KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY KIỂU BÀI VĂN THUYẾT MINH KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY KIỂU BÀI VĂN THUYẾT MINH (TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8) PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO: Trong mấy chục năm qua, khoa học kĩ thuật “bùng nổ”. Nhiều vấn đề cần trang bị cho người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Có những tri thức không còn thích hợp, thậm chí đã lỗi thời cần được loại bỏ. Nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường, trong đó bậc THCS cần được xem xét, điều chỉnh. Từ năm 1997, những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp giáo dục. Cùng với các bộ sách giáo khoa của các khối lớp khác, sách giáo khoa Ngữ văn 8 được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học. Sự tuân thủ hai nguyên tắc trên này đã tạo nên những tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Một điểm mới, dễ nhận thấy ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 là sự cố gắng vừa tiếp thu những nội dung ổn định, hợp lí của bộ sách giáo khoa Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn có những thay đổi phù hợp với tinh thần tích hợp và những yêu cầu mới hiện đại hoá thể hiện rõ nhất việc tránh xu hướng hàn lâm, quá tải, nặng nề, thiếu thiết thực, tăng cường tính ứng dụng thực hành. Theo tinh thần này, nội dung phần Tập làm văn đã chú ý cân đối nội dung, hướng tới tính toàn diện và gắn với thực tiễn đời sống nhằm đào tạo năng lực đọc, viết cho học sinh. Việc đưa kiểu văn bản thuyết minh vào giảng dạy là một minh chứng. Đây là kiểu văn bản hoàn toàn mới, chưa có trong chương trình và trong sách giáo khoa Tập làm văn cũ. Tuy nhiên, mới là so với chương trình và sách giáo khoa thôi, chứ không mới so với yêu cầu thực tế của đời sống. Đưa kiểu văn bản này vào giảng dạy là đáp ứng yêu cầu đời sống, đào tạo một năng lực cần thiết mà học sinh ta xưa nay vốn thiếu, chưa được học chính thức. Để giảng dạy có hiệu quả kiểu văn bản này, đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của chương trình về kiến thức và kĩ năng. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giờ dạy kiểu bài thuyết minh” (Trong chương trình văn 8) 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài Thuyết minh – một kiểu bài mới và khó đối với học sinh. - Cụ thể hoá lí thuyết qua các bài tập thực hành, giúp học sinh nắm kiểu bài nhanh và dễ dàng hơn. 3. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Với nội dung đề tài Giảng dạy kiểu bài thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8, giúp học sinh đạt được những yêu cầu sau: Chuẩn: *Kiến thức: HS nắm được - Những đặc điểm cơ bản của kiểu bài thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh. - Một số dạng bài thuyết minh cơ bản, cần thiết trong cuộc sống. * Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích mẫu, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, hình thành kiến thức. - Kĩ năng vận dụng lí thuyết để sáng tạo văn bản thuyết minh. - Kĩ năng diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có sức cuốn hút. * Thái độ: - HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, tư duy, sáng tạo. - Yêu thích môn học. - Có ý thức vận dụng lí thuyết vào thực hành: sản sinh văn bản phù hợp với hoạt động thực tiễn. Nâng cao: HS biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng từ kiểu bài thuyết minh đem lại vào học tập và thực tiễn. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: - Các tiết học về kiểu bài thuyết minh trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8. - Học sinh lớp 8 THCS – Trường THCS Triệu An * Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí luận kiểu bài thuyết minh, lí luận dạy - học kiểu bài thuyết minh. - Nghiên cứu thực tiễn: Dự giờ đồng nghiệp để đánh giá tình hình đổi mới phương pháp, vận dụng phương pháp mới trong giảng dạy kiểu bài thuyết minh. * Kế hoạch nghiên cứu: Đã nghiên cứu và vận dụng giảng dạy trong các năm học PHẦN II - NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống Như trên đã đề cập, văn bản Thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn THCS Việt Nam, cũng là kiểu bài lạ đối với học sinh lớp 8. Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống, từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đưa vào chương trình học cho học sinh. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do phát minh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người.Văn bản Thuyết minh được sử dụng rộng rãi, ngày nào cũng cần đến. Mua một thứ đồ dùng sinh hoạt (Ti vi, máy bơm, quạt điện, xe máy) đều phải kèm theo những thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản để nắm vững; mua một loại thực phẩm ( hộp bánh, chai rượu) trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượngRa ngoài phố gặp các biển quảng cáo giới thiệu sản phẩm ; cầm quyển sách bìa sau có thể có lời giới thiệu tác giả, tóm tắt nội dung ; trước một danh lam thắng cảnh có bảng ghi lời giới thiệu, lai lịch, sơ đồ thắng cảnhTrong sách giáo khoa, có bài trình bày một sự kiện lịch sử, tiểu sử một nhà văn, tác phẩm được trích, một thí nghiệmTất cả đều là các văn bản thuyết minh . Loại văn bản này được dùng nhiều trong văn bản giáo khoa, khoa học, nhật dụng. Như vậy, hai chữ “thuyết minh” ở đây đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu. Khác với các loại văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, điều hành, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, khoa học về đối tượng nhằm cung cấp những tri thức xác thực, hữu ích về đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và sử dụng chúng vào mục đích có lợi. Tóm lại, dù ngắn hay dài, dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh đều đóng vai trò cung cấp thông tin để giúp người đọc, người nghe hiểu đối tượng, sự việc. Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh , giúp các em làm quen với lối làm văn có tính khoa học, chính xác. 2. Những đặc điểm của kiểu bài * Cung cấp tri thức khách quan Văn bản thuyết minh không sử dụng khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú để tạo dựng hình ảnh, diễn biến, cốt truyện như trong văn bản tự sự, đồng thời cũng không phụ thuộc vào cảm xúc như văn biểu cảm, không bày tỏ ý định, nguyện vọng hay thông báo tin tức như trong văn bản hành chính. Với mục đích cung cấp tri thức và nâng cao hiểu biết cho con người, văn bản thuyết minh sử dụng lối tư duy khoa học, đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi. Muốn làm văn bản thuyết minh thì phải tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức. Không có sự hiểu biết để có lượng tri thức thì khó có thể trình bày, giải thích được một cách sâu sắc, chặt chẽ, chính xác, rạch ròi đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng. Mặt khác, dù có sử dụng thao tác giải thích nhưng nó không phụ thuộc phương thức nghị luận, bởi hình thức giải thích ở đây không phải là dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề hay bày tỏ một quan niệm nào đó. Nói cách khác người làm văn thuyết minh không cần bộc lộ những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình trong quá trình cung cấp tri thức, cũng không tự hư cấu, bịa đặt, tưởng tượngTất cả những gì được giới thiệu, trình bày đều phải phù hợp với quy luật khách quan, đúng như đặc trưng bản chất của nó ; tức là đúng như hiện trạng vốn có, đúng như trình tự đã hoặc đang diễn raTóm lại, người viết văn thuyết minh phải tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét mà thuyết minh sai sự thật, không dùng cảm quan cá nhân để thay đổi thông tin về đối tượng được thuyết minh. * Tính thực dụng Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống, không lĩnh vực nào trong đời sống lại không cần đến kiểu văn bản này. Với mục đích cung cấp tri thức, hướng dẫn con người tiếp cận và nắm bắt sự vật, hiện tượng, văn bản thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến. Người hướng dẫn du lịch dùng văn bản thuyết minh để giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Nhà sản xuất dùng văn bản thuyết minh để giới thiệu quảng cáo về xuất xứ, thành phần, cấu tạo, tính năng, cách bảo quản sử dụng sản phẩmNhư vậy, văn bản thuyết minh có khả năng cung cấp tri thức xác thực cho con người giúp con người có hành động, thái độ, cách sử dụng, bảo quản đúng đắn với sự vật, hiện tượng xung quanh mình. * Ngôn ngữ và cách diễn đạt Văn bản thuyết minh phải có cách trình bày rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng. Ở loại văn bản này không chú trọng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi như trong miêu tả hay biểu cảm. Văn bản thuyết minh thuộc lĩnh vực nào, liên quan đến ngành nghề nào thì phải sử dụng những thuật ngữ, khái niệm có tính chất chuyên ngành của lĩnh vực, ngành nghề đó. Các thông tin trong văn bản thuyết minh ngắn gọn, hàm súc, các số liệu được nêu phải chính xác. Ví dụ : “ Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lạp lục. Một milimet lá chứa bốn mươi vạn lạp lục. Trong các lạp lục này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá”. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ - Đây là một kiểu văn bản mới, lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn THCS, cũng là kiểu bài lạ đối với học sinh lớp 8 nên việc học có phần lúng túng. - Các bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 ít có yếu tố nghệ thuật nên bài dạy dễ rơi vào tình trạng rời rạc, ít hấp dẫn. - Muốn sản sinh văn bản thuyết minh đòi hỏi học sinh cần nhiều kiến thức thực tế, chính xác, khoa học. Thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh có phần lúng túng trong vấn đề này. Vậy, làm thế nào để giảng dạy kiểu bài thuyết minh có hiệu quả nhất ? Đây là vấn đề tôi luôn băn khoăn. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. III. GIẢI PHÁP: VẬN DỤNG GIẢNG DẠY KIỂU BÀI THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH. Nhìn khái quát có thể nói việc dạy học làm văn bao gồm hai việc chính : dạy lí thuyết và dạy thực hành. Khi giảng dạy, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Song phương pháp phân tích mẫu, luyện tập theo mẫu ; phương pháp dạy thực hành ; phương pháp giao tiếp có thể xem là phương pháp cơ bản, phổ biến trong khoa học – kĩ thuật dạy học hiện đại. Để áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy kiểu bài thuyết minh có hiệu quả, người giáo viên cần có sự đầu tư thời gian, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo nhằm giúp các em học sinh nắm vững bản chất của kiểu bài với những đặc trưng mang tính khu biệt với kiểu bài khác trong chương trình, đồng thời có những kỹ năng cơ bản để có thể tạo lập được những văn bản thuyết minh đơn giản, gần gũi. Sau đây tôi xin trình bày 3 phương pháp cơ bản trên mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. 1. Vận dụng phương pháp phân tích mẫu trong giảng dạy kiến thức lí thuyết kiểu bài thuyết minh . Có thể nói phương thức đi từ mẫu chuẩn là một phương thức phổ biến trong khoa học kĩ thuật ngày nay. Phân tích mẫu để hình thành tri thức là con đường quy nạp giúp học sinh nắm kiến thức lí thuyết. Đây là một phương pháp quen thuộc, không mới trong giáo dục và khoa học. Cái mới chính là ở chỗ nhấn mạnh đến việc chỉ cho học sinh cách rút ra những kết luận cần thiết từ việc phân tích các mẫu rồi căn cứ trên các mẫu đã có để học sinh có thể học và sáng tạo một cách chủ động tích cực. a. Khi vận dụng phương pháp phân tích mẫu cần chú ý lựa chọn, trình bày ngữ liệu, từ đó giúp học sinh quan sát, phân tích để tìm ra kết luận về đặc trưng cơ bản của kiểu bài. * Ví dụ : Dạy tiết “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 ), giáo viên sử dụng các mẫu trong sách giáo khoa là các văn bản “ Cây dừa Bình Định”, “ Tại sao lá cây có màu xanh lục”, “ Huế”. Cho các em đọc từng văn bản và phân tích các mẫu bằng câu hỏi : ( ? ) : Mỗi văn bản trình bày, giới thiệu, giải thích vấn đề gì ? Em thường gặp các loại văn bản như trên ở đâu ? Kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết ? Trả lời câu hỏi này là các em đã bước đầu tìm ra đặc điểm nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản thuyết minh : -Văn bản 1 “ Cây dừa Bình Định” : Trình bày lợi ích của cây dừa, lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà các loài cây khác không có và gắn với đời sống của người dân Bình Định. -Văn bản 2 “ Tại sao lá cây có màu xanh lục” : Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. -Văn bản 3 “ Huế” : Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu và riêng biệt. Các loại văn bản này rất phổ biến trong đời sống nhất là trong lĩnh vực giáo khoa, khoa học, nhật dụng. Để học sinh hiểu đúng tính chất, đặc điểm của văn bản thuyết minh, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh phân tích mẫu bằng câu hỏi thảo luận nhóm : ( ? ) : Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hoặc miêu tả, biểu cảm, nghị luận, điều hành được không ? Vì sao ? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp cho học sinh phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản khác trong chương trình. Yêu cầu : - Nhớ, nêu lại những đặc điểm của các loại văn bản tự sự, biểu cảm, nghị luận, miêu tả. - Đối chiếu đặc điểm các văn bản mẫu với những đặc điểm đó xem tương đồng hay khác biệt ( về cơ bản ). Sau khi thảo luận, giáo viên cần giúp các em rút ra những kết luận về sự khác biệt của những văn bản mẫu với các loại văn bản khác. Cụ thể : - Các văn bản trên không nhằm mục đích trình bày diễn biến sự việc xoay quanh các nhân vật từ đó thể hiện một ý nghĩa nào đó như trong văn bản tự sự. - Nếu văn bản miêu tả nhằm tái hiện chi tiết, cụ thể về đối tượng giúp người đọc, người nghe cảm tháy hình ảnh, chân dung về đối tượng thì các văn bản trên chủ yếu làm cho người ta hiểu về đối tượng. - Nếu văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm ( trình bày cách hiểu thể hiện quan điểm tư tưởng của cá nhân về vấn đề theo suy luận chủ quan ) thì các văn bản mẫu không nhằm mục đích trên mà cung cấp những hiểu biết về đối tượng dựa trên những tri thức và dữ liệu khách quan, khoa học. - Khi trình bày tri thức về đối tượng đối với các văn bản trên không phụ thuộc vào cảm xúc chủ quan của cá nhân như trong văn bản biểu cảm, mà đúng như đặc trưng bản chất của nó ( tức là đúng sự thật ). Và cũng không nhằm bày tỏ ý định, nguyện vọng, hay thông báo tin tức như trong văn bản điều hành. Từ những lí do trên có thể khẳng định đây là kiểu văn bản khác mà các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm không thay thế được. Thấy được sự khác biệt trên, giáo viên hướng dẫn tìm ra đặc trưng khu biệt của các văn bản trên với các văn bản khác bằng câu hỏi : ( ? ) : Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ( thuyết minh ) ? -> Các văn bản trên cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn đầy đủ. Giáo viên cần nhấn mạnh : - Đã là tri thức thì không thể hư cấu, bịa đặt hay tưởng tượng, suy luận. - Nói là tri thức khách quan nghĩa là thực dụng, cung cấp kiến thức khách quan là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt. Để tiếp tục tìm hiểu đặc điểm, tính chất của kiểu bài thuyết minh, giáo viên cho học sinh phân tích mẫu bằng câu hỏi : ( ? ) : Các văn bản trên chủ yếu thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ? Ngôn ngữ, cách diễn đạt của cả 3 văn bản có những đặc điểm gì ? -> Phương thức thuyết minh : Giới thiệu, trình bày, giải thích ( cần lưu ý cho học sinh về bản chất của hai chữ “ giải thích” trong văn bản thuyết minh. Giải thích trong nội dung đã học là một thao tác trong văn nghị luận, thực chất là trình bày cách hiểu của cá nhân về một vấn đề nghị luận. Cách giải thích trong văn nghị luận có thể theo suy luận chủ quan nhằm phát biểu quan điểm. Còn “giải thích” trong thuyết minh là trình bày lai lịch, cấu tạo, hoạt động hay tác dụng để người đọc, người nghe có được hiểu biết về sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi. Như vậy, thuyết minh là một kiểu văn bản còn giải thích trong văn nghị luận chỉ là một phép lập luận ). -> Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh ( thể hiện ở 3 văn bản mẫu ) : chính xác, gãy gọn, mạch lạc. Từ những phân tích trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút ra những kết luận chung trong nội dung phần ghi nhớ ( sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 / 117 ) và vận dụng vào làm các bài tập phần luyện tập. b. Bên cạnh những kiến thức manh tính lý thuyết cơ bản về kiểu văn bản, chương trình còn bố trí một số tiết cung cấp cho học sinh những hiểu biết về một số dạng bài thuyết minh cơ bản. Như : Thuyết minh về một thứ đồ dùng ; Thuyết minh về một thể loại văn học, Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ) ; Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Các mẫu được chọn là văn bản : “Chiếc xe đạp”, “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, “ Đập đá ở Côn Lôn”, “ Cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô”, “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”. Qua tiết học “ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”, giáo viên đã giúp học sinh rút ra bố cục chung của một bài văn thuyết minh là : - Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. - Thân bài : Trình bày, giới thiệu về đối tượng thuyết minh. - Kết bài : Bày tỏ thái độ với đối tượng thuyết minh. Đến đây, giáo viên cần tiến hành cho học sinh quan sát văn bản mẫu, tìm ra đặc điểm và cách làm của từng dạng bài cụ thể. *Dạng bài : Thuyết minh về một thứ đồ dùng. Cần quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, cơ chế hoạt động, tính năng, tác dụng của đồ dùng đó. Bố cục chung của dạng bài này là : - Mở bài : Giới thiệu đồ dùng. - Thân bài : Trình bày đặc điểm cấu tạo, cơ chế hoạt động, tính năng, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản đồ dùng. - Kết bài : ích lợi của đồ dùng trong cuộc sống. -> Phương pháp chủ yếu : Định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, sử dụng số liệu. *. Dạng bài : Thuyết minh về một thể loại văn học. Cần quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm ( tiêu biểu và quan trọng ). Bố cục chung của bài văn này là : - Mở bài : Giới thiệu khái quát về thể loại. - Thân bài : + Trình bày những đặc điểm hình thức của thể loại ( Thơ : thể thơ, vần, nhịp, thanh điệu, cấu trúcTruyện : thể loại, dung lượng, cốt truyện, tình huống, nhân vâtTác phẩm chính luận : bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận) + Tác dụng của thể loại trong việc thể hiện chủ đề. -Kết bài : Vai trò của thể loại trong nền văn học. Giáo viên lưu ý mở rộng cho học sinh, dạng bài này có thể gồm cả thuyết minh về một tác giả, một tác phẩm. -> Phương pháp chủ yếu : định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích. *. Dạng bài : Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ) : Đối tượng thuyết minh của dạng bài này không phải là sự vật, hiện tượng mà là quá trình hoạt động đề làm ra một sản phẩm hoặc đạt một kết quả nào đó nên bố cục bài viết khá linh hoạt. Song bài cũng cần theo một trình tự : - Mở bài : Giới thiệu sản phẩm. - Thân bài : Giới thiệu lần lượt : + Điều kiện ( nguyên vật liệu, dụng cụ ), + Cách thức, qui trình thao tác ( có thể kèm theo hình vẽ ). -Kết bài : Yêu cầu thành phẩm ( Hình thức và chất lượng ). -> Phương pháp chủ yếu là định nghĩa, giải thích, phân tích. *. Dạng bài : Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Để làm được kiểu bài này, cần quan sát ( tham quan ), tra cứu sách vở, học hỏi để có những tri thức đáng tin cậy. Bố cục chung của dạng bài này là : -Mở bài : Giới thiệu danh lam thắng cảnh. -Thân bài : + Giới thiệu vị trí địa lí, xuất xứ ( các thần thoại, truyền thuyết sự kiện lịch sử gắn liền với di tích, thắng cảnh ). + Đặc điểm nổi bật ( Qui mô, cấu trúc, cảnh quan ) + Vai trò, tầm
Tài liệu đính kèm: