Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử Ngữ văn lớp 8

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1118Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử Ngữ văn lớp 8
Đề: Phân tích bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử
“Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên ngọn liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”
 Thuở bé, chắc có lẽ không ai là không biết đến bài “Ai mua trăng, tôi bán trăng” của Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử được mệnh danh là một trong những nhà thơ sáng tạo nhất trong phong trào thơ mới.Ông làm thơ từ 14, 15 tuổi với nhiều bút danh: Lệ Thanh, Phong Tần.. Thơ ông thể hiện tình yêu đau đớn, hướng về con người chủ yếu. Điều này được thể hiện rõ nét qua tập thơ tiêu biểu của ông : “Thơ Điên”. Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” được in trong tập “Thơ điên”. Đây là tác phẩm đã đưa tên tuổi Hàn Mặc Tử lên đỉnh cao trong văn học Việt Nam hiện đại. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương giữa Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc - người con gái xứ Huế và từ kỉ niệm gắn liền với xứ Huế - một vùng đất mộng mơ. Điều này thể hiện rất rõ qua ba khổ thơ của bài: 
“Sao anh không về chơi thôn vĩ
Ai biết tình ai có đậm đà”
 Bài thơ được xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình đáng yêu – tình yêu thơ mộng đắm say, lung linh trong ánh sáng huyền ảo. Tác phẩm đã giải bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khác về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ. 
 Bài thơ mở đầu bằng một hoài niệm mênh mang về cảnh và con người thôn vĩ. Bức tranh thơ đẹp còn tình người thì tha thiết nhớ mong:
“Sao anh không về chơi thôn vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
 “Đây thôn vĩ dạ” cho ta gặp cài tôi trữ tình đau thương và khao khát. Câu thơ mở đầu phảng phất chút riêng tư của tác giả:
“Sao anh không về chơi thôn vĩ”
 Hình thức câu thơ là một câu hỏi tu từ nhưng mục đích là: Câu hỏi gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời tha thiết của cô gái thôn vĩ với nhà thơ (hay cũng là lời tự trách mình, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn vĩ). Câu hỏi còn là một lời mời thiết tha, chân thành “Anh hãy về chơi thôn vĩ”. Hay còn là lời giới thiệu thật khéo léo, tế nhị về vẽ đẹp của thôn vĩ. Nhà thơ đã sử dụng từ “chơi” mà không dùng từ “thăm” . Nếu sử dụng từ “thăm” thì cấu trúc của thơ vẫn không thay đổi nhưng nó trở nên khách sáo, từ “ chơi” gợi lên sự thân mật, gần gũi và thắm thiết. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc: Nhà thơ tưởng tượng có người con gái ở Thôn Vĩ đang mời mình nhưng thực chất chỉ là tưởng tượng. Điều này cho thấy ông rất cô đơn, đang trong hoàn cảnh tội nghiệp, đang khao khát có người chia sẽ, cảm thông với mình.
 Ngay sau đó là thế giới sự sống hiện ra qua cảnh và người thôn vĩ, qua hoài niệm của thi nhân qua ba câu tiếp theo:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
 Cảnh sắc thôn vĩ được chiêm ngưỡng từ xa đến gần. Từ xa nhà thơ đã nhìn thấy những hàng cau cao vút đón ánh nắng mặt trời buổi sớm mai, màu nắng trong trẻo tinh khôi, ánh lên những giọt sương buổi sớm. Nhắc đến Vĩ Dạ thôn, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ là “hàng cau”. Bởi vì cau là một loài cây thanh nãh, xinh xắn với thân hình thằng tắp, tán lá xau tươi. Cau còn là loại cây rất quen thuộc với làng quê Việt Nam. Nguyễn Bính – Một nhà thơ cảnh quê, hồn quê cũng đã đặt mối tình bình dị của đôi trai gái thôn quê trên cái nền phong cảnh có hình ảnh cau thân quen ấy:
 “Nhà anh có một hàng cau
 Nhà em có một giàn trầu”
 Ở khoảng cách gần Thôn vĩ hiện lên một khu vườn tràn đầy nhựa sống:
 “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
 “Vườn ai” không xác định nhưng ngầm hiểu đó là khu vườn của cô gái Huế. “Mướt” là một tính từ khác với “mượt” bởi “mượt” chỉ gợi lên sự mịn màng còn “mướt” thì gợi sự sáng lên, tươi mới của cảnh vật. Thủ pháp nghệ thuật so sánh “Xanh như ngọc”. Xanh ngọc là xanh trong, màu xanh đi liền với ánh sáng nhưng không chói chang mà lại rất dịu, người đọc có thể hình dung vẻ đẹp của viên ngọc đính giữa bầu trời xứ Huế. Xuân Diệu đã từng viết:
“ Đỗ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
 Khung cảnh thiên nhiên hiện lên với ga màu chủ đạo là màu xanh vừa tươi tắn, đẹp đẻ vừa cho thấy sự lạc quan, yêu đời của tác giả dù ông đang bị bệnh.
