Ôn thi HK 1 - Toán 6

doc 3 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1348Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi HK 1 - Toán 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi HK 1 - Toán 6
Phần 1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
SỐ HỌC
Thứ tự thực hiện phép tính 
 	 C Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:	 Lũy thừa -> Nhân và chia -> Cộng và trừ
	C Đối với biểu thức có dấu ngoặc: 	 
Các công thức tính lũy thừa
	C 
	C Nhân hai lũy thừa cùng cơ số 
	C Chia hai lũy thừa cùng cơ số (mn)
	C Qui ước a1 = a; a0 = 1 (a0)
3) Giá trị tuyệt đối của số nguyên:
- Giá trị tuyệt đối của số dương bằng chính nó.
- Giá trị tuyệt đối của số 0 bằng 0	 
- Giá trị tuyệt đối của số âm bằng số đối của nó.
4) Quy tắc bỏ dấu ngoặc
	- Nếu trước dấu ngoặc là dấu cộng(+) thì khi bỏ dấu ngoặc, không đổi dấu các số hạng.
	- Nếu trước dấu ngoặc là dấu trừ(-) thì khi bỏ dấu ngoặc, phải đổi dấu tất cả số hạng.
	– Chú ý: a – ( - b ) = a + b
5) Cộng hai số nguyên: (xem SGK)
HÌNH HỌC	
 C Nắm vững các kiến thức sau:
Định nghĩa(Khái niệm) và cách vẽ: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, hai đường thẳng song song.
 C Các cách tính độ dài đoạn thẳng:
- Dựa vào tính chất điểm nằm giữa hai điểm:
M nằm giữa A và B 	
- Dựa vào tính chất trung điểm của đoạn thẳng:
M là trung điểm của AB 
C Cách nhận biết điểm nằm giữa hai điểm:
- M nằm giữa O và N	 
- AM + MB = AB M nằm giữa A và B 
C Cách nhận biết một điểm là trung điểm của đoạn thẳng:
1) M là trung điểm của AB 
 2) M là trung điểm của AB 
Phần 2. BÀI TẬP
1. Số học
 C Dạng 1:
1. Thực hiện phép tính
a) 81 + 357 + 19 	b) 168 + 19 + 132	c) 17 . 85 + 15 . 17 – 120 
c) 5 . 25. 2 . 16. 4	d) 32.47 + 32 . 53	e) 
f) 	g) 	h) 
i) 	l) 	g) 80 – (4 . 52 – 3 . 23)	
n) (- 17 ) + 5 + 8 + 17 + (- 3)	m) 	p) 75 – (3.52 – 4.23) 	
q)	k) 195 + (-200) + 205	w)	
C Dạng 2 Tìm x
Xét xem: Điều cần tìm đóng vai trò là gì trong phép toán (số hạng, số trừ, số bị trừ, thừa số, số chia, số bị chia)
	(Số hạng) = (Tổng) – (Số hạng đã biết); 	(Số trừ) = (Số bị trừ) – (Hiệu); 
	(Số bị trừ) = (Hiệu) + (Số trừ)	(Thừa số) = (Tích) : (Thừa số đã biết); 
 	(Số chia) = (Số bị chia) : (Thương); 	 (Số bị chia) = (Thương). (Số chia) 
Chú ý thứ tự thực hiện phép tính và mối quan hệ giữa các số trong phép tính
 Tìm x, biết:
a) ( x – 45 ) – 120 = 0	b) 124 + ( 119 – x ) = 219	c) 146 – ( x + 31) = 186
d) 36 – 3( x – 1 ) = 12 	e) 2.x – 138 = 23. 32	g) 231 – ( x – 6 ) = 1339: 13	
h) (2600 + 6400) – 3 .x = 1200	i) [( 6. x – 72):2 – 84 ] = 5628	
C Dạng 3 : MỘT SỐ BÀI TOÁN TÌM ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
Bài tập 1: Tìm ƯCLN và BCNN của:
	a) 220; 240 và 300	b) 40; 75 và 105	c) 18; 36 và 72
Bài 2: Tìm x biết:
a)	b)	
Bài 3: Một lớp học có 20 nam và 24 nữ. Có bao nhiêu cách chia số nam và số nữ vào các tổ sao cho trong mỗi tổ số nam và số nữ đều như nhau? Với cách chia nào thì mỗi tổ có số học sinh ít nhất?
Bài 4: Cô giáo chủ nhiệm muốn chia 128 quyển vở, 48 bút chì và 192 tập giấy thành một số phần thưởng như nhau để thưởng cho học sinh nhân dịp tổng kết học kì I. Hỏi có thể chia được nhiều nhất bao nhiêu phần thưởng? Mỗi phần thưởng có bao nhiêu quyển vở, bao nhiêu bút chì, bao nhiêu tập giấy?
Bài 5: Số học sinh khối 6 của một trường là số gồm 3 chữ số nhỏ hơn 200. Khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng, 18 hàng đều vừa đủ không thừa ai. Tính số học sinh khối 6 của trường đó. 
Bài 6. Bạn Lan và Minh Thường đến thư viện đọc sách. Lan cứ 8 ngày lại đến thư viện một lần. Minh cứ 10 ngày lại đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện.
2. Hình học 
Bài 1. Trên tia Ox vẽ các đoạn thẳng OC và OD sao cho OC = 3cm, OD = 5 cm
Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
So sánh OC và CD
Bài 2. Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Gọi O là điểm nằm giữa A và B sao cho OA = 4cm. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Tính MN
Bài 3. Trên tia Ox vẽ các đoạn thẳng OA, OB sao cho OA = 3cm, OB = 4cm
a) Điểm A có là trung điểm của OB không ? Vì sao?
b) Trên tia Ox lấy điểm C sao cho OC = 1cm. Điểm A có phải là trung điểm của BC không? Vì sao?
Bài 4. Trên tia Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm.
a. Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b. Tính AB.
c.Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng OA, K là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính IK.
Phần 3. CÁC ĐỀ TỰ LUYỆN
Đề 1.
Bài 1. (2.0)
Viết công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Áp dụng: Tính 52. 53
Bài 2. (2.0 điểm) Thực hiện các phép tính
a. 136 + 255 + 64	b. 4.52 + 81 : 3² – (13 – 4)²
c. 50 – 17 + 2 – 50 + 15	d) 20 – [30 – ( 5 – 1 )2]
Bài 3 (2.0 điểm) Tìm x
a. 3 + x = 5	b. 15x + 11 = 2727 : 27	c. |x + 2| = 0
Bài 4 (2.0). Một trường THCS trong huyện tổ chức cho HS đi tham quan số HS trong khoảng từ 700 đên 800. Tính số HS của trường đó, biết rằng nếu xếp HS lên xe 24 chỗ hoặc xe 40 chỗ đều vừa đủ.
Bài 5 (2.0). Cho đoạn thẳng MP, N là một điểm thuộc đoạn thẳng MP; I là trung điểm của NP. 
Biết MN = 2cm, MP = 8cm. Tính NI.
Đề 2. 
Bài 1. (1.0)
 Vẽ đoạn thẳng AB= 6cm, rồi vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB
Bài 2.(3.0). Thực hiện phép tính:
a) (–26) + (–15)	b) 165 . 54 + 165 . 46 
b) 75 : 73 – 32 . 3 	c) 100 – {10.[ 60 : (72 – 46 )]}
Bài 3. (2.0)Tìm số tự nhiên x, biết
a) ( 3x – 6 ) .3 = 33	b) 22x + 1 = 32
Bài 4. Một số sách xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển, 15 quyển đề vừa đủ bó . Tính số sách đó, biết rằng số sách đó khoảng 200 đến 250.
Bài 5. Trên tia Ox xác định hai điểm A, B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm
a) So sánh OA và OB
b) Điểm A có là trung điểm của OB không? Vì sao?
Đề 3 
Bài 2.(2.0) Thực hiện phép tính 	
a) 81 + 240 + 19 	b) 15 . 141 + 59 . 15 
c) 3 . 52 + 16 : 22 	d) 212 – 
Bài 3. (2.0) Số HS lớp 6A khi xếp hàng 2 ; hàng 3; hàng 4 đều vừa đủ hàng. Tính số HS lớp 6A. Biết số HS trong khoảng từ 35 đến 45 em.
Bài 4. (2.0) Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Gọi O là một điểm nằm giữa A và B sao cho OA = 4cm. Gọi M là trung điểm của OA, N là trung điểm của OB. Tính MN
Đề 4 
Bài 1. (2.0)
Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên âm
Áp dụng tính (-15) + (-26)
Bài 2 (2.0). Thực hiện phép tính 	
a) 180 – 75 : 25	b) 5 . 42 - 18: 32 	c) 
Bài 3 (2.0). Tìm x , biết
a) x + 7 = -3	b) 4.(x - 2) – 2 = 18
Bài 4 (2.0). Một trường tổ chức cho HS tham quan học tập có khoảng 700 đến 800 HS. Tính số học sinh tham quan của trường đó , biết rằng nếu xếp lên xe 24 chỗ hoặc 40 chỗ đều vừa đủ .
Bài 5 (3.0). Trên tia Ox xác định hai điểm A, B sao cho OA = 4cm, OB = 6cm
Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng OA. Chứng tỏ A là trung điểm của IB?
A Chúc các em ôn tập thật tốt và thi đạt kết quả thật cao !!!

Tài liệu đính kèm:

  • docON_TAP_KH1_TOAN_6_HAY.doc