Chuyên đề 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN A. Lý thuyết: I. Các lỗi sai trong văn bản : -Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu) - Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách) - Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức ) - Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả ) II.Phong cách chức năng ngôn ngữ: 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: - Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm.đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. - Đặc trưng: + Giao tiếp mang tư cách cá nhân. + Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp. - Nhận biết: Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ. + Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, địa phương. 2 . Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: - Khái niệm: + Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich). Đặc trưng: + Tính thẩm mĩ. + Tính đa nghĩa. + Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả. 3 . Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): - Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. + Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi). Một số thể loại văn bản báo chí: + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả. + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có mộ cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc. 4 . Phong cách ngôn ngữ chính luận: - Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. - Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng. - Đặc trưng: + Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở. Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý. + Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch. + Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết. (Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta”Và “Xin lập khoa luật” ) 5 . Phong cách ngôn ngữ khoa học: - Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. + Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. - Đặc trưng + Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học. + Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập. + Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản). a/ Tính khái quát, trừu tượng. b/ Tính lí trí, lô gíc. c/ Tính khách quan, phi cá thể. 6 . Phong cách ngôn ngữ hành chính: - Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. - Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. - Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng: + Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường. VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng, + Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. III. Phương thức biểu đạt: 1.Tự sự (kể chuyện, tường thuật): - Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa. - Đặc trưng: + Có cốt truyện. + Có nhân vật tự sự, sự việc. + Rõ tư tưởng, chủ đề. + Có ngôi kể thích hợp. 2. Miêu tả: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả. 3.Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 4.Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết. 5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe. - Đặc trưng: a.Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận. b. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm . c.Các phương pháp thuyết minh : + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. + Phương pháp liệt kê. + Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân loại ,phân tích. 6. Hành chính – công vụ: -Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính. - Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương. IV. Các biện pháp tu từ từ vựng: 1. So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm. 2. Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.. . 3. Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. 4.Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. 5.Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. 6 Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự. 7. Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh. 8. Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước. B. THỰC HÀNH: 1. Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản: Ví dụ: Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản. “Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa...) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra. Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007) * Đối với dạng câu hỏi này, các em cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó từ ngữ nào được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì ? Xác định được nội dung rồi thì đặt tên cho văn bản. * Đối với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”. 2. Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản... Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi. Ví dụ: Đọc và trả lời các câu hỏi sau: Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó. Đoạn văn nháp: “... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”. * Với đề trên, ta trả lời như sau: - Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn - Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan - Dùng từ sai: đối địch; - Sai logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn c. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng. Ví dụ: *BÀI TẬP 1:Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau: “Chúng đem bom ngàn cân Dội lên trang giấy trắng Mỏng như một ánh trăng ngần Hiền như lá mọc mùa xuân” (Trang giấy học trò - Chính Hữu) Trả lời * Ta giải như sau: Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ là : - Ẩn dụ, đối lập và so sánh. - Ẩn dụ: hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như, hiền như - Tác dụng: khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả. *BÀI TẬP 2: Chỉ ra chỗ sai trong văn bản sau và sửa lại cho đúng. Nội dung của văn bản này nói về điều gì ? Hãy đặt tên cho văn bản. Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Mùa hè cũng là mùa lá rụng. Mùa hè cũng là khoảng thời gian lũ học trò được nghỉ ngơi sau một năm căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng mùa hè với học trò cuối cấp thật buồn đến lạ. Tuổi học trò của chúng tôi sẽ mãi mãi chỉ còn là kỷ niệm. Mai này áo trắng, tuổi thơ và những kỷ niệm sẽ chỉ còn trong ký ức mang theo suốt cả cuộc đời. Trả lời a. Lỗi sai: + Dùng từ không đúng nghĩa: “Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây”. Thay chữ “chùm cây” bằng “vòm cây”. + “Mùa hè cũng là mùa lá rụng”. Câu này sai logic nên có thể bỏ không sử dụng. b. Nội dung văn bản: nói về mùa hè và cảm xúc của học trò cuối cấp. c. Đặt tên cho văn bản: “Hè về” ; hoặc “Mùa hạ cuối” hoặc “Mùa hè trong tôi” BÀI TẬP 3:*Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Trả lời Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng: + Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: So sánh, nhân hóa, hiệp vần. + Tác dụng: Thể hiện bức tranh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Mặt trời được ví như hòn lửa đỏ đang lặn xuống biển nhường chỗ cho bóng đêm “đêm sập cửa”. Cách gieo vần chân “lửa”, “cửa”, “khơi”, “khơi” tạo nên sự uyển chuyển, mềm mại cho đoạn thơ *BÀI TẬP 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2013) a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? c. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của nó? Trả lời Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự sự, miêu tả. Nội dung chính của đoạn văn là: tả khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn. C - Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “phương tây đỏ rực như lửa cháy”; “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. - Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật nét đặc trưng riêng biệt của khung cảnh thiên nhiên ở miền quê báo hiệu một ngày tàn và tạo chất thơ cho tác phẩm. *CÁC DẠNG ĐỀ: ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. ...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...” (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. Trả lời: Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay Câu 2. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh. Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha. Câu 4.Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/tự sự. Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”), so sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt trăng”). Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ từ chuyện trồng cây sang khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ; lòng biết ơn công dưỡng dục sinh thành và nỗi lo sợ khi mẹ mất đi mình vẫn chưa nên người Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Câu 8. Tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Hai câu thơ không chỉ là hàm ý lòng biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. Đó là suy nghĩ của một người con chí hiếu. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. ĐỀ 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đức ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn tím ngát xa khơi Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng Chúng tôi coi thường gian nan Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn Ngày mai đảo sẽ nhô lên Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi Đảo à, đảo ơi! Đảo Thuyền Chài, 4 – 1982 (Trích Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo long lanh như ngọc dát. Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với những người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con- Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dìa, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một bà già cao tuổi, nhường chỗ cho một bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho hành khất,có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cấn bạo động cả hiểm họa khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm. (Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.36-37) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay? Câu 8. Anh/ Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Trả lời Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do Câu 2: Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh "trần trụi giữa trời" "chia nhau nỗi nhờ nhà", "chia nhau tin vui", "có người ngã trước miệng cá mập", "có người bị vùi dưới con bão dữ tợn". Câu 3: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Những quần đảo long lanh như ngọc dát" là biện pháp so sánh. - Hiệu quả: nhấn mạnh vẻ đẹp của những quần đảo và thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ
Tài liệu đính kèm: