Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2

doc 46 trang Người đăng dothuong Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học luyện từ và câu lớp 2
Sở Giáo Dục- Đào Tạo Long An
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO MỘC HÓA
– *˜*—
SÁNG KIẾN 
KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: 
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 DẠY VÀ HỌC 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 LỚP 2.
Họ và Tên Giáo Viên : Nguyễn Thị Thu Loan
Đơn vị : Trường Tiểu Học Huỳnh Việt Thanh
 Năm học :2009 - 2010
PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng trong việc giúp học sinh học các môn học khác. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy phát triển ngôn ngữ cho người bản ngữ. Người GV cần dạy cho học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ sao cho phù hợp nhất và linh hoạt nhất. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Tập viết, chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Trong đó phân môn Luyện từ và câu là phân môn luôn được giáo viên quan tâm nhiều nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất là sự thay đổi về tên gọi ( trước đây là môn Từ ngữ- Ngữ pháp) kéo theo sự thay đổi về nội dung, chương trình, sgk, các hình thức và phương pháp quy trình lên lớpThứ hai là vì đây là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng.
	Trong thực tế, phân môn luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống , xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn luyện từ và câu giúp cho học sinh lĩnh hội Tiếng việt một cách đầy đủ nhất, giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt hiện đại đạt hiệu quả cao nhất, giúp học sinh diễn đạt tốt hơn trong giao tiếp, trong học tập, vui chơi sinh hoạt .Xuất phát từ mục đích yêu cầu của phân môn trong trường Tiểu học học sinh cần rèn luyện năng lực sử dụng Tiếng việt, để tư duy, giao tiếp và học tập, giáo dục cho học sinh những suy nghĩ tình cảm trong sáng phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu của xã hội. Tạo điều kiện cho học sinh được phát triển toàn diện. Trên cơ sở đó sẽ rèn cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của con người mới: óc liên tưởng, tính kỉ luật, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt .
	Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nắm được mục đích yêu cầu của Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu ở lớp 2 nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Nên tôi cố gắng đi tìm những biện pháp tích cực nhất để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
	Điều dễ nhận thấy ở phân môn luyện từ và câu lớp 2 là nội dung các bài học trong sách giáo khoa được thiết kế bằng hệ thống các bài tập. Mỗi tiết học, học sinh được GV HD từ 3 đến 4 bài tập nhằm tìm hiểu những kiến thức sơ giản về từ và câu Tiếng Việt. Vì vậy việc dạy luyện từ và câu ở lớp 2, Gv cần tập trung tổ chức cho học sinh hoạt động mang tính thực hành là chính. Đây là nét mới, là vấn đề đạt ra đòi hỏi Gv phải suy nghĩ tìm tòi, đầu tư nhiều thời gian tâm huyết, công sức mới thực hiện đảm bảo có hiệu quả một tiết lên lớp.
	Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học với lòng say mê nghiên cứu tìm tòi học tập ,cộng với sự say mê yêu thích môn học, yêu thích từ và câu Tiếng Việt phong phúHơn nữa ,tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn luyện từ và câu chiếm thời gian tương đối nhiều nhưng thực tế về chất lượng dạy và học phân môn này đạt hiệu quả chưa cao..Với những lý do chủ yếu đó đã hướng tôi đến với đề tài “Nâng cao chất lượng dạy và học môn luyện từ và câu lớp 2”. Không chỉ việc dạy mà việc học phân môn luyện từ và câu hiện nay nhìn chung vẫn đạt kết quả chưa cao vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan. Học sinh vùng thuận lợi cũng như vùng khó khăn đều gặp khó khăn trong việc phân biệt câu, chữ, từ và tiếng nhận biết câu theo mục đích nói, câu theo cấu trúc
 ngữ phápTrong giao tiếp, viết văn.,.thực tế đa số học sinh lớp 2 dùng từ đặt câu rất ngộ nghĩnh hoặc chưa chính xác, thiếu bộ phận chínhlà điều rất bình thường. Vì tư duy dùng từ đặt câu của các em mới hình thành, phát triển chưa cao. Chính vì vậy cần có sự tổ chức hướng dẫn, định hướng đúng đắn của GV.
