Khả năng tháng 9.2012 mới có sách, các sở nên bố trí TCTV từ 15.7 hoặc đầu tháng 8.2012.
Tổ chức soạn tài liệu TCTV cho tỉnh hoặc hướng dẫn các phòng GD&ĐT tự biên soạn phù hợp với địa phương. Nội dung TCTV kết hợp với việc hướng dẫn làm quen với cách học nhóm theo mô hình VNEN.
Tổ chức tập huấn TCTV cho GV. Quan tâm việc thảo luận, dạy thử để đạt kết quả trong thời gian dạy TCTV. 
Việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh vào học lớp 2 VNEN sẽ thực hiện liên tục đến năm 2015. Chỉ có 500 trường có kinh phí cho 2GV/ trường dạy tăng cường TV trong hè nên các sở GD&ĐT chủ động bố trí thời gian, nhân lực, tài lực để tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 chuẩn bị vào lớp 2 VNEN. Sở GD&ĐT báo cáo số trường, số lớp dạy TCTV về Bộ GD&ĐT vào đầu tháng 8 năm 2012. 
Đối với học sinh DTTS, nếu chưa đọc trơn, đọc lưu loát phải dành thời gian để rèn kỹ năng đó trước khi tăng cường kỹ năng đọc hiểu.
Tập huấn triển khai mô hình VNEN cùng với việc tập huấn các phương pháp, kỹ năng tổ chức dạy học mà giáo viên chưa nắm vững.
Chủ động lên kế hoạch để tăng cường tiếng Việt ( trong đó có kỹ năng đọc hiểu) và làm quen với một số kỹ năng như học nhóm cho học sinh lớp 1 để các năm học tiếp theo học sinh vào học lớp 2 VNEN được thuận lợi.
PHẦN 2
CÁC KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH
Hoạt động 2
Làm việc nhóm, trao đổi về các nội dung sau:
 1. Quan niệm về "đọc" và bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản. 
 2. Những kĩ năng đọc - hiểu cần rèn luyện cho HS.
 3. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng đọc thầm.
 4. Cách kiểm soát kết quả đọc thầm, đọc - hiểu của HS.
 5. Dự đoán khó khăn của HS khi đọc - hiểu văn bản.
Đọc thông tin sau :
1. Quan niệm về "đọc" và bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản.
* "Đọc" được hiểu là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố:
(1) Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ.
(2) Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh (đọc trơn từng tiếng).
(3) Thông hiểu những gì được đọc (từ, cụm từ, câu, bài)
Như vậy, đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự "đánh vần" lên thành tiếng theo đúng như các kí hiệu chữ viết mà còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Do đó, đọc không chỉ là sử dụng bộ mã chữ - âm, mà còn là sử dụng bộ mã chữ - âm - nghĩa. Một người được coi là "biết đọc" khi đọc mà hiểu điều mình đọc. Đọc là hiểu nghĩa của chữ viết. Việc hiểu nghĩa sẽ tạo ra động cơ, hứng thú học tập và khả năng thành công trong học tập.
* Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản : 
Đối với HS tiểu học, quá trình đọc hiểu văn bản đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (từ, câu, đoạn) đến nghĩa chung (nội dung) của toàn văn bản.
GV cần có biện pháp giúp HS hiểu nội dung bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải nghĩa phụ thuộc vào đối tượng HS (trình độ HS, địa phương, dân tộc...). 
2. Các thao tác, các kĩ năng đọc - hiểu cần rèn luyện cho HS.
- Những thao tác của kĩ năng đọc thầm: đó là thao tác đọc nhỏ -> đọc nhẩm -> đọc bằng mắt.
- Các kĩ năng nhận diện ngôn ngữ : nhận ra từ, nhận ra câu, nhận ra các đoạn ý của văn bản, nhận ra đề tài của văn bản.
- Các kĩ năng làm rõ nội dung văn bản (hiểu nội dung) : làm rõ nghĩa của từ, làm rõ nội dung thông báo của câu, làm rõ ý đoạn, làm rõ ý chính của văn bản, làm rõ mục đích của người viết gửi vào văn bản.
- Kĩ năng hồi đáp văn bản: chủ yếu tập trung vào thao tác liên hệ suy nghĩ và việc làm của nhân vật trong bài đọc với cuộc sống của bản thân HS để từ đó HS tự rút ra bài học đơn giản cho chính mình. 