 Hình ảnh con người thì vô cùng xinh đẹp và tươi tắn. Đó là một người con gái xứ Huế đang e ấp, ngại ngùng, giấu mặt sau những khóm trúc. Dường như Hàn Mặc Tử không miêu tả vẻ đẹp của người con gái thực mà “khuôn mặt chữ điền” kia nhằm cho thấy đó là một con người có tâm hồn phúc hậu, đầy đặn, cân đối. Con người xứ Huế vừa đẹp người đẹp nết. Khổ thơ truyền tải những kí ức đẹp đẽ của nhà thơ về xứ Huế, về vĩ dạ, vẻ đẹp nổi mật là sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
 Nếu như khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng niềm lạc quan, yêu đời thì sang khổ thứ 2, tâm trạng của thi nhân dường như đã có sự thay đổi khác, đó chính là lúc mặc cảm chia lìa hiện ra rõ nhất trong từng câu chữ: 
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bấp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
 Hai câu thơ đầu gợi lên một vẻ đẹp của sông hương Xứ Huế và thi sĩ cảm nhận dòng sông qua tâm trạng chia ly, cách biệt:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bấp lay”
 Không gian được mở rộng ra ngoài cảnh thôn vĩ: trời mây sông nước xứ Huế. Câu thơ đã mang cả nhịp điệu nhẹ nhàng của Huế. Buổi ban mai ở vĩ dạ đã chuyển vào ngày rồi chuyển sang đêm tối. Đó là lúc tâm cảnh đã nhuốm vào ngoại cảnh, nỗi buồn của thi nhân dường như phủ khắp cảnh vật. Hình ảnh “gió”, “mây” là hai thực thể luôn gắn bó với nhau: gió thổi mây bay. Chúng ta không thể nhìn được mà chỉ cảm nhận được sự tồn tại của gió qua sự chuyển động của mây. Cách ngắt nhịp 4/3 rõ ràng, dứt khoát như ngắt thành hai nửa, gió đóng khung trong hai chữ “gió mây” cuộn trong hai từ mây để gợi ra tâm thế chia ly thật quyết liệt, không thể cưỡng lại được. Hình ảnh “dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” dùng biện pháp nhân hóa con sông thành một sinh thể có hồn, có tâm trạng để giải bày tâm sự của chính mình. Câu thơ mang một tâm trạng buồn hay nỗi buồn chia phôi của gió – mây. Động từ “lay gợi một nỗi buồn hiu hắt, lay lắt – một nỗi buồn bao phủ từ bầu trời đến mặt đất. Hai câu thơ đã mở ra một bức tranh thiên nhiên ảm đạm nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia xa nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi yếu ớt.
 Hai câu thơ sau là nỗi nhớ, là hoài niệm của nhân vật trữ tình về sông nước, đêm trăng và tâm trạng xót xa, nuối tiếc:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
 Cảnh vật ở khổ một thì thực bao nhiêu thì khổ hai lại hư ảo bấy nhiêu: “thuyền chở trăng”, “sông trăng”. Một không gian ngập tràng ánh trắng, gợi không khí mơ hồ, huyền ảo, đẹp một cánh thơ mộng làm cho không gian nghệ thuật trở nên hư ảo mênh mang. Hình ảnh con thuyền cô đơn nằm trên bến sông trăng là một sáng tạo độc đáo của Hàm Mặc Tử, nó mang theo những nỗi niềm của thi sĩ. Nếu như mọi vật đang trong thế chia lìa, li tán thì chỉ có trăng là đi ngược lại với thi sĩ. Tâm hồn nhà thơ đã rợn ngợp trong nỗi cô đơn. Trong khoảng khắc ấy, thi sĩ chỉ biết mong đợi một hình ảnh duy nhất, đó chính là trăng. Vì thế câu cuối là một câu hỏi ẩn chứa biết bao niềm khắc khoải, lo âu bởi quỷ thời gian còn lại quá ngắn ngủi mà trăng thì vẫn còn quá xa xôi. Tâm trạng của nhân vật trữ tình phấp phổn, lo âu được thể hiện qua từ “kịp” vừa như mong chờ hi vọng từ một cái gì đó đang rời ra, biết khi nào trờ lại. Điều đó đã khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi, như một giới hạn trong quỷ thời gian ít ỏi còn lại của thi nhân.Qua hai câu thơ ta thấy được bứ tranh thiên nhiên sông nước xứ Huế buồn hiu hắt trong đêm trăng chở nặng nỗi niềm ưu tư của thi nhân. Tất cả bức tranh ấy được thể hiện qua câu hỏi tu từ đầy da diết và khắc khoải.
