SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC CÂU BỊ ĐỘNG MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ LĨNH VỰC/ MÔN : TIẾNG ANH CẤP HỌC: TRUNG HỌC CƠ SỞ Năm học : 2015-2016 MỤC LỤC Nội dung Trang A: Phần mở đầu Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cơ sở nghiên cứu Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài B: Phần nội dung Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Những nội dung đã thực hiện Khái niệm về câu bị động Một số lỗi mà học sinh thường mắc phải Nguyên nhân Một số cách khắc phục Những nguyên tắc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động cơ bản mà học sinh cần phải nắm được Các dạng đặc biệt của câu bị động Kết quả vận dụng các biện pháp C: Phần kết luận Tài liệu tham khảo 2 2 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 8 8 8 14 21 22 24 A – PHẦN MỞ ĐẦU I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Với xu thế hội nhập Quốc tế, ngoại ngữ đóng một vai trò rất quan trọng cho tiếng nói chung trên toàn cầu. Trong đó, tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó đã trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người trên toàn thế giới. Trong công cuộc xây dựng Đất nước và phát triển xã hội, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế mà ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam đã coi tiếng Anh như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn học chính khóa vào các trường học, thậm chí ngay từ bậc học Tiểu học. Chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội: là một công cụ tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực; tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kĩ thuật; tiếp cận những nền văn hóa khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Trong tình hình phát triển giáo dục nước ta hiện nay đã trải qua nhiều lần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa để đáp ứng nhu cầu giáo dục người học một cách tốt nhất để người học tiếp thu kiến thức tốt tất cả các bộ môn nói chung ở bậc THCS, trong đó có bộ môn Tiếng Anh cũng được đổi mới thực sự nhằm đáp ứng có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đối vơi cấp học THCS việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng được quan tâm hơn, phương pháp dạy học cũng đã được đổi mới từ phương pháp cũ nặng nề về luyện đọc-viết sang phương pháp mới chú trọng nhiều đến việc rèn luyện các kĩ năng. Đây là một sự thay đổi tích cực vì học ngôn ngữ là để giao tiếp và là hình thức giao tiếp đầu tiên của con người. Thật là vô nghĩa khi một người học ngoại ngữ mà không hiểu được một người nước ngoài nói gì mà không diễn đạt được những gì mà mình muốn nói bằng ngoại ngữ mặc dù đó chỉ là những câu giao tiếp thông thường. Việc phổ cập Tiếng Anh trong các trường học ở Việt Nam hiên nay đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp giảng dạy của người giáo viên dạy ngoại ngữ. Phương pháp giảng dạy mới thì có nhiều nhưng làm thế nào để chọn cho mình một phương pháp dạy riêng có hiệu quả nhất, truyền thụ đến học sinh một cách dể hiểu nhất thì đó quả là cả một vấn đề mà bất kỳ người thầy, người cô nào cũng đang trăn trở, có thể trăn trở trong suốt cả nghiệp dạy học của mình. Bởi vậy, để có và ngày càng nâng cao được phương pháp giảng dạy của mình, người giáo viên phải biết sử dụng một cách hợp lý những kiến thức giáo học pháp cơ bản, giản dị, rễ hiểu, thiết thực, có thể áp dụng được trong hoàn cảnh và với đối tượng học sinh ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay, từ đó có thể nghiên cứu sâu, tìm hiểu thêm về bộ môn và khẳng định cho mình một phương pháp giảng dạy hữu hiệu nhất. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp cũng đã gây cho người dạy và người học không ít khó khăn về việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Vì thế, để phát huy tính tự giác, tích cực học tập môn Tiếng Anh của học sinh một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất thì người thầy đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng mục tiêu học tập cho các em, khuyến khích các em học tập bằng các hoạt động ngoại khóa, tự tổ chức học tập theo nhóm,thông qua các bài học cụ thể trong sách giáo khoa và các chương trình mà các em đang theo học. Như vậy để đạt được mục tiêu của bài học, ngoài việc vận dụng tính ưu việt của một số phương pháp dạy học thì tính logic của từng câu từ trong hệ thống bài học cũng được đưa vào bài dạy một cách tích cực. Vậy làm thế nào để học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp vào để biến đổi câu một cách phù hợp? Với phạm vi một số kinh nghiệm nhỏ, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề: Hướng dẫn học sinh học câu bị động một cách có hiệu quả. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Từ thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp 8 và 9 nhiều năm tại trường THCS tôi tìm ra được một số thủ thuật trong cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại, nhằm giúp học sinh nắm được các thành phần trong câu để chuyển đổi một cách phù hợp nhất theo yêu cầu và giúp các em hiểu được nội dung bài học một cách chủ động, sáng tạo. III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh khối 8 và 9 năm học 2015-2016. IV- CƠ SỞ NGHIÊN CỨU: Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những cơ sở sau: Dựa vào thực tế giảng dạy. Dựa vào một số tài liệu tham khảo về câu bị động. Dựa vào một số ý kiến của đồng nghiệp. V- GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy ngữ pháp câu bị động đối với học sinh khối THCS đặc biệt là học sinh khối 8,9. VI- KHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Khối/ Lớp Tổng số HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU 9 102 5 11 60 26 8A 34 1 3 18 12 B- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN: Điều 5 trong Luật Giáo Dục – 2005 quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Đây chính là đổi mới phương pháp dạy học trong thực hiện việc cải cách giáo dục. Đồng hành với nó là đề án “ Dạy và học ngoại ngữ ” trong hệ thống giáo dục quốc gia đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008. Đặc biệt trong đề án này, dạy và học Tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy học cho học sinh phổ thông. Học ngoại ngữ là học cả 4 kĩ năng: Nghe-Nói-Đọc-Viết. Đây là 4 kĩ năng không thể thiếu được nhưng đặc biệt việc sử dụng ngữ pháp đòi hỏi người học phải đầu tư không ít thời gian, Nếu người học có thêm chút năng khiếu và yêu thích môn học này thì cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp sẽ rất hiệu quả. Học cấu trúc ngữ pháp là một hoạt động cơ bản và đặc biệt quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và học Tiêng Anh nói riêng. Nếu như không nhớ được cấu trúc ngữ pháp thì người học sẽ thất bại trong việc tiếp thu và sử dụng, dù có nhiều từ vựng đến đâu mà cấu trúc ngữ pháp không nắm được thì khác nào một ngôi nhà có nguyên vật liệu đầy đủ nhưng lại không thể hoàn chỉnh được nếu thiếu bộ khung của nó. Chính vì thế câu bị động là một trong những cấu trúc ngữ pháp hết sức quan trọng trong ngữ pháp Tiếng Anh. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong chương trình Tiếng Anh hệ cơ bản, câu bị động là một phần quan trọng trọng các kì thi. Vì vậy trong đề tài của mình tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề lý thuyết của câu bị động như cấu trúc, cách sử dụng, cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, một số dạng đặc biệt của câu bị động,và một số bài tập viết, bài tập trắc nghiêm tương ứng để củng cố cho học sinh phần kiến thức câu bị động, phân tích một số lỗi sai thông thường nhằm giúp học sinh hiểu và nắm được kiến thức cơ bản và nâng cao câu bị động trong Tiếng Anh để các em có thể làm tốt các dạng bài tập về câu bị động. NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN: Khái niệm về câu bị động: Mỗi câu có thể được thể hiện ở thể chủ động hay bị động. Chúng ta dùng câu chủ động khi chủ ngữ trong câu là tác nhân trực tiếp gây ra hành động trong câu.Khi chủ ngữ chịu tác động của hành động trong câu, chúng ta dùng thể bị động. Việc lựa chọn sử dụng câu chủ động hay bị động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp chúng ta chỉ sử dụng duy nhất dạng chủ động hay bị động, do đó học sinh cần phải nắm được một số vấn đề sau: Khi không cần thiết phải nhắc đến tác nhân gây hành động ( do tình huống quá rõ ràng hoặc không quan trọng ). Eg: The road has been repaired. Khi chúng ta biết hoặc quên người thực hiện hành động. Eg: My money was stolen. Khi chúng ta quan tâm tới bản thân hành động hơn là người gây ra hành động. Eg: This book was published in Vietnam. Khi chủ ngữ của câu chủ động là chủ ngữ không xác định như: People, They, Someone, Somebody, Everyone, Eg: People say that he will win. => It’s said that he will win. Khi người nói không muốn nhắc đến chủ thể gây