QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Bước 1: Thành lập nhóm nghiên cứu (từ 3 đến 6 người). Bước 2: Chọn bài học nghiên cứu và lớp dạy thực nghiệm. - Chọn bài học nghiên cứu là các bài có tính chất khám phá, có ứng dụng hoặc liên hệ thực tế. - Lớp dạy thực nghiệm cần được chia thành 02 lớp nhỏ với đối tượng đồng đều như nhau để tiến hành 02 lần dạy thực nghiệm (lần 2 thực hiện sau khi đã thảo luận, rút kinh nghiệm ở lần 1). Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm xây dựng mục tiêu bài học phù hợp với đối tượng. - Đề xuất những ý tưởng thực hiện nội dung bài (nên ghi chi tiết các ý tưởng và mục tiên bài dạy ra giấy để nộp và mang theo khi họp nhóm). Bước 4: Họp nhóm nghiên cứu lần 1: - Thống nhất mục tiêu bài học; - Thống nhất ý tưởng và tiến hành phác thảo tiến trình bài học; - Xây dựng những hoạt động chính trong bài học (chú trọng hoạt động đặt vấn đề và kết thúc bài phải giải quyết được vấn đề đã đặt ra). - Giao nhiệm vụ cho các thành viên cùng về tiến hành soạn giáo án chi tiết (GV khác khi xem giáo án có thể hiểu và thực hiện được). Bước 5: Họp nhóm nghiên cứu lần 2: - Cử một người trong nhóm trình bày nội dung giáo án chi tiết của mình (thường là người dự kiến dạy thực nghiệm). - Các thành viên khác nghe và đóng góp ý kiến (dựa trên nội dung trình bày của GV và giáo án của mình đã soạn – trong đó trú trọng việc dự kiến các tình huống có thể sảy ra trong lớp học, những sai lầm HS có thể mắc, để đề ra biện pháp phắc phục). - Thống nhất chỉnh sửa giáo án chi tiết. - Giao cho GV dạy thực nghiệm về hoàn thành lại giáo án chi tiết (GV có thể thay đổi một số ý nhỏ, câu hỏi, cách gợi mở, dẫn dắt, nhưng không được thay đổi cả một hoạt động lớn – Nếu muốn thay đổi hoạt động lớn thì cần họp lại nhóm để thống nhất). - Ấn định thời gian dạy thực nghiệm trên lớp thực nghiệm 1, mời thêm GV quan sát. Bước 6: Dạy học và quan sát Ở bước này, một thành viên trong nhóm tiến hành dạy thực nghiệm, các thành viên khác cùng với khách mời tiến hành dự giờ và quan sát. Để việc quan sát đạt được hiệu quả cao, cần có sự phân công cụ thể cho các thành viên. * Phân công nhiệm vụ cho các GV quan sát giờ dạy: - Người quay phim khá quan trọng, phải là người có năng lực quan sát tốt. Họ vừa có khả năng bao quát lớp học, vừa phát hiện nhanh và tinh tế những chi tiết và khoảnh khắc quan trọng để ghi lại hình ảnh. Nếu làm tốt việc đó, người quay phim sẽ định hướng quan sát cho các GV khác. Vị trí đứng quay phim phải ở nơi có góc nhìn rộng, bao quát và thuận lợi quan sát cả lớp (có thể một giờ học nhiều người quay phim ở các góc độ khác nhau). Người quay phim cần chọn góc quay đủ rộng để có cảnh quay bao quát lớp học. Đồng thời, đôi lúc phải chọn quay cận cảnh riêng những HS trong các tình huống điển hình (lúc học cá nhân, lúc học nhóm, sản phẩm bài làm...). - Một GV theo dõi các hoạt động của thầy (Các câu hỏi, xử lý tình huống, ...) - Một GV theo dõi các hoạt động của trò (Có bao nhiêu lần phát biểu, phản ứng của HS như thế nào,...) - Một GV theo dõi thời gian - Một GV theo dõi các hoạt động của HS (có những ý kiến trao đổi như thế nào, tập trung hay không, có thật là HS quan tâm đến bài học không hay chỉ cố cổ vũ cho GV,...) - Một GV theo dõi - Một GV theo dõi - GV dự giờ quan sát, suy ngẫm, phán đoán nhanh và ghi chép vào sổ. Bước 7: Suy nghĩ, thảo luận về bài học: Suy ngẫm và chia sẻ ý kiến của các GV về bài học sau khi dự giờ là đặc biệt quan trọng, là công việc có ý nghĩa nhất trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn. Vì suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả những người tham gia vào sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên, đây là khâu khó và phức tạp nhất nhưng đặc biệt thú vị, rất cần có tinh thần cộng tác, xây dựng của người tham gia và đặc biệt vai trò, năng lực của người chủ trì. Suy ngẫm khác đánh giá ở chỗ không có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nào. Suy ngẫm là những phán đoán về những thực tế vừa xảy ra trong giờ dự và đã từng xảy ra với bản thân người dự giờ (dựa vào năng lực, hiểu biết, kinh nghiệm vốn có để suy ngẫm). Bước 8: Thống nhất nội dung cần chỉnh sửa để dạy lại lần 2. Thống nhất bổ sung, chỉnh sủa giáo án theo các ý kiến đóng góp và tiến hành dạy lại lần 2 ở lớp thực nghiệm 2. Phân công GV dạy lần 2 ở lớp thực nghiệm 2. Sau dạy lần 2 quay về bước 7 và kết thúc bài nghiên cứu. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 1. Bố trí phòng thảo luận, rút kinh nghiệm Nếu phòng học rộng, tốt nhất nên thảo luận ngay tại lớp học vừa dự giờ (vừa tiết kiệm thời gian cho chia sẻ, vừa dễ trao đổi về các yếu tố liên quan bài học như sản phẩm giờ học, bố trí không gian lớp học, nội dung trình bày trên bảng...). Có thể bố trí thảo luận ở phòng họp rộng nhưng nên bố trí GV ngồi đối diện nhau để dễ trao đổi cởi mở (cả 2 cách bố trí đều cần có tivi hoặc máy chiếu để xem lại giờ học). 2. Tiến trình buổi thảo luận suy ngẫm, rút kinh nghiệm Người chủ trì (Thường là Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng chuyên môn có đủ năng lực (Xem thêm phần “Người chủ trì – vai trò – năng lực) điều hành buổi thảo luận, rút kinh nghiệm. Người chủ trì cử thư ký ghi chép biên bản buổi thảo luận (Ghi trung thực mọi ý kiến của các thành viên cùng với các giải pháp đưa ra, cố gắng chắt lọc lấy những từ ngữ “đắt” để đưa vào biên bản). Quá trình thảo luận diễn ra theo trình tự sau: (1) GV dạy minh họa chia sẻ ý định tiến hành bài học và cảm nhận sau bài học - Các mục tiêu trong bài học là gì? - Các ý định của GV dạy minh họa nhằm đạt được những mục tiêu (các ý định về nội dung hoặc các phương pháp để tiến hành bài học), giải thích lý do tại sao lại lên lớp theo ý tưởng đó. - Về những điểm đã tiến hành thành công. - Về những điểm còn cảm thấy khó khăn, băn khoăn. (2) Chia sẻ ý kiến giữa các GV dự giờ Việc chia sẻ phải dựa trên cơ sở các ý định và thực tế những gì xảy ra trong giờ học của GV dạy minh họa. Trong bước này, người dự giờ cần suy ngẫm, chia sẻ dựa trên các cơ sở: - Những điều học tập được qua việc suy ngẫm về bài học này. - Mô tả những gì quan sát được từ thực tế việc học của HS: + Tập trung chú ý vào các nhóm HS và từng em HS. + Quan sát thái độ và hành vi của các em. + Suy ngẫm xem các em đang suy nghĩ gì, đang cảm thấy gì? Tìm lý do tại sao thực tế đó lại xảy ra? Tìm những biện pháp giải quyết (nếu thấy cần thiết). (Lưu ý: Các bước thực hiện trên chỉ là gợi ý, định hướng cơ bản về nội dung và hình thức thể hiện). Chi tiết hơn, người tham dự sinh hoạt chuyên môn cần tập trung thảo luận một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây: Về kết cấu và tiến trình bài học: - Bài học có những gì mới, sáng tạo? (từ việc đặt mục tiêu, chọn nội dung học, đồ dùng học tập và sự hỗ trợ của GV đến ý định, thực thi tiến trình bài học so với SGK và SGV). - Bài học có bao nhiêu hoạt động chính, đó là những hoạt động nào? - Số lượng và thứ tự các hoạt động đó có phù hợp với việc học của HS không? - Kết cấu bài học (các hoạt động, nội dung học tập) có phù hợp với thực tế HS không? - Có mối quan hệ nào giữa kết cấu bài học và việc học của HS? Việc học của HS có phù hợp, có ý nghĩa khi thực thi ý định mới của GV không? - Tiến trình bài học có giúp HS hứng thú, hiểu bài và học tập thực sự có ý nghĩa không? - HS có theo kịp tiến độ bài học đó không? (đủ thời gian, dễ hiểu, hấp dẫn...) v.v... Về việc học của HS (kết quả, khó khăn của HS): Cần xem xét cụ thể từng HS, trong từng thời điểm cụ thể. - Sự tham gia của từng HS vào bài học như thế nào? Trong lúc nào? Vì sao? - Hoạt động cá nhân của HS được thể hiện như thế nào? Vì sao? - Hoạt động nhóm của HS (nếu có) được thể hiện như thế nào? Vì sao? - Lời nói, cách diễn đạt, trình bày và sản phẩm học tập của HS được thể hiện như thế nào? Điều đó cho ta biết cái gì? Tại sao? - HS gặp khó khăn gì trong việc học tập? Vì sao? - Khi nào HS bị gặp khó khăn (không hiểu, làm bài hoặc trả lời sai)? Tại sao lại như vậy? Làm thế nào để giải quyết khó khăn đó? - HS đã thành công hay thất bại trong học tập như thế nào (hành động, thái độ, lời nói, cử chỉ, nét mặt, bài làm...)? Vì sao? Các mối quan hệ và sự ứng xử của GV: - Mối quan hệ giữa GV - HS, giữa HS - HS, giữa SGK, đồ dùng học tập và HS như thế nào? - Mối quan hệ giữa HS với các câu hỏi, bài tập của GV đưa ra như thế nào? - HS có thái độ, phản ứng, đáp ứng như thế nào trước GV, bạn học, đồ dùng, SGK, nội dung bài học, câu hỏi hoặc bài tập do GV đưa ra? - GV có cảm nhận hoặc biết gì về tình hình của HS không? Tại sao? - GV phản ứng như thế nào trước các hành động của HS? GV có thể nhanh chóng đưa ra quyết định để đáp lại các hành động đó của HS không? Vì sao? GV đã làm gì để giúp HS vượt qua những khó khăn? - GV đã xử lí các tình huống luôn thay đổi, xảy ra với HS trong giờ học như thế nào?... Tính cô đọng và tính ý nghĩa của bài học: - Nội dung học tập nào (bài tập, hoạt động, câu hỏi, nhiệm vụ) có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa với HS? Vì sao? - Áp dụng cách làm mới, sáng tạo có thể làm cho bài học bị kéo dài. Điều gì, việc gì có thể bỏ qua hoặc lược bỏ bớt để tiết học trở nên ngắn gọn, trọng tâm và phù hợp với HS? Vì sao? - Hoạt động nào cần thêm hoặc bớt thời gian để phù hợp việc học của HS? Vì sao? Những khoảng cách và khác biệt: - Có những khoảng cách và khác biệt nào giữa HS - HS, GV - HS, HS - mục tiêu bài học hoặc giữa ý định của GV và ý định của HS? - GV khai thác hoặc khắc phục những khác biệt này như thế nào?... 3. Đối với người tham gia sinh hoạt chuyên môn Định hướng suy ngẫm phải dựa trên thực tế việc học của HS đã diễn ra trong giờ học vừa dự. Có được ý kiến để chia sẻ, người tham gia phải suy ngẫm khách quan về thực tế xảy ra và tất cả các mối quan hệ liên quan trong bài học đó (suy ngẫm khách quan nhưng đa chiều về từng thời điểm, từng chi tiết xảy ra; về các mối liên quan và nguyên nhân). Suy ngẫm và chia sẻ: mọi người tham gia đều phải "mở rộng lòng mình" để lắng nghe, chia sẻ ý kiến. Vì