 Khổ thơ được xây dựng bằng cái nhìn tâm trạng của nhà thơ. Âm điệu rộn ràng vui tươi ở khỏ 1 đến đây là không còn nữa. Tác giả mang mặc cảm của một người sắp phải từ giã cõi đời nên nhìn đâu nhà thơ cũng thấy sự chia lìa. Đặc biệt là cảm giác sợ hãi không kip6 thời gian để tận hưởng cuộc sống nên ông khắc khoải. Khổ thơ cho thấy sự khao khát, mong mỏi được gia cảm với người, với đời, mong tìm được bạn tri âm.
 Mặc dù sống trong mơ nhưng thi nhân không mất hết hi vọng mà vẫn mong uuoc71 một cách mãnh liệt:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sướng khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
 Nhịp thơ đã có sự thay đổ, cảnh dường như là Huế mà không phải Huế, nhịp thơ 4/3 và điệp ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần thể hiện sự gấp gáp, vội vàng và mơ ước, khao khát đến mãnh liệt. Từ “mơ” nằm ở đầu cầu, “mơ” chứ không phải là “mong”, vì không mong được nên mơ, vì sống trong mơ có lẽ sẽ bớt đi nỗi cô đơn thì phải. “Khách đường xa” dường như là cô gái xứ Huế và khách đường xa xuất hiện trong màu áo trắng. Màu trắng tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khôi cô gái Huế; màu trắng chỉ sự trong trắng của mối tình đơn phương của thi nhân. Ở đây” là nơi mà nhà thơ luôn xem là lãnh cung giam lõng mình. “Ở đây” và “ngoài kia” có xa xôi mấy đâu, vậy mà một lần về thăm thi nhân cũng không về được, đó chính là xứ Huế chứa đựng cả một trời kỉ niệm. Để rồi sau đó từ trong sâu thẳm tâm hồn của thi nhân cất lên một câu hỏi đầy hoài nghi và khắc khoải về một mối tình đơn phương “Ai biết tình ai có đậm đà ?” Chữ “ai” ỏ đầu câu là để chi cô gái Huế chăng ? Đây là sự hoài nghi của người yêu đời tha thiết. Nhà thơ trong trạng thái bị dày vò vì khao khác tình yêu, vì trái tim đang rơi vào trống trải. Đoạn thơ thể hiện sự bi quan, chán nản đến tuyệt vọng của một tâm hồn, khao khát tình người nhưng lại không được đáp lại. Một hoàn cảnh bất hạnh, tội nghiệp của Hàm Mặc Tử - một nhà thơ trẻ cho phong trào thơ mới.
 Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và con người Xứ Huế hiện lên qua hồi ức của tác giả đồng thời cũng là bức tâm cảnh của một tâm hồn cô đơn, khao khát được yêu, được sống. Bài thơ xuất phát từ hoàn cảnh riêng nhưng nó đã vượt qua một mối tình, một cảnh ngộ cụ tểh để trở thành tiếng nói tâm trạng của cả một thế hệ và hơn thế trờ thành tiếng lòng muôn thuở của con người trong cuộc đời. Bài thơ đã kết hợp giữa tả thực và tượng trưng tạo nên những mơ hồ, ảo ảnh thường thấy trong thơ của HMT. Những hình ảnh thơ đẹp, độc đáo, gợi cảm làm cho bức tranh thiên nhiên xứ Huế cũng như bức tranh tâm trạng của thi nhân thêm sâu sắc, nhiều chiều và làm nên một nét riêng rất HMT, có gì đó ma mị và cuốn hút. Ngôn ngữ trong thơ bình dị, trong sáng, tinh tế. Đặc biệt hà thơ sử dụng thành công những câu hỏi tu từ, đệp từ, biện pháp nhân hóa để sau mỗi cảnh thiên nhiên hiện lên nỗi lòng tâm trạng của chính mình.
 Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” là một thi phẩm nói lên mối tình đơn phương vô vọng cũng rất đổi tha thiết yêu đời của thi nhân Hàm Mặc Tử”. Nhắc đến Huế, ta không thể quên bài thơ Đây Thôn Vĩ dạ. Thật không hổ danh là một nhà thơ sáng tạo nhất trong phong trào thơ mới. Mỗi bài thơ của HMT như những bông hoa tỏa sắc trong khu vườn văn học của Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxday_thon_vi_d.docx