Phần nghị luận xã hội A. LÍ THUYẾT I. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 1. Đặc điểm: -Dạng bài nghị luận xã hội này yêu cầu bình luận, bày tỏ thái độ của nười viết vềmột vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí như những vấn đề thuộc đạo đức, tư tưởng, tìnhcảm, tính cách, ý thức con người gắn liền với cuộc sống hằng ngày như tình cảmquê hương, gia đình, ban bè, ý thức trách nhiệm, đạo đức,...Những vấn đề này cóthể đặt ra trực tiếp, cũng có thể được gợi mở qua một ý kiến, một câu nói nổitiếng, một câu tục ngữ,... - Ví dụ: a.Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: “Lí tưởnglà ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định,mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình vềvai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người b.Có ý kiến cho rằng: “Kẻ mạnh không phải làkẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ biết nâng kẻkhác trên đôi vai của mình”. Quan điểm trên gợi cho anh /chị suy nghĩ gì vềđiều làm nên sức mạnh chân chính của mỗicon người cũng như của mỗi quốc gia? c.Nói về chuyện học, tục ngữcó câu: “Học thầy không tầy học bạn" , lại có câu: “Khôngthầy đố mày làm nên”. Anh/ chịsuy nghĩ gì trước những lời khuyên này? 2. Hướng dẫn dàn ý: * Mở bài: Giới thiệuvấn đề cần nghị luận (Yêu cầu: Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếptuy nhiên không nên quá dài dòng, lan man mà phải trúng trọng tâm và trích dẫn đượcý kiến) * Thân bài - Giải thích khái niệm: + Giải thích thuật ngữ: + Giải thích ý nghĩa của ýkiến (nếu có) - Biểu hiện: Vấn đề ấy được thể hiện nhưthế nào trong đời sống hàng ngày. - Phân tích, lí giải, chứngminh vấn đề. (Bản chất của phần này làlàm nổi bật bản chất của vấn đề. Học sinh có thể lập ý bằng cách đặt ra nhữngcâu hỏi giả định rồi lật đi lật lại vấn đề trong quá trình nghị luận hoặc phântích những mặt đúng và bác bỏ những biểu hiện sai lệch ...bằng sự kết hợp nhiềucác thao thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, giải thích...) -Bình luận, đánh giá - Đánh giá vấn đề ở các khíacạnh, bình diện khác nhau: ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng, sai,mở rộng vấn đề, áp vấn đề vào cuộc sống... - Trình bày ý kiến cá nhân;Rút ra bài học nhận thức và hành động: * Kết bài: Học sinh có thểcó nhiều cách kết bài khác nhau, có thể nhận xét về tầm quan trọng của vấn đềtrong cuộc sống 3. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạchlạc; không mắc lỗi diễn đạt; có thể sử dụng phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưngphải có chừng mực. II. Nghị luận về một hiện tượngđời sống 1. Đặc điểm: - Dạng đề này thường nêu mộthiện tượng mang tính bức thiết trong đời sống xã hội. Đó có thể là hiện tượngtích cực cũng co thể là hiện tượng tiêu cực cũng có thể trong một hiện tượng xuấthiện cả vấn đề tích cực và tiêu cực. - Ví dụ: - Trình bàysuy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng bạo lực học đường - Trình bàysuy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ trong xã hội ta hiệnnay. - Anh/ chịsuy nghĩ gì về hiện tượng chảy máu chất xám trong đất nước ta hiện nay. 2. Hướng dẫn dàn ý: * Mở bài: Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cầnnghị luận * Thân bài: - Giải thích vấn đề, hiện tượngcần nghị luận - Thực trạng vấn đề:Phần này đòi hỏi học sinh phải hiểu biết kiến thức xã hội (học sinh phải có sựchuẩn bị từ trước bằng việc xem chương trình thời sự, cập nhật thông tin đời sống...) - Nguyên nhân, hậu quả (kếtquả) + Nguyên nhân: cần chú tớinguyên nhân chủ quan và khách quan. + Hậu quả: Khi phân tích hậuquả cần chú ý tới các phương diện: Cá nhân- cộng đồng, hiện tại, tương lai.... - Giải pháp: (nguyên nhânnào, giải pháp đó) - Đánh giá, bình luận, bày tỏthái độ của người viết đối với hiện tượng xã hội đó - Bài học nhận thức vàhành động * Kết bài: Học sinh có thểcó nhiều cách kết bài khác nhau, có thể nhận xét về ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống xã hội. 3. Yêu cầu hình thức: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạchlạc; không mắc lỗi diễn đạt; có thể sử dụng phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhấtlà phần nêu cảm nghĩ riêng. B. BÀI TÂP MINH HỌA. 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạolí Đề bài: Đứng thẳng vươn cao trong cuộc đời hay cúi xuống giúp đỡ người khác, anh/chị chọn lối sống nào? Gợi ý: - Đứng thẳng vươn cao: sống mạnh mẽ bằng lí trí để thành đạt trongcuộc sống - Cúi xuống giúp đỡ người khác: sống nhân văn, sống vì người khác bằng lòng vị tha, nhân ái, bao dung. - Trong cuộc sống cần mạnh mẽ,đứng thẳng vươn cao, ý chí để thành đạt, phải biết phấn đấu vì lí tưởng đạt được mục tiêu và khẳng định mình về danh vọng và địa vị. Tuy nhiên, tư thế của con người phụ thuộc vào tấm lòng, thái độ của họ. Nếu quá lí trí tỉnh táo để thực hiện lí tưởng thì con người dễ trở thành ích kỉ, thờ ơ với đồng loại. - Cúi xuống giúp đỡ người khác là lối sống nhân văn, làm cho con người luôn thanh thản nhẹ nhõm. - Nhưng con người không thể chỉ giúp đỡ người khác bằng tấm lòng, bằng lòng thương hại đơn thuần được nên cực đoan một lối sống sẽ là không hợ plí và nâng đỡ người khác cũng không có nghĩa là ban ơn, làm thay, làm hộ mà phải biết giúp người khác đứng vững trên đôi chân của mình. - Vừa biết khẳng định bản thân vươn cao, đàng hoàng trong cuộc sống vừa phải biết giúp đỡ người khác đứng thẳng trong cuộc đời - Phê phán những lối sống cực đoan và liên hệ bản thân. Đề: Cho hai hình ảnh sau: Thứ nhất, con ốc mượn hồn (một loài vật có vỏ ốc, thân cua) tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ được bản chất là một con cua. Thứ hai, con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim nhưng giọng hót lại nhái mượn. Hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống của con người trong xã hội ngày nay qua hai hình ảnh trên. *Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động những kiến thức về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, thái độ của mình trước một hiện tượng đời sống xã hội. Mỗi thí sinh có quan điểm riêng nhưng phải có một cách nhìn đúng đắn, toàn diện, phù hợp với chuẩn mực xã hội; suy nghĩ, hành động phải chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách. *Yêu cầu cụ thể Ý 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Ý 2 Giải thích - “Ốc mượn hồn” là con vật bé nhỏ mượn vỏ ốc làm nơi trú ngụ bởi chúng rất yếu ớt và dễ dàng làm mồi cho con vật khác. Tuy nhiên, rời khỏi vỏ ốc thì chúng vẫn giữ được hình hài và bản chất của một con cua. Hình ảnh “con ốc mượn hồn” ẩn dụ cho con người. Đôi khi, con người phải đeo một lớp mặt nạ ngụy trang, tạo ra vỏ bọc cho mình. - “Con chim nhại giọng” là loài chim có thể nhại lại tiếng của các loài chim khác như sáo, vẹt, Tuy nhiên bản thân chúng lại không có một giọng hót riêng hoặc nếu có thì rất khó nghe. “Con chim nhại giọng” ẩn dụ cho lối sống giả dối, ngụy tạo của con người nhằm một mục đích trục lợi cá nhân nào đó. Hai hình ảnh trên gợi lên cho chúng ta hai lối sống tương đối mâu thuẫn nhau của con người trong cuộc sống hiện tại. Tùy thuộc vào quan niệm sống mà mỗi người chọn lựa lối đi đúng đắn cho mình. 0,5đ Ý 3. Bàn luận - Lối sống của con người qua hình ảnh con ốc mượn hồn tuy mang vỏ ốc nhưng vẫn giữ được bản chất là một con cua + Trong cuộc sống hiện tại, mỗi người đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mà nếu sử dụng bản chất của riêng mình, có lẽ họ sẽ khó vượt qua được. + Con người không thể nào sống thật là mình trong suốt quãng đời, phải biết sống thật một cách thông minh, đó là sống khéo. Sống khéo là khi con người biết lựa chọn “chiếc mặt nạ” phù hợp cho từng hoàn cảnh, đối xử với người khác một cách khéo léo khiến họ yêu quý và tôn trọng mình. + Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng chiếc vỏ ốc của mình, cần phải thoát khỏi nó khi cần thiết. - Lối sống của con người qua hình ảnh con chim nhại giọng tuy bản thân là một con chim nhưng giọng hót lại nhái mượn + Thay vì sống khéo, sống đúng với cảm xúc và bản chất của mình, nhiều người lại chọn cách sống giả dối, vay mượn. + Cuộc sống hiện nay có rất nhiều “con chim nhại giọng”, họ sẵn sàng sống khác đi để đạt được mong muốn, bất chấp mọi thủ đoạn. + Để trở thành một người khác, hót tiếng hót của người khác là điều rất dễ dàng, nhưng để thể hiện cá tính của mình, dám khác biệt đòi hỏi rất nhiều ở bản lĩnh và ý chí của mỗi người. - Nguyên nhân: + Một số người thích thể hiện bản thân mình, hoặc vì muốn đi “đường tắt” để đến thành công. + Gia đình cũng là một trong số những tác động ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con trẻ. + Nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến con người phải tạo khoảng cách với nhau, họ không dám sống thật với mình trước mặt người khác vì nghi ngờ, vì sợ,... - Mở rộng: Hai cách sống trên là hai quan điểm sống mà con người phải chọn. Cuộc sống không cho phép chúng ta “thật” hoàn toàn. Con người phải biết sống thật một cách thông minh, sống khéo, sống bằng cảm xúc của mình, biết giữ vững bản chất, tiếp thu cái tốt đẹp của người khác để hoàn thiện bản thân mình hơn,... 1,5đ Ý 4. Bài học nhận thức và hành động - Sống như một con ốc mượn hồn, biết vay đúng lúc mà vẫn là mình dù trong hoàn cảnh nào. - Tự nhủ phải luôn tỉnh táo để có thể giữ vững lập trường, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để thay đổi tốt hơn,... 0,5đ Đề: Có người cho rằng “Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công”, nhưng ngày nay có nhiều người không học Đại học nhưng rất thành đạt. Thu Hà – bà chủ của chuỗi cửa hàng hoa tươi ở Hà Nội, thu nhập hàng tháng lên đến 8 con số; Cẩm Ly sinh năm 1989 kinh doanh thời trang trên Facebook, thu nhập hàng tháng 40 triệu đồng (dẫn theo nguoiduatin.vn/ truot –dai-hoc-van-thanh-dai-gia). Bùi Thị Phương (1989), đã từng là sinh viên của ĐH Ngoại thương. Mặc dù chỉ còn một thời gian ngắn là tốt nghiệp song cô đã quyết tâm đi theo con đường kinh doanh không bằng cấp. Với quan điểm sống là phải tạo được giá trị cho bản thân và cho xã hội, Bùi Thị Phương đã quyết định bỏ đại học để làm kinh doanh. Hiện Phương đang sở hữu 4 trung tâm Anh ngữ, 1 nhà hàng Pizza và quán ăn sinh viên với mức thu nhập có khi lên tới 15.000 USD/tháng. Cô còn đang có tham vọng mở rộng thêm chuỗi kinh doanh và có ước mơ trở thành nữ tỷ phú Bill Gates của Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động từ thiện. (dẫn theo anninhthudo.vn/Loi-song/Con-duong-thanh-cong-khong-mang-ten-dai-hoc/512163.antd) Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng trên. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diến đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn hiện tượng trong đề bài: có người cho rằng Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công, nhưng cũng có rất nhiều người không học Đại học cũng rất thành đạt trong cuộc sống... - Phân tích: + Ý kiến Vào Đại học là con đường duy nhất để thành công vừa có khía cạnh đúng vừa chưa thỏa đáng. Học lên Đại học là nguyện vọng chính đáng của đa số thanh niên vì đây là môi trường học tập lí tưởng, trang bị những tri thức cơ bản, hiện đại cho sự phát triển của con người trong tương lai. + Tuy nhiên vì nhiều lí do, một số bạn trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông không có điều kiện theo học Đại học. Để lập thân lập nghiệp, họ có thể học nghề hoặc vận dụng kiến thức đã học để kinh doanh, sản xuất..., và rất nhiều người đã thành công trong nghề nghiệp đã chọn của mình. + Trong cuộc sống ngày nay cũng có nhiều bạn trẻ học Đại học xong vẫn thất nghiệp, phải đi làm trái ngành, hoặc làm những công việc không hề cần đến bằng đại học. Có nhiều nguyên nhân như tình trạng mở các trường đại học tràn lan, tình trạng thừa thày thiếu thợ, bão hòa các ngành học,... + Cần sáng suốt, cân nhắc trong lựa chọn con đường đi trong tương lai: cập nhật thông tin nhu cầu thị trường lao động, tư vấn từ người đi trước; tùy thuộc vào khả năng, điều kiện của bản thân và gia đình để có quyết định đúng đắn tiếp tục học lên hay chọn con đường khác; tránh a dua theo số đông hay chạy theo phong trào. Liên hệ bản thân: lựa chọn nghề nghiệp và con đường đi đúng trong tương lai rất quan trọng với HSPT; cần có tinh thần ham học, học tập suốt đời chứ không phải chỉ là học đại học. *. Lưu ý: giám khảo cần chú ý kĩ năng, các bước làm bài của HS; đánh giá cao những bài viết đảm bảo các kĩ năng cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội, có những kiến giải sắc sảo, sáng tạo, hợp lí. Những bài viết không đảm bảo kĩ năng cơ bản thì không cho quá 50% số điểm của câu. Đề: Tranh nhau hôi tiền của người bán rau bị gió thổi bay Vào lúc 16h30 chiều 20/9, gió lớn đẩy chiếc xô nhựa đựng tiền văng ra đường, tiền bị thổi bay khắp nơi thì nhiều người nhanh tay cúi xuống nhặt mà không trả lại cho khổ chủ. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Quế (41 tuổi, phường Trung Đô, TP Vinh) - người bán rau, đậu hũ, cà muối... ở chợ Bến Thủy, TP Vinh. Chiếc xô này đựng toàn bộ vốn lẫn lãi chị thu được trong cả ngày bán hàng, với đủ mệnh giá từ 1.000 - 2.000 đồng đến 50.000 - 200.000 đồng. Thấy tiền bay tung tóe, nhiều người đi đường vội cúi xuống nhặt rồi lẳng lặng bỏ đi. Một số người tốt bụng đem lại trả nhưng chủ yếu là tiền mệnh giá thấp. Sau khi bị hôi tiền, dù trời mưa nhưng chị Quế vẫn phải nán lại bán hàng để kiếm thêm. Để có được số tiền đó, chị phải dậy từ 2h sáng ra chợ đầu mối mua rau, củ quả về bán lại ở chợ Bến Thủy. Còn chồng chị trông giữ xe thuê. Thu nhập của hai vợ chồng chị cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống và nuôi 2 con ăn học. (Dẫn theo ngày 05/10/2014 ) Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diến đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: Nêu được vấn đề nghị luận: hiện tượng đời sống đáng lên án Tóm tắt ngắn gọn hiện tượng trong đề bài: hôi tiền của người lao động bán rau công khai giữa phố. Đánh giá: - Người VN vốn có truyền thống tương thân tương ái, luôn sẵn lòng giúp đỡ chia sẻ người gặp hoạn nạn hoặc gặp bất hạnh. Ông cha ta luôn dạy con cháu về lối sống nhân ái; biết quan tâm, nghĩ về người khác. - Câu chuyện trên cho thấy hình ảnh và hiện tượng những “người Việt xấu xí” đang bị báo chí và công luận lên án: tham lam, vô cảm với nỗi bất hạnh của người khác; sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình, ham cái lợi trước mắt; sẵn sàng bán rẻ nhân cách linh hồn vì vật chất... - Hôi tiền của người lao động bán rau tội nghiệp thu nhập ít ỏi bấp bênh càng đáng lên phê phán hơn. Liên hệ bản thân: - Lên án những hành động xấu xa, tham lam. - Cần có chế tài để xử phạt những hành vi vi phạm đạo đức, văn hóa * Lưu ý: giám khảo cần chú ý kĩ năng, các bước làm bài của HS; đánh giá cao những bài viết đảm bảo các kĩ năng cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội, có những kiến giải sắc sảo, sáng tạo, hợp lí. Những bài viết không đảm bảo kĩ năng cơ bản thì không cho quá 50% số điểm của câu. Đề: Đọc câu chuyện có thật sau: Một buổi trưa, thầy hiệu trưởng lấy làm lạ khi thấy một cậu học sinh cứ cặm cụi đi nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trong sân trường bỏ vào thùng rác. Khi thầy hỏi tại sao buổi trưa không ngủ mà tha thẩn ngoài sân trường, em cho biết bố mẹ đều làm việc vất vả nhưng gia đình rất khó khăn. Đăng ký học bán trú như các bạn thì bố mẹ kham không nổi. Buổi sáng, bố mẹ đưa em đến trường và phát cho 5.000 đồng. Trong đó, 1.000 đồng em dùng để mua xôi ăn sáng và 4.000 còn lại là cho đĩa cơm trưa chỉ toàn rau với cá vụn. Ăn xong, em ở luôn tại trường để tự ôn tập, rồi chiều học xong bố mẹ đến đón. Và em bảo với thầy: “Ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi lượm rác để trường mình sạch và đẹp hơn”. Cậu bé ấy tên là Trần Phú Tài, học sinh lớp 7A7 Trường Lương Thế Vinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh. (Báo Tuổi Trẻ ngày 27-9-2006) Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội tích cực. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề nghị luận - Tóm lược lại câu chuyện - Bàn luận: + Khâm phục trước ý thức và hành động rất cao đẹp của ẹm học sinh lớp 7. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng em đã để lại một tấm gương sáng về lòng thương cha mẹ, ý chí nghị lực vượt khó, sự chăm chỉ trong học tập và tinh thần bảo vệ môi trường. + Những việc làm của em thầm lặng, tự giác, hồn nhiên; tưởng chừng nhỏ bé nhưng có ý nghĩa cao cả, làm xúc động lòng người và làm thay đổi suy nghĩ và hành động của nhiều người về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. + Phê phán những bạn trẻ sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; tiêu phí thời gian, sức lực vào những trò chơi vô bổ; không có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường... - Bài học: tinh thần vượt khó, siêng năng trong học tập, có ý thức bảo vệ môi trường. * Lưu ý: giám khảo cần chú ý kĩ năng, các bước làm bài của HS; đánh giá cao những bài viết đảm bảo các kĩ năng cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội, có những kiến giải sắc sảo, sáng tạo, xúc động hợp lí. Những bài viết không đảm bảo kĩ năng cơ bản thì không cho quá 50% số điểm của câu. Đề: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Con chó nhà mình rất hư Hễ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán. Tạm gọi là no ấm Biết đâu cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này... (Dặn con - Trần Nhuận Minh) Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học ứng xử trong cuộc sống rút ra từ lời dạy của cha ở trên? a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực chân tình, nhân văn trong cuộc sống. - Bàn luận: + Đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia trong lời dặn con của người cha về cách đối xử với người bất hạnh, kém may mắn. + Tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại; biết sống một cách khoan dung và nhân ái. + Ý nghĩa của cách đối xử ấy: Giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những tổn thương về tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là lòng nhân ái. + Phê phán những con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; thiếu sự nhân văn trong cư xử với người khác. - Liên hệ - rút ra bài học: Tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh; Cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người có văn hóa; Chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn Đề: Tục ngữ Việt Nam có câuKhông thày đố mày làm nên, đồng thời cũng có câu Học thày không tày học bạn. Viết một bài văn (không quá 2 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về bài học rút ra từ hai câu tục ngữ trên. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt c
Tài liệu đính kèm: