PHÒNG GD VÀ ĐT TỊNH BIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC AN NÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc An Nông, ngày 07 tháng 11 năm 2016 I/. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Cao Dương Huyền Trung Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 04 / 11 / 1972 - Nơi thường trú: Ấp Phú Cường, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học An Nông. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp 5B II/.Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn tập làm văn lớp 5 III/. Lĩnh vực: Tập làm văn IV/. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chỉ ra rằng Giáo dục Tiểu học là một bậc học nền tảng có vai trò quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu cơ bản, bền vững về trí thức, hình thành những đường nét phát triển nhân cách, giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Thật vậy, chúng ta thấy, Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua bảy loại bài học khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện: - Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng nói, đọc, viết, nghe; phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. - Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình học sinh lĩnh hội các tri thức khoa học. Chính những văn bản nói, viết các em có được từ phân môn tập làm văn theo các nghi thức lời nói, thuyết trình ... đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở phân môn Tập làm văn qua kiểu bài miêu tả nhiều nhất, nó giúp cho học sinh tái hiện lại cuộc sống con người, phong cách thiên nhiên hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người. 1/. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến. Trên thực tế hiện nay việc dạy phân môn Tập làm văn kiểu bài tả cảnh trong trường tiểu học, giáo viên và học sinh có nhiều thuận lợi và gặp không ít khó khăn như: *Thuận lợi: - Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được áp dụng hầu hết các môn học, trong đó có phân môn Tập làm văn làm cho giờ học thêm sinh động và khắc sâu kiến thức cho học sinh nhiều hơn thông qua các hoạt động trong giờ học. - Kiểu bài tả cảnh các em cũng đã được làm quen với lớp 2, 3. Lên lớp 4, 5 các em lại tiếp tục rèn kỹ năng làm văn từ dễ đến khó ( Rèn kỹ năng viết đoạn, liên kết đoạn) rất phù hợp nhận thức của học sinh tiểu học. Đặc biệt trình tự tả cảnh cũng giống như ở lớp 4, đối tượng miêu tả của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc gần gũi với các em, một dòng sông, một đêm trăng, một cánh đồng ... vì vậy các em dễ quan sát hơn. *Khó khăn: Sau những thuận lợi thì trong thực tế giảng dạy giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy cũng như học phân môn Tập làm văn kiểu bài tả cảnh: - Giáo viên: + Bản thân giáo viên vừa bám sách giáo viên mà dạy do đó phần nghiên cứu bài dạy chưa kỹ “Tập làm văn kiểu bài tả cảnh” dạy kiến thức không liền mạch nên bài dạy chưa sâu. + Một số giáo viên dạy còn áp đặt chỉ hướng dẫn học sinh theo yêu cầu của sách mà chưa chú ý đến việc thâm nhập và khám phá cái hay, cái đẹp của bài văn. + Đại đa số giáo viên chỉ chú ý đến học ở lớp mà chưa chú ý đến việc luyện tập ở nhà, chưa hướng cho các em tìm hiểu thêm sách, báo... + Để đối phó với việc học của học sinh làm bài chưa hoàn thành, để đảm bảo chất lượng ... nhiều giáo viên cho học sinh chép bài mẫu. Vì vậy dẫn đến tình trạng cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc vào “mẫu” không thoát khỏi “mẫu”. + Giáo viên chưa phối hợp linh hoạt, nhịp nhàng khi sử dụng các phương pháp làm cho học sinh thường bị động và chưa phát huy tính tích cực của học sinh. - Học sinh: + Học sinh học rất nhiều kiến thức mới trong khi đó trình độ của các em thì hạn chế, các em còn lười suy nghĩ, chép đáp án mẫu, vay mượn ý tình của người khác thường là của bài mẫu nào đó. Với cách khác học sinh thường sẵn sàng học thuộc văn mẫu, khi làm bài các em sao chép ra và biến thành bài làm của mình không kể đầu bài qui định thế nào. Với cách làm bài ấy các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về cảnh vật được tả. + Phần lớn học sinh là vùng sâu, việc tiếp xúc với môi trường sống ở mức độ hẹp nên việc sử dụng từ ngữ và làm bài chưa được sinh động, sử dụng từ ngữ chưa phong phú. 2/. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến. Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi vì học sinh học tốt phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi nhận xét bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của các kỹ sư tâm hồn. Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng và lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả. Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh ở phân môn Tập làm văn lớp 5 ”, trước hết là giúp nâng cao chất lượng Tập làm văn cho lớp tôi phụ trách. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung. 3/. Nội dung sáng kiến. Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại tả cảnh một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau: * Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. * Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh. * Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ. * Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học, đọc, viết các bài văn, thơ về tả cảnh. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh. Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết trình bày các vấn đề được nêu ở trên để học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau: 3.1/. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội dung và hình thức. - Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả: + Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?) Ví dụ: Tả dòng sông thì tập trung tả dòng sông, không miên man tả sâu cảnh cánh đồng nằm bên cạnh dòng sông, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các sự vật đó cũng có liên quan. + Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?) : Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác. Ví dụ: Tả cảnh dòng sông thì phải tả chủ yếu những yêu tố liên quan không thể tách rời như: Nước, sóng, thuyền bè, bờ sông... + Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì) Ví dụ: Tả dòng sông với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của người dân quê hương. + Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?) Ví dụ: Tả dòng sông với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên thơ... - Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả. + Bước 1: Tìm hiểu đề + Bước 2: Quan sát tìm ý + Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý) + Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh + Bước 5: Kiểm tra lại bài. Tuy rằng hiện nay Sách giáo khoa không còn những tiết riêng cho Tìm hiểu đề, quan sát tìm ý nhưng qua mỗi đề văn giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm theo các bước kể trên. Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi bước làm giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện bài làm. Cụ thể: * Bước 1: Tìm hiểu đề - Tác dụng: Giúp học sinh xác định được yêu cầu đề bài, tránh làm lạc đề. Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu... - Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: + Đọc kĩ đề. + Phân tích đề. Phân tích đề bằng cách: - Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn. - Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả. - Gạch một nét đứt dưới các từ xác định giới hạn miêu tả. Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả một cảnh đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm. Học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi: ?/ Hãy xác định thể loại làm văn? ?/ Đối tượng miêu tả là gì? ?/ Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào ? Thể loại Đối tượng miêu tả Giới hạn miêu tả Miêu tả Cảnh đẹp Không gian Thời gian Đặc điểm Nơi em ở Một mùa trong năm Một cảnh Sau khi trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực tiếp trên đề bài. Đề bài: Hãy miêu tả một cảnh đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm. * Bước 2: Bước quan sát và tìm ý - Tầm quan trọng: Là bước quyết định thành công của bài văn, học sinh muốn viết được bài văn hay, sống động phải có được sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả và phải có sự ghi chép tỉ mỉ, chi tiết những đặc điểm mình miêu tả. - Cách thực hiện: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác... nhằm giúp các em nhận biết về cảnh đầy đủ và chính xác hơn. Luyện kĩ năng quan sát: Muốn quan sát có hiệu quả, quan sát phải có tính mục đích, người quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm của riêng mình. Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể , vừa chi tiết, vừa có tính khái quát . Qua chi tiết , người đọc phải thấy được bản chất của sự việc. Vì vậy quan sát phải có lựa chọn. Nếu yêu cầu các chi tiết cụ thể nhưng đó không phải là những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Chi tiết không cần nhiều mà phải chọn lọc, phải tinh. Đó là những chi tiết lột được các thần của cảnh. Khi quan sát, cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tấm lòng. Mục đích quan sát sẽ quy định đối tượng và phương pháp quan sát. Để tả cảnh, cần xác định vị trí quan sát. thời điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát. Quan sát phảI luôn gắn với việc tìm ý và tìm từ ngữ để diễn tả. Để giúp quan sát và tìm ý, với mỗi đề bài cần có một hệ thống câu hỏi gợi ý nội dung quan sát và các ý cần xác lập. Nếu học sinh không thực hiện tốt bước quan sát và tìm ý thì học sinh sẽ không có chất liệu để làm văn từ đó học sinh sẽ không có hứng thú làm bài hoặc sao chép bài văn từ những bài văn mẫu. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép tỉ mỉ những điều mình quan sát tạo thành một cuốn cẩm nang để khi miêu tả học sinh có sẵn chất liệu để làm bài. Với bất kì một đề bài nào tôi cũng lập bảng quan sát và yêu cầu các en ghi kết quả quan sát vào bảng đó. Mắt thấy (Thị giác) Tai nghe ( Thính giác) Mũi ngửi ( Khứu giác) Tay cầm ( Xúc giác) * Quan sát theo không gian ( Vị trí) Xa Gần Trên Dưới Trong Ngoài Bên trái Bên phải Phía sau Phía trước * Quan sát theo thời gian ( Thời điểm ) Sáng Trưa Chiều Tối Xuân Hạ Thu Đông Mưa, nắng Ví dụ: Khi tả dòng sông quê hương Học sinh quan sát và hoàn thành bảng quan sát như sau: Mắt thấy (Thị giác) Sông rộng mênh mông, trải dài Thuyền bè đi lại trên sông tấp nập Sóng nhấp nhô Bờ bên phải: bãi ngô xanh biêng biếc Bờ bên trái: Bãi cát trải dài, trắng xoá Mặt trời, mặt trăng soi báng xuống mặt nước - Mặt sông loang loáng. lấp lánh Lũ trẻ bơi lội tung tăng Ánh đèn hai bên bờ tạo thành vết sáng loang loáng. Tai nghe ( Thính giác) Sóng vỗ rì rào, soàn soạt Bãi ngô bên bờ rì rầm, xào xạc Tiếng gõ lanh canh của thuyền đánh cá Tiếng hát của ngư dân trong đêm trên sông . Mũi ngửi ( Khứu giác) Mùi tanh tanh của thuyền no bụng cá Mùi hương thoang thoảng của những bãi ngô ven bờ Làn da ( Xúc giác) Nước mát rượi Từ những ghi chép quan sát trên thì chắc chắn các em sẽ làm được những bài văn vô cùng sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên quan sát bằng các giác quan chưa đủ mà giáo viên cũng cần phải hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự không gian và thời gian. Ví dụ : Dòng sông được quan sát theo trình tự thời gian. Sáng Sông hiền hoà chảy, uốn lượn như dảI lụa. Sóng rì rào ca hát Trên mặt sông, thuyền chở người, chở hàng...đi lại như mắc cửi. Bến sông nhộn nhịp tiếng cười nói. Trưa - Mặt trời chiếu tia nắng chói chang làm sông đỏ ngầu giận dữ, cuồn cuộn chảy về xuôi. Chiều - Mặt nước gợn sóng, những con sóng nhẹ nhàng xô vào hai bên bờ. Lũ trẻ tắm sông tha hồ lặn ngụp. Làn nước mát rượi ôm ấp lũ trẻ. Đoàn thuyền no bụng cá nối đuôi nhau cập bến. Tối Trăng lên, ánh trăng toả xuống mặt sông. Mặt sông như trải rộng mênh mông, bàng bạc một màu. Ánh đèn hai bên bờ tạo thành vệt sáng lung linh. - Tiếng gõ lanh canh của thuyền đánh cá đêm, tiếng hát của ngư dân làm dòng sông thêm đẹp, thêm sinh động. Xuân Dòng sông hiền hoà ôm ấp những cụm hoa dại nở rực hai bên bờ Hạ Sông cạn nước làm hai bên bờ lộ trơ những tảng đá kè bờ nằm ngổn ngang. Thu Nước sông dâng cao, mấp mé bờ. Sóng cuồn cuộn xô vào bờ soàn soạt. Đông Mặt sông toả hơi nước phủ đầy mặt sông vào những sáng sớm . Mưa. nắng - Trời nắng, mặt sông lấp lánh như được dát vàng. - Nói tóm lại, giáo viên lưu ý cho học sinh khi quan sát một số điểm sau: + Khi quan sát học sinh phải nhìn ngắm cảnh trước mặt. + Học sinh phải quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh ở thời gian, địa điểm khác nhau. + Khi quan sát học sinh phải tìm ra những nét chính, trọng tâm của cảnh, sẵn sàng bỏ đi những nét thừa không cần thiết ( Cho nên học sinh không cần điền tất cả các ô gợi ý trên ). + Học sinh cần phải tìm được nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh. Phải bộc lộ cảm xúc hứng thú say mê của mình trước đối tượng quan sát. + Học sinh phải tìm được những từ ngữ chính xác, những câu văn ngắn ngọn để ghi lại những gì quan sát được. * Bước 3. Sắp xếp ý và lập dàn ý Sau khi quan sát và tìm ý, truớc khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có thể là trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ: Với bài tả khu vườn vào buổi sáng, ta nên chọn trình tự không gian. + Trước cửa vườn: + Giữa vườn: + Góc vườn bên trái: + Góc vườn bên phải: + Cuối vườn: Tuy nhiên, ta vẫn có thể chọn trình tự thời gian: + Khoảng trời phía đông ửng hồng + Mặt trời bắt đầu nhô lên sau rặng tre. + Khi ánh nắng ban mai bắt đầu toả xuống... + Mặt trời lên cao. Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian. + Sáng: + Trưa: + Chiều : + Tối: Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như: + Nhìn từ xa: + Trên mặt sông: + Bờ bên trái: + Bờ bên phải: + Bến sông: Lập dàn ý. Do nội dung chương trình trong sách giáo khoa phân bố thì học sinh luyện viết các đoạn văn tả cảnh rất nhiều. Những bài văn tả cảnh hoàn chỉnh chỉ yêu cầu thực hiện trong các tiết kiểm tra. Chính vì thế, tôi đưa dàn ý chung cho một bài văn tả cảnh, và cả dàn ý cho một đoạn văn tả cảnh để học sinh dựa vào đó viết. + Dàn ý chung cho một bài văn tả cảnh cụ thể như sau Bố cục Dàn bài 1. Mở bài - Giới thiệu cảnh định tả 2. Thân bài * Tả bao quát : * Tả chi tiết: + Tả từng bộ phận của cảnh ( Nếu lựa chọn trình tự không gian) + Tả cảnh theo sự thay đổi của thời gian ( nếu lựa chọn theo trình tự không gian.) * Lưu ý: - Có thể kết hợp cả hai trình tự. - Lồng ghép tình cảm, cảm xúc và nhận xét đánh giá về cảnh trong quá trình miêu tả. - Kết hợp tả hoạt động của người song chỉ lướt qua để tránh nhầm sang dạng bài tả cảnh sinh hoạt. 3. Kết bài + Nêu nhận xét, đánh giá: +Tình cảm: + Hành động : + Dàn ý chung cho yêu cầu viết một đoạnvăn. Mở đoạn Giới thiệu cảnh sẽ tả Thân đoạn Tả chi tiết những đặc điểm nổi bật của cảnh Kết đoạn Nêu tình cảm, nhận xét đánh giá về cảnh. Sau khi có trong tay dàn ý chung cho cho bài văn, học sinh sẽ áp dụng để lập dàn ý chi tiết. Dàn ý này cũng chính là cái sườn sát nhất cho học sinh viết thành bài văn cụ thể. Ví dụ: Với bài văn tả dòng sông, ta có thể xây dựng 2 dàn ý chi tiết: Dàn ý lựa chọn miêu tả theo trình tự không gian, dàn ý theo lựa chọn trình tự thời gian. + Dàn ý tả dòng sông theo trình tự thời gian: Bố cục Dàn bài chi tiết 1. Mở bài - Giới thiệu cảnh định tả: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, nhưng dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa là cảnh mà người dân quê em yêu thích và tự hào nhất. 2.Thân bài + Buổi sáng - Dòng sông như dãi lụa đào vắt qua cánh đồng lúa quê em. - Mặt sông gợn lên những con sóng nhẹ. - Bờ bên phải là bãi ngô xanh mướt ngả đầu vào nhau rì rầm trò chuyện. - Bờ bên trái là con đường rải nhựa thẳng tắp, xe cộ qua lại nhộn nhịp. - Thuyền trở người, chở lúa, thuyền đánh cá tấp nập qua lại như mắc cửi. - Tiếng cười nói, tiếng động cơ xe nhộn nhịp bến đò ngang. + Buổi trưa: - Khi mặt trời giận dữ ném những tia nắng chói chang xuống mặt sông khoác chiếc áo dát vàng lấp lánh. - Nước sông đỏ ngầu, sóng lao vào bờ soàn soạt. - Dòng sông hừng hực , hăm hở chảy về xuôi. + Buổi chiều: - Sông lại hiền hoà như người mẹ. - Sóng rì rào ca hát - Làn nước trong mát - Lũ trẻ tha hồ lặn ngụp vui đùa. - Cuối chiều, đoàn thuyền no bụng cá trở về cập bến. + Buổi tối : - Dưới ánh trăng bàng bạc, dòng sông như trải rộng mênh mông. - Ánh sáng hai bên bờ tạo thành những vệt sáng lấp loáng làm dòng sông trở lên lung linh hơn. - Tiếng lanh canh của thuyền đánh cá, tiếng hò của ngư dân làm sông về đêm thêm rộn rã hơn mà đẹp hơn, nên thơ hơn. 3. Kết bài - Dòng sông cứ cần mẫn chảy mãi, bồi đắp cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt. - Người dân quê em, ai đi đâu cũng nhớ về quê hương, về dòng sông quê hương yêu dấu. + Dàn ý cho bài văn tả cảnh khu vườn vào một buổi sáng theo trình tự không gian Bố cục Dàn ý chi tiết Mở bài Khu vườn vào buổi sáng thật đẹp 2. Thân bài Bao quát: Khi nắng ban mai vàng như mật ong chiếu xuống, khu vườn như bừng tỉnh sau một đêm tắm sương. + Trước vườn: - Nàng Hồng mang trên mình hạt sương long lanh đang e lệ trong lá. - Cánh hoa đỏ thắm mịn màng, khum khum úp sát vào nhau. - Nàng Cúc cũng thay cho mình bộ váy vàng rực rỡ để chờ đón anh ong bước đến chơi. - Các nàng thi nhau toả hương làm cả một khoảng không gian thơm mát. + Giữa vườn: - Hai hàng rau cải xanh mơn mởn chen nhau mọc. - Những lá cải to
Tài liệu đính kèm: