Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh Tiểu học (Học sinh Lớp 1)

doc 9 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh Tiểu học (Học sinh Lớp 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh Tiểu học (Học sinh Lớp 1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
Hà Giang, ngày . Tháng .. năm 2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học
(Học sinh lớp 1).
Sơ yếu lý lịch :
Họ và tên : Nguyễn Thị Hoa
Ngày tháng năm sinh : 14/02/1969
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Minh Khai – TP Hà Giang
Công việc được giao : Giáo viên giảng dạy
 Giáo viên chủ nhiệm lớp 1
* Lý do chọn đề tài:
Theo luật Giáo dục sửa đổi có viết “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ  “Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, với muôn vàn phức tạp đa chiều, nhà trường gia đình và xã hội cũng đang đứng trước thách thức lớn, những sức ép thúc bách của xã hội và thời đại.
Đối với mỗi nhà giáo chúng ta, việc dạy chữ đã khó (dạy cái gì?, dạy như thế nào ?. Dạy sao cho phù hợp với thế giới đương đại đang có chuyển biến nhanh về trí thức thì việc dạy cho học sinh phát triển về đức, trí, thể, mỹ, là một việc làm đòi hỏi sự bền bỉ, công phu, thường xuyên, liên tục của mỗi nhà giáo trong quá trình giáo dục. Hàng ngày, hàng giờ người giáo viên phải chú ý tới từng hành động, lời nói của mình để hình thành nhân cách cho học sinh. Chính vì lẽ đó mà trong suốt thời gian công tác giảng dạy, tôi luôn chú ý, tìm tòi, học hỏi và cố gằng tìm cho được phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1.
Để các đồng nghiệp cùng chia sẻ kinh nghiệm này. Tôi xin báo cáo những kinh nghiệm về cách vận dụng phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh lớp 1.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Mục đích của việc hình thành nhân cách là giúp cho học sinh
1. Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường cộng đồng môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
2. Bước đầu hình thành kỹ năng nhận xét.Đánh giá hành vi của bản thân với những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể cuộc sống biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
3. Bước đầu hình thành thái độ tự trọng tự tin vào khả năng của bản thân. Có trách nhiệm với hành động của mình. Yêu thương tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người, cái thiện, cái đúng, cái tốt không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy việc hình thành nhân cách cho học sinh lớp 1 là rất quan trọng trong việc đào tạo con người toàn diện. Vì vậy trong những năm giảng dạy ở lớp 1 tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, sang tạo, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm này và tôi đã áp dụng có hiệu quả.
II/ NHỮNG CĂN CỨ THỰC HIỆN
Người ta rất chú trọng đến nhân cách, dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ phương diện nào, hai tiếng ấy luôn luôn được nhắc đến, được đặt lên hàng đầu. Người ta sẽ căn cứ vào hai từ nhân cách đó mà tỏ rõ thái độ khâm phục, kính trọng hoặc khinh bỉ, coi thường hai tiếng nhân cách được đặt lên hang đầu trong tất cả các lĩnh vực từ việc giao tiếp thông thường đến việc giao tiếp làm ăn to tát, từ gia đình đến trường học, nơi công cộng, từ quan hệ ruột thịt đến quan hệ bạn bè giao hảo.
Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng nhân cách đường đường chiếm một một vị thể tối quan trọng trong đời sống con người. Nói cách khác nó như một người thấy về nếp sống. Nhân cách có thể hiển hiện khắp mọi nơi trong mọi đối tượng : Xấu, đẹp, sang, hèn, trí thức, ngu đần. Tất cả các đối tượng đều được nhân cách khai thác và lợi dụng triệt để.
Trước những chuyện quan trọng như thế, con người tự nhiên thấy mình trở nên suy tư, băn khoăn trước hai tiếng nhân cách.
Vậy nhân cách là gì?
Và tại sao con người lại phải nặng nề về nhân cách ?
Nếu không có nhân cách con người sẽ trở nên như thế nào ?
Tại sao trong cuộc sống người ta rất chú trọng vào vấn đề nhân cách ?.
Có biết bao câu hỏi thể hiện những thắc mắc của mọi người trong mọi người trong mọi việc có liên quan đến cuộc sống của bản thân, người ta thường đưa ra suy nghiệm. Tất cả những gì gây nên thắc mắc xung quanh hai tiếng đó người ta luôn tự thấy mình phải giải quyết.
Để trả lời câu hỏi thế nào là nhân cách ? Xin đưa ra một câu nói giản dị như sau:
Nhân cách đó là sự đối xử của con người đối với gia đình của mình cũng như đối với xã hội. Đó là một hình thức xử lý cao đẹp, qua đó có thể chứng tỏ cho mọi người thấy rằng mình là một con người có giáo dục. Biết phân biệt phải trái, đúng sai trong cuộc sống. Thể hiện nhân cách là thể hiện sự giáo dục hiện hữu trong mỗi con người. Nhân cách của con người là như thế.
Tóm lại :
Nội dung của việc vận dụng phương pháp hình thành nhân cách bao gồm.
1.1 Người giáo viên đối với học sinh. Như chúng ta đã biết trẻ đến trường từ 7h sáng đến 16h30 chiều (một ngày) như vậy học sinh được tiếp cận với cô nhiều hơn là cha, mẹ. Nếu giáo viên có những hành vi chưa chuẩn mực tất nhiên học sinh sẽ có những hành vi không tốt. Vậy người giáo viên phải là “Khuôn vàng, thước ngọc”. cho học sinh noi theo.
1.2 Người giáo viên đối với phụ huynh. Chỉ một lần tiếp xúc với phụ huynh học sinh mà giáo viên không gây sự tin tưởng, kính trọng thì suốt cả năm học phụ huynh không yên tâm gửi con em họ cho mình. Vậy người giáo viên phải là người lịch sự, cẩn thận, tế nhị để phụ huynh tin tưởng, yên tâm trong suốt thời gian họ gửi con em cho mình.
1.3 Người giáo viên đối với xã hội: Nếu người giáo viên có dạy giỏi đến đâu nhưng khi ra ngoài xã hội có những hành vi thiếu lành mạnh, mắc các vi phạm pháp luật thì đâu đó sẽ bàn tán, khinh bỉ. Hỏi rằng xã hội có còn sử dụng con người giáo viên đó hay không ?.
2. Phạm vi.
Việc vận dụng phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh lớp 1. Được áp dụng từ nhiều năm nay ở tổ khối 1. Trường tiểu học Minh Khai và đã thu được kết quả cao.
3. Thời gian áp dụng.
Từ năm học 2014 – 2015 các cấp các ngành phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho đến nay.
IV.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.
Giáo viên với học sinh.
Bước 1: 
Người giáo viên phải tự rèn luyện bản thân mình. Như tôi đã nêu ở phần đầu: Muốn dạy cho học sinh trở thành con người toàn diện thì người thầy giáo phải là “Khuôn vàng, thước ngọc” cho học sinh soi và làm theo. Vậy phải làm thế nào để trở thành “Khuôn vàng, thước ngọc” trước hết người giáo viên phải có đạo đức nghề nghiệp.
	Nghề nghiệp phục vụ cho con người và nghề nào cũng cần đến đạo đức nghề nghiệp. Đối với những nghề nghiệp tác động trực tiếp đến tâm hồn và thể xác con người lại đòi hỏi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ở những chuẩn mực khắt khe và nghiêm túc hơn.
	Điều thứ nhất: Đạo đức của thầy giáo theo tôi nghĩ trước hết phải là tình thương. Khẩu hiệu “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” tự nó đã hàm chứa đạo đức nghề nghiệp, người thầy giáo phải lấy tình thương học trò làm điểm bắt đầu của nghề nghiệp. Người thầy giáo yêu thương học trò đến chân thành, cảm động thì hình phạt răn đe mới có hiệu lực, tự giác.
	Điều thứ hai: Trong quan niệm đạo đức nghề nghiệp theo tôi là lương tâm. Người đời nhắc nhở người thầy thuốc rằng phải lương y, thầy giáo phải lương sư. Đó là đạo đức từ xưa và rất cần cho sự nghiệp trồng người hôm nay. Lương tâm của người thầy giáo không phải chỉ là có tấm lòng tốt mà còn là ý thức tự giác, tự kiểm tra đánh giá điều chỉnh hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp. Người thầy giáo thiếu lương tâm đi đôi với người thầy thiếu trách nhiệm.
	Điều thứ ba: Là trong đạo đức nghề nghiệp chính là trách nhiệm, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa bộ máy giáo dục từ vi mô đến vĩ mô, muốn đồng bộ, thống nhất có năng suất và hiệu quả thì mỗi thành viên giáo dục phải có đầy đủ trách nhiệm của mình.
	Điều thứ tư: Trong quan niệm đạo đức nghề nghiệp là năng lực, Bác Hồ chăm lo xây dựng đạo đức cán bộ bao giờ Bác cũng nhắc đến hai vế “Vừa hồng vừa chuyên” từ đó suy ra đạo đức nghề nghiệp của thầy giáo phải luôn coi trọng năng lực toàn diện.
	Điều cuối cùng: Trong quan niệm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức là tấm gương. Một nhà giáo dục đã đúc kết “Lời nói dạy bảo, tấm gương lôi cuốn” mười hai năm rời ghế nhà trường, ngoài cha mẹ gia đình tiếp xúc hàng ngày chính các thầy cô là hình ảnh tác động đến nhân cách học sinh và các em chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất, có khi hình ảnh ấn tượng sâu đậm mãi mãi suốt đời học sinh. Người thầy giáo hiện diện trên đường đời dạy học không phải là con người hoàn thiện, hoàn hảo mà phải xem mình là dòng chảy và tích tụ phù sa.
	Vậy để hình thành nhân cách cho học sinh đạt kết quả. Trước hết người giáo viên phải tự hoàn thiện mình, phải là người hiểu biết và có trách nhiệm để vừa dạy nét chữ vừa dạy nết người.
	+ Bước hai.
	Người giáo viên rèn đạo đức cho học sinh. Trong công tác giáo dục học sinh ở các trường học thì việc dạy kiến thức và rèn nề nếp cho học sinh là công việc mang tính toàn diện. Để đạt được mục đích dạy và học cho các em thì người giáo viên không chỉ đòi hỏi phải có kiến thức vững vàng trong chuyên môn, nghiệp vụ mà phải nắm được tâm sinh lý của các em học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.
	Đối với học sinh lớp Một các em vừa chuyển từ giai đoạn học mà chơi, chơi mà học sang giai đoạn học. Sự chuyển đổi này có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý của các em. Chính vì vậy người giáo viên cần phải nắm chắc đặc điểm này để có những biện pháp tạo ra những mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng sinh động giúp các em hứng thú học tập. Trong các giờ học phải kết hợp xây dựng cho các em có nề nếp học tập tốt, có ý thức học hỏi, có thói quen gon gàng, ngăn nắp. Đồng thời xây dựng cho các em có nếp sống văn minh, lành mạnh có ý thức thông qua các hành động học tập vui chơi. Tăng cường rèn chữ viết cho các em. Hướng dẫn các em viết và trình bầy vở sạch đẹp. Xây dựng cho các em đôi bạn cùng tiến, các em có thể tự kiểm tra nhau về đồ dùng, sách vở. Quy định cho các em giờ nào việc đấy, sau mỗi tiết học việc lấy sách vở, đồ dùng phục vụ cho môn học cũng phải thật nhanh nhẹn và có nề nếp.
	Phân công các em học khá giỏi giup đỡ các em học yếu, giúp đỡ bạn nhưng không được bao che khuyết điểm cho bạn, kiên quyết sửa sai ngay nhưng không nóng nảy. Phân loại học sinh để kết hợp với gia đình giáo dục các em kịp thời. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc động viên các em có tiến bộ, tuyên dương các em chăm học, viết đẹp trong từng tiết học, kết hợp với sao nhi đồng phát động các đợt thi đua theo từng chủ đề của năm học, gần gũi quan tâm, hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung sạch sẽ. Biết bảo vệ môi trường trong sạch ở mọi nơi, mọi chỗ. Thông qua các hoạt động tập thể giúp các em gắn bó với trường lớp hơn. Tự các em thấy rõ trách nhiệm của mình trước tập thể lớp. Từ đó các em có hướng phấn đấu đi lên.
	Ngoài việc rèn nề nếp để học tập sinh hoạt cho học sinh thì việc hình thành nhân cách cho học sinh còn được thông qua các bài học, môn học. Nhu chúng ta đã biết trẻ em bây giờ không còn kiểu “Bảo gì các em làm đấy” có khi các em làm việc có ý thức có khi vô thức dẫn đến hậu quả không lường. Vậy thầy cô phải xác định được các môn học trong nhà trường, đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển các em trở thành những con người toàn diện. Chính vì thế ở mỗi môn học người giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức cho các em cũng cần quan tâm đến khía cạnh “Con người” trong mỗi bài học. Vì mỗi bài học giúp các em có những hành vi đạo đức chuẩn mực, những mối quan hệ lành mạnh có quan niệm đúng đắn về cái đẹp. Giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các em lựa chọn, chắt lọc những giá trị văn hóa tinh thần từ nguồn thông tin ồ ạt thiếu sự kiểm soát hiện nay. Mỗi giáo viên vừa là thầy vừa là bạn giúp các em rèn luyện, phát triển thành những con người toàn diện.
	+ Bước ba :
	Nhận xét của giáo viên với học sinh. Lời nhận xét của giáo viên đối với học sinh ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh lý của các em. Nếu lời nói quá thô tục, hành động quá nóng nảy, vội vàng dẫn đến các em sẽ mất tự tin, sẽ sợ sệt lo âu dẫn đến việc nhận thức không có kết quả. Vậy lời nhận xét phải có tế nhị, giải quyết vấn đề thật bình tĩnh.
	Chúng ta nhìn nhận khuyết điểm, nhược điểm của học sinh một cách bình tĩnh như một lẽ tự nhiên “Bàn tay có ngón dài, ngón ngắn” chúng ta không nói trẻ hư mà nói là trẻ chậm tiến, có một số việc làm chưa tốt, chưa hay lắm, cái chưa tốt, chưa hay lắm được uốn nắn kịp thời, chân tình và lại tự hỏi lại xem mình đã dạy dỗ như thế nào? Cha mẹ các em đã quan tâm đến các em chưa ? Điều kiện sinh hoạt vui chơi đã phù hợp với các em chưa ? Lỗi của các em một phần thì lỗi của người lớn 10 phần.
Lời phê của cô giáo với học sinh : Lời phê của cô giáo phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ phải có tính chất động viên khích lệ, nhắc nhở tế nhị, dứt khoát, chấm bài phải chính xác, công bằng giữa bài này với bài kia.
Giáo viên nên thành lập “Ngân hàng lời phê” để khi phê sao cho ngắn gọn rễ hiểu mang tính thuyết phục cha mẹ học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 1
Ví dụ : 
+ Bài làm đúng nhưng con tẩy xóa, em cần cẩn thận hơn.
+ Em nghe viết chính xác nhưng nét chữ chưa ngay ngắn em viết lại cho đẹp hơn.
+ Bài làm sạch sẽ, trình bày khoa học nhưng còn thiếu bài cuối (bài 5) em làm tiếp cho đầy đủ hơn.
+ .
Giáo viên với phụ huynh
Phụ huynh học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh.
Vì sao phụ huynh học sinh lại có vai trò quan trọng bởi lẽ : Nếu phụ huynh học sinh không tin tưởng cô giáo thì ngày ngày con đi học về thường hỏi : Hôm nay cô có đánh con không ? Cô có cho con ăn no không ? Cô không chải tóc cho con à? Bài này cô không giảng à mà con không làm được bài ? .. Như vậy các em đến lớp luôn để ý về cô và để ý đến những thiếu sót của cô để về còn trả lời cho bố mẹ. Ngoài ra nhiều phụ huynh còn nói xấu cô trước mặt con rằng : Cô mày dạy chẳng ra cái gì  Thế là tự cha mẹ hình thành cho con cái họ về một cô giáo không ra gì.
Trước tình hình đó người giáo viên phải thống nhất quan điểm dạy con cái ở nhà, đồng thời phải đồng tình ủng hộ quan điểm dạy dỗ của cô, có gì người lớn chúng ta nói chuyện với nhau chứ không nên nói xấu cô trước mặt con cái, như vậy thì trẻ mới ngoan.
Ví dụ : 
Khi đi học về nen hỏi con những câu hỏi hướng về cái thiện, cái hay, cái đẹp. Nếu con mình có kể những điều ác ảnh hưởng đến con bạn thì bạn nên gạt đi để chúng không để ý đến điều ác. Nếu như các cháu có mắc lỗi bảo các cháu nên bỏ qua cho nhau, gây nên hình ảnh đẹp trong lòng con bạn. Bạn hỏi : Hôm nay ở lớp con đã ngoan như thế nào ? Con đã làm gì giúp bạn, giúp cô ? Bạn nào học giỏi nhất lớp? Con học tập bạn ở điểm nào? Con tự chải đầu đi cô nhiều việc thế cô làm sao hộ hết con được. Cô con vất vả lắm đậy, cô thay mẹ dạy dỗ các con chăm sóc các con, các con phải nghe lời cô nhé .
Nếu con bạn bị điểm kém, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân tìm cách giải quyết chứ đừng đánh đập, dọa nạt, quát tháo con bạn. Ngày mai đi học bạn đừng nói “Nếu hôm nay không được điểm 10 thì đừng về” con bạn sợ mà không học được, hơn nữa nếu con bạn bị điểm kém thì con bạn sẽ giấu đi bạn sẽ không biết được, một vài lần thành thói quen. Chúng tôi là giáo viên mất bao công dạy dỗ, chúng tôi cũng thích học sinh được điểm cao lắm chứ. Cho điểm cao để hài lòng phụ huynh cũng được nhưng còn lương tâm nghề nghiệp, chúng tôi không thể .. trong khi con bạn chưa thực sự cố gắng. Mong rằng các bậc phụ huynh đặt mình vào vị trí của người trong cuộc bắt đầu từ những việc làm hàng ngày đối với con em mình, đó là những bài học về lòng trung thực.
Giáo viên đối với xã hội.
Người giáo viên đối với xã hội. Nghề dạy học được người đời tôn vinh là nghề cao quý. Vậy thì người giáo viên đối với xã hội đòi hỏi có những chuẩn mực về đạo đức cao quý hơn những người khác. Người giáo viên dù giỏi đến đâu nhưng ra ngoài xã hội thì mắc các tệ nạn xã hội, sống không lành mạnh, sống sa hoa lãng phí. Thì đâu đó những lời ra tiếng vào, chắc hẳn phụ huynh học sinh, xã hội không thể yên tâm gửi con em họ cho người giáo viên ấy. Vậy tự mình lại phải rèn luyện mình sống đúng với cương vị của một người giáo viên. Hơn nữa người giáo viên còn phải tuyên truyền, vận động nhân dân học tập và làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
V/ KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG
So với các năm trước, khi chưa có kinh nghiệm về hình thành nhân cách cho học sinh nên kết quả học tập chưa cao. Còn từ khi ngành phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi đã áp dụng phương pháp này và hiệu quả tăng lên rõ rệt cụ thể là .
Năm học
TSHS
Hạnh kiểm
Học lực
Danh hiệu
Đ
C.Đ
G
K
TB
Y
Tiên Tiến
Tiên Tiến
Tiên Tiến
Xuất sắc
Xuất sắc
Xuất sắc
Với kết quả đạt được như trên tôi thực sự tin tưởng vào những kinh nghiệm và phương pháp hình thành nhân cách cho học sinh trong dạy học và tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm này trong những năm học tiếp theo.
VI/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua những năm thực tế giảng dạy chũng như áp dụng kinh nghiệm. Tôi đã rút ra bài học sau.
- Đừng cho rằng học sinh lúc nào cũng cần đến cô giáo bên cạnh, mà chính những lúc được một mình, các em lại cảm thấy thích thú nhất. Tuy nhiên cũng không nên để các em chơi một cách quá tự do mà nên dành chút thời gian hướng dẫn các em cách chơi và sau đó để các em tự chơi theo ý thích.
- Các em thường cảm thấy tủi thân nên cho dù mắc sai lầm người giáo viên cũng đừng nên dùng lời lẽ quá nặng nề để trì trích các em.Nếu các em chót làm sai cần nhẹ nhàng khuyên bảo thì tốt hơn. Ngược lại khi các em chơi đùa ngoan ngoãn, hãy khen các em. Những lời ngọt ngào của người lớn sẽ giúp trẻ cảm giác hạnh phúc và an toàn hơn, cũng như sẽ xua tan đi nỗi lo sợ trong lòng chúng.
Cần dạy ngay từ nhỏ bằng cách tự làm gương cho các em. Một khi nhìn thấy sự ngăn nắp của người lớn các em sẽ học tập theo, thỉnh thoảng kiểm tra ngăn bàn và cho học sinh dọn dẹp lại cho ngăn nắp, vứt bỏ những thứ không còn dùng được nữa như giấy thủ công bỏ đi
Mang đến cho trẻ những thử thách. Một số học sinh muốn đương đầu với thử thách và chúng thích người lớn đưa ra những mục đích rõ ràng để đạt được. Chẳng hạn cho chúng một bài toán khó và cho chúng tự giác để phát huy tính thông minh sáng tạo nơi chúng. 
Cất hết tranh ảnh treo xung quanh lớp học nhất là phía trước mặt học sinh có như thế ta mới có thể tạo ra cho chúng có khả năng tập trung tiếp thu bài cao hơn.
VII/ KẾT LUẬN CHUNG:
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường cũng như phấn đấu hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu năm học. Thì mỗi người giáo viên chúng ta cần phải có những biện pháp, giải pháp tích cực trong việc hình thành nhân cách đối với học sinh và vai trò nhiệm vụ của người giáo viên trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tôi mong rằng với lòng yêu nghề mến trẻ, với năng lực chuyên môn cộng với những kinh nghiệm trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên chúng ta không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học để tạo nên một lớp người công dân mới có đủ phẩm chất năng lực gánh vác những trọng trách của đất nước.
Là một giáo viên có nhiều năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm, nhất là dạy lớp 1. Tôi thấy rằng việc hình thành nhân cách cho học sinh là rất cần thiết. Người học sẽ đạt được kết quả cao và phát triển toàn diện hơn. Hy vọng chúng ta tìm được những giải pháp, biện pháp tích cực tạo nên một lớp người vừa có tài vừa có đức.
Trong quá trình thực hiện áp dụng phương pháp này tôi luôn nhận được sự ủng hộ của các bạn đồng nghiệp. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học của Nhà trường và của ngành giáo dục và đào tạo để báo cáo kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tổ chuyên môn khối 1. Ban giám hiệu trường Tiểu học Minh Khai. Hội đồng khoa học ngành GD & ĐT thành phố Hà Giang đã tạo điều kiện cho tôi trao đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp ./.
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm
 Nguyến Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_hinh_thanh_nhan_cach_cho_h.doc