Phân phối chương trình Toán 2 vnen - Học kì i (tuần 1 – 18)

doc 13 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3942Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân phối chương trình Toán 2 vnen - Học kì i (tuần 1 – 18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình Toán 2 vnen - Học kì i (tuần 1 – 18)
Phân phối chương trình Toán 2 VNEN
HỌC KÌ I (Tuần 1 – 18)
Bài
Số tiết
Mục tiêu
Bài 1. Ôn tập các số đến 100
2
Em ôn lại cách đọc, viết, so sánh và xếp thứ tự các số đến 100.
Bài 2. Số hạng – Tổng
2
Em biết tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
Bài 3. 
Đề – xi – mét
2
- Em biết Đề - xi – mét là đơn vị đo độ dài; Đề-xi- mét viết tắt là dm. Ghi nhớ 1dm = 10cm.
- Em ước lượng và vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
Bài 4. Số bị trừ – Số trừ - Hiệu
2
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạn vi 100.
- Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
Bài 5. Luyện tập chung
2
- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng và một phép trừ.
Bài 6. Em đã học được những gì
1
 Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Đọc, viết các số có hai chữ số; viết số liền trước, số liền sau.
- Kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Giải bài toán bằng một phép tính đã học.
- Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.
Bài 7. Em thực hiện phép tính dạng 36 + 24; 26 + 4 như thế nào?
3
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24.
- Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số; dạng 9 + 1 + 5.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng 
Bài 8. Bài toán về nhiều hơn
2
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
- Biết Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
- Biết sử dụng cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn ) thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị kg. 
Bài 9. 9 cộng với một số: 9 + 5
2
Biết cách thực hiện hiện phép cộng dạng 9 + 5.
- Lập được bảng 9 cộng với một số.
Bài 10. Em thực hiện phép tính dạng 49 + 25; 29 + 5 như thế nào?
2
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5; 49 + 25,..
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Biết số hạng, tổng.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
Bài 11. Hình chữ nhật. Hình tứ giác
1
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
- Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.
Bài 12. 8 cộng với một số: 8 + 5 
2
- Biết cách thực hiện hiện phép cộng dạng 8 + 5.
- Lập được bảng 8 cộng với một số.
Bài 13. Em thực hiện phép tính dạng 38 + 25; 28 + 5 như thế nào?
2
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 + 25,..
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng (bao gồm cả trường hợp giải bài toán theo tóm tắt).
Bài 14. Em ôn lại những gì đã học
1
Thực hiện phép cộng có nhớ (sử dụng bảng cộng 8 cộng với một số; 9 cộng với một số).
Cộng nhẩm
Giải bài toán bằng một phép tính cộng.
Bài 15. Bài toán về ít hơn
2
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 16. 
Ki – lô - gam
2
- Biết lít là đơn vị đo dung tích; đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít. Biết ca 1 lít, chai 1 lít,
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu 
- Biết thực hiện phép tính với các số đo có đơn vị lít, 
- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
Bài 17. Em ôn lại những gì đã học
1
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học phép cộng các số kèm theo đơn vị kg, l.
- Biết số hạng tổng.
- Biết giải bài toán với một phép cộng. 
Bài 18. 7 cộng với một số: 7 + 5 
2
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5.
- Lập được bảng 7 cộng với một số. 
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 19. Em thực hiện phép tính dạng 47 + 25; 47 +5 như thế nào? 
2
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5, 47 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng (bao gồm cả trường hợp giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng).
Bài 20. Lít
2
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
Bài 21. 6 cộng với một số: 6 + 5 
2
- Biết thực hiện phép cộng dạng 6 + 5.
- Lập được bảng 6 cộng với một số.
- Thuộc bảng 6,7,8,9 cộng với một số.
Bài 22. Em thực hiện phép tính dạng 36 + 15; 26 + 5 như thế nào? 
2
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5, 36 + 15.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng (bao gồm cả trường hợp giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng).