Các kĩ năng nói trên được rèn luyện cho HS theo mức độ từ thấp đến cao, từ dơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ đọc hiểu của HS.
3. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng đọc thầm
Đọc thầm là kĩ năng có vai trò quan trọng làm công cụ, phương tiện để hình thành kĩ năng đọc hiểu.
Đọc thầm có ưu thế hơn đọc thành tiếng ở chỗ là tốc độ nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế trong việc tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì người đọc không phải chú ý vào phát âm mà chỉ tập trung hiểu nội dung điều mình đọc. 
Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to -> đọc nhỏ -> đọc mấp máy môi (không thành tiếng) -> đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm). Giai đoạn cuối gồm có 2 bước : di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển. 
4. Cách kiểm soát kết quả đọc thầm, đọc hiểu:
+ Kiểm soát quá trình đọc thầm của HS bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. HS đọc xong thì báo cho GV biết, từ đó GV nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho HS.
+ Kiểm soát kết quả đọc - hiểu bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể nhằm định hướng cho việc đọc - hiểu, VD: Đọc thầm câu, đoạn nào ? Đọc để biết hiểu, nhớ điều gì ? HS có thể trả lời câu hỏi bằng cách trao đổi theo cặp, theo nhóm hoặc làm bài tập đọc - hiểu trên phiếu bài tập.
PHẦN 3
LỰA CHỌN VĂN BẢN ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU 
CHO HỌC SINH
Hoạt động 3
 1. Làm việc nhóm, trao đổi về nội dung sau:
 Cần lưu ý những điểm nào khi lựa chọn các văn bản để rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh ? (Về chủ đề văn bản; Về nội dung văn bản; Về kiểu loại văn bản; Về độ dài văn bản,...)
 2. Mỗi nhóm lựa chọn 3 văn bản (1 văn bản nghệ thuật, 1 văn bản khoa học, 1 văn bản nhật dụng), phân tích các yếu tố của văn bản đã chọn : chủ đề văn bản, nội dung văn bản, kiểu loại văn bản, độ dài văn bản.
Đọc thông tin sau :
Một số điểm cần lưu ý khi lựa chọn văn bản để rèn kĩ năng đọc - hiểu cho HS :
1. Về chủ đề văn bản
Lựa chọn văn bản thuộc các chủ đề, chủ điểm quen thuộc với HS (HS đã được học trong môn Tiếng Việt 1) như: 
- Chủ điểm Nhà trường : gồm những bài cung cấp cho trẻ những hiểu biết mới về quan hệ với thầy cô giáo, bạn bè, đồ dùng học tập, sinh hoạt, bầu không khí nhà trường,...; 
- Chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước : gồm những bài cung cấp cho trẻ những hiểu biết thú vị về thế giới cây cỏ, loài vật, thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống của con người, làm cho trẻ yêu thiên nhiên, bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, có tình cảm với đất nước, với Bác Hồ, với những con người Việt Nam đang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; 
- Chủ điểm Gia đình : gồm những bài nói về tình cảm giữa trẻ với người thân, công ơn của ông bà, cha mẹ... cách cư xử của các em với ông bà, cha mẹ, anh chị em,....
Các chủ điểm có thể được bố trí sắp xếp xen kẽ lẫn nhau. Cách bố trí đó phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 1 là khả năng chú ý của các em chưa cao nên cần thay đổi luôn chủ điểm để hấp dẫn các em. 
2. Về kiểu loại văn bản
 	Lựa chọn các văn bản đa dạng về phong cách nhằm đảm bảo mục đích giúp trẻ biết đọc đa dạng các kiểu loại văn bản; mở rộng hiểu biết cần thiết về thế giới tự nhiên, học cách giao tiếp với người xung quanh,... bao gồm: 
- Văn bản nghệ thuật (hoặc được viết theo phong cách nghệ thuật).
- Văn bản khoa học (hoặc được viết theo phong cách khoa học).
- Văn bản nhật dụng (còn gọi là văn bản thông thường).
3. Về nội dung văn bản
	- Các văn bản cần có nội dung thuộc nhiều lĩnh vực như thông tin, khoa học, nghệ thuật... để HS có điều kiện làm quen với nhiều loại tri thức được trình bày theo nhiều phong cách ngôn ngữ.
	- Nội dung văn bản đảm bảo phù hợp, gần gũi với kinh nghiệm sống của HS, phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS lớp 1; thú vị, hấp dẫn, bổ ích, gần gũi với thế giới hồn nhiên, tươi tắn của trẻ. 
 - Ngôn ngữ của các văn bản hồn nhiên, trong sáng và thích hợp với trẻ em 6, 7 tuổi.
	4. Về độ dài văn bản
	- Độ dài văn bản dao động từ 50 đến 100 chữ.
	- Độ dài câu trong văn bản khoảng từ 8 đến 10 từ. Các câu được dùng với nghĩa hiển ngôn.
	- Các từ trong văn bản là những từ gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất gần gũi với HS.
PHẦN 4
THIẾT KẾ CÂU HỎI ĐỌC - HIỂU
A. CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Hoạt động 4
1. Thực hành theo nhóm :
 - Mçi nhãm chän mét v¨n b¶n ®äc cho häc sinh líp 1. 
 - So¹n c©u hái tù luËn vµ c©u hái tr¾c nghiÖm kh¸ch quan ®Ó t×m hiÓu v¨n b¶n.
2. Trao đổi nhóm về nội dung sau:
 - Nªu lªn sù kh¸c nhau c¬ b¶n gi÷a c©u hái tù luËn vµ c©u hái tr¾c nghiÖm kh¸ch quan.
 - Khi nµo nªn so¹n c©u hái tù luËn? 
 - Khi nµo nªn so¹n c©u hái tr¾c nghiÖm kh¸ch quan?
(Mỗi nhóm ghi kết quả thực hành và kết quả thảo luận ra giấy khổ to)
Đọc thông tin sau :
1. Ph©n biÖt c©u hái tù luËn vµ tr¾c nghiÖm kh¸ch quan.
(1) Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan lµ ph­¬ng tiÖn nh»m h­íng tíi kh¸ch quan ho¸ viÖc ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh: kÕt qu¶ thu ®­îc kh«ng cßn phô thuéc nhiÒu vµo chñ quan ng­êi ®¸nh gi¸.
(2) Tù luËn vµ c¸c tr¾c nghiÖm cã kÕt thóc më lµ c¸c h×nh thøc ®¸nh gi¸ phÇn nµo mang yÕu tè chñ quan cña ng­êi ®¸nh gi¸.
(3) Tr¾c nghiÖm tr¶ lêi ng¾n, nÕu khi so¹n cã chiÕn l­îc, thiÕt kÕ ®óng vµ khoa häc, trong mét chõng mùc nhÊt ®Þnh, cã thÓ ®em l¹i hiÖu qu¶ kh¸ch quan cho viÖc kiÓm tra vµ ®¸nh gi¸. Chóng ®­îc gäi lµ c¸c tr¾c nghiÖm b¸n kh¸ch quan.
2. ­u ®iÓm cña tr¾c nghiÖm kh¸ch quan
(1) Ph¹m vi quÐt kiÕn thøc réng h¬n nhiÒu so víi tr¾c nghiÖm tù luËn
(2) §¸nh gi¸ chi tiÕt h¬n kh¶ n¨ng nhËn thøc cña tõng häc sinh
(3) DÔ cho ®iÓm, kh¸ch quan ho¸ viÖc ®¸nh gi¸.
(4) ThÝch hîp cho viÖc kiÓm tra trªn diÖn réng.
 (5) Tù ®éng ho¸ viÖc chÊm ®iÓm.
3. Nh­îc ®iÓm cña tr¾c nghiÖm kh¸ch quan.
(1) Kh«ng tù so¹n c©u tr¶ lêi nªn kh«ng ®¸nh gi¸ ®­îc kÜ n¨ng viÕt cña häc sinh.
(2) §Ó t¹o t×nh huèng, tr¾c nghiÖm kh¸ch quan th­êng ®­a ra sè c©u tr¶ lêi sai gÊp 3 ®Õn 4 lÇn c¸c c©u tr¶ lêi ®óng. Nh÷ng c©u tr¶ lêi sa

Tài liệu đính kèm:

  • docTL Tap huan tang cuong TV.thang 6-2012.doc