Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở THCS

doc 13 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1238Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở THCS
Sáng kiến kinh nghiệm
KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
----------˜«™----------
I. Phần mở đầu:
 I.1. Lí do chọn đề tài:
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa – có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.
Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp về hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, những đêm lửa trại, những lúc ở nhà, Những lúc như thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, nào là lớp có tỉ lệ học sinh người đồng bào thiểu số quá nhiều
Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là chưa tích cực trong học tập, thiếu đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra.
Thực tiễn là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. 
Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và làm cho lớp chủ nhiệm có những thành tích đáng tự hào. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp một kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đó là “KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Thông qua quá trình lâu dài, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân luôn đặt ra mục tiêu là: Làm thế nào để hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trường giao phó?
Do đó, với vai trò là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS, tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong nhiều năm học qua. Mục đích của đề tài là giúp chúng ta có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tích nhất định.
Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khuôn khổ, phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các phương pháp vận dụng trong công tác chủ nhiệm ở lớp 8A1 trường THCS DurKmăn.
Một số định hướng, cải tiến mới trong công tác chủ nhiệm phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường.
Nhu cầu mới về thành tích và hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.
 I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Quá trình vận dụng các kinh nghiệm, các giải pháp làm công tác chủ nhiệm lớp đối với lớp 8A1 – trường THCS Dur Kmăn – xã Dur Kmăn – huyện KrôngAna năm học 2014 - 2015.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đặt vấn đề.
Phương pháp liên hệ thực tế.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp giải quyết tình huống.
Phương pháp thuyết trình.
II. Phần nội dung:
 II.1. Cơ sở lí luận:
Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS, không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. 
Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Vâng, mặc dù đã làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, nhưng khi được chuyển về công tác tại một đơn vị mới từ tháng 7/2014, và được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8A1, trong tôi vừa mừng vừa lo: mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho ngôi trường mới của mình, đó là Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Dur Kmăn. Tôi lo vì đối tượng học sinh học yếu là nhiều, thích đua đòi, không có tính cần cù chăm chỉ, lòng đam mê học tập. Sau đó khoảng hai tuần tìm hiểu về lớp, thì thực trạng của lớp cũng dần dần hiện ra, tôi bắt đầu vận dụng những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đối với lớp.
 II.2. Thưc trạng:
 a/ Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi:
Trong nhiều năm công tác tại trường THCS Lê Văn Tám, cũng đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, nên khi chuyển về nhận công tác tại trường THCS Dur Kmăn, việc được phân công làm công tác chủ nhiệm đối với tôi cũng không phải là vấn đề nan giải hay khó khăn, bởi lẽ tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm đối với công tác này..
Đối với trường THCS Dur Kmăn, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh và là một ngôi trường nằm trên vùng căn cứ cách mạng. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm; thường xuyên xây dựng các chương trình hoạt động có sự phối hợp với bộ môn như Đội TNTP, như Thư viện trường...
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đén việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi.
* Khó khăn:
Tập thể lớp 8A1 với sĩ số là 36 học sinh, nhưng trong đó, học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Êđê) chiếm tới 22 học sinh. Các em vì cuộc sống gia đình khó khăn, xa trường, nhiều em còn là lao động chính trong gia đình nên việc nhận thức trong học tập chưa cao và việc tham gia các hoạt động khác chưa đều, chưa tích cực. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. 
Nhiều học sinh gia đình còn khó khăn, tuổi lớn hơn nhiều so với quy định và so với các bạn cùng lớp nên làm cho các em có phần e ngại và xấu hổ khi đến trường. Đồng thời, một số học sinh còn có tính ham chơi, nên dẫn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.
 b/ Thành công – hạn chế:
* Thành công:
Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm, những giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, luôn hoàn thành xuất sắc các công việc đề ra trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, lớp chủ nhiệm cũng đã đạt được nhiều thành công trong học tập, rèn luyện và trong hoạt động phong trào. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi về nhận thức, thay đổi nhân cách của phần lớn các đối tượng học sinh.
* Hạn chế:
Một số học sinh vẫn theo nếp sống cũ của bản thân, chưa tự giác tích cực, chưa chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nên kết quả một số hoạt động chưa cao. 
 c/ Mặt mạnh – mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Bản thân tôi là một giáo viên ra trường đã nhiều năm và cũng đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, bản thân tôi là một người luôn muốn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của những đồng nghiệp tiêu biểu khác nên đã giúp tôi có được những thành công đáng kể.
Bên cạnh đó, lớp chủ nhiệm của tôi là một tập thể tuy không phải là lớp chọn, nhưng cũng có một số điểm mạnh tiêu biểu về văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác nên trong quá trình chủ nhiệm và tổ chức các hoạt động, tôi cũng nhận được có nhiều điều kiện thuận lợi, tích cực.
* Mặt yếu:
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tại lớp 8A1, điều mà tôi nhận thấy là nhận thức về học tập của các em còn rất yếu, sự chênh lệch về nhận thức giữa các đối tượng học sinh trong lớp còn quá cao. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về tỉ lệ nam – nữ (25 nam, 11 nữ) và sự khác nhau về độ tuổi của các em cũng là những yếu điểm cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở lớp (hơn ½ lớp có độ tuổi lớn hơn tuổi quy định).
 d/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động:
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinhtất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.
 e/ Phân tích các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là 35 em, trong đó nam 24 em, nữ 11 em. Gần một tháng sau lớp tiếp nhận thêm một học sinh từ  lớp 8A2 chuyển đến. Hiện tại sỉ số lớp là 36 em. Ấn tượng không phai mờ là các em nhìn tôi rất chăm chú lắng nghe bao điều tôi dặn dò với lớp. Sau đó tôi tiếp tục gặp gỡ các em 2 buổi lao động nữa rồi mới đến hai tiết học Âm nhạc và GDCD đầu tiên, không khí lớp trầm, hầu như các em không tập trung, còn một số học sinh trung bình còn nói chuyện riêng, không ghi bài. 
Không những thế, tôi cũng được nghe nhiều đồng nghiệp đi trước nói về tập thể lớp 8A1 ấy trong năm học trước như thế nào? Tôi luôn được nghe là các em học yếu, là lớp cá biệt, có nhiều thành phần phức tạp, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và không quan tâm đến những vấn đề, những công việc mà giáo viên chủ nhiệm giao cho Đứng trước những điều mà tôi cho là đáng lo lắng ấy, cùng với quá trình một thàng tìm hiểu, theo dõi, thử sức mình với các đối tượng học sinh ấy, tôi nhận thấy tập thể học sinh lớp 8A1 tuy học tập yếu, có nhiều thành phần khó bảo, có sự phân biệt màu da (giữa người Kinh với người Êđê)nhưng không phải là một tập thể “bất trị”.
Trước những khó khăn và thử thách ấy, tôi tự hứa với lòng mình cố gắng thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Dur Kmăn, để làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ và thay đổi chính tập thể 8A1 trở thành một tập thể lớp Tiên tiến.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
 a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Nâng cao khả năng sư phạm, óc sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp; tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của giáo viên trong quá trình chủ nhiệm. Đồng thời thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết, không ngại khó khăn, gian khổ và sự gần gũi, thân thiện với các đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả việc chủ nhiệm lớp đối với giáo viên làm chủ nhiệm và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào cũng như việc thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách của các đối tượng học sinh.
 b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Nội dung:
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, giáo viên phải thấy rằng đó là vinh dự lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là em, là con trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó có thể xây dựng được những phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho tất cả các dạng lớp (lớp chọn, lớp không chọn) và áp dụng cho bất cứ năm học nào.
* Cách thức:
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để làm tốt công tác chủ nhiệm một lớp:
+ Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm:
Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước, giáo viên giảng dạy, giáo viên tổng phụ trách Đội
Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nền nếp cũng như học tập.
Việc bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng là học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực. Thường là các em nam hay tự ái khi lớp trưởng là nữ. Trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em bằng mọi cách, khẳng định khả năng của lớp trưởng.
Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm lý rất lớn đến các em. Nếu có thể tránh được giáo viên chủ nhiệm nên tránh các trường hợp:
Không nên sắp xếp nữ, nam ngồi xen nhau trong một bàn, nhất là lớp 8, 9 các em nữ sẽ mất tự tin về việc hàng tháng.
Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để bạn giúp đỡ.
Xây dựng được đôi bạn học tập ở trường cũng như ở nhà.
+ Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân
Khi tiếp xúc với học sinh, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, có những việc nên làm và những việc không nên làm:
Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều kiện khó khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với học sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì thường học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường chăm ngoan hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học sinh gặp phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, con ngoại hôn, cha mẹ là người say sưa, lười lao động do đó giáo viên và tập thể lớp luôn cần có sự quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ các em.
Những buổi lao động, xây dựng trường, sinh hoạt đội, cắm trại, thi làm báo tường rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao làm các em tránh được những sai sót thay vì nhăn nhó, bất lành, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại. Có làm như vậy, giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. Đặc biệt trong lao động ngoài việc hướng dẫn, phân công công việc nặng nhọc, khó khăn. Thử hỏi có mấy học sinh đứng chơi, không chịu lao động trong khi thấy thầy đang làm? Giáo viên, cùng lao động với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động, vừa giáo dục các tính tích cực, không lánh nặng tìm nhẹ trong lao động. Như vậy có nghĩa la giáo viên cùng san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại với lớp chủ nhiệm.
Tiếp xúc với cán bộ lớp, cán sự bộ môn để biết được mọi hoạt động của lớp là việc làm hết sức cần thiết. Những thông tin về lớp chủ nhiệm chủ yếu là do các em cung cấp. Nhưng việc làm này còn là con dao hai lưỡi, nếu giáo viên không khéo léo xử lý sẽ dễ dàng biến học sinh thành những kẻ mách lẻo, xoi mói người khác, nói xấu người khác cho sướng miệng mình. 
Phương pháp giảng dạy mỗi giáo viên có sự khác nhau. Bên cạnh đó còn tuỳ thuộc vào đặc trưng bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm có thể khẳng định rằng mình biết được tất cả các phương pháp giảng dạy của các bộ môn? Một số học sinh lười học cho rằng thầy cô dạy khó hiểu, yêu cầu caonên các em đạt kết quả học tập bộ môn thấp. Chuyện nóng hổi nhất là giáo viên chủ nhiệm hay phàn nàn về một số môn học: Thể dục làm ảnh hưởng xếp loại của học sinh, môn Sinh vật, Công nghệ, Hội hoạ bắt các em chuẩn bị nhiều mẫu vật quáCách nhìn nhận của học sinh sai đã đành, giáo viên chủ nhiệm nhìn nhận phiến diện như vậy quả là đáng trách.
Thiết nghĩ, để xác minh thông tin từ phía học sinh, giáo viên chủ nhiệm nên khéo léo tiếp xúc với giáo viên bộ môn để tường tận hơn trước khi đi đến kết luận về việc giảng dạy của giáo viên đó. Tôi cho rằng việc nghe học sinh phản ánh một chiều là việc không nên làm, nếu có thì phải hết sức thận trọng. vì làm như vậy là xúc phạm, không bảo vệ uy tín của đồng nghiệp.
+ Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp:
Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh nhiều vấn đề trong mỗi buổi học là điều khó có thể tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi, nếu buổi nào giáo viên chủ nhiệm không có tiết dạy, thấy không cần thiết cũng phải đến lớp. Giáo viên đến lớp như vậy để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnhNếu thực hiện tốt và thường xuyên khâu sinh hoạt đầu buổi, học sinh sẽ ổn định tâm thế để bước vào tiết học đầu tiên tốt hơn, kể cả các tiết học sau.
Sau mỗi buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc và hàng tuần nên có cuộc họp với cán bộ lớp. Tuy rằng lớp có lớp trưởng, lớp phónhưng giáo viên không hoàn toàn giao cho các em mà phải để ý đến lớp thường xuyên, kịp thời nhắc nhở, động viên.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả năng làm việc của cán bộ lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán bộ lớp làm việc, tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em, giáo viên giúp cán bộ lớp làm việc là chính thay vì làm tất cả. Cán bộ lớp là những người gần gũi, sát với lớp nhiều hơn giáo viên chủ nhiệm nên các em giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của lớp nhanh hơn, hiệu quả hơn và giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc