Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 12 - Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 12 - Bài 3: Các nước Đông Bắc Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập Lịch sử lớp 12 - Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
CHƯƠNG III: CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LA - TINH (1945 – 2000)
BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 
I. NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
- Đông Bắc Á làp khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước năm 1939, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). Sau năm 1945 có nhiều biến chuyển:
- Tháng 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời. Cuối thập niên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan).
- Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam (8/1948) và CHDCNH Triều Tiên ở phía Bắc (9/1948). Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới phân chia hai nhà nước trên bán đảo.
- Gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế do hậu quả của chế độ thuộc địa và chiến tranh. Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong “bốn con rồng châu Á” thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan), còn Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Riêng Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
*Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á
* Sự biến đổi về mặt chính trị
 - Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là: 
+ Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) 
+ Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (5/1948) 
+ Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9/1948). 
+ Dân chủ hoá nước Nhật. 
- Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh lạnh”. 
+ Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu. 
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu. 
+ Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận trước đó với Liên Xô,... 
* Sự biến đổi về mặt kinh tế: Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đời sống của nhân dân được cải thiện. 
+ Hiện nay “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 nước là: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. Còn Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 
+ Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc,... 
+ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xây dựng đất nước. 
II. TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
a. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
- Tiền đề cách mạng
+ Chủ quan: Sau cuộc kháng Nhật thành công (1945), lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải phóng chiếm ¼ đất đai và dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao. 
+ Khách quan: Sự giúp đỡ cuả Liên Xô về kinh tế và quân sự. Liên Xô chuyển giao vùng Quảng Châu, giúp đỡ vũ khí cho chính quyền Cách mạng đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng thế giới. 
+ Nguyên nhân trực tiếp: Tưởng Giới Thạch cấu kết với Mĩ phát động nội chiến giũa hai Đảng Quốc dân và Cộng Sản. 
- Diễn biến cuộc nội chiến (được chia làm 2 giai đoạn) 
+ Ngày 20/07/1946, Tưởng Giới Thạch tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào các vùng giải phóngphát động nội chiến. 
+ Giai đoạn phòng ngự về chiến lược (từ 7/1946 - 6/1947): Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, sau đó chuyển sang phản công và giải phóng toàn bộ lục địa Trung Quốc. 
+ Giai đoạn phản công (từ tháng 6/1947 đến 4/1949) 
w Quân cách mạng phản công, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, quân giải phóng vượt sông Hoàng Hà giải phóng Trung Nguyên tiến vào nơi ngự trị cuả quân Tưởng. 
w Cuối năm 1948 – đầu năm 1949 mở 3 chiến lược lớn, tiêu diệt 1 triệu 540 ngàn quân Tưởng. 
w Ngày 21/4/1949, vượt sông Trường Giang. 
w Ngày 23/4/1949, giải phóng được Nam Kinh, nền thống trị cuả tập đoàn Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ. 
w Cuối năm 1949, Đảng Quốc dân thất bại phải bỏ chạy ra Đài Loan. Sau hơn một năm, tiêu diệt được hơn 1.112.000 quân Tưởng và phát triển lực lượng lên đến 2 triệu người. 
w Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
*Nguyên nhân thắng lợi
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 
+ Tinh thần ái quốc, căm thù bè lũ Tưởng Giới Thạch của đại bộ phận nhân dân Trung Quốc. 
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu hi sinh anh dũng của nhân dân Trung Quốc. 
+ Sự giúp đỡ của Liên Xô. 
*Ý nghĩa
+ Trong nước: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc; xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH. 
 + Thế giới: Tăng cường lực lượng trong hệ thống XHCN, ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
*Tính chất của cuộc Cách mạng Trung Quốc (1946 – 1949). Cuộc cách mạng Trung Quốc (1946 – 1949) là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ bởi vì:
- Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng. 
- Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc. 
- Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch. 
- Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945).
b. Mười năm đầu xây dựng CNXH: Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục. 
* Về kinh tế
- Giai đoạn 1950 – 1952: thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách dân chủ, phát triển văn hóa, giáo dục.
- Giai đoạn 1953 – 1957: Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kết quả tổng sản lượng công, nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần. Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Nhờ nổ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm đã hoàn thành thắng lợi. Bộ mặt đất nước có những thay đổi rõ rệt.
