Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 - Chuyên đề: Sóng ánh sáng

pdf 11 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1118Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 - Chuyên đề: Sóng ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 - Chuyên đề: Sóng ánh sáng
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 1 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
VẤN ĐỀ 4: 
 + TIA HỒNG NGOẠI 
 + TIA TỬ NGOẠI 
 + TIA X (RƠN–GHEN) 
I. Thí nghiệm kiểm chứng sự tồn tại của tia hồng ngoại và tia tử ngoại 
 + Dùng máy quang phổ lăng kính để thu ảnh quang phổ của một nguồn sáng có nhiệt độ rất cao (như hồ quang 
điện hay ánh sáng Mặt Trởi chẳng hạn) ta thấy trên màn ảnh của máy quang phổ có một dải màu liên tục từ đỏ đến 
tím. Ở ngoài vùng đỏ và ngoài vùng tím là vùng tối đen. 
 + Dùng một cặp nhiệt điện rất nhạy có một mối hàn (gọi là đầu dò D) đặt vào một lỗ nhỏ (có thể di chuyển theo 
phương thẳng đứng) trên màn F của buồng tối, mối hàn kia của cặp nhiệt điện được nhúng vào nước đá (hoặc đặt ở 
nơi có nhiệt độ thấp xác định nào đó). 
 + Di chuyển đầu dò D suốt vùng từ đỏ đến tím ta thấy kim điện kế G luôn bị lệch.(dù có thay đổi ít nhiều). Điều 
này chứng tỏ “Ánh sáng có tác dụng nhiệt”. 
 + Nếu đưa đầu dò D của một cặp nhiệt điện vào vùng tối đen ở phía trên vùng đỏ ta cũng thấy kim điện kế G bị 
lệch (thậm chí nhiều hơn khi còn ở vùng đỏ), chứng tỏ trong vùng này cũng có một loại “ánh sáng” nào đó mà mắt 
ta không nhìn thấy được. Ta gọi các bức xạ trong vùng này là các bức xạ hồng ngoại (IR: Infra Red) 
 + Nếu dùng một lớp bột huỳnh quang phủ kín vùng tối ở phía dưới vùng tím thi ta thấy vùng này phát sáng. 
Điều này chứng tỏ ở ngoài vùng tím có một loại bức xạ không nhìn thấy được nhưng có khả năng làm phát quang. 
Ta gọi các bức xạ trong vùng này là các bức xạ tử ngoại (UV: Ultra Violet) 
II. Tia hồng ngoại 
1. Định nghĩa: Tia hồng ngoại là các bức xạ điện từ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoài 
vùng khả kiến) có bước sóng từ 0,76 m đến vài milimét (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước 
sóng của sóng vô tuyến cực ngắn). 
2. Nguồn phát 
 + Mặt Trời là một nguồn phát tia hồng ngoại mạnh. 
 + Nói chung, các vật có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đều có phát ra tia hông ngoại. 
 + Đèn dây tóc, bếp gas, lò sưởi là những nguồn phát ra tia hồng ngoại khá mạnh. 
 + Cơ thể con người có nhiệt độ bình thường là 370C nên là một nguồn phát ra tia hồng ngoại với bước sóng 
khoảng 9 m. 
Mắt người không nhìn thấy được tia hồng ngoại, vì thế để có thể xem các vật phát ra tia hồng ngoại như thế nào 
người ta phải dùng đến kính ảnh (hay phim ảnh) hồng ngoại hoặc các cảm biến hồng ngoại. 
Tùy theo chế độ “phiên dịch” mà các bức ảnh hồng ngoại sẽ là ảnh đen trắng hoặc ảnh màu. 
Với ảnh hồng ngoại có chế độ "phiên dịch" đen trắng ta sẽ có ảnh như sau: 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 2 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Hãy so sánh với ảnh thông thường của cảnh này: 
Chú ý rằng thời điểm chụp hai bức ảnh này khác nhau: một ảnh chụp vào ban đêm và một ảnh chụp vào ban ngày 
nên có một số chi tiết khác nhau (ảnh mây trên bầu trởi chẳng hạn). 
Với ảnh có chế độ “phiên dịch” màu ta sẽ có ảnh như sau: 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 3 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Trong ảnh: Cột bên phải mô tả trình biên dịch màu. Ta thấy những chi tiết có màu vàng tươi ứng với nhiệt độ 
khoảng 930F tức là khoảng 33,90C. 
Hình dưới đây là ảnh chụp chòm sao Orion (Tráng sĩ) bằng máy ảnh thông thường và bằng máy ảnh hồng ngoại 
(hình ảnh hồng ngoại đã được "phiên dịch" màu). 
3. Đặc điểm 
 + Có tác dụng nhiệt mạnh. 
 + Có tác dụng lên phim ảnh. 
 + Có thể gây ra các phản ứng hóa học (Ví dụ như tạo ra phản ứng hóa học trên phim hồng ngoại) 
 + Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần. 
4. Ứng dụng 
 + Dùng để sấy, sưởi. 
 + Dùng để chụp ảnh hay quay phim ban đêm. 
 + Dùng để truyền tín hiệu điều khiển trong các bộ điều khiển từ xa (remote). 
III. Tia tử ngoại 
1. Định nghĩa: Tia tử ngoại là các bức xạ điện từ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoài 
vùng khả kiến) có bước sóng từ vài nanômét đến 0,38 m (lớn hơn bước sóng của tia X và nhỏ hơn bước sóng của 
ánh sáng tím). 
2. Nguồn phát 
 + Mặt Trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh. 
 + Hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân là các nguồn phát ra tia tử ngoại khá mạnh. 
 + Nói chung những vật có nhiệt độ trên 20000C đều có phát ra tia tử ngoại (ngoài việc có phát ra tia hồng 
ngoại và ánh sáng thấy được). 
 Lưu ý: Khi một vật phát ra được tia tử ngoại thì nó đồng thời cũng phát ra tia hồng ngoại và ánh sáng thấy 
được. 
3. Đặc điểm 
 + Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại hầu như trong suốt đối với thạch anh. 
 + Có tác dụng lên phim ảnh. 
 + Có thể gây ra các phản ứng hóa học. 
 + Kích thích phát quang một số chất. 
 + Làm ion hóa không khí. 
 + Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào. 
 + Nhờ tác dụng phát quang người ta dùng tia tử ngoại làm máy soi tiền. 
Trong biểu diễn nghệ thuật người ta sơn lên vật thể các lớp bột phát quang khác nhau, chúng sẽ phát sáng các màu 
khác nhau khi được chiếu bằng tia tử ngoại. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 4 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Khi đèn sân khấu tắt và đèn tử ngoại được chiếu vào thì diễn viên trở thành một .. bộ xương. 
4. Ứng dụng 
 + Dùng để dò tìm vết sướt trên bề mặt sản phẩm. 
 + Dùng để điều trị chứng bệnh còi xương ở trẻ em. 
 + Dùng để tiệt trùng cho thực phẩm. 
 + Dùng làm nguồn sáng cho các máy soi tiền giả. 
IV. Tia X 
1. Phát hiện ra tia X 
 + Năm 1895, khi cho một ống tia catốt hoạt động, Rơn-ghen nhận thấy từ vỏ thủy tinh đối diện với catốt có một 
bức xạ không thấy được phóng ra. Bức xạ này tác dụng lên các tấm kính ảnh vốn được gói kín và được đặt trong 
hộp kín. 
 + Rơn-ghen gọi loại bức xạ này là tia X. Ngày nay, đôi khi người ta gọi đây là tia Rơn-ghen để tỏ lòng kính 
trọng ông. 
Kết luận rút ra từ các thí nghiệm tiếp theo của Rơn-ghen là 
Mỗi khi một chùm tia catốt - tức là một chùm electron có năng lượng lớn - đập vào một vật rắn thì vật 
đó phát ra tia X. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 5 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Ảnh chụp X quang bàn tay trái của vợ ông Rơnghen do chính ông Rơnghen thực hiện vào ngày 23 tháng 01 năm 
1896 trong một buổi thuyết trình.. Tài liệu đăng tại wikipedia.org 
2. Cách tạo ra tia X 
Ngày trước, người ta tạo ra tia X bằng ống Rơn-ghen, sau này người ta dùng ống Coolidge (Cu-lit-giơ). 
a. Ống Rơn-ghen 
a1. Cấu tạo 
Ống Rơn-ghen là một bình cầu (chứa khí áp suất thấp - gọi là khí kém) bên trong có 3 điện cực: 
 + Catốt có dạng chõm cầu có tác dụng làm các electron bật ra tập trung tại tâm của bình cầu. 
 + Anốt là điện cực dương ở phía đối diện với catốt ở thành bình bên kia. 
 + Đối catốt là một điện cực (thường được nối với anốt). Ở bề mặt của đối catốt là một kim loại có nguyên tử 
lượng lớn và khó nóng chảy. 
a2. Hoạt động 
Đặt vào giữa anốt và catốt một hiệu điện thế không đổi (khoảng vài chục kV) thì electron bứt ra từ catốt được 
tăng tốc rất mạnh. Khi đập vào đối âm cực, các electron bị đột ngột hãm lại và làm phát ra tia X. Người ta gọi tia 
X là bức xạ hãm. 
b. Ống Coolidge (Cu-lit-giơ) 
b1. Cấu tạo 
Ban đầu, ống Cooligde có dạng một bình hình cầu bên trong là chân không và có 2 điện cực: 
 + Catốt là một chõm cầu có tác dụng làm tập trung các electron về phía tâm của bình cầu. 
 + Một dây tim để nung nóng catốt.(để catốt phát ra electron) được cấp điện nhờ một nguồn điện riêng. 
 + Anốt là điện cực dương. Bề mặt của anốt là một lớp kim loại có nguyên tử lượng lớn và khó nóng chảy. Để 
giải nhiệt cho anốt người ta cho một dòng nước chảy luồn bên trong anốt nhờ một ống nhỏ. 
b2. Hoạt động 
Khi đặt một hiệu điện thế (xoay chiều hoặc một chiều) vào hai cực của ống Coolidge thì electron được tăng tốc 
mạnh và đến đập vào anốt, xuyên sâu vào lớp vỏ nguyên tử của chất làm anốt, tương tác với các lớp electron ở các 
lớp trong cùng làm phát ra tia X. 
Hiệu điện thế ở hai cực của ống Cooldge từ vài chục kV đến khoảng 120 kV. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 6 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
Hiện nay người ta đã chế tạo các loại ống tia X có hình dạng khác nhau dù về nguyên tắc thì giống như ống 
Coolidge lúc đầu. 
Trong nha khoa: 
Trong máy chụp X quang thông thường: 
Trong các máy CT hoặc CAT: 
3. Bản chất của tia X 
Tia X là bức xạ điện từ mà mắt không nhìn thấy được có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại nhưng 
lớn hơn bước sóng của tia gamma. Bước sóng của tia X có giá trị từ 10–11m đến 10–8 m (tức là từ 0,01 nm đến 
khoảng vài nm). 
 + Những tia X có bước sóng từ 0,01 nm đến 0,1 nm có tính đâm xuyên mạnh hơn nên gọi là tia X cứng. 
 + Những tia X có bước sóng từ 0,1 nm đến khoảng vài nm có tính đâm xuyên yếu hơn được gọi là tia X mềm. 
4. Tính chất của tia X 
 + Tia X có tính đâm xuyên mạnh. 
 + Có tác dụng lên kính ảnh (làm đen kính ảnh dùng để chụp X quang) 
 + Làm phát quang một số chất 
 + Làm ion hóa không khí. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 7 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
 + Có tác dụng sinh lý, hủy diệt tế bào. 
5. Ứng dụng của tia X 
 + Dùng để chụp điện, chiếu điện. 
 + Dùng để dò tìm vết nứt bên trong các sản phẩm đúc. 
 + Dùng trong kiểm tra hành lý ở sân bay. 
 + Dùng để diệt khuẩn. 
 + Dùng trong điều trị ung thư nông, gần da. 
 + Dùng để nghiên cứu cấu trúc của mạng tinh thể. 
6. Thang sóng điện từ 
Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia X, tia gamma đều có bản chất là sóng điện từ 
chỉ khác nhau ở bước sóng dẫn đển sự thể hiện khác nhau. 
Một bảng sắp xếp các loại sóng điện từ này theo thứ tụ bước sóng tăng dần (hoặc giảm dần) gọi là thang sóng điện 
từ 
Bảng dưới đây là thang sóng điện từ. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 8 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Tia hồng ngoại là 
 A. bức xạ có màu hồng nhạt. 
 B. bức xạ không nhìn thấy được. 
 C. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. 
 D. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím. 
Câu 2: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại 
 A. ion hóa không khí. B. tác dụng nhiệt. 
 C. làm phát quang một số chất. D. tất cả các tác dụng trên. 
Câu 3: Ứng dụng của tia hồng ngoại 
 A. dùng để sấy, sưởi. B. dùng để diệt khuẩn. 
 C. kiểm tra khuyết tật của sản phẩm. D. chữa bệnh còi xương. 
Câu 4: Phát biểu nào là sai về tia hồng ngoại? 
 A. Khi khảo sát quang phổ liên tục của ánh sáng Mặt trời, người ta thấy ngoài miền ánh sáng nhìn thấy còn có 
những bức xạ không nhìn thấy được, nhưng cũng có tác dụng nhiệt như các bức xạ nhìn thấy. 
 B. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng dài hơn 0,75 m cho đến vài milimet (nhỏ 
hơn bước sóng sóng vô tuyến). 
 C. Các vật phát ra tia hồng ngoại phải có nhiệt độ trên 00C. Ở các nhiệt độ cao các vật co thể phát cả tia hồng 
ngoại và ánh sáng nhìn thấy. 
 D. Tia hồng ngoại cũng giống như sóng vô tuyến điện và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất là các sóng 
điện từ ở các dải tần số khác nhau. 
Câu 5: Tính chất nào sau đây là của tia hồng ngoại? 
 A. Có khả năng ion hóa mạnh. B. Có khả năng đâm xuyên mạnh. 
 C. Bị lệch hướng trong điện trường. D. Có tác dụng nhiệt. 
Câu 6: Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau 
 A. tia Rơn-ghen. B. bức xạ nhìn thấy. C. tia hồng ngoại. D. tia tử ngoại. 
Câu 7: Nhận định nào dưới đây về tia hồng ngoại là không chính xác? 
 A. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. 
 B. Chỉ có các vật ở nhiệt độ thấp mới phát ra tia hồng ngoại. 
 C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. 
 D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. 
Câu 8: Tia tử ngoại là 
 A. bức xạ có màu tím. 
 B. bức xạ không nhìn thấy được. 
 C. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. 
 D. bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím. 
Câu 9: Nguồn phát ra tia tử ngoại 
 A. các vật có nhiệt độ cao trên 20000C. B. hầu như tất cả các vật, kể cả các vật có nhiệt độ thấp. 
 C. các vật có nhiệt độ rất cao. D. một số chất đặc biệt. 
Câu 10: Chọn phát biểu sai? 
 A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím, được 
phát ra từ nguồn có nhiệt độ rất cao. 
 B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ. 
 C. Tia tử ngoại phát hiện các vết nứt trong kỹ thuật chế tạo máy. 
 D. Tia tử ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương. 
Câu 11: Điều nào là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại? 
 A. Cùng bản chất là sóng điện từ. B. Đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 9 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
 C. Đều có tác dụng lên kính ảnh. D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. 
Câu 12: Tác dụng của tia tử ngoại? 
 A. Làm đen kính ảnh, ion hóa không khí, gây ra hiện tượng quang điện ở một số chất. 
 B. Làm phát quang một số chất, gây ra một số phản ứng quang hóa 
 C. Có một số tác dụng sinh học. 
 D. Tất cả các tác dụng trên. 
Câu 13: Ứng dụng của tia tử ngoại 
 A. kiểm tra khuyết tật của sản phẩm. B. sử dụng trong bộ điều khiển từ xa của tivi. 
 C. làm đèn chiếu sáng của ô tô. D. dùng để sấy, sưởi. 
Câu 14: Người ta có thể phát hiện vết nứt trên các sản phẩm bằng kim loại bằng tia tử ngoại là nhờ tính chất nào 
sau đây của tia tử ngoại? 
 A. làm phát quang một số chất. B. có khả năng gây ra một số phản ứng hoá học. 
 C. làm đen phim ảnh. D. có khả năng đâm xuyên. 
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An – 2016) 
Câu 15: Dây tóc bóng đèn thường có nhiệt độ 22000C đặt trong bình khí trơ có áp suất thấp. Tại sao ngồi trong 
buồn chiếu ánh sáng bằng đèn dây tóc, ta hoàn toàn không bị nguy hiểm vì tác dụng của tia tử ngoại? 
 A. Vì khí trơ có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại. 
 B. Vì ở nhiệt độ 22000C dây tóc chưa phát ra tia tử ngoại. 
 C. Vì mật độ khí trong bóng đèn quá loãng nên tia tử ngoại không truyền qua được. 
 D. Vì vỏ thủy tinh của bóng đèn hấp thụ hết tia tử ngoại do dây tóc phát ra. 
(Trích đề thi thử Đại học lần 3 – THPT Chuyên Hà Tĩnh – 2014) 
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
 A. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên qua một tấm nhôm dày cỡ vài cm. 
 B. Tia Rơn-ghen có cùng bản chất với tia hồng ngoại. 
 C. Tia Rơn-ghen có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. 
 D. Tia Rơn-ghen có năng lượng photon lớn hơn năng lượng của tia tử ngoại. 
Câu 17: Tính chất nào sau đây không phải của tia Rơn-ghen? 
 A. Có khả năng ion hóa không khí rất cao. B. Có khả năng đâm xuyên mạnh. 
 C. Bị lệch hướng trong điện trường. D. Có tác dụng phát quang một số chất. 
Câu 18: Ở lĩnh vực y học, tia X được ứng dụng trong máy chiếu chụp “X quang” dựa vào tính chất nào sau đây? 
 A. Có khả năng đâm xuyên mạnh và tác dụng mạnh lên phim ảnh. 
 B. Có khả năng ion hóa nhiều chất khí. 
 C. Tác dụng mạnh trong các hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài. 
 D. Hủy hoại tế bào nên dùng trong chữa bệnh ung thư. 
Câu 19: Phát biểu nào là sai khi nói về tác dụng và tính chất của tia Rơn-ghen? 
 A. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên. 
 B. Tia Rơn-ghen tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm phát quang một số chất. 
 C. Tia Rơn-ghen có tác dụng sinh lí. 
 D. Tia Rơn-ghen không có khả năng ion hóa không khí. 
Câu 20: Tìm phát biểu sai về tia X? 
 A. Tia X là các bức xạ điện từ có bước sóng từ 1011 m đến 108 m. 
 B. Tia X không có trong ánh sáng của Mặt trời khi truyền đến Trái đất. 
 C. Ta có thể tạo ra tia X nhờ ống tia X: chùm electron có vận tốc lớn đập vào đối Catot làm bằng kim loại có 
nguyên tử lượng lớn như Platin, làm bật ra chùm tia X. 
 D. Ta thường phân biệt tia X cứng và tia X mềm khác nhau về khả năng đâm xuyên mạnh hay yếu. 
Câu 21: Tìm phát biểu sai về tính chất của tia X? 
 A. Tia X có khả năng đâm xuyên lớn qua giấy, vải, gỗ và cả kim loại. 
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2016 – 2017 Chuyên đề: Sóng ánh sáng 
Nguyễn Mạnh Tú – SĐT: 0166.455.3217 – email: volammtu@gmail.com Trang 10 
Facebook: https://www.facebook.com/THLNMT 
 B. Tia X dễ dàng đi qua tấm nhôm dày vài xentimet, nhưng lại bị lớp chì dày vài milimet chặn lại. 
 C. Ta thường dùng chì làm các màn chắn tia X. 
 D. Các nhân viên làm việc với tia X phải mặc các áo khoác bằng chì dày để tránh cho tia X đâm xuyên vào cơ 
thể. 
Câu 22: Tìm các tính chất và tác dụng mà tia X không có 
 A. mắt ta nhìn thấy tia X cứng màu tím và tia X mềm màu đỏ. 
 B. tia X có tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí. 
 C. tia X làm phát quang nhiều chất, gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại. 
 D. tia X có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn 
Câu 23: Tìm các ứng dụng mà tia X không có 
 A. Trong chụp X quang ở bệnh viện, tia X dùng để chiếu, chụp tìm chỗ xương gãy, viên đạn hoặc mảnh bom 
trong người, chỗ viêm nhiễm, ung thư, có ung bướu 
 B. Ở các cửa khẩu, tia X dùng để chiêu, chụp kiểm tra hành lí, hàng hóa, tìm vũ khí, chất nổ 
 C. Trong nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, tia X dùng để sấy khô, sưởi ấm nhờ vào tác dụng nhiệt nổi bật của 
nó. 
 D. Trong công nghiệp đúc kim loại, tia X dùng để phát hiện các bọt khí 
Câu 24: Tia X có bước sóng 
 A. lớn hơn tia hồng ngoại. B. mhỏ hơn tia tử ngoại. 
 C. lớn hơn tia tử ngoại. D. không thể đo được. 
Câu 25: Tính chất nổi bật của tia Ron-ghen là 
 A. tác dụng lên kính ảnh. B. làm phát quang một số chất. 
 C. làm ion hóa không khí. D. có khả năng đâm xuyên mạnh. 
Câu 26: Nhận định nào dưới đây về tia Rơn-ghen là đúng? 
 A. Tia Rơn-ghen có tính đâm xuyên, ion hóa, và tác dụng nhiệt được dùng trong sấy, sưởi. 
 B. Tia Rơn-ghen có tính đâm xuyên, bị đổi hướng lan truyền trong từ trường và có tác dụng hủy diệt tế bào 
sống. 
 C. Tia Rơn-ghen có khả năng ion hóa, làm phát quang các màn hình quang, có tính đâm xuyên và được sử dụng 
trong thăm dò khuyết tật của các vật liệu. 
 D. Tia Rơn-ghen mang điện tích âm tác dụng lên kính ảnh và được sử dụng trong phân tích quang phổ. 
Câu 27: Trong các sóng điện từ sau đây sóng nào có bước sóng ngắn nhất? 
 A. Tia tử ngoại. B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Sóng vô tuyến. D. Tia hồng ngoại. 
Câu 28: Trong các loại tia sau, tia nào có tần số nhỏ nhất? 
 A. Tia hồng ngoại. B. Tia đơn sắc lục. C. Tia tử ngoại. D. Tia Rơn-ghen. 
Câu 29: Sắp xếp nào sau đây theo đúng trật tự giảm dần của tần số các sóng điện từ? 
A. Chàm, da cam, sóng vô tuyến, hồng ngoại. B. Sóng vô tuyến, hồng ngoại, chàm, da cam. 
C. Chàm, da cam, hồng ngoại, sóng vô tuyến. D. Sóng vô tuyến, hồng ngoại, da cam, chàm. 
(Trích đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An – 2016) 
Câu 30: Một bức xạ truyền trong không khí với chu kì 8,25.1016 s. Bức xạ này thuộc vùng nào cảu thang sóng 
điện từ 
 A. vùng tử ngoại. B. vùng hồng ngoại. C. tia Rơn-ghen. D. vùng ánh sáng nhìn thấy. 
Câu 31: Bức xạ có bước sóng 0,3 m. 
 A. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. B. là tia hồng ngoại. 
 C. là tia tử ngoại. D. là tia Rơn-ghen. 
Câu 32: Trong bức xạ có bước sóng  sau đây, tia nào có tinh đâm xuyên mạnh nhất ? 
 A. Bức xạ có  = 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdua_len_2.pdf