Quy trình dạy môn tập đọc theo mô hình trường học mới (vnen)

doc 47 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 4167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình dạy môn tập đọc theo mô hình trường học mới (vnen)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình dạy môn tập đọc theo mô hình trường học mới (vnen)
QUY TRÌNH DẠY MÔN TẬP ĐỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN
Thứ hai - 21/09/2015 22:43
Mặc dù không chia nhỏ phân môn nhưng trong sách HDH Tiếng Việt cũng có bài tập đọc. Để giúp cho giáo viên hiểu và nắm rõ quy trình dạy cũng như hướng dẫn HS học bài, tôi xin chia sẻ quy trình cụ thể
                     QUY TRÌNH DẠY MÔN TẬP ĐỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN).
1. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên chia lớp thành 3-4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn – bài của bài tập đọc trước đó. Nhóm trưởng đặt câu hỏi theo sánh giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc.
- Nhóm nhận xét.
- Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.
- Giáo viên nhận xét chung.
2. Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên ghi tựa
- Học sinh ghi tựa bài.
- Giáo viên đưa ra yêu cầu cần đạt của bài học, học sinh đọc.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
+ Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài
- Lớp đọc thầm và chia đoạn (nếu nội dung bài có phân đoạn rành mạch) đối với lơp 4, 5.
+ Học sinh tự chia đoạn, giáo viên nhận xét.
* Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng (Lớp 2, 3 đọc câu, lớp 4, 5 đọc đoạn.)
- Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
- Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng.
- Học sinh báo cáo cho giáo viên những từ khó đọc mà các em chưa đọc đúng.
- Qua báo cáo của các em giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc.
*Đọc vòng 2 : Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ (Lớp 2, 3 đọc câu, lớp 4, 5 đọc đoạn.)
- Luyện ngắt nghỉ đúng:
+Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp lần 2 từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng (Lưu ý những bạn lần 01 chưa đọc).Trong khi đọc, nhóm cần phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho giáo viên những câu dài không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà các em phát hiện.
-Giáo viên đưa câu dài (đặc biệt ở những câu mà việc ngắt nghỉ không dựa vào dấu câu mà ngắt theo cụm từ rõ nghĩa), đọc mẫu, học sinh nghe giáo viên đọc phát hiện ra chỗ cần ngắt nghỉ.
-Hướng dẫn giải nghĩa từ bao gồm từ ngữ trong phần chú giải, các từ khó hiểu, từ trọng tâm, từ chủ đề,(Một số từ ngữ cần phải gắn với ngữ cảnh mới giải nghĩa được thì có thể đem xuống phần tìm hiểu bài để giải nghĩa).
* Đọc vòng 3: Đối với lớp 2, 3 học sinh chia đoạn. Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Học sinh đọc theo nhóm đôi. sau đó có thể gọi 1-2 nhóm đọc với mục đích kiểm tra kết quả đọc nhóm. Yêu cầu học sinh nhận xét bài đọc của bạn.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
- Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi giáo viên đưa ra.Học sinh đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng những từ ngữ hình ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đọan văn, của khổ thơ.
- Học sinh nêu nội dung chính của bài– giáo viên kết luận ghi bảng, 1; 2 học sinh nhắc lại.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm(đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật)
*Thông qua tìm hiểu nội dung học sinh tìm ra giọng đọc chung toàn bài (Hào hứng, sôi nỗi, nhẹ nhàng. Những từ ngữ cần nhấn giọng (cao độ, trường độ...)
* Luyện đọc diễn cảm đoạn : Lớp 2, 3 luyện đọc đúng. Lớp 4, 5 luyện đọc diễn cảm.
+ Giáo viên giới thiệu đoạn cần luyện đọc, đưa lên bảng.
+ Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe và nêu giọng đọc của đoạn, những từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch chân từ trên bảng.
+ 2, 3 học sinh đọc lại.
- Luyện đọc nhóm.
- Thi đọc diễn cảm. HD học sinh nhận xét, giáo viên chấm điểm khuyến khích
- Đối với bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh tự học (thuộc một đoạn hoặc cả bài). Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu tối thiểu, sau đó gọi học sinh khá giỏi đọc ở mức cao hơn.
3.Củng cố dặn dò
- Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. (1,2 câu)
- Học sinh nhận xét tiết học, giáo viên bổ sung.
- Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.
 	 Thứ 2 ngày 5 tháng 9năm 2016
Tiết 1: Giáo dục tập thể 
 .....................................................................................................
Tiết 2+3: Tập đọc – kể chuyện 	 
 Truyện cổ Việt Nam
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng : Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
CHT Đọc đúng kênh chữ trong bài.
ĐHTC- Kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện 
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Tư duy sáng tạo. Ra quyết định. Giải quyết vấn đề.
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Đặt câu hỏi. Thảo luận nhóm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Tranh phóng to như SGK.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
32’
2’
15’
 12’
8’
20’
5’
1/ Ổn định tổ chức : 
- Nhắc nhở HS cách học, chuẩn bị vở ghi, cách ghi bài.
2/ Dạy bài mới : 
a) Giới thiệu và ghi đề bài :
- Hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy, chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông minh.
b) Luỵên đọc:
-Đọc toàn bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV theo dõi, sửa sai cho HS về lỗi phát âm.
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
Yêu cầu HS chú ý đọc đúng những câu sau:
-Ngày xưa, /  giúp nước.//Vua hạ lệnh vùng nọ/ nộp  đẻ trứng,/ nếu không có/thì  chịu tội.// (giọng chậm rãi)
-Cậu bé kia, ... ầm ĩ ? (giọng oai nghiêm)
-Thằng bé nàysao được! (bực tức)
Yêu cầu HS dừng lại giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
-Yêu cầu HS đọc theo nhóm. 
Nhóm trưởng theo dõi sửa sai cho các bạn.
-1 HS đọc đoạn 1.
-1 HS khác đọc đoạn 2.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
c)Tìm hiểu bài :
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận.
+ Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy được lệnh của ngài là vô lí ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
+ Sau hai lần thử tài, Đức vua quyết định như thế nào ?
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ?
GV chốt ý ghi bảng: ca ngợi tài trí, thông minh của cậu bé.
d) Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu 1 đoạn. 
- Yêu cầu từng nhóm phân vai và đọc bài.
KỂ CHUYỆN
- Yêu cầu HS dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa để kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn chuyện.
- GV gợi ý để HS khỏi lúng túng.
 Tranh 1 : Quân lính đang làm gì ?
- Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?
 Tranh 2 :Trước mặt vua cậu bé đang làm gì ?
- Thái độ của vua thế nào ?
Tranh 3 : Cậu bé yêu cầy sứ giả điều gì ?
- Thái độ nhà vua thay đổi thế nào ?
- Gọi HS lần lượt kể từng đoạn.
Cả lớp theo dõi nhận xét lời kể của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá .
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
3/ Củng cố – dặn dò :
-Trong câu chuyện, em thích ai ?Vì sao ?
- GV tuyên dương HS tích cực trong học tập .
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo .
- HS lắng nghe.
- Bức tranh vẽ cảnh cậu bé nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện của hai người.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt đọc từng câu nối tiếp nhau
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn chuyện
Nếu HS nghỉ hơi chưa đúng các câu trên thì yêu cầu HS đọc lại.
Kinh đô : Nơi vua và triều đình đóng.
Om sòm : Ầm ĩ gây náo động.
Trọng thưởng : Tặng cho phần thưởng lớn.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
-1 HS đứng tại chỗ đọc bài.
-1 HS khác đọc bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Nhà vua lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Vì gà trống không đẻ trứng được.
-1 HS đọc đoạn 2.
- . . . cậu nói bố mới đẻ em bé bắt cậu đi xin sữa, từ đó nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí.
- Cả lớp đọc thầm.
- . . . cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu với nhà vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- . . . yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
- Đức vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài.
- . . . ca ngợi tài trí của cậu bé.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát tranh tập kể nháp.
- 3 HS kể chuyện.
- . . . lính đọc lệnh của vua : Mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- . . . dân làng lo sợ.
- . . . cậu khóc ầm ĩ và bảo : Bố cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu xin không được nên bị bố đuổi đi. 
- . . . vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo, dám đùa với vua.
- . . . về tâu với vua rèn chiếc kim khâu thành con dao để xẻ thịt chim.
-. . . vua biết đã tìm được người tài nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu bé vào trường học để rèn luyện.
- HS lần lượt kể từng đoạn chuyện.
- HS lắng nghe, nhận xét. Chọn ra bạn kể hay nhất.
- 1 HS kể ; Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
-. . . thích cậu bé vì cậu tài trí, thông minh ; thích vua vì vua biết quý trọng người tài.
- HS lắng nghe và thực hiện .
*Rút kinh nghiệm: 
Tiết 3 Tiếng anh 
Tiết 5: Toán 
. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
 CHTBiết cách đọc, viết so sánh các số có ba chữ số ,Làm bt 1, 2
 .ĐHTC- Làm bt1, 2, 3.ĐHTC- Làm bt 1, 2, 3, 4,5	
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) :
 Giới thiệu bài:Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Ôn tập về đọc, viết số (10 phút).
* Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về đọc và viết số.
* Cách tiến hành :
- GV đọc cho HS viết các số sau theo lời đọc:
	Bốn trăm năm mươi sáu
	Hai trăm hai mươi bảy
	Một trăm linh sáu
- Viết lên bảng các số có ba chữ số (khoảng 10 số) yêu cầu một dãy bàn HS nối tiếp nhau đọc các số được ghi trên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK. Sau khi làm xong HS đổi chéo vở để KT bài của nhau.
b. Hoạt động 2: Ôn tập về thứ tự số (10 phút).
* Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về sắp xếp thứ tự số.
* Cách tiến hành :
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của Bài tập 2. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và tìm số thích hợp điền vào ô trống.
- Chữa bài
- Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1.
c. Hoạt động 3: Ôn tập về so sánh số và thứ tự số (10 phút).
* Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về so sánh số và thứ tự số.
* Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS đọc đề bài 3 và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó đọc dãy số của bài.
- Yêu cầu HSĐHTC tự làm bài.
- HS đổi chéo vở để KT bài.
Bài 5 (ĐĐHTC làm thêm khi còn thời gian):
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Sửa bài, nhận xét, chốt kết quả đúng.
	a) 142; 241; 375; 421; 573; 735.
	b) 735; 573; 421; 375; 241; 142.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) :
- 2 HS lên thi đua làm tính nhanh.
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
- Hát 
- 4 em viết số trên bảng lớp cả lớp làm vào bảng con.
- 10HS nối tiếp nhau đọc số, HS cả lớp nghe và nhận xét.
- Làm bài và nhận xét bài của bạn
- Suy nghĩ và tự làm bài, hai học sinh lên bảng lớp làm bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số.
- 3 em lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở.
- Các số: 375, 421,573,241, 735,142.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh đọc đề bài: Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.
- Học sinh khá, giỏi tự làm bài.
- Sửa bài.
Luyện Tập Tổng Hợp (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đổi đơn vị đo; đọc, viết số có 3 chữ số; thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ); giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: CHT: chỉ làm bài tập1,2
DHTC thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a) 1m bằng:
	A. 10 cm B. 100 cm 	C. 1000 cm 
b) Trên mặt đồng hồ, kim ngắn và kim dài đều chỉ số 6. Như vậy, đồng hồ chỉ:
	A. 6 giờ B. 6 giờ 6 phút C. 6 giờ 30 phút
Kết quả:
B. 100 cm.
C. 6 giờ 30 phút.
Bài 2. Viết các số thích hợp vào chỗ chấ m: 
	- Ba trăm linh bảy : ..................................... 
	- Sáu tră m chín mươi lăm : ........................
	- Bốn trăm : .................................................
	- Sáu trăm mười chín : .................................
Đáp án:
	- Ba trăm linh bảy 	: 307
	- Sáu tră m chín mươi lăm 	: 695
	- Bốn trăm 	: 400
	- Sáu trăm mười chín 	: 619
Bài 3. Đặt tính rồi tính :
	671 + 125	648 - 207
 Đáp án:
671
125
+
796
648
207
-
441
Bài 4. Mỗi bộ quần áo may hết 3 m vải. Hỏi may 4 bộ quần áo như thế thì sử dụng bao nhiêu mét vải?
Bài giải
....................................................................
....................................................................
....................................................................
Giải
Số mét vải sử dụng là:
3 x 4 = 12 (mét vải)
 Đáp số: 12 mét vải.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 6tháng 9 năm 2016
Tiết 1 Toán 
 I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. 
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột a; c); Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
ĐHTCLàm bt1(cột a,c), 2,3,4
CHT Làm bt1(cột a,c)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) :
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 1.
Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
Giới thiệu bài: Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Ôn tập (10 phút).
* Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về phép cộng và phép trừ(không nhớ) các số có ba chữ số.
* Cách tiến hành :
Bài 1: (câu b dành cho học sinh ĐHTC)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp các phép tính trong bài.
- HS đổi chéo vở để KT bài của nhau.
Bài 2: Gọi một HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Gọi HS làm bài
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn (nhận xét về đặc tính và kết quả)
b. Hoạt động 2 : Ôn tập giải toán về nhiều hơn ít hơn (10 phút).
* Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về nhiều hơn, ít hơn.
* Cách tiến hành :
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề
- Khối lớp một có bao nhiêu học sinh?
- Số học sinh của khối lớp hai như thế nào so với số HS của khối lớp Một?
- Vậy muốn tính số HS của khối lớp Hai ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4 (Dành cho học sinh ĐHTC):
Tem thư	: 800 đ
Phong bì ít hơn tem thư	: 600 đ
Phong bì	: ... đ?
Giải:
Giá tiền một phong bì là:
800 – 600 = 200 (đồng)
Đáp số: 200 đồng
Chốt: nêu dạng toán 
3. Hoạt động nối tiếp (4 phút) :
- GV nhận xét tiết học, lien hệ thực tiễn. 
 - GV dặn HS về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Hát 
- 3HS làm bài trên bảng
- HS lắng nghe.
- BT yêu cầu tính nhẩm
- 9 HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính.
VD:HS1: 4 trăm cộng 3 trăm bằng 7 trăm.
- Đặt tính rồi tính.
352
416
 +
768
- 4 em lên bnảg làm bài 
HS cả lớp làm vở 
HS1: 352 +416 =768
- 1 em đọc : “Khối lớp Một có 245 HS, khối lớp Hai có ít hơn Khối lớp Một 32 HS.Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu HS?”
- Khối lớp Một có 245 HS
- Số HS của Khối lớp Hai ít hơn số học sinh của khối lớp Một là 32 em.
- Ta phải thực hiên phép trừ 245-32
- 1 HS lên bảng làm bài. học sinh cả lớp làm vào tập.
- 1 em đọc đề bài
- 1 em lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài
Tiết 2 Thể dục
GV bộ môn dạy
Tiết 3 : Tập viết 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
 1. Củng cố cách viết chữ viết hoa A (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định) thông qua bài tập ứng dụng.
 § Viết tên riêng (Vừ A Dính) bằng chữ cỡ nhỏ.
 § Viết câu ứng dụng : Anh em như thể chân tay.
	Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. bằng chữ cỡ nhỏ.
 2. Rèn kỹ năng viết chữ đúng và đẹp cho HS.
 3.Giáo dục HS tính cẩn thận, óc thẩm mĩ và lòng yêu môn học này.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu chữ viết hoa A
	- Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ sẵn ô li.
III/ CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2-3’
25’
4’
4’
5’
12’
3-4’
1-2’
1/ Mở đầu : Nội dung tập viết lớp 3 tiếp tục rèn luyện cách viết chữ hoa. Không viết rời từng chữ mà viết từ và câu ứng dụng có chứa chữ hoa ấy. Các em cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho môn học này.
2/ Bài 2/ Dạy bài mới :
 * Giới thiệu và ghi đề bài :
 § Luyện viết chữ hoa :
? Tìm và nêu các chữ viết hoa có trong bài ? 
GV viết mẫu :
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa cho các em chưa viết đúng.
 § Luyện viết từ ứng dụng :
? Nêu từ ứng dụng trong bài viết ?
? Em biết gì về người anh hùng này ?
Þ Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống Pháp để bảo vệ cách mạng.
GV viết mẫu kết hợp nêu cách viết.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa lại cho HS (nếu viết sai)
 § Luyện viết câu ứng dụng :
? Nêu câu ứng dụng trong bài ?
? Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên ?
Þ Anh em thân thiết, gắn bó như chân với tay, lúc nào cũng yêu thương, đùm bọc nhau.
- Yêu cầu HS tập viết bảng con chữ : 
Anh, Rách
 - GV theo dõi, sửa sai cho HS.
 § Hướng dẫn HS viết vào vở :
- Chữ A viết một dòng.
- Chữ V, D viết một dòng.
- Tên riêng viết một dòng.
- Câu ứng dụng viết 2 lần.
@ Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách để vở, cách cầm bút. . .
 § Chấm chữa bài :
- GV chấm 5

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_1.doc