ra hành động. Eg: Smoking is not allowed here. 1.1. Một số lỗi mà học sinh thường mắc phải: Trong giảng dạy, tôi đã khảo sát và thống kê qua các bài kiểm tra của học sinh và các bài tập trong các tiêt luyện tập để rút ra lỗi sai mà các em thường gặp khi chuyển đổi. Tân ngữ của câu chủ động là một cụm giới từ phải được chuyển đổi thành chủ ngữ của câu bị động. Eg: They must take care of books borrowed from the library. ( Active ) Trong trường hợp này học sinh thường nhầm lẫn và xác định sai tân ngữ của câu chủ động. Trong ví dụ này các em sẽ xác định “books borrowed” làm chủ ngữ cho câu bị động => Books borrowed must be taken care of from the library. (Passive). Trong câu này chuyển đổi sai bởi vì “from” là một giới từ nối “books borrowed” và “the library”, theo văn phạm thì “cụm giới từ” thường không tách rời nhau. Để chuyển đổi đúng, ta phải lấy cụm giới từ “books borrowed from the library” làm chủ ngữ cho câu bị động. Ta phải viết: Books borrowed from the library must be taken care of. Không dùng tân ngữ là một “cụm trạng từ chỉ nơi chốn” ở câu chủ động để đổi thành chủ ngữ ở câu bị động. Eg: Jack felled a tree in the garden. ( Active ) Tôi thấy học sinh thường chuyển đổi như sau: A tree in the garden was felled by Jack. ( Sai ) Ta phải đổi: A tree was felled in the garden by Jack. ( Pasive ) – (Đúng) Chú ý: Cụm trạng từ chỉ nơi chốn luôn luôn phải được đặt liền sát trước By+O ở câu bị động. Trường hợp câu có đại từ quan hệ: Đối với thể loại này rất phức tạp, các em thường khó hiểu và không biết phải làm như thế nào cho đúng? Thường các tài liệu chỉ có đáp án mà không có công thức chuyển đổi, đường chứng minh để dẫn đến kết quả thì lại không có. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã giúp học sinh tìm cách giải như sau: Eg: I’ve just received the letter which he sent me yesterday.(Active) Đây là câu chủ động có sử dụng đại từ quan hệ “Which” đóng vai trò làm tân ngữ, chúng ta tiến hành như sau: Trước hết chúng ta tách câu phức ở trên thành hai câu đơn. I’ve just received the letter(a). He sent me the letter yesterday(b). Đổi hai câu (a), (b) sang bị động: The letter has just been received(a). The letter was sent to me yesterday(b). Cuối cùng dùng đại từ quan hệ “Which để nối câu (a),(b) thành một câu, ta có đáp án đúng như sau: The letter which was sent to me yesterday has just been received.(Passive) Cần phân biệt giữa đại từ đóng vai trò tân ngữ và cụm trạng từ chỉ thể cách khi xác định tân ngữ ở các câu chủ động. Ở trường hợp này nếu học sinh dịch sai không chính xác thì sẽ xác định tân ngữ của câu chủ động sai. Eg: A machine could do this much more easily.(Active).( Trong ví dụ này, cụm trạng từ chỉ thể cách “this”: việc này, điều này,..). Ta có đáp án đúng: This could be done much more easily by a machine. (Passive) Trái lại, học sinh thường xác định tân ngữ ở câu chủ động không đúng nên các em thường chuyển là: This much more easily could be done by a machine. Cần đặt đúng vị trí các trạng từ ở câu bị động: Phần này khi làm bài các em thường lúng túng không biết đặt ở đâu, đặt vòa vị trí nào cho đúng? Vị trí các trạng từ thường được đặt như sau: Trạng từ chỉ sự hoạt động thường được đặt giữa Be + P2. Trạng từ chỉ nơi chốn thường được đặt trước By + O. Trạng từ chỉ thời gian thường được sau By + O. Eg 1: They often clean the classroom in the morning.(Active) The classroom is often cleaned in the early morning. (Passive – đúng) Có trường hợp một số học sinh không nắm được quy tắc trên sẽ làm: The classroom is cleaned often in the early morning. (Passive – sai) Eg 2: Miss Hoa is building this restaurant in the park. (Active) This restaurant is being built in the park by Miss Hoa. (Passive – đúng) Adv of place Một số học sinh vì không nắm được quy tắc trên đã đặt trạng từ không đúng vị trí: This restaurant is being built by Miss Hoa in the Park.