	Với những cơ sở lí luận và căn cứ vào thực tiễn đã nêu trên tôi đi sâu vào tìm hiểu khả năng phân biệt từ và câu, khả năng nhận biết từ và tiếng cũng như cách dùng từ để đặt câu, khả năng mở rộng vốn từ, dùng từ, hiểu nghĩa từ, phân biệt nghĩa của từ, phân loại từ, phân loại câu của học sinh ( cụ thể là học sinh lớp 2) để thấy mặt được và chưa được của học sinh trong quá trình học tập nói chung và giao tiếp nói riêng. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn và vướng mắc của GV và HS khi giảng dạy và học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2.
	III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 	Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa của phân môn luyện từ và câu lớp 2, dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, đồng thời điều tra khảo sát việc dạy và học phân môn luyện từ và câu của GV và Hs lớp 2. TÌm ra phương pháp dạy tích cực phù hợp với nội dung yêu cầu của phân môn, của từng bài, của từng chủ đề Nhằm thu hút hứng thú học tập và tư duy vào môn học của học sinh . Khắc phục những khó khăn chủ quan cũng như khách quan khi lên lớp của Gv cũng như của HS. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu.
	IV.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Đối tượng là học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Huỳnh Việt Thanh, Mộc Hóa, Long An.
Phạm vi nghiên cứu:
	Đề tài nghiên cứu là áp dụng đề tài cũ năm học 2008-2009 đã được hội đồng sư phạm trường và hội đồng sư phạm cấp huyện công nhận.
	Đây là đề tài tôi tâm đắc nhất nên ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình hình học tập của lớp tôi về phân môn luyện từ và câu nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung và thấy rằng cũng như các năm trước học sinh và gv gặp rất nhiều khó khăn khi dạy và học phân môn luyện từ và câu. Trên thực tế học sinh còn nhiều mặt hạn chế khi tiếp thu kiến thức của môn học, kết quả học tập chưa đạt yêu cầu nhất định so với yêu cầu cơ bản của môn học.
	Hiểu được khó khăn vướng mắc mà các em gặp phải tôi càng băn khoăn, lo lắng và nhanh chóng áp dụng kinh nghiệm đã nghiên cứu các năm học trước để kịp thời giúp đỡ các em học tốt hơn môn học ngay từ đầu năm học. Đó cũng là kế hoạch rèn luyện lâu dài của tôi giành cho học sinh của mình trong suốt cả năm học để hướng tới thành quả cao nhất là học sinh yêu thích môn học và thực hành thành thạo các bài tập theo yêu cầu phân môn, có sự sáng tạo và mở rộng vốn từ và câu để vận dụng linh hoạt vốn từ và câu trong giao tiếp và trong học tập.
Kế hoạch nghiên cứu:
Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy của GV và Hs thông qua các bài học, các bài kiểm tra dành cho Hs và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau với các anh chị đồng nghiệp.
Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc phân biệt nghĩa của từ, phân biệt câu, xác định các từ loại trong câu, mở rộng vốn từ theo chủ đề, các hình thức tổ chức 
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh. Sưu tầm Các trò chơi học tập có liên quan với môn học, liên quan với từng chủ để kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Điều tra tình hình hoàn cảnh gia đình, các yếu tố tác động chính đến kết quả học tập của một số học sinh chậm, yếu, lười học tập cũng như học sinh giỏi ngoan, học tập tốt trong lớp để đối chiếu so sánh và có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng thích hợp với từng đối tượng.
b.Khảo sát thực trạng của việc dạy và học phân môn luyện từ và câu của GV và Hs lớp 2 để thu thập và đối chiếu so sánh với các năm trước xem đề tài tôi đang thực nghiệm có kết quả ở mức độ như thế nào so với lúc ban đầu? 
C.Tìm ra những sai sót, những mặt làm tốt và mặt chưa làm tốt, nguyên nhân chưa tốt để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp .
D.Đề ra kịp thời những biện pháp khắc phục một cách chính xác, khoa học và khả thi cũng là góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu.
E.Đề xuất ý kiến với cấp trên để hổ trợ nhau cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, học đi đôi với hành.	
PHẦN II: NỘI DUNG.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ơ LỚP 2: 
	Ở lớp 2 chương trình mới, môn luyện từ và câu giữ vai trò chủ đạo trong chương trình Tiếng Việt mới. Ngay từ đầu của hoạt động học tập học sinh đã làm quen với lí thuyết của từ và câu. Sau đó kiến thức được mở rộng ra thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng mà cuộc sống của các em đòi hỏi trong học tập, lao động cũng như khi vui chơi và giao tiếp Thực tế, từ và câu là hai đơn vị ngữ pháp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Chính vì vậy, việc dạy và học từ và câu luôn giữ vị trí then chốt trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tất cả các cấp học của học sinh. Bởi vì nếu không có vốn từ đầy đủ, chính xác, khoa học và đúng đắn thì không thể nắm và sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt linh hoạt để làm công cụ giao tiếp, công cụ tư duy cũng như để tự khẳng định và phát triển về mọi mặt. Mặt khác việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu ( lớp 2) giúp cho học sinh nắm đặc trưng cơ bản của tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở ban đầu làm nền tảng để học tập lâu dài tìm hiểu sâu hơn kho tàng ngôn ngữ Tiếng Việt của dân tộc.Khả năng giáo dục về nhiều mặt của phân môn luyện từ và câu là rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy lôgic và các năng lực trí tuệ khác như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp,Ngoài ra luyện từ và câu còn đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh học tập các môn khác và phát triển thêm một số kĩ năng có liên quan như: kĩ năng nghe, đọc , nói viết đúng chính xác và diễn cảm.Chính xác hơn luyện từ và câu là môn học nền tảng để học tập các môn khác trong tất cả các cấp học, cũng như là công cụ không thể thiếu trong giao tiếp và tư duy, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày cuả mỗi học sinh .Nó cần thiết như thức ăn và nước uống.
	2. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 2:
	Dạy phân môn luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm sơ giản ban đầu về từ và câu, các loại từ và các kiểu câu phù hợp với lứa tuổi và trình độ tư duy của các em.
	Dạy Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ trang bị cho học sinh hệ thống khái niệm về ngữ nghĩa của từ, sự hiểu biết sơ giản về cấu trúc ngữ pháp của từ và câu, cũng như quy luật ngôn ngữ về cách sử dụng từ câu trong văn cảnh và trong giao tiếpCụ thể là giúp học sinh có sự hiểu biết cơ bản về cấu tạo từ, cấu tạo câu, qui tắc sử dụng thông thường, từ câu thường dùng, từ và câu ít dùng, hoặc là không nên dùng
	 Những kĩ năng mà học sinh cần đạt được trong giờ học phân môn luyện từ và câu là: Biết dùng từ đặt câu theo yêu cầu. Biết mở rộng vốn từ theo chủ đề. Biết dùng từ và câu để thực hành nói và viết , biết sử dụng câu văn phù hợp trong giao tiếp, nhận ra câu văn không có văn hóa để loại ra khỏi vốn từ, nắm được các qui tắc văn hóa của lời nói qua sử dụng từ và câu. Sử dụng tích cực hóa vốn từ được học.
	Và nhiệm vụ chủ yếu của phân môn chính là cung cấp khái niệm từ và câu, mở rộng và phát triển vốn từ sẳn có làm phung phú hóa vốn từ của bản thân. Hướng học sinh vào mục tiêu chính xác hóa vốn từ có sẳn, quản lí phân loại vốn từ theo mục đích sử dụng, tích cực hóa vốn từ qua việc thường xuyên thực hành giao tiếp. Làm quen với các kiểu câu thông dụng như: Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì? Một số thành phần cơ bản trong câu ( thành phần phụ trả lời cho câu hỏi Ơ đâu? Khi nào? Để làm gì? Vì sao?...Luyện tập sử dụng một số dấu câu( dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.) Trọng tâm là dấu chấm và dấu phẩy
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 2:
	1.KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA:
	Môn luyện từ và câu lớp 2 cả năm có 35 bài tương ứng với 35 tiết và dạy theo thời gian là 1 tuần/ 1 tiết:
	+ Kì 1 gồm 18 bài trong đó có 2 bài ôn tập và 16 bài mới.
	+ Kì 2 gồm 17 bài trong đó có 2 bài ôn tập vá 15 bài mới.
	Sách giáo khoa mới của lớp 2 được chia thành 2 tập( tập I, tập II). Mỗi tập dùng trong một học kì. Ở sách Tiếng Việt mới được trình bày theo từng phân môn: Tập đọc, Kề chuyện, chính tả, tập viết, luyện từ và câu rồi tập làm văn.
	2.KHẢO SÁT VỀ HỨNG THỨ DẠY VÀ HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	A) Hứng thú của giáo viên:
	Để biết được hứng thú dạy môn luyện từ và câu của giáo viên tôi đã trò chuyện trực tiếp với các giáo viên trong khối nói riêng và giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường nói chung thông qua các câu hỏi thăm dò như sau:
Các anh chị có thích dạy môn luyện từ và câu không? Vì sao thích ? vì sao không?
Các anh chị hãy cho biết Hs của các anh chị cũng như bản thân của các anh chị có thái độ và hứng thú như thế nào khi tham gia tiết học luyện từ và câu?
Hàng ngày, Khi dạy phân môn này các anh chị thường dùng phương pháp nào là chủ yếu? các anh chị có thường dùng các phương tiện trực quan không? Học sinh có gặp khó khăn gì khi tham gia các hoạt động học tập không?
* Qua trò chuyện như thế tôi nắm và thu được một số thông tin và kết quả như sau:
Đa số Gv không thích dạy môn này. Hs thì có hứng thú với môn học nhưng chủ yếu là đối tượng học sinh giỏi. Hs trung bình yếu thì tham gia tiết học với tâm lí bắt buộc. Hs làm bài tập một cách thu động, bỏ bài hoặc làm bài thiếu, thậm chí 
không làm bài. Hứng thứ của GV và HS kém là vì nhiều lí do:
+ Dạy luyện từ và câu là khó so với các phân môn khác, có nhiều từ, câu chưa phân định rõ ràng( đang còn nhiều tranh cãi), nên xác định và chốt lại cho học sinh là khó, trong khi giảng dạy giáo viên còn bí từ và giải nghĩa từ cho học sinh còn lúng túng.
+ Giờ luyện từ và câu thường trầm không sôi nổi và khô. Học sinh ít chú ý vào bài, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy như: tranh ảnh, bảng phụ, phấn màu, từ mở rộng, từ giải nghĩa, ngữ cảnh của từ, giấy khổ to,thì mới thu hút học sinh.
+ Dạy luyện từ và câu là khó vì ngay cả giáo viên nhiều khi còn chưa rõ và phân biệt chính xác các từ, câu nên rất khó trong việc giải thích cho học sinh hiểu được nội dung bài.
	Ví dụ: Khi dạy bài: “ Từ ngữ về muông thú( tuần 23)”. Sau khi dạy xong bài, phần củng cố giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm từ mở rộng vốn từ “ Tìm tên các con thú nguy hiểm và thú không nguy hiểm” thì lúc đó có học sinh nêu: Con rắn. Thực ra là sai vì rắn không phải là loài thú mà đó là loài bò sát. Một số gv lại bỏ qua và không sửa sai kịp thời cho hs.
+ Đồ dùng trực quan ở trường còn ít chưa đáp ứng đủ cho các tiết học, giáo viên phải làm đồ dùng trực quan rất nhiều như: Vẽ tranh, sưu tầm vật thật hoặc làm mô hình minh họa để cung cấp từ qua hình ảnh trực quan phù hợp với các tiết dạy để hướng dẫn học sinh nắm được bài. Ngoài ra các bảng phụ ghi ví dụ và các bài tập, tổ chức hoạt động nhóm còn thiếu nhiều Gv phải tự trang bị tốn kém. Chưa thường xuyên kết hợp với ban giám hiệu nhà trường tổ chức các tiết học ngoài giờ để học sinh nhận biết sự vật và dùng từ miêu tả sự vật để đặt câu cho phù hợp với thực tế. Gv chỉ minh họa từ chỉ sự vật bằng lời là chủ yếu không thu hút và khắc sâu kiến thức cho hs. Để khắc phục tôi thường cho hs đóng vai minh họa cho tình huống có liên quan với từ cần bổ sung hoặc mở rộng hoặc chụp ảnh phóng to trên máy vi tính và copy ra ngoài để minh họa giải nghĩa cho từ. Ví dụ giải nghĩa từ “giản dị” trong câu “Bác Hồ sống rất giản dị.” Học chủ đề Bác Hồ. Tôi minh họa bằng hình ảnh chụp ảnh Bác và ngôi nhà Bác với những đồ dùng giản dị trong sinh hoạt hàng ngày.
	Ví dụ: Cũng với bài dạy trên ở tuần 23, khi dạy tôi phải đi sưu tầm tranh ảnh ,hoặc mua các con vật bằng nhựa dẻo như: Lợn rừng, bò rừng, tê giác, chồn,..để học sinh nhìn rõ những đặc điểm của loài thú nguy hiểm và biết được vì sao nó nguy hiểm. Tôi mở các cuộc thi triển lãm các mô hình sáng tạo theo chủ đề và vận động hs các tổ cùng tham gia để tạo điều kiện cho hs tìm hiểu thêm thế giới bên ngoài nhà trường, mở rộng quan hệ và giao lưu cho các em phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển trí tuệ, góp phần hình thành kĩ năng sống cho các em. Ví dụ: Mô hình nhà Bác ở Phủ chủ tịch; Mô hình vườn thú; mô hình khu du lịch sinh thái; mô hình công viên; mô hình trường học.Học sinh hào hứng tham gia cùng với sự hổ trợ và giúp đỡ của Gv và PHHS. Hiện lớp đã có 3 mô hình dự thi mô hình sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng như : Mô hình rừng nguyên sinh, mô hình khu du lịch sinh thái ; Mô hình trang trại.
+ Phương pháp mà giáo viên thường sử dụng trong tiết này đó là: Giảng bài, hỏi đáp, gợi mở, làm mẫu, luyện tập, tham quan, quan sát, 
cùng với phương pháp trực quan.
B) Hứng thú của học sinh:
	Tôi đã lập ra những hệ thống câu hỏi, xây dựng phiếu trắc nghiệm để đều tra hứng thú và việc học luyện từ và câu của học sinh lớp 2 A.
Em hãy điền dấu ( X ) vào ô trống mà em cho là hợp với em nhất:
Câu 1: Em có thích học phân môn luyện từ và câu không?
Rất thích: 10/45 em = 22,22 %
Không ý kiến: 24/45 em = 53,33 %
Không thích: 11/45 em = 24,45 %
Câu 2: Trong giờ luyện từ và câu em thường:
Chú ý nghe giảng: 30/45 em, còn lại không chú ý nghe giảng.
Phát biểu ý kiến xây dựng bài: 21/45 em, còn lại chỉ nghe giảng và không phát biểu ý kiến.
Câu 3: Em có làm đầy đủ bài tập của phân môn luyện từ và câu không?
Có: 30/45 em = 66,67 %
Không: 0 em = 0 %
Còn thiếu: 15/45 em = 33.33 %
Qua khảo sát tôi thấy:
Phần lớn học sinh không thích học phân môn này, số học sinh thích là không nhiều, mặc dù các em đều là những học sinh khá giỏi của môn Tiếng việt, cũng như các môn khác.
Mặc dù môn này không gây nhiều hứng thú đối với các em nhưng trong giờ học các em vẫn luôn chú ý nghe bài, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Phần lớn các em tự học và tự làm bài, làm đầy đủ các bài tập ở lớp vì trình độ tiếp thu của lớp ở mức khá giỏi .Đây là mặt thuận lợi lớn.
Mặc dù chưa gây được hứng thú nhiều nhưng hầu hết học sinh đều có thái độ tích cực trong việc học phân môn luyện từ và câu vì đại đa số các em chăm ngoan, ham học hỏi.
3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG NẮM KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP:(Giai đoạn giữa kì I)
* Những căn cứ để đánh giá chất lượng học tập môn học giai đoạn đầu năm:
- Hình thức: Viết đẹp, không sai lỗi chính tả, trình bày rõ ràng, không gạch xóa.
- Nội dung: Thực hiện đúng, đủ các yêu cầu của đề bài.
- Làm đúng chính xác các yêu cầu về kiến thức.
Ngoài ra còn ưu tiên khuyến khích những học sinh có sự sáng tạo, viết được nhiều câu văn hay, tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi và cảm xúc chân thành của các em.
Nội dung khảo sát:
Bài tập 1: Điền vào ngoặc đơn () dấu chấm hoặc dấu hỏi:
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết () Viết xong thư chị hỏi:
Em có muốn nói thêm gì nữa không ()
Câu bé đáp: 
Dạ có () Chị viết hộ em vào cuối thư: “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả”.
Đáp án:
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết (.) Viết xong thư chị hỏi:
Em có muốn nói thêm gì nữa không (?)
Câu bé đáp: 
Dạ có (.) Chị viết hộ em vào cuối thư: “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả”.
Kết quả kiểm tra bài tập 1:
Lớp
Sỉ số
Số điểm và %
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
2A
45
19
( 42.22%)
12
(26,67 %)
14
(31,11%)
0
(0 %)
Sau khi làm bài tập này, tôi thấy học sinh đều hiểu và nắm được yêu cầu của bài. Một số em trình bày sạch, đẹp, viết đúng chính tả.
Dạng bài tập nhận biết dấu chấm, dấu hỏi học sinh đã làm quen từ đầu năm học đến bây giờ. Tuy nhiên còn một số em xác định dấu chấm chưa chính xác, các em còn nhầm lẫn giữa dấu chấm và dấu hỏi. Nguyên nhân dẫn đến sai sót này là do các em chưa nắm được khái niệm, không chịu khó làm bài tập và chưa chú ý nghe bài giảng trên lớp. Bên cạnh đó có một số em chưa xác định được câu thuộc loại gì để đặt dấu chấm hoặc dấu hỏi cho phù hợp.
Bài tập 2: Chọn từ ngữ thíc hợp để điền vào chổ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh:
a/ Cháu  ông bà.
b/ Con  cha mẹ.
c/ Em  anh chị.
	Đáp án:
a/ Cháu yêu thương kính yêu  ông bà.
b/ Con yêu thương, yêu quí  cha mẹ.
c/ Em yêu quý, kính mến  anh chị.
Kết quả kiểm tra bài tập 1:
Lớp
Sỉ số
Số điểm và %
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
2A
45
20
( 44,44 %)
14
(31.11 %)
11
(24.45%)
0
(0 %

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_LTVC_LOP_2.doc