* Về đối ngoại: Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hóa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Ngày 18/01/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
2. Trung Quốc – hai mươi năm không ổn định (1959 – 1978) 
a. Về đối nội
- Kinh tế: thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” (“Đường lối chung”, “Đại nhảy vọt”, “Công xã nhân dân”) của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng nhanh chóng xây dựng thành công CNXH nhưng đã gây nên nạn đói nghiêm trọng trong cả nước, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất ngừng trệ, đất nước không ổn định.
- Chính trị: Không ổn định. Năm 1959, Lưu Thiếu Kì được cử làm Chủ tịch nước, Mao Trạch Đông làm Chủ tịch Đảng Cộng sản. Nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc bất đồng gay gắt về đường lối, tranh giành quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1968), để lại những hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với nhân dân Trung Quốc.
b. Về đối ngoại: 
- Ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh GPDT của nhân dân Á, Phi và Mỹ la tinh.
- Xung đột biên giới với Ấn Độ (1962) và Liên Xô (1969).
- Tháng 2/1972, Tổng thống Mĩ Nixon sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu giữa hai nước.
3. Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 – 2000)
Tháng 12/1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc. Đến Đại hội XIII (10.1987), được nâng lên thành Đường lối chung của Đảng.
Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc: 
+ Con đường xã hội chủ nghĩa. 
+ Chuyên chính dân chủ nhân dân. 
+ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. 
+ Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
a. Về kinh tế
 	- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8%/năm), năm 2000 GDP của Trung Quốc đạt 1080 tỉ USD, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; 15/10/2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian, Trung Quốc trở thành nước thứ 3 trên thế giới phóng tàu có người láy bay vào vũ trụ ).
b. Về đối ngoại
- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia.
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. 
- Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông (7/1997), Ma Cao (12/1999). Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng đến nay vẩn còn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này.
* Ý nghĩa: 
- Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách, mở cửa đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách đất nước Trung Quốc, làm tăng cường sức mạnh và vị thế quốc tế của Trung Quốc.
- Là bài học quý báu cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó có Việt Nam.
4. Lãnh thổ Đài Loan
- Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km², dân số 22 triệu người (năm 2000). 
- Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc. 
- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội: 
+ Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế - xã hội đạt được một số thành tựu bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mĩ. 
+ Những năm 60: Đài Loan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”. 
- Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm. 
III. BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN
a. Hoàn cảnh lịch sử 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), theo sự thỏa thuận của năm cường quốc (Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc) họp tại Mátxcơva (12/1945). 
- Xây dựng một nước Triều Tiên độc lập. 
- Quân đội Liên Xô sẽ đóng tại phía Bắc vĩ tuyến 38º, phía Nam là quân đội Mĩ. Song việc thành lập chính phủ chung cho cả hai nước không được thực hiện. 
- Tháng 5/1948, ở miền Nam tiến hành bầu cử quốc hội thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc). 
- Tháng 9/1948, miền Bắc tuyên bố thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Cuối năm 1948, quân đội Liên Xô rút ra khỏi miền Bắc. 
- Năm 1950, cuộc chiến tranh lớn giữa hai miền đã nổ ra kéo dài 3 năm (1950 – 1953). Đến tháng 7/1953, hai bên đã kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 38º làm ranh giới quân sự giữa hai miền Bắc, Nam. Từ đó, hai miền Nam, Bắc trở thành hai quốc gia theo những định hướng phát triển khác nhau. 
b. Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên: Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc - Hàn Quốc), Bắc Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) 
* Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc - Hàn Quốc)
- Chế độ chính trị: Tư bản chủ nghĩa
- Lãnh đạo: Lý Thừa Vãn 
- Những khó khăn khi bước vào xây dựng đất nước
+ Chính trị không ổn định. 
+ GDP bình quân đầu người thấp (đạt 83 USD năm 1961)
- Thành tựu: 
- Kinh tế - Xã hội có sự thay đổi từ thập niên 60 của thế kỉ XX : 
+ Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 8%. 
+ Từ năm 1962 đến năm 1991, GNP tăng 130 lần CHDCND Triều Tiên. 
+ Cơ cấu kinh tế thay đổi : Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân giảm 36,6 % xuống 5% GNP), công nghiệp tăng (24,1 % lên 50%). 
+ Có nền công nghiệp phát triển, nông nghiệp tiên tiến, cơ sở hạ tầng hiện đại, xã hội thông tin cao (hệ thống đường cao tốc phát triển với 1720 km (năm 1998), mạng lưới tàu điện ngầm ở thủ đô đứng thứ 6 thế giới...) 
+ Là một trong 4 “con rồng kinh tế” châu Á và là một nước công nghiệp mới (NIC). 
+ Văn hoá, giáo dục tiên tiến (Giáo dục bắt buộc từ 6 đến 12 tuổi). 
* Bắc Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên)
- Chế độ chính trị: Chủ nghĩa xã hội 
- Lãnh đạo: Kim Nhật Thành 
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và thành tựu : Thực hiện kế hoạch 3 năm (1954 – 1956) và nhiều kế hoạch dài hạn.
+ Điện khí hoá cả nước. 
+ Có nền công nghiệp nặng (sản xuất ô tô, máy kéo, toa xe,...) 
+ Cơ sở hạ tầng phát triển (đường xá hiện đại, thủ đô, có tàu điện ngầm, nhiều tòa nhà chọc trời...) 
+ Văn hoá – giáo dục có bước phát triển đáng kể (1999 : xoá nạn mù chữ, chế độ giáo dục bắt buộc 10 năm. 
- Đặc điểm của nền kinh tế
+ Nền kinh tế mang tính kế hoạch và tập trung cao độ nhà nước. 
+ Đất nông nghiệp được tập thể hoá. 
+ Công nghiệp nặng được chú trọng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng. 
+ Những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế : kinh tế vẫn gặp khó khăn (mặc dù tuyên bố mở cửa từ năm 1995, đất nước đối mặt với nạn khan hiếm lương thực,...) 
c. Quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc bán đảo Triều Tiên
- Hai nước trên bán đảo ra đời năm 1948. 
- Từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX, quan hệ giữa hai miền là đối đầu. Song nguyện vọng nhân dân hai miền là thống nhất đất nước. 
- Từ những năm 70, đặc biệt khi chấm dứt chiến tranh lạnh, hai miền bước vào thời kì đối thoại. 
- Những sự kiện chứng tỏ hai miền bước vào đối thoại là 
+ Năm 1990, các nhà lãnh đạo nhất trí 
• Xoá bỏ tình trạng đối đầu về kinh tế, quân sự. 
• Tiến hành hợp tác nhiều mặt. 
+ Tháng 6/2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của 2 nước có 1 cuộc gặp gỡ tại Bình Nhưỡng kí hiệp định hoà hợp. 
**So sánh công cuộc cải tổ của Liên Xô và cải cách của Trung Quốc. Rút ra bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
- Khi Liên Xô và Trung Quốc bị khủng hoảng về công cuộc xây dựng CNXH, để sữa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Liên Xô tiến hành cải tổ (3-1985), gắn với sự kiện Goócbachốp lên cầm quyền, tiến hành công cuộc cải tổ. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa (12-1978)
- Điểm giống
+ Thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.
+ Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường XHCN có sự điều tiết của Nhà nước...
+ Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
- Điểm khác
+ Liên Xô chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhưng chưa làm được gì. Trung Quốc cải cách – mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
+ Liên Xô thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai. Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc:
Con đường xã hội chủ nghĩa. 
Chuyên chính dân chủ nhân dân. 
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. 
Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Kết quả:
+ Trung Quốc sau 20 năm đổi mới kinh tế phát triển nhanh, chính trị ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao.
+ Liên Xô: sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin, nên đất nước khủng hoảng, rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo. Tháng 12 – 1990 cải tổ thất bại, đến ngày 25 – 12 – 1991, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô sụp đổ.
- Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam
+ Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu CNXH, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp.
+ Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Nắm vững nguyên lí chủ nghĩa nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy dân làm gốc...
+ Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 3 Các nước đông bắc á.docx