Bài 23. Bảng cộng
2
- Thuộc bảng cộng đã học.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Cộng nhẩm;
- Biết giải bài toán có một phép cộng (trong đó có bài toán về nhiều hơn)
Bài 24. Phép cộng có tổng bằng 100
2
- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100. 
- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị: kg, l.
- Biết giải bài toán với một phép cộng.
Bài 25. Em đã học được những gì?
1
Tự đánh giá tập trung vào các nội dung sau:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Nhận dạng hình chữ nhật, nối các điểm cho trước để có hình chữ nhật.
- Giải toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn, liên quan tới đơn vị: kg, l.
Bài 26. Tìm một số hạng trong một tổng
2
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
Bài 27. Đường thẳng
2
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước thẳng và bút.
- Biết ghi tên đoạn thẳng, đường thẳng.
Bài 28. Số tròn chục trừ đi một số
1
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số).
Bài 29. 11 trừ đi một số: 11 – 5
2
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 - 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.
Bài 30. Em thực hiện phép tính dạng 51 – 15; 31 – 5 như thế nào? 
2
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 31 - 5, 51 - 5
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 – 5, 51 - 5.
Bài 31. Ngày, giờ. Thực hành xem đồng hồ
2
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ (được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau).
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng (các buổi) trong một ngày.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ, nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
- Biết đọc giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,...
- Biết sử dụng thời gian cho các hoạt động học tập, sinh hoạt thường ngày
Bài 32. 12 trừ đi một số: 12 – 8
2
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8, lập được bảng 12 trừ đi một số.
Bài 33. Em thực hiện phép tính dạng 52 - 28; 32 - 8 như thế nào? 
2
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 32 – 8, 52 - 28
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 
12 - 8, 32 - 8, 52 - 28.
Bài 34. Tìm số bị trừ
1
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
Bài 35. 13 trừ đi một số: 13 – 5
2
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5, lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng
 13 - 5.
Bài 36. Em thực hiện phép tính dạng 53 - 15; 33 - 5 như thế nào? 
2
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 - 5, 53 - 15.
- Vận dụng tìm số hạng chưa biết của một tổng, giải toán có lời văn.
Bài 37. Em ôn lại những gì đã học
1
Thực hiện phép trừ các dạng đã học.
Giải bài toán có lời văn, tìm số hạng chưa biết (có sử dụng phép trừ có dạng đã học).
Bài 38. 14 trừ đi một số: 14 – 5
2
Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
Thuộc bảng 14 trừ đi một số.
Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 
14 - 8.
Bài 39. Em thực hiện phép tính dạng 54 – 18; 34 – 8 như thế nào? 
2
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8, 54 – 18.
- Vận dụng tìm số hạng chưa biết của một tổng, giải toán có lời văn.
Bài 40. Em ôn lại những gì đã học
1
Thực hiện phép trừ các dạng đã học.
- Giải bài toán có lời văn (bao gồm cả bài toán về ít hơn), tìm số hạng chưa biết (có sử dụng phép trừ có dạng đã học), tìm số bị trừ.
Bài 41. 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
2
- Biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 
15, 16. 17 trừ đi một số.
Bài 42. Em thực hiện phép tính dạng 55; 56; 57; 58 trừ đi một số như thế nào? 
2
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 55 - 8; 56 - 7; 37 - 8; 68 - 9;
 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29.
- Vận dụng tìm số hạng chưa biết của một tổng, giải bài toán có lời văn.
Bài 43. Em ôn lại các bảng trừ
1
- Thuộc các bảng trừ trong phạm vi 20.
- Biết vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng, trừ liên tiếp.
Bài 44. Em thực hiện phép tính dạng 100 trừ đi một số như thế nào? 
2
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, tính trừ có nhớ trong phạm vi 100, Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
- Giải toán về ít hơn.
Bài 45. Tìm số trừ
1
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: a - x = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu).