nếu không muốn lắng nghe hoặc còn chưa thực lòng khi chia sẻ ý kiến thì không xây dựng được tình đồng nghiệp, không học hỏi và phát triển được năng lực chuyên môn. Để suy ngẫm có hiệu quả, sau khi dự giờ, trên cơ sở những gì đã quan sát, suy ngẫm nhanh và ghi chép trong sổ, người dự cần tranh thủ đọc, xem lại, tóm lược và quyết định những ý quan trọng nahats sẽ phát biểu (vấn đề gì? như thế nào? và bằng chứng (HS nào? lúc nào? chứng tỏ điều gì? tại sao? cách xử lí nếu cần?). Ngoài ra, sau khi nghe người khác phát biểu ý kiến, GV lắng nghe và có thêm những suy ngẫm mới, từ đó có thể có ý kiến, bổ sung, thậm chí thay đổi cả ý kiến trước của chính mình. Người dự giờ chỉ suy nghĩ và chia sẻ ý kiến về những gì đã diễn ra trong giờ học và dựa trên ý định của GV dạy minh họa. Trong trường hợp GV chưa có ý định mới, sáng tạo khi cải tiến các hoạt động để việc học của HS có ý nghĩa hơn thì ý kiến nêu ra tập trung vào những điều đã nhìn thấy, cảm nhận được một cách cụ thể về việc học, từ đó chỉ ra các vấn đề của bài học. Người dự giờ không nên có ý kiến mang tính đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy như: "bài học không có gì mới, vẫn dạy theo như SGK và SGV", hoặc "bài học đã được thực hiện khá tốt vì GV đã bám sát nội dung trong SGK, tổ chức các hoạt động dạy học đúng quy trình, trôi chảy, HS tích cực phát triểu ý kiến, có chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học là vật thật, đạt được mục tiêu bài học". Sau khi nghe các ý kiến chia sẻ, người dự giờ tiếp tục suy ngẫm và phát triển, mở rộng các ý kiến khác liên quan (bài trươc của mình, chương trình - SGK, đồ dùng học tập, hoạt động nhóm...). Chẳng hạn, người dự có thể nghe ý kiến của người thứ 1, 2 để phát biểu ý kiến thứ 3, 4, 5 và phát biểu ý kiến khác sâu hơn nữa để cải tiến bài học đó. - Khi nào các em tỏ vẻ chán không muốn học? - Em nào gặp khó khăn và sai lầm? - Theo phán đoán thì vì sao lại như vậy? - ... Ý kiến chia sẻ phải thể hiện sự đánh giá cao người dạy minh họa: Các bài dạy minh họa không chỉ tạo cơ hội cho người dạy minh họa nâng cao năng lực mà còn cho tất cả GV dự giờ. GV dự giờ có thể học được qua việc thu lượm và làm phong phú các hiểu biết từ những phản ứng của HS trước nội dung bài học, cách tổ chức dạy học của GV dạy minh họa. Qua sinh hoạt chuyên môn, GV sẽ học tập được thái độ, ý định và nhận thức của người dạy minh họa đối với các vấn đề của HS cũng như cách người dạy minh họa phản ứng đối với các hành vi của HS. Do đó, mọi GV cần đánh giá cao người dạy minh họa (nên cảm ơn người dạy và nêu điều mình đã học được từ giờ học, kể cả học được từ những sai lầm và khó khăn). Nếu GV không phát biểu hoặc tỏ ý không đánh giá cao người dạy minh họa, có thể hiểu là người dự không học được gì từ người dạy minh họa và chưa tôn trọng đồng nghiệp. Đánh giá cao người dạy là thể hiện thái độ cầu thị, chân thành và thẳng thắn, trân trọng những gì GV dạy minh họa đã làm và đã cố gắng cũng như đồng cảm với những khó khăn người dạy gặp phải (nhưng cũng không nên chỉ ca ngợi, liệt kê những thành công). Đánh giá cao còn thể hiện ở việc bày tỏ sự biết ơn của người dự vì đã có cơ hội quan sát thái độ, suy nghĩ, khó khăn hay thành công của HS trong giờ học - điều mà trong khi dạy học bài học tương tự, bản thân GV khó nhận biết và kiểm soát được. Những điều hành cần tập cho GV có cách chia sẻ ý kiến theo các ý: - Cảm ơn người đã dạy bài học minh họa vì họ đã tạo ra cơ hội học tập cho mình. - Chia sẻ những suy ngẫm về các mối quan hệ trong giờ học. - Chia sẻ những gì quan sát được từ HS và suy ngẫm về điều đã thấy. - Chia sẻ những điều khó khăn với GV dạy minh họa. - Nêu rõ đã học được những gì từ giờ học đó (cách làm hay và sáng tạo của GV dạy minh họa, những phát hiện mới qua quan sát việc học của HS, những khó khăn của các em, những điều các em thích khi học, những ý kiến hay từ đồng nghiệp, những khó khăn đã trải qua của đồng nghiệp,...). Chẳng hạn: - Cảm ơn cô x vì đã dạy bài học minh họa. Qua dự giờ, tôi học được... Vì... - Tôi thích lúc... vì HS... (với thành công). - Tôi thấy HS A, B thế này... trong lúc... điều đó chứng tỏ... Các em như vậy bởi vì có nguyên nhân như... Do đó, lúc đó có thể thế này... (với khó khăn). Hoặc là: - Cảm ơn cô x vì đã dạy học minh họa. Qua dự giờ, giúp tôi nhớ lại, thấy được... Vì... - Tôi chia sẻ những khó khăn mà tôi cũng gặp phải giống cô x như... Lúc đó tôi thấy HSA, B thế này... vì có nguyên nhân như... Do đó, lúc đó có thể thế này... a Chỉ suy ngẫm, chia sẻ về những gì đã diễn ra trong giờ dạy minh họa Để bắt đầu một buổi sinh hoạt chuyên môn, người chủ trì nên cho GV xem lại hình ảnh bài học họ đã dự. Cách làm này nên thực hiện kiên trì, liên tục để giúp GV làm quen với cách quan sát HS trong giờ học. Đôi khi cũng cần chiếu đi chiếu lại nhiều lần và chế độ quay chậm để GV nhìn rõ cảnh từng em HS điển hình trong giờ học. Khi đã quen, khi GV có thể nêu được ý kiến đóng góp trong đó chỉ rõ những gì nhận thấy trong phim. Người điều hành nên mời lần lượt mỗi GV nêu ít nhất một ý kiến (GV thay đổi ý kiến cũng rất tốt). Người điều hành cần tập cho GV có cách suy ngẫm và chia sẻ ý kiến đa chiều về các mối quan hệ giữa: bài học của mình với bài học của GV dạy minh họa, GV và HS, HS và HS, HS và đồ dùng dạy học hoặc SGK, HS và nội dung bài đang dạy, HS và nội dung bài học liên quan, cấu trúc bài học và việc học, tốc độ giờ học,... Nên khuyến khích GV nêu ý kiến qua mô tả lại các tình huống HS được học và các tình huống HS không được học trong tiết dạy minh họa đó. Mỗi khi GV có ý kiến chia sẻ về việc học của HS, người điều hành cần yêu cầu họ chỉ rõ: Em nào? Lúc nào? Như thế nào? Tại sao? (có thể chỉ rõ qua chọn cảnh HS đó trong phim). Không nên thảo luận GV dạy như thế nào, mà nên chọn ra những chi tiết xảy ra với HS. Chẳng hạn: Khi nào thì HS đó gặp khó khăn, mắc sai lầm, không theo kịp tiến độ bài học, khó hiểu bài; khi nào các em hứng thú và hiểu bài, khi nào học nhóm, trả lời câu hỏi làm bài tập của GV giao cho.... Cần chú ý đến những thay đổi về sự hiểu biết và cảm xúc của HS như thích thú, lắng nghe, ngạc nhiên, vui buồn, chán ngán, v.v... liên quan nét mặt, lời nói, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, sản phẩm học tập, bài làm...; Trao đổi xem tại sao có những tình trạng đó, vì sao những biến đổi này, những cảm xúc này lại diễn ra như vậy? Giai đoạn đầu mới của sinh hoạt chuyên môn mới, để GV làm quen với cách quan sát và suy ngẫm mới, chỉ nên trao đổi về những gì quan sát được và học được dựa trên những ý định và mục tiêu của GV dạy minh họa. Không nên vội đi sâu vào việc đưa ra cách giải quyết các vấn đề tồn tại từ thực trạng của bài học. Không nên: - Chỉ trao đổi với GV dạy minh họa cần phải dạy những gì và phải dạy như thế nào. - Đưa ra ý kiến kiểu đánh giá ưu điểm, tồn tại của GV. - Không phát biểu ý kiến gì cả, hoặc mọi người đều đưa ra những ý kiến giống nhau. - Chỉ nêu ra những điểm thất bại của GV dạy minh họa hoặc đề xuất một cách dạy khác. - Chuyển phê bình GV sang đánh giá, chỉ trích hay phê bình các yếu kém của HS. Nên: - Trao đổi về những gì đã học được từ GV dạy minh họa. - Thảo luận xem các ý định và mục tiêu đó liên hệ như thế nào tới những gì đã diễn ra đối với HS (là kết quả của sự đáp ứng của GV minh họa với HS). - Nêu những gì mà GV dạy minh họa muốn biết, chưa biết và nên biết (do quá tập trung khi dạy mà không nghe thấy, không nhìn thấy hoặc không cảm nhận thấy), như vậy sẽ giúp GV dạy minh họa có thể học hỏi được rất nhiều. - Nêu những điều mình khám phá, cảm nhận được về những HS ít được chú ý tới, tình hình thực tế của HS và tiềm năng của bài học. 4. Về người chủ trì Vai trò của người chủ trì đặc biệt quan trọng. Người chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn tốt nhất nên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường (hoặc tổ trưởng chuyên môn nếu sinh hoạt chuyên môn theo tổ nhóm, nếu là GV phải là người giỏi chuyên môn và có uy tín). Hiệu trưởng nhà trường có thể thành lập nhóm cố vấn cho các buổi sinh hoạt chuyên môn từ khâu chuẩn bị bài, dự giờ, thảo luận và vận dụng vào thực tế hàng ngày (gồm Ban Giám hiệu và GV giỏi chuyên môn). Dưới đây là vai trò và một số năng lực cần thiết của người chủ trì: Vai trò của người chủ trì Trong khi chuẩn bị bài dạy minh họa - Trực tiếp giúp đỡ hoặc phân công các GV giúp đỡ người dạy minh họa chuẩn bị bài (nếu thấy cần thiết). Trong khi dự giờ - Tập cho GV biết cách quan sát. Nhắc nhở họ ngồi, đứng ở vị trí phù hợp. Người chủ trì phải gương mẫu khi dự giờ (có vị trí dự giờ phù hợp, lắng nghe, có sự quan sát tập trung, tinh tế, nhạy cảm). - Nhắc nhở GV không làm ảnh hưởng việc học của HS (không ngồi cùng ghế, mượn đồ dùng, SGK của HS và không nói chuyện riêng). - Cử người quay phim giờ học. Người chủ trì nên là người quay phim các tình huống lớp học (có thể chọn ra cảnh tiêu biểu nhất, xác định rõ thời điểm giây phút của bài học để gợi ý khi phân tích bài học và thảo luận). Trong khi thảo luận - Người chủ trì luôn kiểm soát tình hình thảo luận để duy trì và đảm bảo việc thảo luận đúng các nguyên tắc đã quy định, thống nhất. Định hướng ý kiến thảo luận có tính hợp tác, lời nói thể hiện chia sẻ thật lòng, cầu thị; tuyệt đối hạn chế lời nói có tính phê bình, chỉ trích và các ý thể hiện tính đánh giá, áp đặt ý kiến chủ quan. - Xây dựng tình đồng nghiệp và mối quan hệ thân thiện, học hỏi, cộng tác trong khi thảo luận. Đảm bảo xây dựng được một mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các GV với nhau, nhằm mục đích học hỏi lẫn nhau và phát triển năng lực của họ. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tất cả các GV cần học hỏi lẫn nhau (việc này cần làm ngay, liên tục ngay từ các buổi đầu tiên). Chẳng hạn, nếu GV có ý kiến rằng không thấy có gì mới đáng học tập ở bài học vì dạy như SGK thì người chủ trì cần yêu cầu GV đó xem một hoạt động của HS trong video và nêu nhận xét về việc học của các em như thế nào. Nếu GV không có ý kiến gì hoặc ch
Tài liệu đính kèm: