Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Tiếng Anh - Cấp Trung học phổ thông

pdf 114 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Tiếng Anh - Cấp Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Tiếng Anh - Cấp Trung học phổ thông
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN 
GIÁO DỤC TRUNG HỌC 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG 
CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN 
VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, 
 XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
MÔN TIẾNG ANH 
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
(Tài liệu lưu hành nội bộ) 
Hà Nội, tháng 12 năm 2010 
 1
Người biên soạn: Đặng Hiệp Giang 
 Trần Minh Châu 
 2 
MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT: 
ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ................................... 3 
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá................................................................ 4 
2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá .............................................. 6 
PHẦN THỨ HAI: 
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ................................................................................................. 13 
I – KĨ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ...................................................................... 13 
1. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi Từ vựng/Vocabulary questions ........................................ 13 
2. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi Ngữ pháp/Grammar questions......................................... 22 
3. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi Đọc hiểu/Reading questions.............................................. 33 
4. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi Viết/Writing questions ...................................................... 40 
5. Đánh giá đề kiểm tra / Evaluating the tests .................................................................. 51 
6. Kiểm tra đánh giá theo chuẩn Kiến thức Kỹ năng ...................................................... 58 
7. Các kĩ năng đặt câu hỏi................................................................................................... 60 
II – ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA DÙNG CHO LÀM VIỆC THEO NHÓM.................... 63 
PHẦN THỨ BA: 
THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP..................................................................................... 78 
1. Về dạng câu hỏi ................................................................................................................... 78 
2. Về số lượng câu hỏi ............................................................................................................. 79 
3. Yêu cầu về câu hỏi ................................................................................................................ 79 
4. Định dạng văn bản................................................................................................................ 79 
5. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học .................................................... 80 
6. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi .................................................. 82 
PHẦN THỨ BỐN: 
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG ................................... 83 
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 85 
 3
PHẦN THỨ NHẤT 
ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học 
tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của 
thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo 
dục. 
 Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế 
để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những 
thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. 
 Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc 
hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng 
và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho 
việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học 
tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài 
kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin 
làm cơ sở cho việc đánh giá”. 
Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác 
giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. 
Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học 
tập của học sinh: 
- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện 
trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào 
mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo 
dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”. 
- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về 
trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên 
nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên 
và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”. 
- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và 
đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập 
hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá 
trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định” 
- “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết 
quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục 
tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện 
thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”. 
- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa 
ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong 
các chuẩn hay kết quả học tập” (mô hình ARC). 
- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa 
ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra 
 4 
trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng 
(quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và 
giá trị”. 
 Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra 
quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu 
phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó, đồng 
thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo. 
Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi 
về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này. 
Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được 
hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản 
phẩm. 
Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây 
 1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác 
 Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu 
đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. 
 2. Đảm bảo tính toàn diện 
 Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích. 
 3. Đảm bảo tính hệ thống 
 Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường 
xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để 
đánh giá một cách toàn diện. 
 4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển 
 Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra 
động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng 
thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu. 
 5. Đảm bảo tính công bằng 
Đảm bảo rằng những học sinhthực hiện các hoạt động học tập với cùng một 
mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau. 
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 
1) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD 
Đổi mới KT-ĐG là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực hiện đổi mới 
PPDH cũng như đổi mới giáo dục. Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát 
huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp 
thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào 
thực tiễn nước ta. Các cấp quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng 
dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới, các trường học, các tổ chuyên môn và từng 
GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả 
cuối cùng. Thước đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, 
 5
cách làm của từng CBQLGD, của mỗi GV và đưa ra được các chỉ số nâng cao chất 
lượng dạy học. 
2) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn 
Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn 
học với một điều kiện tổ chức dạy học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn 
với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là 
nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức 
thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh 
nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không 
để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm 
lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc 
đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: ra đề kiểm tra bảo đảm chất lượng, kết hợp 
hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn. 
3) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG 
Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai 
trò tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự tìm cho mình PP học tập hữu hiệu, biết tự 
học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện, việc thu 
thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường 
khắc phục các hạn chế, thiếu sót, hoàn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần 
thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối quan hệ thúc đẩy tương hỗ 
giữa người dạy và người học. 
4) Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều 
kiện bảo đảm chất lượng dạy học 
 Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của 
HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề 
kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung cấp, từ nguồn dữ 
liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. 
Ở cấp độ cao hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên 
môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trường mình. 
Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá 
của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự 
đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính 
xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT-ĐG, GV 
phải biết “khai thác lỗi” để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư 
duy. 
Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực 
của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt 
các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả. 
5) Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH 
Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi 
mới mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm 
 6 
đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi mới KT-ĐG 
bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi 
trường sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới 
công tác quản lý. Từ đó, sẽ giúp GV và các cơ quan quản lý xác định đúng đắn 
hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải 
pháp quản lý phù hợp. 
6) Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động 
"Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi 
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ 
chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt 
hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân 
thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, 
phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng 
thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, 
tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học 
sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và 
phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và đổi 
mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn 
diện. 
2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá 
2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện 
a) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới 
PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học và trong 5 năm tới. Kế 
hoạch cần quy định rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, 
thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện 
thông qua kết quả áp dụng của GV. 
b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho 
đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu 
cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các hoạt động GD và 
đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học. 
Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn 
bài, giảng dạy và KT-ĐG đã thành thói quen, tình trạng này dẫn đến việc kiến thức 
của HS không được mở rộng, không được liên hệ nhiều với thực tiễn, làm cho giờ 
học trở nên khô khan, gò bó, dẫn đến kiểm tra đánh giá đơn điệu, không kích thích 
được sự sáng tạo của HS. 
c) Để vừa coi trọng việc nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt 
động KT-ĐG của từng GV, phải lấy đơn vị trường học và tổ chuyên môn làm đơn 
vị cơ bản triển khai thực hiện. 
 7
Từ năm học 2010-2011, các Sở GDĐT cần chỉ đạo các trường PT triển khai 
một số chuyên đề sinh hoạt chuyên môn sau đây (tổ chức theo cấp: cấp tổ chuyên 
môn, cấp trường, theo các cụm và toàn tỉnh, thành phố). 
- Về nghiên cứu Chương trình GDPT: Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ 
đối với người học của các môn học và các hoạt động GD; khai thác chuẩn để soạn 
bài, dạy học trên lớp và KT-ĐG. 
- Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt 
động dạy học, nghệ thuật bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS; phát huy 
quan hệ thúc đẩy giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH. 
- Về đổi mới KT-ĐG: các phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của 
HS và cách áp dụng; cách kết hợp đánh giá của GV với đánh giá của HS, kết hợp 
đánh giá trong với đánh giá ngoài. 
- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kỹ thuật ra đề kiểm tra tự luận, đề trắc 
nghiệm và cách kết hợp hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm cho phù 
hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; xây dựng ma trận đề kiểm tra; 
biết cách khai thác nguồn dữ liệu mở: Thư viện câu hỏi và bài tập, trên các Website 
chuyên môn. 
- Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và sử dụng chuẩn KT-KN của chương 
trình môn học thế nào cho khoa học, sử dụng SGK trên lớp thế nào cho hợp lý, sử 
dụng SGK trong KT-ĐG; 
- Về ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong 
dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản lý chuyên môn thế nào cho khoa học, tránh 
lạm dụng CNTT; 
- Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của HS 
đối với PPDH và KT-ĐG của GV; 
Ngoài ra, căn cứ tình hình cụ thể của mình, các trường có thể bổ sung một số 
chuyên đề phù hợp, thiết thực đáp ứng nhu cầu của GV. 
d) Về chỉ đạo của các cơ quan quản lý GD và các trường 
 Về PP tiến hành của nhà trường, mỗi chuyên đề cần chỉ đạo áp dụng thí 
điểm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm và thảo luận, kết luận rồi nhân rộng kinh 
nghiệm thành công, đánh giá hiệu quả mỗi chuyên đề thông qua dự giờ thăm lớp, 
thanh tra, kiểm tra chuyên môn. 
 Trên cơ sở tiến hành của các trường, các Sở GDĐT có thể tổ chức hội thảo 
khu vực hoặc toàn tỉnh, thành phố, nhân rộng vững chắc kinh nghiệm tốt đã đúc kết 
được. Sau đó, tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên môn theo từng chuyên đề để 
thúc đẩy GV áp dụng và đánh giá hiệu quả. 
2.2. Phương pháp tổ chức thực hiện 
a) Công tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có 
biện pháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm học, tránh chung chung theo 
kiểu phát động phong trào thi đua sôi nổi chỉ nhằm thực hiện một “chiến dịch” 
trong một thời gian nhất định. Đổi mới KT-ĐG là một hoạt động thực tiễn chuyên 
 8 
môn có tính khoa học cao trong nhà trường, cho nên phải đồng thời nâng cao nhận 
thức, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng cho đội ngũ GV, đông đảo HS và phải tổ 
chức thực hiện đổi mới trong hành động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng bộ với 
đổi mới PPDH, coi trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm chứng kết quả để 
củng cố niềm tin để tiếp tục đổi mới. 
Trong kế hoạch chỉ đạo, phải đề ra mục tiêu, bước đi cụ thể chỉ đạo đổi mới 
KT-ĐG để thu được kết quả cuối cùng, phát động, xây dựng, củng cố thành nền 
nếp chuyên môn vững chắc trong hoạt động dạy học: 
- Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng GV nắm vững chuẩn KT-
KN và yêu cầu về thái độ đối với người học đã được quy định tại chương trình môn 
học vì đây là căn cứ pháp lý khách quan để tiến hành KT-ĐG; 
- Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT-ĐG, 
sự cần thiết khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm khách quan, chính xác, 
công bằng để nâng cao chất lượng dạy học; 
- Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT-
ĐG nói chung và các hình thức KT-ĐG nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây 
dựng các đề kiểm tra. Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra. Các 
câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng. 
Đây là khâu công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì trong thực tế, phần đông 
GV chưa được trang bị kỹ thuật này khi được đào tạo ở trường sư phạm, nhưng 
chưa phải địa phương nào, trường PT nào cũng đã giải quyết tốt. Vẫn còn một bộ 
phận không ít GV phải tự mày mò trong việc tiếp cận hình thức trắc nghiệm, dẫn 
đến chất lượng đề trắc nghiệm chưa cao, chưa phù hợp với nội dung kiểm tra và 
đặc trưng bộ môn, không ít trường hợp có tình trạng lạm dụng trắc nghiệm. 
- Phải chỉ đạo đổi mới KT-ĐG theo chuyên đề có chiều sâu cần thiết, coi 
trọng phổ biến kinh nghiệm tốt và tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thông 
qua sinh hoạt tổ chuyên môn giữa các GV cùng bộ môn. 
b) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân 
điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới KT-ĐG. 
c) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra 
chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới KT-ĐG ở các trường PT, các tổ chuyên 
môn và từng GV. Thông qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo, biểu dương khen 
thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểu hiện bảo thủ ngại đổi mới 
hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ. 
2.3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện 
a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo: 
- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới PPDH, đổi mới KT-
ĐG, đưa công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG làm trọng tâm của cuộc 
vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và 
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, với mục tiêu 
 9
xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và phát huy vai trò tích cực, tinh thần 
hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS; 
- Lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG dài hạn, trung hạn và 
năm học, cụ thể hóa

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_can_bo_quan_li_va_giao_vien_ve_bien_soan.pdf