- Biết giải toán dạng tìm số trừ chưa biết.
Bài 46. Ngày, tháng.Thực hành xem lịch
2
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ôn ngày, tuần lễ
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó trông tháng là thứ mấy trong tuần.
Bài 47. Em ôn tập về phép cộng và phép trừ
3
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Biết giải bài toán về nhều hơn, ít hơn.
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Biết giải bài toán về tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
Bài 48. Em ôn tập về hình học và đo lường
2
- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật.
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
- Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
Bài 49. Em ôn tập về giải toán
2
Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
- Biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tìm số hạng, số bị trừ.
Bài 50. Em ôn lại những gì đã học
2
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị, ít hơn một số đơn vị.
Bài 51: Em đã học được những gì?
1
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Giải toán có lời văn bằng một phép cộng hoặc phép trừ có liên quan đến các đơn vị đo đã học.
- Nhận dạng hình đã học.
HỌC KÌ II (Tuần 19 – 35)
Tên bài 
Số tiết
Mục tiêu
Bài 52: Phép nhân
2
- Em nhận biết:
- Tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Phép nhân.
Bài 53: Thừa số -Tích
1 
Em biết tên gọi, thành phần và kết quả của phép nhân.
Bài 54: 
Bảng nhân 2
2
Em học thuộc bảng nhân 2 và thực hành vận dụng bảng nhân 2.
Bài 55: Bảng nhân 3
2 
Em học thuộc bảng nhân 3 và thực hành vận dụng bảng nhân 3.
Bài 56: Bảng nhân 4
2
Em học thuộc bảng nhân 4 và thực hành vận dụng bảng nhân 4.
Bài 57: Luyện tập chung
1
Luyện tập thực hành các phép nhân trong bảng nhân 2, 3, 4.
Bài 58: Bảng nhân 5 
2
Em học thuộc bảng nhân 5 và thực hành vận dụng bảng nhân 5.
Bài 59. Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
2
- Nhận dạng được đường gấp khúc.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
- Dùng chữ ghi tên đường gấp khúc.
Bài 60. Em đã học được những gì ?
1
Em tự đánh giá về:
- Thực hành nhân trong bảng 2, 3, 4, 5.
- Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc.
- Giải toán có lời văn bằng một phép nhân.
Bài 61. Phép chia
2
- Nhận biết được phép chia.
- Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
Bài 62. Bảng chia 2. Một phần hai
2
- Em học thuộc bảng chia 2 và thực hành vận dụng bảng chia 2.
- Nhận biết một phần hai.
Bài 63. Luyện tập
1
Em thuộc bảng chia 2 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 2.
Bài 64. Số bị chia - Số chia – Thương
1
Em biết tên gọi thành phần và kết quả của phép chia.
Bài 65. Bảng chia 3. Một phần ba
2
- Em học thuộc bảng chia 3 và thực hành vận dụng bảng chia 3.
- Nhận biết một phần ba.
Bài 66. Luyện tập
1 
Em thuộc bảng chia 3 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 3.
Bài 67. Tìm một thừa số của phép nhân 
1 
Em biết cách tìm một thừa số chưa biết của phép nhân.
Bài 68. Bảng chia 4. Một phần tư
2
- Em học thuộc bảng chia 4 và thực hành vận dụng bảng chia 4
- Nhận biết một phần tư
Bài 69. Luyện tập
1
Em thuộc bảng chia 4 và rèn kĩ năng vận dụng các bảng chia đã học
Bài 70. Em ôn lại những gì đã học
2
Em luyện tập về:
- Bảng chia 4 và một phần tư.
- Tìm một số hạng chưa biết trong một tổng và tìm một thừa số chưa biết trong một tích.
Bài 71. Bảng chia 5. Một phần năm
2
- Em học thuộc bảng chia 5 và thực hành vận dụng bảng chia 5.
- Nhận biết một phần năm.
