Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn vật lý Phần I: Nhiệt học

doc 52 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1295Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn vật lý Phần I: Nhiệt học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn vật lý Phần I: Nhiệt học
	 PHẦN I: NHIỆT HỌC
I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1/ Nguyên lý truyền nhiệt: 
Nếu chỉ có hai vật trao đổi nhiệt thì:
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.
-Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khi thu vào.
2/ Công thức nhiệt lượng:
- Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên: Q = mc∆t (với ∆t = t2 - t1. Nhiệt độ cuối trừ nhiệt độ đầu)
- Nhiệt lượng của một vật tỏa ra để lạnh đi: Q = mc∆t (với ∆t = t1 - t2. Nhiệt độ đầu trừ nhiệt độ cuối)
- Nhiệt lượng tỏa ra và thu của các chất khi chuyển thể:
	+ Sự nóng chảy - Đông đặc: Q = mλ (λ là nhiệt nóng chảy)
	+ Sự hóa hơi - Ngưng tụ: Q = mL (L là nhiệt hóa hơi)
- Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy: 
	Q = mq (q năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu)
- Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua: Q = I2Rt
3/ Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
4/ Hiệu suất của động cơ nhiệt: H = 
5/ Một số biểu thức liên quan:
- Khối lượng riêng: D = 
- Trọng lượng riêng: d = 
- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng: P = 10m
- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 10D
II - PHẦN BÀI TẬP.
Bài 1: Người ta thả một thỏi đồng 0,4kg ở nhiệt độ 800C vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 180C. Hãy xác định nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k của nước là 4200J/Kg.K.
Hướng dẫn giải:
- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra để nguội đi từ 800C xuống t0C:
Q1 = m1.C1.(t1 - t) = 0,4. 380. (80 - t) (J)
- Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên từ 180C đến t0C:
Q2 = m2.C2.(t - t2) = 0,25. 4200. (t - 18) (J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt: 
Q1 = Q2
0,4. 380. (80 - t) = 0,25. 4200. (t - 18)
t ≈ 260C
Vậy nhiệt độ xảy ra cân bằng là 260C.
Bài 2: Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 360C. Tính khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 190C và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là 2500J/Kg.k.
Hướng dẫn giải:
- Theo bài ra ta biết tổng khối lượng của nước và rượu là 140
m1 + m2 = m m1 = m - m2 (1)
- Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Q1 = m1. C1 (t1 - t)
- Nhiệt lượng rượu thu vào: Q2 = m2. C2 (t - t2)
- Theo PTCB nhiệt: Q1 = Q2
m1. C1 (t1 - t) = m2. C2 (t - t2)
 m14200(100 - 36) = m22500 (36 - 19)
 268800 m1 = 42500 m2
 (2)
- Thay (1) vào (2) ta được: 268800 (m - m2) = 42500 m2
37632 - 268800 m2 = 42500 m2
 311300 m2 = 37632
 m2 = 0,12 (Kg)
- Thay m2 vào pt (1) ta được:
(1) m1 = 0,14 - 0,12 = 0,02 (Kg)
Vậy ta phải pha trộn là 0,02Kg nước vào 0,12Kg. rượu để thu được hỗn hợp nặng 0,14Kg ở 360C.
Bài 3: Người ta đổ m1(Kg) nước ở nhiệt độ 600C vào m2(Kg) nước đá ở nhiệt độ -50C. Khi có cân bằng nhiệt lượng nước thu được là 50Kg và có nhiệt độ là 250C . Tính khối lượng của nước đá và nước ban đầu. Cho nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/Kg.k. (Giải tương tự bài số 2)
Bài 4: Người ta dẫn 0,2 Kg hơi nước ở nhiệt độ 1000C vào một bình chứa 1,5 Kg nước đang ở nhiệt độ 150C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt. Biết nhiệt hóa hơi của nước L =2,3.106J/kg, cn = 4200 J/kg.K. 
 Hướng dẫn giải: 
Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2 Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước ở 1000C
Q1 = m1. L = 0,2 . 2,3.106 = 460000 (J)
Nhiệt lượng tỏa ra khi 0,2Kg nước ở 1000C thành nước ở t0C
Q2 = m1.C. (t1 - t) = 0,2. 4200 (100 - t)
Nhiệt lượng thu vào khi 1,5Kg nước ở 150C thành nước ở t0C
Q3 = m2.C. (t - t2) = 1,5. 4200 (t - 15)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q2 = Q3
460000 + 0,2. 4200 (100 - t) = 1,5. 4200 (t - 15)
6780t = 638500
t ≈ 940C
Tổng khối lượng khi xảy ra cân bằng nhiệt.
m = m1 + m2 = 0,2 + 1,5 = 1,7(Kg)
Bài 5: Có ba chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau và được trộn lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế. chúng có khối lượng lần lượt là m1=1kg, m2= 10kg, m3=5kg, có nhiệt dung riêng lần lượt là C1 = 2000J/Kg.K, C2 = 4000J/Kg.K, C3 = 2000J/Kg.K và có nhiệt độ là t1 = 60C, t2 = -400C, t3 = 600C.
a/ Hãy xác định nhiệt độ của hỗn hợp khi xãy ra cân bằng.
b/ Tính nhiệt lượng cần thiết để hỗn hợp được nóng lên thêm 60C. Biết rằng khi trao đổi nhiệt không có chất nào bị hóa hơi hay đông đặc.
Hướng dẫn giải:
a/ Giả sử rằng, thoạt đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau ta thu được một hỗn hợp ở nhiệt độ t < t3 ta có pt cân bằng nhiệt:
m1C1(t1 - t) = m2C2(t - t2)
	(1)
Sau đó ta đem hỗn hợp trên trôn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất ở nhiệt độ t' (t < t' < t3) ta có phương trình cân bằng nhiệt:
(m1C1 + m2C2)(t' - t) = m3C3(t3 - t')	(2)
Từ (1) và (2) ta có:
Thay số vào ta tính được t' ≈ -190C
b/ Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của hỗn hợp lên 60C:
Q = (m1C1 + m2C2 + m3C3) (t4 - t') = 1300000(J)
Bài 6: Một thỏi nước đá có khối lượng 200g ở -100C.
a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 1000C.
b/ Nếu bỏ thỏi nước đá trên vào một xô nước bằng nhôm ở 200C. Sau khi cân bằng nhiệt ta thấy trong xô còn lại một cục nước đá có khối lượng 50g. tính lượng nước đã có trong xô lúc đầu. Biết xô có khối lượng 100g, cđ = 1800J/kg.k, λ = 3,4.105J/kg, cn = 4200 J/kg.K, cnh= 880J/kg.k, L =2,3.106J/kg .
Hướng dẫn giải:
a/ Nhiệt lượng nước đá thu vào để tăng nhiệt độ từ -100C đến 00C
Q1 = m1C1(t2 - t1) = 3600(J)
Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 00C
Q2 = m1.λ = 68000 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 00C đến 1000C
Q3 = m1C2(t3 - t2) = 84000(J)
Nhiệt lượng nước thu vào để hóa hơi hoàn toàn ở 1000C
Q4 = m1.L = 460000(J)
Nhiệt lượng cần cung cấp trong suốt quá trình:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 615600(J)
b/ Gọi m' là lượng nước đá đã tan: m' = 200 - 50 = 150g = 0,15Kg
Do nước đá tan không hết nên nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 00C. 
Nhiệt lượng mà m' (Kg) nước đá thu vào để nóng chảy:
Q' = m'λ = 51000 (J)
Nhiệt lượng do m'' Kg nước và xô nhôm tỏa ra để giảm xuống từ 200C đến 00C
Q" = (m"C2 + mnhCnh)(20 - 0)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Q" = Q' + Q1 hay:
(m"C2 + mnhCnh)(20 - 0) = 51000 + 3600
m" = 0,629 (Kg)
Bài 7: Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở 1000C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở 100C. Kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên 420C và khối lượng nước trong nhhiệt kế tăng thêm 0,020kg. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm này? Biết nhiệt dung riêng và nhiệt hoa hơi của nước là cn = 4200 J/kg.K, L =2,3.106J/kg
Hướng dẫn giải:
Nhiệt lượng mà 0,35kg nước thu vào:
Q Thu vào = m.C.(t2 - t1) ≈ 46900(J)
Nhiệt lượng mà 0,020Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước
Q1 = m.L = 0,020L
Nhiệt lượng mà 0,020Kg nước ở 1000C tỏa ra khi hạ xuống còn 420C
Q 2 = m'.C.(t3 - t2) ≈ 4860(J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
Q Thu vào = Q1 + Q 2 hay:
46900 = 0,020L + 4860
L = 21.105 (J/Kg)
Bài 8: Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 2Kg nước ở 200C, bình thứ hai chứa 4Kg nước ở 600C. Người ta rót một ca nước từ bình 1 vào bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót một ca nước từ bình 2 sang bình 1 để lượng nước trong hai bình như lúc đầu. Nhiệt độ ở bình 1 sau khi cân bằng là 21,950C. 
a/ Xác định lượng nước đã rót ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng ở bình 2.
b/ Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ hai, tìm nhiệt độ cân bằng ở mỗi bình.
Hướng dẫn giải:
a/ Giả sử khi rót lượng nước m từ bình 1 sang bình 2, nhiệt độ cân bằng của bình 2 là t nên ta có phương trình cân bằng:
m.(t - t1) = m2.(t2 - t) 	(1)
Tương tự lần rót tiếp theo nhiệt độ cân bằng ở bình 1 là t' = 21,950C và lượng nước trong bình 1 lúc này chỉ còn (m1 - m) nên ta có phương trình cân bằng:
m.(t - t') = (m1 - m).(t' - t1) 	(2)
Từ (1) và (2) ta có pt sau:
m2.(t2 - t) = m1.(t' - t1)
	(3)
Thay (3) vào (2) tính toán ta rút phương trình sau:
	(4)
Thay số vào (3) và (4) ta tìm được: t = 590C và m = 0,1 Kg.
b/ Lúc này nhiệt độ của bình 1 và bình 2 lần lượt là 21,950C và 590C bây giờ ta thực hiện rót 0,1Kg nước từ bình 1 sang bình 2 thì ta có thể viết được phương trình sau:
m.(T2 - t') = m2.(t - T2)
Bây giờ ta tiếp tục rót từ bình 2 sang bình 1 ta cũng dễ dàng viết được phương trình sau:
m.(T1 - T2) = (m1 - m).(t - T1)
Bài 9: Bếp điện có ghi 220V-800W được nối với hiệu điện thế 220V được dùng để đun sôi 2lít nước ở 200C. Biết hiệu suất của bếp H = 80% và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
a/ Tính thời gian đun sôi nước và điện năng tiêu thụ của bếp ra Kwh.
b/ Biết cuộn dây có đường kính d = 0,2mm, điện trở suất được quấn trên một lõi bằng sứ cách điện hình trụ tròn có đường kính D = 2cm. Tính số vòng dây của bếp điện trên.
Hướng dẫn giải:
a/ Gọi Q là nhiệt lượng mà nước thu vào để nóng lên từ 200C đến 1000: Q = m.C.∆t
Gọi Q' là nhiệt lượng do dòng điện tỏa ra trên dây đốt nóng Q' = R.I2.t = P. t
Theo bài ra ta có: 
Điện năng tiêu thụ của bếp: A = P. t = 233,33 (Wh) = 0,233 (Kwh)
b/ Điện trở của dây: (1)
Mặt khác: (2)
Từ (1) và (2) ta có: 
Bài 10: Cầu chì trong mạch điện có tiết diện S = 0,1mm2, ở nhiệt độ 270C. Biết rằng khi đoản mạch thì cường độ dòng điện qua dây chì là I = 10A. Hỏi sau bao lâu thì dây chì đứt? Bỏ qua sụ tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh và sự thay đổi điện trở, kích thước dây chì theo nhiệt độ. cho biết nhiệt dung riêng, điện trỏe suất, khối lượng riêng, nhiệt nóng chảy và nhiệt độ nóng chảy của chì lần lượt là: C = 120J/kg.K; ; D = 11300kg/m3; ; tc=3270C.
Hướng dẫn giải:
Gọi Q là nhiệt lượng do dòng điện I tỏa ra trong thời gian t, ta có:
Q = R.I2.t = ( Với l là chiều dài dây chì)
Gọi Q' là nhiệt lượng do dây chì thu vào để tăng nhiệt độ từ 270C đến nhiệt độ nóng chảy tc = 3270C và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy, ta có
Q' = m.C.∆t + mλ = m(C.∆t + λ) = DlS(C.∆t + λ) với (m = D.V = DlS)
 Do không có sự mất mát nhiệt nên:
Q = Q' hay: = DlS(C.∆t + λ)
PHẦN II: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC - VẬN TỐC
I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
1. VẬN TỐC LÀ MỘT ĐẠI LƯỢNG VÉC - TƠ:
a. Thế nào là một đại lượng véc – tơ:
- Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vec tơ.
 b. Vận tốc có phải là một đại lượng véc – tơ không:
- Vận tốc lầ một đại lượng véc – tơ, vì:
+ Vận tốc có phương, chiều là phương và chiều chuyển động của vật.
+ Vận tốc có độ lớn, xác định bằng công thức: v = .
 c. Ký hiệu của véc – tơ vận tốc: 	v (đọc là véc – tơ “vê” hoặc véc – tơ vận tốc )
2. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN NHỚ TRONG CHUYỂN ĐỘNG TƯƠNG ĐỐI:
a. Công thức tổng quát tính vận tốc trong chuyển động tương đối :
v13 = 	v12 + 	v23
v = 	v1 + v2
Trong đó:	+ v13 (hoặc v ) là véc tơ vận tốc của vật thứ 1 so với vật thứ 3
+ v13 (hoặc v) là vận tốc của vật thứ 1 so với vật thứ 3
 + v12 (hoặc v1 ) là véc tơ vận tốc của vật thứ 1 so với vật thứ 2
 + v12 (hoặc v1) là vận tốc của vật thứ 1 so với vật thứ 2
 + v23 (hoặc v2 ) là véc tơ vận tốc của vật thứ 2 so với vật thứ 3
 + v23 (hoặc v2) là vận tốc của vật thứ 2 so với vật thứ 3
b. Một số công thức tính vận tốc tương đối cụ thể:
b.1. Chuyển động của thuyền, canô, xuồng trên sông, hồ, biển:
Bờ sông ( vật thứ 3)
	Nước (vật thứ 2)
	 Thuyền, canô (vật thứ 1)	
* KHI THUYỀN, CA NÔ XUỒNG CHUYỂN ĐỘNG XUÔI DÒNG:
Vận tốc của thuyền, canô so với bờ được tính bằng 1 trong 2 cặp công thức sau:
 	vcb = vc + vn	
	 	 = vc + vn	( Với t là thời gian khi canô đi xuôi dòng )
	Trong đó: 	
	+ vcb là vận tốc của canô so với bờ
	+ vcn (hoặc vc) là vận tốc của canô so với nước
	+ vnb (hoặc vn) là vận tốc của nước so với bờ
	* Lưu ý: 	- Khi canô tắt máy, trôi theo sông thì vc = 0
	vtb = vt + vn	
	 	 = vc + vn	( Với t là thời gian khi thuyền đi xuôi dòng )
	Trong đó:
	+ vtb là vận tốc của thuyền so với bờ
	+ vtn (hoặc vt) là vận tốc của thuyền so với nước
	+ vnb (hoặc vn) là vận tốc của nước so với bờ
	* KHI THUYỀN, CA NÔ, XUỒNG CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC DÒNG:
Tổng quát: v = vlớn - vnhỏ
Vận tốc của thuyền, canô so với bờ được tính bằng 1 trong 2 cặp công thức sau:
	vcb 	 = vc - vn	(nếu vc > vn)
	 	 = vc - vn	( Với t’ là thời gian khi canô đi ngược dòng )
	vtb 	 = vt - vn	(nếu vt > vn)
	 	 = vc - vn	( Với t’ là thời gian khi canô đi ngược dòng )
b.2. Chuyển động của bè khi xuôi dòng:
	vBb 	 = vB + vn
	 	 = vB + vn 	 ( Với t là thời gian khi canô đi xuôi dòng )
Trong đó: 	
	+ vBb là vận tốc của bè so với bờ; 	(Lưu ý: vBb = 0)
	+ vBn (hoặc vB) là vận tốc của bè so với nước 
	+ vnb (hoặc vn) là vận tốc của nước so với bờ
b.3. Chuyển động xe (tàu ) so với tàu:
	 	Tàu (vật thứ 3)	Tàu thứ 2 (vật thứ 3)	
	Đường ray ( vật thứ 2)	Đường ray ( vật thứ 2)
	Xe ( vật thứ 1)	 	 tàu thứ 1 ( vật thứ 1)
	* KHI HAI VẬT CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU:
	vxt = vx +	 vt	
	Trong đó: 	
	+ vxt là vận tốc của xe so với tàu
	+ vxđ (hoặc vx) là vận tốc của xe so với đường ray
	+ vtđ (hoặc vt) là vận tốc của tàu so với đường
	* KHI HAI VẬT CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU:
	vxt = vxđ - vtđ 	hoặc	vxt = vx -	 vt ( nếu vxđ > vtđ ; vx > vt)
	vxt = vtđ - vxđ 	hoặc	vxt = vt -	 vx ( nếu vxđ < vtđ ; vx < vt)
b.4. Chuyển động của một người so với tàu thứ 2:
* Khi người đi cùng chiều chuyển động với tàu thứ 2: vtn = vt + vn
* Khi người đi ngược chiều chuyển động với tàu thứ 2: vtn = vt - vn ( nếu vt > vn)
Lưu ý: Bài toán hai vật gặp nhau:
- Nếu hai vật cùng xuất phát tại một thời điểm mà gặp nhau thì thời gian chuyển động bằng nhau: t1= t2=t
- Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì tổng quãng đường mà mỗi vật đi được bằng khoảng cách giữa hai vật lúc ban đầu: S = S1 + S2
- Nếu hai vật chuyển động cùng chiều thì quãng đường mà vật thứ nhất (có vận tốc lớn hơn) đã đi trừ đi quãng đường mà vật thứ hai đã đi bằng khoảng cách của hai vật lúc ban đầu: S = S1 - S2
II - BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1: Lúc 7h một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi xe đạp cũng khởi hành từ A về B với vận tốc 12km/h.
a. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Lúc gặp cách A bao nhiêu?
b. Lúc mấy giờ hai người cách nhau 2km?
Hướng dẫn giải:
a/ Thời điểm và vị trí lúc hai người gặp nhau:
- Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đi bộ đến khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C.
- Quãng đường người đi bộ đi được: S1 = v1t = 4t 	(1)
- Quãng đường người đi xe đạp đi được: S2 = v2(t-2) = 12(t - 2) 	(2)
- Vì cùng xuất phát tại A đến lúc gặp nhau tại C nên: S1 = S2
- Từ (1) và (2) ta có: 4t = 12(t - 2) 4t = 12t - 24 t = 3(h)
- Thay t vào (1) hoặc (2) ta có: (1) S1 = 4.3 =12 (Km)
 (2) S2 = 12 (3 - 2) = 12 (Km)
Vậy: Sau khi người đi bộ đi được 3h thì hai người gặp nhau và cách A một khoảng 12Km và cách B 12Km.
b/ Thời điểm hai người cách nhau 2Km.
- Nếu S1 > S2 thì: 
S1 - S2 = 2 4t - 12(t - 2) = 2 4t - 12t +24 =2 t = 2,75 h = 2h45ph.
- Nếu S1 < S2 thì: 
S2 - S1 = 2 12(t - 2) - 4t = 2 12t +24 - 4t =2 t = 3,35h = 3h15ph.
Vậy: Lúc 7h + 2h45ph = 9h45ph hoặc 7h + 3h15ph = 10h15ph thì hai người đó cách nhau 2Km.
Bài 2: Lúc 9h hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96km đi ngược chiều nhau. Vận tốc xe đi từ A là 36km/h, vận tốc xe đi từ A là 28km/h.
a. Tính khoảng cách của hai xe lúc 10h.
b. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
Hướng dẫn giải:
a/ Khoảng cách của hai xe lúc 10h.
- Hai xe khởi hành lúc 9h và đến lúc 10h thì hai xe đã đi được trong khoảng thời gian t = 1h
- Quãng đường xe đi từ A: S1 = v1t = 36. 1 = 36 (Km)
- Quãng đường xe đi từ B: S2 = v2t = 28. 1 = 28 (Km)
- Mặt khác: S = SAB - (S1 + S2) = 96 - (36 + 28) = 32(Km)
Vậy: Lúc 10h hai xe cách nhau 32Km.
b/ Thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau:
- Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đi bộ đến khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C.
- Quãng đường xe đi từ A đi được: S1 = v1t = 36t 	(1)
- Quãng đường xe đi từ B đi được: S2 = v2t = 28t 	(2)
- Vì cùng xuất phát một lúc và đi ngược chiều nhau nên: SAB = S1 + S2
- Từ (1) và (2) ta có: 36t + 28t = 96 t = 1,5 (h)
- Thay t vào (1) hoặc (2) ta có: (1) S1 = 1,5.36 = 54 (Km)
 (2) S2 = 1,5. 28 = 42 (Km)
Vậy: Sau khi đi được 1,5h tức là lúc 10h30ph thì hai xe gặp nhau và cách A một khoảng 54Km và cách B 42Km.
Bài 3: Cùng một lúc hai xe gắn máy cùng xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chúng chuyển động thẳng đều và đi cùng chiều nhau từ A đến B. Xe thứ nhất xuất phát từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40km/h. 
a. Tính khoảng cách của hai xe sau khi chúng đi được 1h.
b. Sau khi xuất phát được 1h, xe thứ nhất bắt đầu tăng tốc và đạt vận tốc 60km/h. Hãy Xác định thời điểm và vị trí hai người gặp nhau.
Hướng dẫn giải:
a/ Khoảng cách của hai xe sau 1h.
- Quãng đường xe đi từ A: S1 = v1t = 30. 1 = 30 (Km)
- Quãng đường xe đi từ B: S2 = v2t = 40. 1 = 40 (Km)
- Mặt khác: S = S1 + S2 = 30 + 40 = 70 (Km)
Vậy: Sau 1h hai xe cách nhau 70Km.
b/ Thời điểm và vị trí lúc hai người gặp nhau:
- Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đi bộ đến khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C.
- Quãng đường xe đi từ A đi được: S1 = v1t = 60t 	(1)
- Quãng đường xe đi từ B đi được: S2 = v2t = 40t 	(2)
- Vì sau khi đi được 1h xe thứ nhất tăng tốc nên có thể xem như cùng xuất một lúc và đến lúc gặp nhau tại C nên: S1 = 30 + 40 + S2
- Từ (1) và (2) ta có: 60t = 30 +40 +40t t = 3,5 (h)
- Thay t vào (1) hoặc (2) ta có: (1) S1 = 3,5. 60 = 210 (Km)
 (2) S2 = 3,5. 40 = 140 (Km)
Vậy: Sau khi đi được 3,5 h thì hai người gặp nhau và cách A một khoảng 210 + 30 = 240Km và cách B 140 + 40 = 180Km.
Bài 4: Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi là 5km/h, nhưng khi đi được 1/3 quãng đường thì được bạn đèo bằng xe đạp đi tiếp với vận tốc 12km/h do đó đến xớm hơn dự định là 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng đường thì mất bao lâu?
Hướng dẫn giải:
Gọi S1, S2 là quãng đường đầu và quãng đường cuối.
v1, v2 là vận tốc quãng đường đầu và vận tốc trên quãng đường cuối 
t1, t2 là thời gian đi hết quãng đường đầu và thời gian đi hết quãng đường cuối 
v3, t3 là vận tốc và thời gian dự định.
Theo bài ra ta có: v3 = v1 = 5 Km/h; S1 = ; S2 = ; v2 = 12 Km
Do đi xe nên người đến xớm hơn dự định 28ph nên: 	(1)
Mặt khác: 	(2)
	(3)
và: 
Thay (2) vào (3) ta có: 
So sánh (1) và (4) ta được: 
Vậy: nếu người đó đi bộ thì phải mất 1h12ph.
Bài 5: Một canô chạy trên hai bến sông cách nhau 90km. Vận tốc của canô đối với nước là 25km/h và vận tốc của dòng nước là 2km/h.
a. Tính thời gian canô ngược dòng từ bến nọ đến bến kia.
b.Giả sử không nghỉ ở bến tới. Tính thời gian đi và về?
Hướng dẫn giải:
a/ Thời gian canô đi ngược dòng:
Vận tốc của canô khi đi ngược dòng: vng = vcn - vn = 25 - 2 = 23 (Km)
Thời gian canô đi: 
b/ Thời gian canô xuôi dòng:
Vận tốc của canô khi đi ngược dòng: vx = vcn + vn = 25 + 2 = 27 (Km)
Thời gian cả đi lẫn về: t = tng + tx = 7h14ph24giây
Bài 6: Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: Hàng các vận động viên chạy và hàng các vận động viên đua xe đạp. Các vận động viên chạy với vận tốc 6 m/s và khoảng cách giữa hai người liên tiếp trong hàng là 10 m; còn những con số tương ứng với các vận động viên đua xe đạp là 10 m/s và 20m. Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vận động viên đua xe đạp vượt qua một vận động viên chạy? Hỏi sau một thời gian bao lâu, một vận động viên đua xe đang ở ngang hàng một vận động viên chạy đuổi kịp một vận động viên chạy tiềp theo?. 
Hướng dẫn giải:
- Gọi vận tốc của vận động viên chạy và vận động viên đua xe đạp là: v1, v2 (v1> v2> 0). Khoảng cách giữa hai vận động viên chạy và hai vận động viên đua xe đạp là l1, l2 (l2>l1>0). Vì vận động viên chạy và vận động viên đua xe đạp chuyển động cùng chiều nên vận tốc của vận động viê đua xe khi chộn vận động viên chạy làm mốc là: 
v21= v2 - v1 = 10 - 6 = 4 (m/s).
- Thời gian hai vận động viên đua xe vượt qua một vận động viên chạy là: (s)
- Thời gian một vận động viên đua xe đạp đang ở ngang hàng một vận động viên chạy đuổi kịp một vận động viên chạy tiếp theo là: (s)
Bài 7: Xe 1 và 2 cùng chuyển động trên một đường tròn với vận tốc không đổi. Xe 1 đi hết 1 vòng hết 10 phút, xe 2 đi một vòng hết 50 phút. Hỏi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi_duong_HSG_Li_9.doc