Ôn thi học kỳ I đề số 2 môn vật lý 11

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2028Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi học kỳ I đề số 2 môn vật lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi học kỳ I đề số 2 môn vật lý 11
Câu 1: Một pin điện hóa có suất điện động 1,5V. Tính công của lực lạ khi di chuyển 1010 hạt điện tích dương qua nguồn? Biết mỗi hạt mang điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C . ĐS: 2,4.10-9 J
Câu 2: Cho 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp rồi đem mắc vào một nguồn điện có suất điện động 3V và điện trở trong 1Ω. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,2A. Công suất tiêu thụ của của R1 gấp 4 lần công suất tiêu thụ của R2. Tìm R1 và R2? ĐS: R1 = 11,2Ω, R2 = 2,8Ω.
Câu 3: Một bóng đèn dây tóc khi hoạt động bình thường có điện trở suất tăng lên gấp 10 lần so với lúc chưa hoạt động. Hệ số nhiệt điện trở của vonfram là 4,5.10-3 K-1. Hỏi nhiệt độ của dây tóc bóng đèn đã tăng thêm bao nhiêu độ so với lúc chưa có dòng điện chạy qua? Đ S:2000oC
Câu 4 :Một cặp nhiệt điện có một đầu được nung nóng đến nhiệt độ t1(0C), đầu còn lại để trong không khí ở nhiệt độ không đổi t2 = 200C. Khi đó suất điện động của cặp nhiệt điện là 6 mV.
a) Tính nhiệt độ t1 biết cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động aT = 48 mV/K. 
b) Nếu muốn suất điện động của cặp nhiệt điện tăng lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên nhiệt độ hai đầu của cặp nhiệt điện thì cần phải thay cặp nhiệt điện khác có hệ số suất nhiệt điện động là bao nhiêu?
ĐS: 145; 96 (µV/K)
Câu 5: Một bộ nguồn gồm 5 pin giống nhau mắc nối tiếp. Mỗi pin có suất điện động = 3 V và điện trở trong r = 1 Ω, cung cấp điện cho mạch ngoài là bóng đèn loại (6V-6 W). Để đèn sáng bình thường người ta mắc thêm một điện trở R nối tiếp với bóng đèn. Tìm giá trị điện trở R cần phải mắc vào mạch trên. ĐS: R=4 Ω
Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ. 
Bộ nguồn điện có 4 pin mắc nối tiếp. Mỗi pin có suất điện động = 1,5V và điện trở trong là r = 0,15. 
Bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 với dương cực làm bằng bạc, có điện trở R1= 1(W)
R2 = 5 (W), RA= 0 ; Đèn R3 (6V- 9W). Cho AAg= 108, n = 1; F= 96500 C/mol
Tìm số chỉ ampe kế và cường độ dòng điện qua bóng đèn. Nhận xét độ sáng đèn.
Sau thời gian bao nhiêu phút thì khối lượng catốt của bình điện phân tăng thêm 1,728g. 
ĐS: Im= 2A ; 1930 giây
Câu 7: Bộ nguồn gồm 8 nguồn điện giống nhau mỗi nguồn có suất điện động và điện trở trong là 1,5(V) và 1(W) mắc như hình vẽ bên. Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
ĐS: 6(V); 2
Câu 8: Một diện trở R = 5Ω mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động và điện trở trong theo thứ tự là E = 12V, r = 3Ω
Tính cường độ dòng diện chạy qua nguồn diện 
Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong 1 phút
Phải ghép nối tiếp với điện trở R một điện trở R’ bằng bao nhiêu để hiệu suất của nguồn điện bằng 70%
 ĐS: 1,5A; 675(J) ; R’ = 2 
Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ dưới: Nguồn điện không đổi có suất điện động và điện trở trong lần lượt là: E = 10,2V và r = 2Ω. Các điện trở R1 = 2Ω , R2 = 6Ω, R3 = 12Ω. Điện trở vôn kế V rất lớn. Bỏ qua điện trở ampe kế A, của khóa K và của các dây nối. Tìm số chỉ ampe kế và vôn kế trong hai trường hợp
Khóa K mở 
Khóa K đóng
ĐS: 1,02(A); 2,04(V); 1,5(A); 5,4(V)
Câu 10: Một bộ nguồn gồm N nguồn giống nhau, ghép hỗn hợp đối xứng, mạch ngoài là một bóng đèn loại (6V- 9W). Nếu ghép bộ nguồn theo kiểu m dãy song song, mỗi dãy có n (nm) nguồn ghép nối tiếp thì độ sáng đèn không thay đổi so với khi ghép theo kiểu n dãy song song, mỗi dãy có m nguồn ghép nối tiếp. Hãy tìm điện trở trong của mỗi nguồn. ĐS: Rđ = r = 4
Câu 11: Một mối hàn của 1 cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động aT = 64 mV/K được đặt trong không khí ở nhiệt độ 270C, mối hàn còn lại được nung nóng đến nhiệt độ 3270C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là bao nhiêu? ĐS: 0.0192V
Câu 12 :Một nguồn điện có suất điện động E = 7,2V, điện trở trong r = 0,5Ω được dùng để thắp sáng một bóng đèn loại (6V-3W).
a. Đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
b. Để đèn sáng bình thường, phải mắc thêm một điện trở Rx song song với đèn.Tính Rx.
ĐS: Vì I >IdmĐèn sáng hơn bình thường; 2
Câu 13: Một acquy có suất điện động E = 12V nối vào một mạch điện kín.	
a) Tính lượng điện tích q dịch chuyển ở giữa hai cực của nguồn điện để acquy sinh công 7200J.	
b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy này.
Đ S: 600C; 2A
Câu 14: Một mạch điện kín gồm một nguồn có suất điện động e và điện trở trong r, mạch ngoài là một điện trở R1 = R. Cường độ dòng điện qua mạch là I1 = I, công suất tỏa nhiệt của toàn mạch bằng 300 W. Nếu lần lượt thay điện trở R1 bằng các điện trở R2 = 7R/23 và 
R3 = 11R/23 thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị lần lượt là I2 = I + 10 A và I3 = 2I. Tìm e và r. 
ĐS: I = 5 A; e = 60 V và r = 0,5 W	
Câu 15: Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn x=4,5V, r=1W, R1=2W, R2=3W, tụ điện C=2µF.
a. K mở, tìm số chỉ Ampe kế và điện tích của tụ điện ?
b. K đóng, Điện tích tụ thay đổi một lượng bao nhiêu ?
ĐS: IA = 1,125(A); 3.375 V; 6.75µC ; đien tich tụ thay đổi một lượng 2.25 µC
Câu 16: Máy lạnh loại hai ngựa có công suất tiêu thụ điện là 1500 W. Tính điện năng tiêu thụ và tiền điện phải trả khi sử dụng 2 máy lạnh như trên trong 28 ngày mỗi ngày 10 giờ ? Cho rằng giá tiền điện là 8000 đ/(kW.h)
ĐS: 840 (kW.h) ; 6.720.000 đ
Câu 17:Một tấm kim loại được mạ bạc bằng phương pháp điện phân với cường độ dòng điện qua bình điện phân là 5A. Sau khi điện phân 25 phút, thì khối lượng bạc bám vào tấm kim loại là bao nhiêu. Biết bạc có A = 108, n = 1. 
A
V
R11
R2
R3
ĐS: m = 8,4 g
Câu 18: Cho mạch điện như hình vẽ:	
Các nguồn giống nhau mỗi nguồn có: Eo= 3V, ro = 0,5; R1 là biến trở; R2 = 4 ; R3 là đèn (6V – 3W); RV rất lớn; 
RA không đáng kể. 
Coi như điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ.
a) Điều chỉnh R1 = 7 . Tìm số chỉ của Ampe kế và Vôn kế lúc này.
ξ, r
R2
R1
b) Tìm giá trị của R1 để đèn sáng bình thường.
ĐS: 1 A; 3V; R1’ = 1 
Câu 19: Cho mạch điện như hình vẽ. ξ = 6V và r = 1W. R1 = 4W, R2 = 12W.
Tính cường độ dòng điện qua mạch chính ?
Công suất của nguồn, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài ?
ĐS: I = 1,5A.; Png = 9W; P = 6,75W
 Câu 20: Cho mạch điện như hình vẽ. 
Bộ nguồn gồm 3 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có e = 1,6V và r = 0,4W. 
Mạch ngoài có: R1 là đèn ghi (6V - 12W), R2 = 4W, R3 = 2W là bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 có cực dương bằng đồng.
A
V
R3
R2
R1
Tính suất điện động , điện trở trong của bộ nguồn và điện trở tương đương của mạch ngoài. 
Tính số chỉ ampe kế, vôn kế và cho biết độ sáng của đèn sáng. 
Tính khối lượng đồng được giải phóng ở điện cực trong thời gian 48 phút 15 giây. 
Biết Cu có nguyên tử lượng 64 và có hoá trị 2. 
ĐS: e b = 4,8V; r b = 1,2 W ; Rn = 2 W ; I = 1,5ª; U = 3V ;đèn sáng yếu; m = 0,48 g
 Câu 21: Một nguồn điện có suất điện động e = 12V, điện trở trong r = 3W dùng để thắp sáng các bóng đèn loại ( 3V – 1,5W ). Tìm điện trở và cường độ định mức của bóng đèn, có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn đều sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào?
ĐS: 8 bóng đèn ; 4 dãy, mỗi dãy 2 bóng
Câu 22: Một vật kim loại đem mạ Niken có diện tích s = 20cm2. Chiều dày của lớp Niken phủ lên tấm kim loại là 0,05mm sau khi điện phân trong 30 phút. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết A = 58, n = 2, D = 8,9.103 kg/m3. ĐS: I = 1,65 A	
Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 4 pin nối tiếp. Mỗi nguồn có suất điện động e = 3 V, điện trở trong r = 1 Ω. 
R1 = 8 Ω, R2 = 5 Ω, R3 = 3 Ω. Điện trở Vôn kế rất lớn.
a) Tính số chỉ Vôn kế. ĐS: 0,75 V
b) Bỏ R3 ra khỏi mạch. Tính lại số chỉ Vôn kế. Đ S:4 V
Câu 25: Cho mạch điện như hình vẽ. 
E1 = 8 V; r = 2 Ω
R1 = 12 Ω; R2 = R3 = R4 = 8 Ω
a) Tìm số chỉ của Ampe kế. 
b) Thay thế R1 bằng Rx. Tìm Rx để công suất 
mạch ngoài P = 5,12 W ĐS: IA = 0,75 A; Rx = 0,52 Ω	
Câu 26: Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn mắc thành 2 dãy, mỗi dãy 4 pin nối tiếp. Mỗi nguồn có suất điện động e = 12 V, điện trở trong r = 1 Ω. 
R1 = 8 Ω, R3 = 5 Ω, R4 = 3 Ω, 
R2 là điện trở của đèn Đ(6V – 6W). Điện trở Ampe kế » 0, điện trở Vôn kế rất lớn.
a) Tính số chỉ Ampe kế và Vôn kế. ĐS: 2 A; 30 V	
b) Hiệu suất mỗi nguồn và công suất mỗi nguồn. ĐS: 83,3%; 24 W
Câu 27: Một sợi dây kim loại ở nhiệt độ 200C có điện trở suất 10,6.10-8m, khi được nhúng vào một hợp kim đang nóng chảy thì điện trở suất của dây kim loại này tăng đến 21,2.10-8m. Cho biết hệ số nhiệt điện trở của kim loại đó là 4.10-3K-1.	
a) Xác định nhiệt độ nóng chảy của hợp kim trên.	 
b) Nếu tiếp tục đun nóng hợp kim thêm 1000C nữa thì điện trở suất của dây kim loại lúc này là bao nhiêu ? 
ĐS:; 2,544. 10-7m
Câu 28: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 9V, điện trở trong r = 0,5 W. Mạch ngoài gồm R1 = 4 W; bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với anot làm bằng đồng có điện trở R2 = 1 W, R3 = 12 W; Ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể.
R1
R2
R3
E, r
A
a) Tìm số chỉ của ampe kế.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R3 trong 20 phút.
c) Tìm khối lượng đồng bám vào catốt của bình điện phân sau 32 phút 10 giây.
d) Tính hiệu suất của nguồn.
ĐS: 2 A; 3 600 J; 1.28 g; 89%

Tài liệu đính kèm:

  • docxON THI HOC KY I DE 2.docx