Bài 72. Luyện tập 
1
Em thuộc bảng chia 5 và rèn kĩ năng vận dụng các bảng chia đã học
Bài 73. Giờ, phút. Thực hành xem đồng hồ
2
- Biết 1 giờ có 60 phút.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
Bài 74. Luyện tập 
1 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
Bài 75. Tìm số bị chia
2
Em biết cách tìm số bị chia của phép chia.
Bài 76. Chu vi hình tam giác - Chu vi hình tứ giác
2
 Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác Biết tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 77. Số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia
2
Em biết thực hiện phép nhân và phép chia với số 0 và số 1.
Bài 78. Em ôn lại những gì đã học 
2
- Em biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
-Luyện tập thực hành vận dụng các bảng nhân, bảng chia đã học.
Bài 79. Em đã học được những gì ?
1
Em tự đánh giá về:
- Phép nhân, phép chia trong bảng (2, 3, 4, 5).
- Chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau.
- Giải bài toán bằng một phép nhân hoặc một phép chia.
- Nhận dạng, gọi đúng tên, tính độ dài đường gấp khúc.
Bài 80. Đơn vị, chục, trăm, nghìn. So sánh các số tròn trăm
2
- Nhận biết được các số tròn trăm và một nghìn
- Biết cách so sánh các số tròn trăm.
Bài 81. Các số tròn chục từ 110 đến 200. Các số từ 101 đến 110
2
Em biết đếm, đọc, viết, so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200.và các số từ 101 đến 110.
Bài 82. Các số từ 111 đến 200. Các số có ba chữ số
2
- Em biết đếm, đọc, viết các số có ba chữ số.
Bài 83. So sánh các số có ba chữ số
2
- Em biết so sánh và xếp thứ tự các số có ba chữ số.
Bài 84. Mét
2
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề-xi-mét, xăng-ti-mét.
- Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
Bài 85. Ki –lô-mét ; Mi-li-mét.
3
- Biết ki-lô-mét, mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét, mi-li-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét, mi-li-mét với đơn vị mét, xăng-ti-mét.
- Làm tính với các số đo có đơn vị là km, mm.
Bài 86. Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
1
Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục và ngược lại.
Bài 87. Em ôn lại những gì đã học
1
Em ôn lại những gì đã học về các số có ba chữ số và đơn vị đo độ dài.
Bài 88. Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
2
Em biết cộng (không nhớ) các số có ba chữ số. 
Bài 89. Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
2
Em biết trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. 
Bài 90. Em ôn lại những gì đã học
1
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
Bài 91. Em ôn lại những gì đã học
2
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị là đồng.
- Biết sắp thứ tự các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo.
- Biết xếp hiình đơn giản.
Bài 92. Em đã học được những gì ?
1 
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Thứ tự các số trong phạm vi 1000.
- So sánh các số có ba chữ số.
- Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Chu vi các hình đã học.
Bài 93. Em ôn tập về các số trong phạm vi 1000
2
- Biết đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.
- Biết đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại.
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
Bài 94. Em ôn tập về phép cộng và phép trừ
2
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
Bài 95. Em ôn tập về phép nhân và phép chia
Bài 96. Em ôn tập về đại lượng
2
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết tìm số bị chia, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Nhận biết một phần mấy của một số.
Bài 96. Em ôn tập về đại lượng 
2
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có gắn với các số đo.
- Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động.
- Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg; km.
Bài 97. Em ôn tập về hình học
2
- Nhận biết được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng.
- Biết vẽ hình theo mẫu.
Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
Bài 98. Em ôn lại những gì đã học 
2
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Biết xem đồng hồ.
- Thuộc bảng nhân chia đã học để tính nhẩm.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính chu vi hình tam giác.
Bài 99. Em ôn lại những gì đã học 
2
- Biết xem đồng hồ.
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớtrong phạm vi 100.
- Bi

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan phß+æi CT To+ín 2 EN.7.2012.doc