Tài liệu môn Đánh giá, kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Nguyễn Ngọc Thảo

pdf 21 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu môn Đánh giá, kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Nguyễn Ngọc Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu môn Đánh giá, kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Nguyễn Ngọc Thảo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI 
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON 
---------- 
MÔN: ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP 
MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 
 Thực hiện: Nguyễn Ngọc Thảo – CĐTHB-K38 
 Mã SV: 2113130143 
Đồng Nai – Tháng 1/2016 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
2 
ĐỀ THI LỚP 2 – HKI 
BÔNG HOA NIỀM VUI 
Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông 
cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. 
Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau. 
Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay 
định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi 
người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa. 
Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi 
nói: 
- Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng. Cô giáo đã hiểu. 
Cô ôm em vào lòng: 
- Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của 
em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo. 
Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà 
trường một khóm hoa cúc đại đoá màu tím đẹp mê hồn. 
 Phỏng theo XU-KHOM-LIN-XKI 
Đề: Em hãy đọc thầm bài đọc “Bông hoa niềm vui” và làm các bài tập sau: 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 10. 
Câu 1: Mới sáng sớm tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? 
a. Ngắm những bông hoa cúc. 
b. Tìm những bông cúc màu xanh. 
c. Ngắt hoa trong vườn. 
Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm vui? 
a. Nhà trường có nội qui không được hái hoa. 
b. Chi bảo vệ hoa trong vườn trường. 
c. Chi nhớ lời dặn của bố. 
Câu 3: Theo em, bạn Chi đã có những đức tính gì đáng quý? 
a. Thật thà, dũng cảm, yêu thiên nhiên. 
b. Mạnh mẽ, yêu thương bố. 
c. Thương bố, tôn trọng nội quy nhà trường, thật thà. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
3 
Câu 4: Vì sao bông hoa cúc màu xanh được gọi là bông hoa Niềm vui? 
a. Màu xanh là màu hi vọng, tốt lành. 
b. Bông hoa mày xanh giúp bố hết bệnh. 
c. Tượng trưng cho tình yêu thương của bố. 
Câu 5: Các từ láy có trong bài là? 
a. Lộng lẫy, chần chừ. 
b. Vun vén, dạy dỗ. 
c. Mải mê, lộng lẫy. 
Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”? 
a. Hiền lành. 
b. Bao dung. 
c. Độc ác. 
Câu 7: Nghĩa của từ “lộng lẫy” là gì? 
a. Đẹp rực rỡ. 
b. Nắng sáng chói. 
c. Làm việc tốt. 
Câu 8: Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu “Ai làm gì”? 
a. Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. 
b. Cánh cửa kẹt mở. 
c. Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. 
Câu 9: Trong câu “Em tìm đến những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa 
Niềm vui”, dấu phẩy có tác dụng gì? 
a. Ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ. 
b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. 
c. Ngăn cách các vế câu. 
Câu 10: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động? 
a. Hái, tặng, mở. 
b. Bố, hoa, tìm. 
c. Ngắt, dạy, đau. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
4 
ĐỀ THI LỚP 2 – HKII 
SƠN TINH, THỦY TINH 
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị 
Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi. 
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, 
chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm 
Hùng vương chưa biết chọn ai bèn nói: 
- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm 
ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng 
mao. 
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về. 
Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân 
đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà 
cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước, Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời 
từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh 
lại nâng đồi núi lên cao bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút 
lui. 
Từ đó,năm nào thủy tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi 
nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua. 
Theo truyện cổ Việt Nam 
Đề: Em hãy đọc thầm bài đọc “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và làm các bài tập sau: 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 10. 
Câu 1: Những ai đã đến cầu hôn Mị Nương? 
a. Sơn Tinh. 
b. Thủy Tinh. 
c. Cả a và b đều đúng. 
Câu 2: Sơn Tinh là vua của vùng nào? 
a. Vùng nước thẳm. 
b. Vùng non cao. 
c. Vùng đồng bằng. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
5 
Câu 3: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì? 
a. Nâng núi đồi cao lên, dời từng dãy núi. 
b. Bốc từng quả đồi chặn dòng nước lũ. 
c. Hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. 
Câu 4: Qua bài đọc này muốn nói lên điều gì có thật? 
a. Mị Nương rất xinh đẹp. 
b. Sơn Tinh rất tài giỏi. 
c. Nhân dân ta chống lụt rất kiên cường. 
Câu 5: Em hiều từ “lễ vật” trong bài có nghĩa là gì? 
a. Xin được một món đồ vật. 
b. Đồ vật để biếu, tặng, cúng. 
c. Một đồ vật trong gia đình. 
Câu 6: Trong bài, câu “Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn.” 
thuộc mẫu câu gì? 
a. Ai làm gì? 
b. Ai như thế nào? 
c. Ai là gì? 
Câu 7: Từ láy có trong bài là? 
a. Cuồn cuộn. 
b. Lũ lụt. 
c. Rì rào. 
Câu 8: Trong câu “Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước.” dấu phẩy có tác 
dụng gì? 
a. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. 
b. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ. 
c. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. 
Câu 9: Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động? 
a. Đuổi, đánh, gọi, dâng. 
b. Nước, cao, đánh, gà. 
c. Vua, đẹp, thua, dâng. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
6 
Câu 10: Trong bài, câu “Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài 
giỏi.” là kiểu câu gì? 
a. Câu kể. 
b. Câu cảm. 
c. Câu khiến. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
7 
ĐỀ THI LỚP 3 – HKI 
VỀ QUÊ NGOẠI 
Em về quê ngoại nghỉ hè, 
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời. 
Gặp bà tưổi đã tám mươi, 
Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa. 
Gặp trăng gặp gió bất ngờ, 
Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu. 
Bạn bè ríu rít tìm nhau 
Qua con đường đất rực màu rơm phơi. 
Bóng tre mát rợp vai người 
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. 
Về thăm quê ngoại, lòng em 
Yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người: 
Em ăn hạt gạo lâu rồi 
Hôm nay mới gặp những người làm ra. 
Những người chân đất thật thà 
Em thương như thể thương bà ngoại em. 
Hà Sơn 
Đề: Em hãy đọc thầm bài đọc “Về quê ngoại” và làm các bài tập sau: 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 9. 
Câu 1: Quê ngoại bạn nhỏ trong bài ở đâu? 
a. Vùng biển. 
b. Vùng nông thôn. 
c. Vùng thành thị. 
Câu 2: Ở quê ngoại của bạn nhỏ có những gì mà thành phố không có? 
a. Đầm sen, trăng, gió, con đường đất, bóng tre, rơm. 
b. Đèn đường, bóng tre, đầm sen, vầng trăng. 
c. Nhà phố, rơm phơi, vầng trăng, thuyền, bóng tre. 
Câu 3: Trong bài thơ, vầng trăng được miêu tả như gì? 
a. Màu rơm phơi. 
b. Lá thuyền trôi. 
c. Hương sen thơm. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
8 
Câu 4: Chuyến về thăm quê đã làm cho bạn nhỏ cảm thấy như thế nào? 
a. Thêm yêu quê hương và cuộc sống thành phố. 
b. Yêu cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân. 
c. Yêu gia đình của mình hơn. 
Câu 5: Em hiểu từ “hương trời” trong bài có nghĩa là gì? 
a. Mùi hương của những tia nắng sớm. 
b. Mùi của bóng tre mát rợp vai người. 
c. Mùi thơm của sen tỏa ngát. 
Câu 6: Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu “Ai làm gì”? 
a. Bóng tre mát rợp vai người. 
b. Em về quê ngoại nghỉ hè. 
c. Những người chân đất thật thà. 
Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa với từ “thật thà” 
a. Trung thực. 
b. Hạnh phúc. 
c. Lười dối. 
Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các động từ? 
a. Tìm, nghỉ, bạn, trôi, đường. 
b. Ăn, làm, trôi, nghỉ, tìm. 
c. Êm, phố, bà, gặp, người. 
Câu 9: Trong câu “Em về quê ngoại nghỉ hè”, bộ phận nào là vị ngữ? 
a. Về quê ngoại nghỉ hè. 
b. Về quê ngoại. 
c. Nghỉ hè. 
Câu 10: Nối các tiếng ở cột A với các tiếng thích hợp ở cột B để tạo thành từ ngữ 
đúng 
A B 
bất trăng 
thật thà 
êm ngờ 
vầng rít 
ríu đềm 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
9 
ĐỀ THI LỚP 3 – HKII 
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG 
Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng 
đâu gặp một con hổ xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên 
đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu lăn quay ra 
đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên 
cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về 
nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi 
sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc 
mang về. 
Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu 
được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống 
với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần. vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá 
thuốc cho mãi mà vấn không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho 
vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại tươi tỉnh như thường. Nhưng từ 
đó, người vợ mắc chứng hay quên. 
Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới 
xong, ai ngờ cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ đến, túm 
vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. 
Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây 
thuốc quý. 
Theo Truyện cổ Việt Nam 
Đề: Em hãy đọc thầm bài đọc “Sự tích chú Cuội cung trăng” và làm các bài tập 
sau: 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 10. 
Câu 1: Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? 
a. Đi vào rừng tìm kiếm lá thuốc quý. 
b. Thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc. 
c. Được phú ông chỉ cho lá thuốc quý. 
Câu 2: Cuội dùng cây thuốc quý vào việc gì? 
a. Giấu cây thuốc không cho ai biết. 
b. Đi bán thuốc từ lá thuốc quý. 
c. Cứu sống nhiều người. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
10 
Câu 3: Vì sao vợ của Cuội mắc chứng hay quên? 
a. Người vợ không nghe lời Cuội dặn. 
b. Cuội nặn cho vợ bộ óc bằng đất. 
c. Người vợ bị bệnh đãng trí. 
Câu 4: Cuội bay lên cung trăng vì? 
a. Người vợ đem nước giải tưới nê cây bay lên trời. 
b. Cuội không thích ở với vợ nên tìm cách lên trời. 
c. Cuội thấy cây bay lên trời nên nhảy túm vào rễ cây. 
Câu 5: Em hiểu từ “tiều phu” là như thế nào? 
a. Người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày trước. 
b. Người làm nghệ kiếm củi trong rừng. 
c. Người chuyên đi săn bắn thú rừng. 
Câu 6: Câu nào dưới dây thuộc mẫu câu: “Ai như thế nào?” 
a. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. 
b. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên. 
c. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. 
Câu 7: Từ láy có trong bài là? 
a. Lừng lững. 
b. Tươi tỉnh. 
c. Êm ấm. 
Câu 8: Trong câu “Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây” dấu phẩy có tác dụng 
gì? 
a. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. 
b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. 
c. Ngăn cách các vế câu. 
Câu 9: Câu nào dưới dây là câu ghép? 
a. Nhưng một lần, vợ cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thước cho mà mãi 
vẫn không tỉnh lại. 
b. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng gặp một con hổ xông đến. 
c. Không ngờ vợ Cuội tỉnh lại, tươi tỉnh như thường. 
Câu 10: Các từ chỉ hoạt động có trong bài là? 
a. Nhảy bổ, bay lên, vẫy đuôi. 
b. Thương vợ, cựa quậy, sống lại. 
c. Con gái, đào gốc, cứu sống. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
11 
ĐỀ THI LỚP 4 - HKI 
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU 
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt 
tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều 
để chơi. 
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến 
đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang 
sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. 
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế 
nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài 
mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là 
lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom 
đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng 
sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô 
và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của 
thầy. 
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy 
mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta. 
Theo Trinh Đường 
Đề: Em hãy đọc thầm bài đọc “Ông trạng thả diều” và làm các bài tập sau: 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 12. 
Câu 1: Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? 
a. Có trí nhớ lạ thường. 
b. Học đế đâu hiểu ngay đến đó. 
c. Cả a và b đều đúng. 
Câu 2: Vì sao cậu bé Nguyễn Hiền được gọi là ông Trạng thả diều? 
a. Cậu đỗ Trạng nguyên lúc 13 tuổi và thích chơi diều. 
b. Cậu là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước Nam ta. 
c. Câu văn hay chữ tốt, vượt xa các học trò của thầy. 
Câu 3: Trong bài đọc, bút của Nguyễn Hiền là những gì? 
a. Lưng trâu, nền cát. 
b. Ngón tay, mảnh gạch vỡ. 
c. Vỏ trứng thả đom đóm. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
12 
Câu 4: Nhà nghèo nên ban ngày Nguyễn Hiền phải làm việc gì? 
a. Làm diều chơi. 
b. Chăn trâu. 
c. Thổi sáo. 
Câu 5: Câu tục ngữ, thành ngữ nào nói đúng nhất nghĩa bài đọc này? 
a. Lá lành đùm lá rách. 
b. Có công mài sắt có ngày nên kim. 
c. Có chí thì nên. 
Câu 6: Tìm từ đồng nghĩa với từ “kinh ngạc” 
a. Đáng khen 
b. Sửng sốt 
c. Tuyệt vời 
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép? 
a. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. 
b. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. 
c. Sách là lưng trâu nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ. 
Câu 8: Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu: “Ai làm gì?” ? 
a. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. 
b. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. 
c. Sau vì nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học. 
Câu 9: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các động từ? 
a. Thả, làm, giảng, chơi, bay, học. 
b. Thì, diều, nước, phải, vua, bé. 
c. Bay, làm, lá, trứng, mưa, thầy. 
Câu 10: Trong câu “Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học”, “tối 
đến” được sử dụng là loại từ gì? 
a. Danh từ. 
b. Trạng từ. 
c. Tính từ. 
Câu 11: Dấu phẩy trong câu “Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của 
thầy” có tác dụng gì? 
a. Ngăn cách các vế câu. 
b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. 
c. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
13 
Câu 12: Câu thành ngữ có trong bài là? 
a. Vua mở khoa thi. 
b. Chữ tốt văn hay. 
c. Trí nhớ lạ thường. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
14 
ĐỀ THI LỚP 4 - HKII 
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC 
Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú 
lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh 
như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú 
đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn 
đang phân vân. 
Rồi đột nhiên chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ 
xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên 
cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú, bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là 
bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất 
nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với 
những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là 
trời trong xanh và cao vút. 
Nguyễn Thế Hội 
Đề: Em hãy đọc thầm bài đọc “Con chuồn chuồn nước” và làm các bài tập sau: 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 12. 
Câu 1: Cánh của chú chuồn chuồn nước được ví như: 
a. Thủy tinh. 
b. Dòng sông. 
c. Giấy bóng. 
Câu 2: Trong bài đọc, từ việc miêu tả chuồn chuồn, tác giả muốn nói đến vẻ đẹp 
của: 
a. Quê hương đất nước. 
b. Bầu trời trong xanh. 
c. Dòng sông và đoàn thuyền. 
Câu 3: Khi chú chuồn chuồn bay vọt lên, dưới tầm cánh của chú là những gì? 
a. Lũy tre, bờ ao, cánh đồng, dòng sông. 
b. Cánh đồng, bầu trời xanh trong. 
c. Cành lộc vừng, đàn cò đang bay. 
Câu 4: Nội dung bài đọc muốn nói lên điều gì? 
a. Vẻ đẹp của quê hương đất nước. 
b. Vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước. 
c. Cả a và b đều đúng. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
15 
Câu 5: Từ “phân vân” được hiểu như thế nào? 
a. Đang lựa chọn và rất quyết đoán. 
b. Có ý suy nghĩ và không quyết đoán. 
c. Đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ. 
Câu 6: Các từ láy có trong bài là? 
a. Rì rào, long lanh, thung thăng, nhởn nhơ, vui vẻ. 
b. Long lanh, rung rung, mênh mông, rì rào, rung rinh. 
c. Chuồn chuồn, mênh mông, lấp lánh, rì rào, xa xa. 
Câu 7: Trong câu “Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh”, đã sử 
dụng biện pháp tu từ nào? 
a. Phép liệt kê. 
b. Phép nhân hóa. 
c. Phép so sanh. 
Câu 8: Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu “Ai làm gì?” 
a. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. 
b. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. 
c. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. 
Câu 9: Các từ “chuồn chuồn, dòng sông, cành lộc vừng, đàn cò”; thuộc từ loại nào? 
a. Danh từ. 
b. Động từ. 
c. Tính từ. 
Câu 10: Câu “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là loại câu gì? 
a. Câu kể. 
b. Câu hỏi. 
c. Câu cảm. 
Câu 11: Tìm từ trái nghĩa với từ “mênh mông”? 
a. Hạn hẹp. 
b. Rộng lớn. 
c. Bao la. 
Câu 12: Trong câu “Rồi đợt nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên”, 
bộ phận nào là chủ ngữ? 
a. Rồi đột nhiên. 
b. Chú chuồn chuồn nước 
c. Chú chuồn chuồn nước tung cánh. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
16 
ĐỀ THI LỚP 5 – HKI 
MÙA THẢO QUẢ 
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. 
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, 
đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió 
thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm 
ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. 
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm 
lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo 
trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người . Một năm sau nữa, từ một 
thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. 
Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn 
ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian. 
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và 
lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm 
hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột 
ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. 
Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . 
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua 
ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt. 
Theo Ma Văn Kháng 
Đề: Em hãy đọc thầm bài đọc “Mùa thảo quả” và làm các bài tập sau: 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 11. 
Câu 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
a. Quả chín đỏ. 
b. Hương thơm nồng. 
c. Sắc hoa. 
Câu 2: Ở nơi nào thảo quả đã vào mùa? 
a. Rừng Đản Khao. 
b. Xóm Chin San. 
c. Khắp buôn làng. 
Họ tên: Nguyễn Ngọc Thảo 
Lớp: CĐ Tiểu học B 
17 
Câu 3: Hoa thảo quả nảy ra từ đâu? 
a. Trên thân cây. 
b. Khắp các ngọn cây. 
c. Dưới gốc cây. 
Câu 4: Khi thảo quả chín, ở rừng có nét gì đẹp? 
a. Rừng ẩm ướt, mưa rây bụi mùa đông. 
b. R

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_mon_danh_gia_kiem_tra_ket_qua_hoc_tap_mon_tieng_vie.pdf