A.PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giữ vở sạch, viết chữ đẹp là một trong những nề nếp và thói quen không thể thiếu được ở học sinh tiểu học. Vở sạch - chữ đẹp đang là vấn đề được các nhà trường tiểu học hết sức quan tâm. Các giáo viên tiểu học rất lo lắng đến chất lượng vở sạch chữ đẹp ở lớp mình phụ trách. Đặc biệt đối với các nhà trường tiểu học nằm trên địa bàn nông nghiệp như Trường tiểu học Thiệu Viờn chúng tôi, chất lượng vở sạch chữ đẹp nếu không được sự quan tâm của giáo viên sẽ suy giảm rất rõ nét. Trên thực tế cho thấy nhiều quyển vở của học sinh mới viết được ba bốn tờ đã bị bong bìa, quăn mép, những trang vở giây đầy mực. Thậm chí còn bị xé nữa, chữ viết tuỳ tiện không tuân thủ theo một khuôn mẫu nào (chữ to, chữ nhỏ, nghiêng ngả, dài, ngắn tuỳ thích), tẩy xoá lung tung. Có những học sinh viết rồi nhưng khi đọc lại không đọc nổi chữ của mình viết nữa chứ nói gì đến giáo viên đọc để chấm bài cho các em. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp đối với học sinh lớp 1-2- 3 lại càng phải quan tâm nhiều hơn. Đây là các lớp nền tảng của bậc tiểu học. Nếu được rèn luyện ngay từ lớp nhỏ thì đến lớp lớn các em sẽ có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đúng và đẹp. Chữ viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học đối với học sinh trong nhà trường. Nét chữ thể hiện tính nết con người, việc hướng dẫn cho các em biết giữ gìn vở sạch, chữ đẹp là góp phần cho các em có những phẩm chất đạo đức tốt như: tinh thần kỷ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng đối với bản thân mình, đối với thầy cô và bạn bè. Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vở sạch, chữ đẹp của học sinh . Là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở khối 2- 3. Đặc biệt lớp 3B. Tôi đã băn khoăn suy nghĩ phải làm gì? Làm thế nào? để nâng chất lượng vở sạch, chữ đẹp ở lớp mình phụ trách. Đảm bảo chỉ tiêu của nhà trường giao cho năm học 2014 - 2015. Vì thế tôi chọn đề tài “ Rèn kĩ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch”cho học sinh tiểu học. B. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Như thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Nét chữ, nét người”. Rèn luyện vở sạch, chữ đẹp là rèn cho học sinh ý thức cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng góp phần hình thành nhân cách con người mới. Chữ viết là một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường. Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập ở tất cả các môn học. Vở sạch, chữ đẹp là yêu cầu không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh ở các lớp đầu cấp. Vì chữ viết của mỗi người sau này ra sao tất cả phụ thuộc vào nét chữ của những ngày đầu đi học được thầy cô uốn nắn. Rèn luyện vở sạch chữ đẹp cho học sinh là giáo viên phải hướng cho học sinh biết cách giữ gìn quyển vở sao cho sạch đẹp. Chữ viết phải đẹp, viết đúng kích cỡ, mẫu quy định, trình bày khoa học, chính xác. II.TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP CỦA HỌC SINH LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU VIÊN. Tổng số học sinh của lớp: 23 em. Phần đa gia đình các em đều làm nghề nông, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Sau khi được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường.Tôi đã tiến hành khảo sát tình hình vở sạch, chữ đẹp ở lớp đạt kết quả cụ thể như sau: Tổng số: 23học sinh Trong đó: Loại A : 7 em. Loại B : 9 em. Loại C : 7 em. - Với chất lượng vở sạch chữ đẹp như vậy, tôi đã nghiên cứu tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục để đảm bảo chỉ tiêu nhà trường giao cho. III.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh là yếu tố hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng vở sạch, chữ đẹp. - Đầu năm, họp phụ huynh tôi đã đặt vấn đề đưa ra chỉ tiêu phấn đấu vở sạch, chữ đẹp của lớp để phụ huynh nắm bắt được và cùng giáo viên chủ nhiệm lớp gánh vác chung trọng trách giúp đỡ con em mình, đồng thời nêu rõ tiêu chuẩn xếp vở sạch, chữ đẹp cho phụ huynh rõ. * Các tiêu chuẩn sau: a. Vở ghi đầy đủ bài theo thời khoá biểu. b. Chữ viết đẹp, viết đúng kích thước, cỡ chữ, mẫu trình bày rõ ràng, không bỏ giấy, không giây mực, tẩy xoá, không viết linh tinh hoặc nháp vào vở. Gạch chân tên các môn học. c. Bìa vở bằng phẳng, không quăn mép, phải có nhãn vở đầy đủ, vở không được xé hay bong bìa. Yêu cầu và đề nghị với phụ huynh: - Chưa đầy đủ vở ô ly cho học sinh, nên chọn loại vở ô ly: giấy trắng mịn viết không nhèo (loại vở mua tại trường có lô gô của nhà trường hoặc vở Hồng Hà. ). - Mua đầy đủ đồ dùng học tập: thước, bút chì, bút chữ A, bút kim... động viên phụ huynh nên mua bút chữ A hoặc bút kim để các em viết chữ và thống nhất viết bằng một loại mực từ đầu vở đến cuối vở. Cần chọn loại mực tốt để tránh tắc mực. - Đề nghị phụ huynh nên mua bìa bóng để bọc vở cho các em giúp các em giữ được lâu bền. - Ở các gia đình phải có góp học tập cho các em ( Yêu cầu góc học tập phải đủ ánh sáng, bàn ghế phải vừa tầm vóc của các em, cặp phải có các ngăn nhỏ để đựng từng loại sách vở và đồ dùng học tập. 2. Rèn cho học sinh có ý thức giữ gìn vở sạch: - Luôn nhắc nhở học sinh phải giữ cho tay sạch. Khi mở vở phải lật từng trang cẩn thận. - Khi viết phải không được gấp vở, để vở ngăn nắp, không được tỳ ngực vào vở. - Viết xong để khô mực mới được gấp vở lại. - Đi học đầy đủ, trên lớp ghi bài học đầy đủ, nếu như ốm nghỉ học, phải mượn vở của bạn để chép lại bài. - Sách học phải bỏ riêng một ngăn trong cặp, vở bỏ một ngăn riêng, đồ dùng để ngăn khác. - Khi cho vở vào cặp các em cần cho phần gáy vở vào trước để tránh bị quăn nép vở. - Cần có thói quen kiểm tra đồ dùng trước khi đến lớp. - Khi gạch hết bài, gạch chân môn học phải dùng thước. Vì vở có đẹp đến đâu mà dùng tay thì sẽ làm quyển vở xấu đi. Tôi đã thường xuyên nhắc nhở giúp đỡ những em hay vi phạm. * Yêu cầu: - Đặc biệt những tuần đầu năm học phải hướng dẫn các em tỉ mỉ cách trình bày, cách đặt thước để gạch (Gạch tên môn học, gạch hết bài, hết ngày, hết tuần). - Học sinh viết sai chữ nào gạch chân chữ đó và viết lại sang bên cạnh không được chữa đè gạch lên chữ, tẩy xoá làm bẩn vở. Cần tập trung chú ý: trong khi viết hạn chế tới mức thấp nhất chữ viết sai. Kịp thời khen ngợi, tuyên dương những em thực hiện tốt, nghiêm túc phê bình những em còn vi phạm các yêu cầu trên, đưa ra những quyển vở xấu, chưa đạt yêu cầu để các em rút kinh nghiệm sửa chữa kịp thời. 3. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao vở sạch chữ đẹp. a. Tư thế ngồi viết: Khi viết yêu cầu các em phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30 cm. Tay trái đặt phía trên bìa trái quyển vở, hai ngón tay để vào mép tờ giấy để khi viết vở khỏi nghiêng, khi viết không xê dịch vở, không để tay trái ngang trên hàm vì như thế các em dễ nằm xoài ra bàn, khi viết chữ sẽ bị nghiêng ngửa. b. Cách để vở khi viết: Khi các em viết, tập cho các em thành thói quen để vở thẳng trước mặt. Không để nghiêng hoặc xiên vở, khi viết trang vở nào thì mặt thẳng với trang vở đó, nếu không các em dễ bị nghiêng người, xoài người, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ các em. c. Cách cầm bút và sử dụng bút trong khi viết: - Học sinh không được cầm bút quá thấp hay quá cao. Với các em nhỏ tay yếu các em hay cầm bút thấp, khoảng cách vừa phải là ngón tay cách đầu ngòi bút thấp quá, khi các em viết các nét khuyết hay nét lượn rất khó, nét chữ không mềm dẻo, tốc độ viết rất chậm vì phải di chuyển tay liên tục. Khi viết điều khiển bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay. d. Rèn luyện chữ viết: Ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra tiêu chuẩn để đạt vở sạch chữ đẹp đó là: - Chữ viết phải đúng mẫu, đúng cỡ (không bị gãy nét, không bị cuộn tổ sâu...). - Các nét chữ đều nối liền các con chữ trong từng chữ. - Chữ viết thẳng hàng, khoảng cách giữa các con chữ đều đặn. Từ đó tìm ra các biện pháp rèn luyện để HS có chữ viết đạt được các tiêu chuẩn trên ngày càng tăng lên. - Trước tiên phải kiểm tra một bài chính tả (đọc - viết) vào giấy sau đó phân loại chữ của học sinh theo 3 tiêu chuẩn trên, từ đó học sinh thấy những tiêu chuẩn mà mình chưa đạt để các em rèn luyện. - Lập kế hoạch luyện chữ cho học sinh ngay từ đầu, để có chữ đẹp không phải chỉ chú ý luyện tập trên vở viết mà còn chú ý luyện tập trên bảng con, bảng lớp. Viết trên bảng con và bảng lớp là dịp để giáo viên kiểm tra sự tiếp thu cách viết và khả năng viết của học sinh để rồi uốn nắn sai cho các em, giúp các em viết vào vở được tốt hơn. - Đối với những em chữ còn xấu, các nét viết còn sai giáo viên phải viết mẫu vào vở. Luyện viết ở nhà của các em và yêu cầu các em viết thêm ở nhà theo mẫu của cô, đồng thời chỉ rõ cho các em đó thấy nét sai của mình để luyện viết cho đúng. Phối hợp cùng phụ huynh nhắc nhở kiểm tra đôn đốc các em thường xuyên. - Năng rèn luyện kỹ năng viết, yêu cầu học sinh viết liền mạch tổng hợp cả chữ thường, chữ hoa, chữ số, hướng dẫn học sinh viết từ trái sang phải. - Viết liền mạch các con chữ trong một chữ. Khoảng cách các con chữ trong một chữ đều nhau và khoảng cách từ chữ nọ sang chữ kia trong một cụm từ, một câu cũng đều nhau. Chẳng hạn khi viết chữ “măng” thì khoảng cách các con chữ (m,ă, n, g) phải đều nhau, mỗi con chữ cách nhau 1/2 nét tròn. Từ con chữ (m) nối sang con chữ (a) phải cách 1/2 nét tròn, và cứ thế từ con chữ (ă) sang con chữ (n) cho đến hết “chữ măng”. - Khi viết cụm từ ứng dụng “búp măng non” tôi đã hướng dẫn các em khoảng cách từ chữ “búp” đến chữ “măng”, từ chữ “măng” đến chữ “non” phải cách nhau hai nét tròn các con chữ phải nối liền nhau. Khi viết chẳng những chỉ hướng dẫn các em viết liền mạch sao cho tự nhiên liên tục mà còn chú ý hướng dẫn các em đánh dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí quy định. - Về phía giao viên: Trong giờ tập viết, tôi soạn giáo án kỹ trước khi lên lớp. Xác định đúng trọng tâm bài, hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi các nét cơ bản, nhận xét kỹ về cấu tạo chữ, vị trí dấu thanh, cách nối, các nét từ chữ cái hoa sang chữ thường, từ con chữ nọ đến con chữ kia trong một chữ. - Cho học sinh viết vào bảng con sau đó mới viết vào vở, đây là dịp để tôi kiểm tra nắm bắt thông tin ở mỗi học sinh từ đó sửa sai cho các em, giúp các em viết đúng vào vở, khi học sinh viết phải gõ thước để học sinh viết từng dòng, nếu không một số học sinh sẽ viết khoán thật nhanh xong bài để các em ngồi chơi. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ “A’, phải cho các em nhận xét cấu tạo chữ gồm: 3 nét ( nét xiên, nét móc phải, nét ngang). Viết nét thứ 2 (nét móc phải dựa vào hàng kẻ đứng của quyển vở viết cho thẳng, viết cho đẹp) - Nét chữ thứ 3 phải đi qua điểm giữa của hai nét chữ mới cân đối, đẹp. - Trong giờ chính tả tôi tuyệt đối tuân thủ theo yêu cầu bộ môn. - Trước khi tôi cho học sinh nhận xét những lỗi chính tả thường mắc. - Học sinh luyện viết vào bảng con những từ khó các âm đầu dễ làm như: r, d, gi, s, x, ch, tr và các chữ có âm đôi: uo, ươ. Các chữ có chứa vần khó: ưa, oat... Sau đó giáo viên đọc cho học sinh viết (Giờ chính tả nghe - viết) yêu cầu khi đọc cho học sinh viết phải đọc to, rõ ràng phát âm chuẩn, các tiếng có âm đầu vần dễ lẫn, viết bài xong giáo viên phải cho học sinh sửa lỗi bằng cách đổi chéo bài nhau. - Trong lớp học cần xếp xen kẽ những em viết đẹp, cẩn thận bên cạnh các em viết xấu, cẩu thả để các em có điều kiện học tập, giúp đỡ lẫn nhau. - Khi viết trên bảng giáo viên phải viết rõ ràng, mạch lạc và phải gạch tên môn học bằng thước, tránh cẩu thả khi viết bởi vì học sinh lớp 3 còn nhỏ các em viết hay bắt chước. Chữ mẫu của giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn đến nét chữ các em. 4. Đánh giá nhận xét đúng chính xác là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng chữ đẹp của học sinh : Trong quad trình chấm bài cho học sinh, người giáo viên phải thật công bằng, vô tư chính xác khi chấm bài cần chỉ ra những chỗ sai một cách cụ thể để các em điều chỉnh sửa sai. - Việc chấm chữa bài không chỉ đặt ra trong giờ tập viết hay giờ chính tả mà còn phải đặt ra ở tất cả môn học. Bất kể chấm bài môn gì, giáo viên cũng nên xem chữ viết là một yêu cầu không thể thiếu được. Mỗi bài chấm phải dành một phần nhận xét nhất định cho chữ viết và cách trình bày. Làm như vậy có tác dụng khuyến khích các em, tạo ra ý thức thường xuyên rèn luyện ở tất cả các môn học, ở mọi lúc mọi nơi, ở trường cũng như ở nhà. Đối với chấm bài viết chính tả của học sinh phải kết hợp hai yêu cầu đó là: + Nhận xét về lỗi chính tả. + Nhận xét về chữ và trình bày bài. Khi nhận xét bài của các em cần khuyến khích những em tiến bộ phê ngắn gọn vào trong vở để các em phát huy hoặc sửa chữa. Chữ nào sai gạch chân viết ra ngoài lề (hoặc bên cạnh) để các em rút kinh nghiệm. 5. Chấm vở sạch chữ đẹp hàng tháng cho học sinh: - Cuối tháng tôi đều thu vở của học sinh để chấm xếp loại vở sạch chữ đẹp, theo các tiêu chuẩn mà các em đã thu được, chỉ ra những tiêu chuẩn mà các em chưa đạt được để các em điều chỉnh sửa chữa. Với những em chữ xấu, chậm tiến bộ tôi đã gặp gỡ phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân kết hợp cùng gia đình động viên khuyến khích thường xuyên, nhắc nhở các em luyện viết thêm ở nhà (luyện nét viết sai). Hàng ngày tôi thường xuyên viết mẫu cho những em chữ xấu luyện viết, rồi thu vở chấm kịp thời động viên khen ngợi những cố gắng của các em (Dù rất nhỏ) để các em có ý thức phấn đấu vươn lên. Nhờ đó mà chất lượng vở sạch chữ đẹp của học sinh lớp 3B được thống kê cụ thể như sau: Loại Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng1 A B C 26,1% 30,4% 34,7% 39,1% 39,1% 39,1% 39,1% 39,1% 39,1% 43,5% 34,8% 30,5% 26,2% 21,8% 17,4% Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 A B C 43,5% 47,8% 43,5% 47,8% 13,0% 4,4% Qua sự rèn luyện về vở sạch chữ đẹp cuối tháng 3 đã thu được kết quả tốt đó là: Về vở sạch: Hầu hết học sinh đã giữ gìn sách vở, ghi bài đầy đủ sạch sẽ, khoa học, đạt được yêu cầu mà giáo viên đề ra . Về chữ đẹp: Được sự kèm cặp dạy bảo của cô giáo chủ nhiệm về cuối tháng 3 số học sinh viết chữ đẹp đã tăng lên rõ rệt, học sinh đã có ý thức viết đúng mẫu chữ, sạch đẹp khoa học . C. KẾT LUẬN. Từ những việc đã làm tôi nhận thấy rằng, mình có công thì học sinh vươn lên làm tốt công việc của mình. Là giáo viên phải có tâm huyết với nghề mình đã chọn, có ý thức vươn lên làm tốt công việc của mình.Yêu mến nghề trẻ tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Luôn kiên trì bền bỉ trong công việc, nắm bắt được tâm lý của học sinh lớp mình phụ trách. Người giáo viên phải thông cảm với điều kiện hoàn cảnh của các em, động viên khuyến khích các em trong học tập. Có như vậy mới đạt được kết quả tốt trong công tác giảng dạy của mình. Với những biện pháp mà tôi đã đưa ra trên đây qua quá trình thực nghiệm, tôi rút ra được một số kinh nghiệm về rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh lớp 3 như sau: 1. Gia đình: Mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh (vở phải có ô ly rõ ràng, đúng quy định, giấy không thấm mực). Có góc học tập hợp lý, bàn ghế ngồi học phải vừa tầm vóc và lứa tuổi các em. - Cha mẹ thường xuyên kiểm tra sách vở đôn đốc con em học tập. 2. Nhà trường: Trang bị bàn ghế hợp với tầm vóc các em, bảng lớp có hàng kẻ khoa học ( không bóng, để mọi vị trí có thể quan sát rõ). - Có phần thưởng thúc đẩy phong trào vở sạch, chữ đẹp. 3. Giáo viên: Viết chữ rõ ràng, đẹp, đúng kích thước, rõ ràng khoa học, gây ấn tượng cho học sinh để các em học tập. - Giáo viên phải phát âm chuẩn mực giúp học sinh viết đúng. - Luôn gần gũi quan tâm nhiều đến học sinh, nhất là những em cẩu thả viết sai. - Phải kiên trì, tỉ mỉ, thấy được trách nhiệm của mình là cần phải rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh. - Yêu nghề, mến trẻ hết lòng vì học sinh thân yêu Trên đây là một trong số kinh nghiệm nhỏ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp. Do năng lực có hạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn nữa. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯƠNG ĐƠN VỊ Thiệu Viên, ngày 28 tháng 3 năm 2015 CAM KẾT KHÔNG COPY. Hà Thị Khuyên
Tài liệu đính kèm: