Phân tích 3 câu thơ cuối bài “Đồng chí”

docx 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 59161Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích 3 câu thơ cuối bài “Đồng chí”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích 3 câu thơ cuối bài “Đồng chí”
Phân tích 3 câu thơ cuối bài “ Đồng chí”
Chiến tranh đã lùi sâu vào quá vãng trên đất nước ta.Thế hệ trẻ chúng em ngày hôm nay không fải sống trong cảnh bom rơi đạn nổ nên không thể hiểu hết ý nghĩa của cuộc sống vì chiến tranh là điều xa lạ.Chính những nhà thơ, nhà văn là những người đi trước đã giúp em hiểu được những mất mát hi sinh của thế hệ cha anh.
Bài thơ"Đồng chí" của Chính Hữu có thể coi là đoá hoa đẹp nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Bài thơ đã kết thúc bằng bức tranh đẹp của tình đồng chí:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Câu thơ mở đầu bằng lời kể giản dị như đưa ta trở về với núi rừng Việt Bắc năm 1947.
"Đêm nay rừng hoang sương muối"
Không gian là một khu rừng hoang vắng ở núi rừng Việt Bắc vào mùa đông giá rét có sương muối lạnh buốt, phủ trắng các cành cây, kẽ lá. Trên nền cảnh đó là hình ảnh những người lính:
"Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"
Câu thơ đấ sáng ngời lên tình đồng chí cao đẹp.Những đêm phục kích chờ giặc họ đứng bên nhau. Tư thế đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới đã thể hiện rõ sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết, vượt lên mọi gian khổ, thiếu thốn của những năm chống Pháp. Đêm ấy trời có trăng và một ý tưởng thơ đẹp đã bất ngờ xuất hiện:
"Đầu súng trăng treo"
Về khuya trăng cũng xuống thấp dần và người lính ngỡ ánh trăng treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Ánh sáng của vầng trăng như tạm xua đi cái hoang vắng của núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng. "Súng"biểu tượng cho sự chiến đấu của những người lính. "Trăng"biểu tượng cho sự thanh bình. Các anh chiến đấu cho sự thanh bình của Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa,thực tại và mơ mộng,thi sĩ và chiến sĩ gắn kết hài hoà với nhau. Hình ảnh thơ có sự gắn kết giữa hiện thực và lãng mạn. Nhịp điệu của câu thơ như nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng , chông chênh trong sự bát ngát. Ngôn ngữ thơ hàm súc , ngắn gọn, giàu giá trị biểu cảm. Hình ảnh thơ là sáng tạo của thơ ca, mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến và được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ.
Khổ thơ đã làm đẹp thêm tình đồng chí , làm đẹp lên hình ảnh những con người "Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa". Đây là khổ thơ hay nhất của bài "Đồng chí" được viết lên bởi tình cảm trân trọng những người lính - những con người làm nên lịch sử của thơ Chính Hữu.
 Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thể hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rất đẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chờ giặc tới, Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát cánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn gian khổ. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh đầu súng trăng treo vừa là hình ảnh tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Nhưng cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng của hoà bình. Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.
Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_3_cau_tho_cuoi_bai_dong_chi_hay.docx