(Passive – sai) Tương tự quy tắc trên đối với trạng từ chỉ thời gian. Khi chủ ngữ của câu chủ động là: Noone, Nobody, Khi đổi sang bị động ta phải dùng thể phủ định. Eg: Noone swept this street last week. (Active) This street wasn’t swept last week. (Passive - đúng) Học sinh không hiểu cách dùng Noone, Nobody (mặc dù nó dùng với câu khẳng định nhưng diễn tả ý phủ định), các em vẫn chuyển như sau: This street was swept last week. (Passive – sai) Chú ý: Khi câu chủ động, chủ ngữ vẫn dùng Noone, Nobody như trên nhưng tân ngữ đứng sau động từ là tiếng “anything” thì đổi sang câu bị động ta phải chuyển “anything” => “nothing”. Eg: Noone can do anything unless the police arrive. (Active) Nothing can be done unless the police arrive. (Passive – đúng) (Nothing dùng trong câu khẳng định) Cần phân biệt ngữ cảnh để chọn câu bị động: Đối với một số động từ như: enjoy, advoid, admit, finish, deny + V-ing (Active)/ being + P2. Khi làm bài tập nếu học sinh không phân biệt ngữ cảnh câu dẫn thì dễ nhầm lúc chọn đáp án, thường chọn sang dạng chủ động. Eg: The children..to the zoo. A.were enjoyed taken C. enjoyed being taken B.were enjoyed taking D. enjoyed taking ( Đáp án C là đúng ) Lưu ý động từ “get” đôi khi được thay thế cho động từ “to be” trong câu bị động: Eg: Lots of postmen .by dogs. bite B. bit C. get bitten D. bitting Tránh nhầm lẫn khi dùng giới từ “by” hoặc “with”: Đối với dạng bài tập trắc nghiệm về chọn giới từ trong câu bị động, học sinh cần chú ý giới từ “by” dùng để chỉ người gây ra tác nhân đối với hành động. Eg: A song can be sung .her. with B. by C. in D. for ( Đáp án B là đúng ) Giới từ “with” đi với từ dùng để chỉ phương tiện, công cụ. Eg: A letter is written .a pen. by B. in C. for d. with ( Đáp án B là đúng – học sinh thường chọn nhầm đáp án A ). 1.2. Nguyên nhân: Một số em chưa thực sự quan tâm tới việc học ngoại ngữ và một số em còn có những suy nghĩ cổ hủ như: Tiếng mẹ đẻ còn học chưa hết thì học ngoại ngữ để làm gì. Chính vì thế mà các em không cần tìm hiểu xem cách dùng câu từ của người nước ngoại có giống tiếng mẹ đẻ hay không. Tư duy ngoại ngữ của các em còn hạn chế. Khả năng nhận dạng các loại câu từ của các em còn chưa nhanh. Phương pháp của giáo viên đã cụ thể song chưa hệ thống khái quát về các dạng bài và phương pháp làm bài. Một số học sinh chưa nắm chắc cách chuyển đổi câu, cấu trúc ngữ pháp cũng như cách sử dụng của từng thì, từng dạng. Một số cách khắc phục: Qua một số tình huống vừa phân tích ở trên, thông qua các ví dụ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, và dễ khắc sâu kiến thức chuyển đổi sang câu bị động, tôi rút ra những điểm cần khái quát sau: Quan sát câu chủ động thuộc loại gì, dạng đặc biệt hay dạng cơ bản. Xác định đúng các thành phần (chủ ngữ, động từ và tân ngữ ở câu chủ động) để đổi sang câu bị động một cách phù hợp. Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi câu bị động ( kể cả câu bị động của những động từ khuyết thiếu ). Nắm vững sơ đồ chuyển đổi. Nhớ học thuộc quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc. Chú ý vị trí của những trạng từ. Hiểu và nắm được một số mẫu chuyển đổi câu. Phân biệt được một số lỗi sai và cách khắc phục. 1.4. Những nguyên tắc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động cơ bản mà học sinh cần phải nắm được: 1.4.1- Quy tắc: Muốn chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, ta cần thực hiện các bước sau: Xác định tân ngữ trong câu chủ động và chuyển nó thành chủ ngữ trong câu bị động. Xác định thì của động từ trong câu chủ động, chia động từ “to be” tương ứng với thì và với chủ ngữ mới trong câu bị động. Chia động từ chings trong câu chủ động ở dạng P2 (Past Participle) trong câu bị động. By + tác nhân gây hành động (khi muốn nhấn mạnh tác nhân gây hành động). Active: S + V + O Passive: S + V(P2) + by+agent Eg: Farmers grow rice in tropical countries. S V O => Rice is grown in tropical countries by farmers. Trong phần này cần lưu ý học sinh một số vấn đề sau: + Các trạng từ chỉ cách thức thườn được đặt trước động từ phân từ hai trong câu bị động. Eg: He wrote the book wonderfully. The book was wonderfully written. + By + tác nhân gây ra hành động đứng sau trạng ngữ chỉ nơi chốn và đứng trước trạng ngữ chỉ thời gian. Eg 1: We will hold the meeting before May Day. The meeting will be held by us before May Day. Eg 2: His mother took him home. He was taken home by his mother. Câu bị động phủ định và nghi vấn được tạo giống như cách của câu chủ động. Tuy nhiên không phải bất cứ câu nào cũng có thể chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại. Điều kiện để chuyển một câu chủ động sang câu bị động là câu đó phải có một Transitive verb (ngoại động từ). Câu có Intransitive verb (nội động từ) thì không thể chuyển sang câu bị động. Ngoại động từ là động từ cần một tân ngữ trực tiếp trong khi nội động từ thì không cần một tân ngữ trực tiếp. Eg: 1/ She is making a cake. => A cake is being made by her.
Tài liệu đính kèm: