BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM TμI LIÖU TËP HUÊN C¸N Bé QU¶N Lý, GI¸O VI£N TRIÓN KHAI M¤ H×NH TR¦êNG HäC MíI VIÖT NAM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 (Lưu hành nội bộ) Hà Nội, tháng 7/2015 2 3 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần I Một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp THCS 5 A Khái quát về mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở 5 I Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm mô hình trường học mới ở Việt Nam 5 II Đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới trung học cơ sở 6 B Kế hoạch giáo dục lớp 6 theo mô hình trường học mới 7 I Khung kế hoạch chung đối với các môn học/HĐGD lớp 6 7 II Yêu cầu chung về kế hoạch bài học 8 C Các đặc trưng cơ bản của mô hình trường học mới 10 I Tài liệu Hướng dẫn học và phương thức dạy học 10 II Tổ chức lớp học 20 D Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mô hình trường học mới THCS 44 I Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 44 II Sự khác nhau giữa môn học/HĐGD và hoạt động trải nghiệm sáng tạo 44 III Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mô hình trường học mới THCS 45 Đ Đánh giá học sinh trong mô hình trường học mới cấp THCS 46 I Mục đích đánh giá 46 II Nguyên tắc đánh giá 47 III Nội dung đánh giá 47 IV Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ 48 V Tổng hợp đánh giá định kỳ và xét khen thưởng 51 VI Hồ sơ đánh giá 52 VII Sử dụng kết quả đánh giá 53 VIII Tổ chức thực hiện việc đánh giá học sinh 54 4 E Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng "Trường học kết nối" 55 I Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 55 II Tham gia các hoạt động chuyên môn trên “Trường học kết nối” 61 G Trách nhiệm của các cấp quản lí địa phương trong việc triển khai mô hình trường học mới cấp THCS 96 I Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo 96 II Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo 97 III Trách nhiệm của hiệu trưởng 97 Phần II Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân lớp 6 theo mô hình trường học mới 99 I Vị trí, đặc điểm môn học 99 II Chương trình môn học 101 II Hướng dẫn tổ chức hoạt động học theo chủ đề 105 5 PHÇN THø NHÊT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ A. KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞ I. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở VIỆT NAM Từ năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai mô hình trường học mới đối với cấp tiểu học với mục tiêu là đổi mới đồng bộ các hoạt động sư phạm trong nhà trường; bảo đảm cho học sinh được tự quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng qua tự học và hoạt động tập thể; phù hợp với điều kiện về năng lực đội ngũ giáo viên, thiết bị giáo dục của hầu hết các trường học Việt Nam, đồng thời có giải pháp thu hút các gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức năng giáo dục. Qua ba năm triển khai ở cấp tiểu học đã khẳng định trường học mới là một kiểu mô hình nhà trường hiện đại, tiên tiến, phù hợp với mục tiêu đổi mới và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Đến năm học 2014-2015 đã có 1447 trường tiểu học trên phạm vi toàn quốc có học sinh học hết lớp 5 theo mô hình này. Từ 1447 trường được hỗ trợ qua dự án, đã có nhiều trường tự đảm bảo các điều kiện để triển khai áp dụng mô hình trường học mới. Năm học 2015-2016, cả nước có trên 3700 trường triển khai áp dụng mô hình này. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh THCS học theo mô hình trường học mới, nhất là những học sinh đã học theo mô hình trường học mới cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo 6 tỉnh (Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Kon Tum) triển khai thực nghiệm thành công mô hình ở 48 lớp 6 của 24 trường THCS Từ năm học 2015-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực điểm mô hình trường học mới ở lớp 7 tại 6 tỉnh nói trên với các học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 6; đồng thời nhân rộng chương trình lớp 6 ra 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Hiện nay đã có hơn 1600 trường THCS đăng kí tham gia triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6 năm học 2015-2016. 6 II. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TRUNG HỌC CƠ SỞ Mô hình trường học mới THCS được triển khai dựa trên sự phối hợp giữa hoạt động học tập cá thể với sự tương tác học sinh - học sinh và học sinh - giáo viên; hướng học sinh đến sự phát triển toàn diện, không chỉ hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện khả năng vẫn dụng kiến thức vào thực tế sinh động, năng lực tự học, kỹ năng sống, tự phục vụ bản thân, tự quản tập thể, bồi dưỡng hứng thú học tập để học tập suốt đời. Mô hình trường học mới THCS chú trọng phát huy năng lực riêng của từng học sinh, không ứng xử một cách đồng loạt bằng cách quan tâm đến từng học sinh ngay trong quá trình học, kịp thời động viên kết quả đạt được, phát hiện những điểm mạnh để khuyến khích, những khó khăn để hướng dẫn, trợ giúp; đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh theo yêu cầu giáo dục, không so sánh học sinh này với học sinh khác. Những đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới THCS so với mô hình trường học hiện nay là: 1. Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tự thiết lập tiến độ và các bước đi cho quá trình học tập, với một chương trình tự học theo từng bước và tăng cường sự ưu việt của hoạt động nhóm. Học sinh được khuyến khích, tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động theo nhóm và tự học. Từ đó, các em có thể khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới; đồng thời phát triển nhiều phẩm chất và năng lực quan trọng như: tính chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, năng lực tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Giáo viên tận dụng khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống. 2. Tài liệu hướng dẫn học tập được thiết kế cho học sinh hoạt động, học nhóm, tự học; dùng chung cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Trong tài liệu, cấu trúc các hoạt động học tập theo các chủ đề; cung cấp kiến thức học kết hợp hướng dẫn phương pháp, hình thức học và phương pháp tư duy; nội dung học lồng ghép với các bước của các hoạt động học tập. 3. Giáo viên duy trì một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả và đóng vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Thông qua tổ chức các hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh, góc học tập, góc cộng đồng, và hoạt động nhóm để hỗ trợ tích cực cho học tập và giáo dục học sinh. Từ đó học sinh được tự chủ, có trách nhiệm với hoạt động học tập của mình; rèn luyện, phát triển khả năng giao tiếp và lãnh đạo; nâng cao các phẩm chất và phong cách con người. 7 4. Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, trong đó các thành viên của gia đình được tham gia vào quá trình giáo dục và các dự án học tập tại cộng đồng. 5. Đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả cho học sinh. Coi trọng việc học sinh tự đánh giá, đánh gia lẫn nhau và đánh giá của cha mẹ học sinh, cộng đồng. Kết hợp đánh giá kiến thức, kỹ năng với đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh. 6. Giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ và năng lực nghề nghiệp, đáp ứng vai trò quan trọng là người hướng dẫn, tổ chức và quyết định trong các hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng. B. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP 6 TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI I. KHUNG KẾ HOẠCH CHUNG ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 6 Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các sở/phòng giáo dục và đào tạo giao quyền chủ động cho các trường thực hiện mô hình trường học mới xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh với khung thời gian 37 tuần (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc năm học thống nhất cả nước, có đủ thời lượng dành cho ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ. Thời lượng thực hiện chương trình giáo dục cả năm học (được tính bằng 35 tuần) đối với từng môn và hoạt động giáo dục (HĐGD) lớp 6 như sau: TT Môn học/HĐGD Số tiết trung bình/tuần Tổng số tiết/năm 1 Toán 4 140 2 Ngữ văn 4 140 3 Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) 3 105 4 Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí) 2 70 5 Giáo dục công dân 1 35 8 TT Môn học/HĐGD Số tiết trung bình/tuần Tổng số tiết/năm 6 Công nghệ 2 70 7 Tin học 2 70 8 Ngoại ngữ 3 105 9 Hoạt động giáo dục (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục) 4 140 10 Giáo dục tập thể 2 70 11 Tự chọn (Ngoại ngữ 2; Kĩ năng sống; Nghề phổ thông; Hoạt động tập thể, giáo dục địa phương) 2 70 Tài liệu Hướng dẫn học các môn học/HĐGD được biên soạn với thời lượng 35 tuần (bao gồm cả ôn tập, kiểm tra). Các trường có thể sử dụng 2 tuần còn lại để giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục học kỳ 1 và cả năm học; tổ chức một số hoạt động đầu năm học gồm: Tổ chức tuần sinh hoạt đầu năm học; Hướng dẫn tham gia một số hoạt động trong và ngoài nhà trường;... và dự phòng. II. YÊU CẦU CHUNG VỀ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Để đảm bảo các nguyên tắc tổ chức hoạt động học trong mô hình trường học mới, mỗi bài học thường được xây dựng dựa trên một chủ đề dạy học, nhằm giải quyết một vấn đề/nhiệm vụ học tập tương đối hoàn chỉnh, từ việc hình thành kiến thức, kĩ năng mới đến vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn. Kế hoạch tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Chuỗi hoạt động học của học sinh thể hiện rõ tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong toàn bộ bài học. Nhìn chung, tiến trình hoạt động học của học sinh theo các phương pháp dạy học tích cực đều phù hợp với tiến trình nhận thức chung: huy động những kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập; nhận thức được sự chưa đầy đủ về kiến thức, kĩ năng của mình; xuất hiện nhu cầu và học tập để bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng mới; vận dụng kiến thức, kĩ năng mới để tiếp tục giải quyết tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập ban đầu và các tình huống/câu hỏi/vấn đề/nhiệm vụ học tập mới... Ví dụ: Trong dạy học ở trường THCS, để xây dựng một kiến thức cụ thể cho học sinh, tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề được mô tả như sau: đề xuất vấn đề - suy đoán giải pháp - khảo sát lí thuyết và/hoặc thực nghiệm - kiểm tra, vận dụng kết quả. 9 Theo đó, chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề sẽ bao gồm: a) Hoạt động khởi động: Từ nhiệm vụ cần giải quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi. b) Hoạt động hình thành kiến thức và Hoạt động luyện tập: Để giải quyết vấn đề đặt ra, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra. c) Hoạt động vận dụng: Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng mới được hình thành, học sinh vận dụng chúng để giải quyết các tình huống có liên quan trong học tập và cuộc sống hàng ngày. d) Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu, khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. 2. Mỗi hoạt động học tương ứng với một nhiệm vụ học tập giao cho học sinh, thể hiện rõ: mục đích, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Quá trình tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh được thực hiện theo các bước như sau: a) Chuyển giao nhiệm vụ: Việc chuyển giao nhiệm vụ có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: lời nói trực tiếp của giáo viên; tài liệu, học liệu..., đảm bảo tất cả học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ học tập. b) Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi cách thức để vượt qua khó khăn giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên. c) Tranh luận, khái quát hóa, vận dụng tri thức mới: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ sản phẩm học tập đã hoàn thành. Giáo viên bổ sung, chính xác hóa và khái quát hóa kiến thức cho học sinh. 10 3. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài học phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. C. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI I. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC VÀ PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC 1. Các loại tài liệu trong mô hình trường học mới 1.1. Tài liệu Hướng dẫn học lớp 6 Các môn học lớp 6 theo mô hình trường học mới được thiết kế từ các môn học hiện hành trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành với việc tích hợp một số môn học theo định hướng mới: các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên; các môn Lịch sử, Địa lí tích hợp thành môn Khoa học xã hội; các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật tích hợp thành Hoạt động giáo dục. Ngoài các môn ngoại ngữ được thực hiện theo Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020", tài liệu Hướng dẫn học các môn học theo mô hình trường học mới được thiết kế, biên soạn lại trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và nội dung của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, bao gồm: - Hướng dẫn học Toán lớp 6; - Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 6; - Hướng dẫn học Khoa học tự nhiên lớp 6: Được tổ chức lại trên cơ sở tích hợp nội dung dạy học các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học lớp 6; - Hướng dẫn học Khoa học xã hội lớp 6: Được tổ chức lại trên cơ sở tích hợp nội dung dạy học các môn Địa lý và Lịch sử lớp 6; - Hướng dẫn học Công nghệ lớp 6; 11 - Hướng dẫn học Tin học lớp 6; - Hướng dẫn học Giáo dục công dân lớp 6; - Hướng dẫn hoạt động giáo dục lớp 6: Được tổ chức lại trên cơ sở tích hợp nội dung dạy học các môn Âm Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục lớp 6. Như vậy, so với quy định hiện hành, số lượng các môn học trong mô hình trường học mới giảm đi nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS hiện hành, đồng thời khắc phục được sự trùng lặp về nội dung trong nội bộ môn học cũng như trùng lặp giữa các môn học như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động học theo các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. 1.2. Tài liệu hướng dẫn giáo viên Tài liệu hướng dẫn giáo viên được biên soạn nhằm giúp giáo viên hiểu rõ hơn về việc tích hợp các nội dung dạy học để xây dựng các chủ đề, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh trong mỗi chủ đề theo tài liệu Hướng dẫn học. Tài liệu hướng dẫn giáo viên gồm có: - Hướng dẫn giáo viên Toán lớp 6; - Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn lớp 6; - Hướng dẫn giáo viên Khoa học tự nhiên lớp 6; - Hướng dẫn giáo viên Khoa học xã hội lớp 6; - Hướng dẫn giáo viên Công nghệ 6; - Hướng dẫn giáo viên Tin học lớp 6; - Hướng dẫn giáo viên Giáo dục công dân lớp 6; - Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lớp 6; - Hướng dẫn phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. 2. Cấu trúc tài liệu Hướng dẫn học và phương thức dạy học 2.1. Nguyên tắc xây dựng tài liệu Hướng dẫn học Theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, quá trình dạy học theo mô hình trường học mới, học sinh được phát huy tối đa vai trò dân chủ trong học 12 tập và thi đua lành mạnh. Theo đó, việc xây dựng tài liệu Hướng dẫn học được thực hiện theo nguyên tắc như sau: - Về nội dung, tài liệu Hướng dẫn học các môn học được biên soạn theo các chủ đề tích hợp để có thể tổ chức hoạt động học tích cực và tự lực của học sinh. Hoạt động học mỗi chủ đề có thể và cần phải được thực hiện một cách linh hoạt ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ở nhà và cộng đồng. Số tiết phân phối cho mỗi chủ đề là số tiết dành để tổ chức các hoạt động trên lớp, cùng với các hoạt động học ở ngoài lớp học tạo thành chuỗi hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng. Đối với các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Hoạt động giáo dục, ngoài các chủ đề tích hợp trong các phân môn, có một số chủ đề tích hợp liên môn được xây dựng từ các nội dung dạy học trùng nhau hoặc có liên quan chặt chẽ với nhau trong các phân môn. - Về phương pháp dạy học, tài liệu Hướng dẫn học được biên soạn theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thể hiện ở các hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Trong mỗi chủ đề, các hoạt động học được thiết kế theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học được sử dụng, phù hợp với đặc thù môn học và nội dung học tập. Tuy có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung chuỗi hoạt động học của mỗi chủ đề đều phải tuân theo con đường nhận thức chung là: từ một vấn đề mới đòi hỏi phải học thêm kiến thức, kĩ năng mới để giải quyết; có thêm kiến thức, kĩ năng mới cần tiếp tục tìm tòi, mở rộng và vận dụng vào thực tiễn; khi vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn lại nảy sinh vấn đề mới... Theo tiến trình đó, mỗi hoạt động học, học sinh được giao một nhiệm vụ học tập cụ thể để có thể tự học một cách tích cực, tự lực và sáng tạo, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ và toàn lớp. - Về đánh giá, mỗi hoạt động học của học sinh được biên soạn trong tài liệu Hướng dẫn học đều phải thể hiện rõ sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh, giáo viên quan sát, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải để có biện pháp hỗ trợ phù hợp; hướng dẫn học sinh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhận xét, đánh giá quá trình và sản phẩm học tập của học sinh, qua đó đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh. 2.2. Mô hình cấu trúc bài học Trong mỗi bài học của tài liệu Hướng dẫn học của môn học/HĐGD luôn đảm bảo 5 hoạt động cơ bản sau: 13 a) Hoạt động khởi động Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Lưu ý: Nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh trong hoạt động "Khởi động"
Tài liệu đính kèm: