Ôn tập Toán 6 học kì 01

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1245Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Toán 6 học kì 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập Toán 6 học kì 01
ÔN TẬP TOÁN 6 HỌC KÌ I
SỐ HỌC
CHỦ ĐỀ 1: THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
1) Thứ tự thực hiện phép tính:
	– Quan sát, tính nhanh nếu có thể.
	– Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:
	Lũy thừa F Nhân và chia F Cộng và trừ
	(Tính từ trái sang phải)
	– Đối với biểu thức có dấu ngoặc:
	( ) F [ ] F{ }	
2) Các tính chất cơ bản của phép toán:
– a + 0 = 0 + a = a	– a.1 = 1.a = a	
	– a + b = b + a 	– a.b = b.a	
	– a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)	– a.b.c = (a.b).c = a.(b.c)
	– a.b + a.c = a(b + c)	– a.b – a.c = a(b – c)
	– a:b + a:c = a:(b + c)	– a:b – a:c = a:(b – c)
	– a:c + b:c = (a + b):c	– a:c – b:c = (a – b):c
3) Các công thức tính lũy thừa:
(Nhân hai lũy thừa cùng cơ số)	 (Chia hai lũy thừa cùng cơ số)	
4) Giá trị tuyệt đối của số nguyên:
- Giá trị tuyệt đối của số dương bằng chính nó.	Ví dụ: 
- Giá trị tuyệt đối của số 0 bằng 0	 
- Giá trị tuyệt đối của số âm bằng số đối của nó.	Ví dụ: 
- Giá trị tuyệt đối của một số luôn là số không âm: với mọi a
5) Quy tắc bỏ dấu ngoặc
	- Nếu trước dấu ngoặc là dấu cộng(+) thì khi bỏ dấu ngoặc, không đổi dấu các số hạng.
	- Nếu trước dấu ngoặc là dấu trừ(-) thì khi bỏ dấu ngoặc, phải đổi dấu tất cả số hạng.
	– Chú ý: 
6) Cộng hai số nguyên: (Xem lại quy tắc cộng hai số nguyên)
	Khi cộng hai số nguyên, ta phải xác định dấu của kết quả trước. Cụ thể:
	- Cộng hai số cùng dấu: Kết quả mang dấu chung của hai số.
	(+) + (+) = (+)	(-) + (-) = (-)
	- Cộng hai số khác dấu: Kết quả mang dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ: 	a) 2 + (- 3) = - 1 (vì -3 có giá trị tuyệt đối lớn hơn 2)
	b) -17 + 18 = 1 (vì 18 có giá trị tuyệt đối lớn hơn – 17 )
1. Thực hiện phép tính:
 a./ 1997 + [145 – ( 145 - 13)] b./ 2020 + [112 – ( 112 - 10 )]
 c/ 23 . 29 - 72 : 32 d/ 407 – { [ (180- 132 ): 4 + 9] : 3 } 
2: Thực hiện phép tính
a) 17 . 85 + 15 . 17 – 120 	b) 23 . 17 – 23 . 14 	d) 	
e) 80 – (4 . 52 – 3 . 23)	g) 	h) 	
i) 	k) 	l) 	
m) 	 n)
F Hướng dẫn:
a) Vận dụng tính chất: a.b + a.c = a(b + c) 	b) Vận dụng tính chất: a.b – a.c = a(b – c) 
	h), i), k) Bỏ dấu ngoặc trước khi tính
d), e), g) Tính trong ngoặc trước( chú ý thứ tự thực hiện phép tính).
Các câu còn lại tính giá trị tuyệt đối trước rồi cộng trừ số nguyên.
CHỦ ĐỀ 2: TÌM X
Xét xem: Điều cần tìm đóng vai trò là gì trong phép toán(số hạng, số trừ, số bị trừ, thừa số, số chia, số bị chia)
(Số hạng) = (Tổng) – (Số hạng đã biết)	(Số trừ) = (Số bị trừ - Hiệu)	 (Số bị trừ) = (Hiệu) + (Số trừ)
(Thừa số) = (Tích) : (Thừa số đã biết)	(Số chia) = (Số bị chia) :(Thương) (Số bị chia) = (Thương). (Số chia) 
Chú ý thứ tự thực hiện phép tính và mối quan hệ giữa các số trong phép tính
3: Tìm x, biết:
a) 	b) 	c) d) 
e) 	g) 	h) 
i) 	k) 	l) 	m) 
F Hướng dẫn:
CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ BÀI TOÁN TÌM ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
Nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
Nắm vững thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số.
Nắm vững cách tìm ước, tìm bội của một số.
Nắm vững cách tìm ƯCLN, BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
Nắm vững cách tìm ƯC, BC thông qua tìm ƯCLN, BCNN.
4: Tìm ƯCLN và BCNN của:
	a) 220; 240 và 300	b) 40; 75 và 105	c) 18; 36 và 72
5: Tìm x biết:
a) 	b) 	
F Hướng dẫn:
	– Vận dụng tính chất : 	ƯC(a, b, c)
	– Vận dụng quy tắc tìm ƯCLN, BCNN 
– Vận dụng cách tìm ƯC thông qua ƯCLN (bằng cách tìm ước của ƯCLN), BC thông qua BCNN (bằng cách tìm bội của BCNN).
6. Số học sinh khối 6 của một trường khoảng từ 300 đến 400 học sinh. Mỗi lần xếp hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều vừa đủ, không thừa ai. Hỏi khối 6 của trường có bao nhiêu học sinh? 
7. Nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan bằng ô tô. Nếu xếp 40 người hay 45 người vào một xe đều vừa đủ. Tính số học sinh đi tham quan, biết rằng học sinh trong khoảng từ 700 đến 800 em. 
8.Ba bạn Hưng, Tùng, Dũng thường đến thư viện đọc sách. Hưng cứ 5 ngày đến thư viện một lần , Tùng cứ 10 ngày đến thư viện một lần, Dũng cứ 8 ngày dến thư viện một lần . Lần đầu cả ba bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày nữa cả ba bạn lại cùng đến thư viện vào một ngày. 
9.: Số học sinh khối 6 của một trường là số gồm 3 chữ số nhỏ hơn 200. Khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng, 18 hàng đều vừa đủ không thừa ai. Tính số học sinh khối 6 của trường đó. 
10: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
A = {x Î Nô10 < x <16}
B = {x Î Nô10 ≤ x ≤ 20
C = {x Î Nô5 < x ≤ 10}
D = {x Î Nô10 < x ≤ 100}
E = {x Î Nô2982 < x <2987}
F = {x Î N*ôx < 10}
G = {x Î N*ôx ≤ 4}
H = {x Î N*ôx ≤ 100}
Bài 11:	Trong các số: 4827; 5670; 6915; 2007.
Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?
Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?
Bài 12: Trong các số: 825; 9180; 21780.
a) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9?
b) Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?
Bài 13: Tính nhanh
58.75 + 58.50 – 58.25
27.39 + 27.63 – 2.27
128.46 + 128.32 + 128.22
66.25 + 5.66 + 66.14 + 33.66
12.35 + 35.182 – 35.94
48.19 + 48.115 + 134.52
27.121 – 87.27 + 73.34
125.98 – 125.46 – 52.25
136.23 + 136.17 – 40.36
17.93 + 116.83 + 17.23
35.23 + 35.41 + 64.65
29.87 – 29.23 + 64.71
19.27 + 47.81 + 19.20
87.23 + 13.93 + 70.87
Bài 14: Tìm x:
71 – (33 + x) = 26
(x + 73) – 26 = 76
45 – (x + 9) = 6
89 – (73 – x) = 20
 (x + 7) – 25 = 13
198 – (x + 4) = 120
140 : (x – 8) = 7
4(x + 41) = 400
11(x – 9) = 77
5(x – 9) = 350
2x – 49 = 5.32
200 – (2x + 6) = 43
2(x- 51) = 2.23 + 20
450 : (x – 19) = 50
4(x – 3) = 72 – 110
135 – 5(x + 4) = 35
25 + 3(x – 8) = 106
32(x + 4) – 52 = 5.22
Bài 15: 
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.
Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 11 và không vượt quá 20 bằng hai cách.
Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 9, nhỏ hơn hoặc bằng 15 bằng hai cách.
Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 30 bằng hai cách.
Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 bằng hai cách.
Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 18 và không vượt quá 100 bằng hai cách.
Bài 16: Tính giá trị của biểu thức sau:
2763 + 152
(-7) + (-14)
(-35) + (-9)
(-5) + (-248)
(-23) + 105
78 + (-123)
23 + (-13)
(-23) + 13
26 + (-6)
ô-18ô + (-12)
17 + ô-33ô
(– 20) + ô-88ô
ô-3ô + ô5ô
ô-37ô + ô15ô
ô-37ô + (-ô15ô)
80 + (-220)
(-23) + (-13)
(-26) + (-6)
12 – 34
-23 – 47
31 – (-23)
-9 – (-5)
6 – (8 – 17)
19 + (23 – 33)
(-12 – 44) + (-3)
4 – (-15)
-29 – 23 
99 – [109 + (-9)]
(-75) + 50
(-75) + (-50)
(-ô-32ô) + ô5ô
(-ô-22ô)+ (-ô16ô)
(-23) + 13 + ( - 17) + 57
14 + 6 + (-9) + (-14)
(-123) +ô-13ô+ (-7)
ô0ô+ô45ô+(-ô-455)ô+ô-796ô
HÌNH HỌC
Nắm vững các kiến thức sau:
Định nghĩa(Khái niệm) và cách vẽ: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau, hai đường thẳng song song
Quan hệ giữa điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng (Điểm thuộc hay không thuộc đường thẳng, đường thẳng cắt đường thẳng, ) và cách vẽ. 
Các cách tính độ dài đoạn thẳng:
- Dựa vào tính chất điểm nằm giữa hai điểm:
M nằm giữa A và B 	
- Dựa vào tính chất trung điểm của đoạn thẳng:
M là trung điểm của AB 
Cách nhận biết điểm nằm giữa hai điểm:
	 AM + MB = AB 
 M nằm giữa O và N	 M nằm giữa A và B 
Cách nhận biết một điểm là trung điểm của đoạn thẳng:
 M là trung điểm của AB 
 M là trung điểm của AB 
 M là trung điểm của AB 
Bài 1: Cho đoạn thẳng MN = 8cm. Gọi R là trung điểm của MN.
	a) Tính MR; RN.
	b) Lấy hai điểm P, Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm. Tính PR, QR.
	c) Điểm R có là trung điểm của đoạn thẳng PQ không? Vì sao?
Bài 2: Trên tia Ox xác định hai điểm A, B sao cho OA = 7cm, OB = 3cm.
	a) Tính AB.
	b) Trên tia đối của tia Ox xác định điểm C sao cho OC = 3cm. Điểm O có là trung điểm của CB không ? Vì sao?
Bài 3: Cho đoạn thẳng AC = 5cm. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C sao cho BC = 3cm.
	a) Tính AB.
	b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho DB = 6cm. So sánh BC và CD.
	c) C có là trung điểm của đoạn DB không ? Vì sao?
Bài 4: Điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC = 2cm, BC = 4cm.
	a) Tính AB.
	b) Trên tia đối của tia CA lấy điểm D sao cho CD = 6cm. Chứng tỏ AC = BC.
Bài 5: Cho đoạn thẳng AB. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M, trên tia đối của tia BA lấy điểm N sao cho AM = BN. So sánh BM và AN.
Bài 6. Vẽ tia Ox, trên Ox lấy điểm M và N sao cho OM= 3cm, ON = 6cm.
 a. Trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại. Vì sao?
 b. M có phải là trung điểm của ON không?
Bài 7. Trên đoạn thẳng AC = 7cm, vẽ điểm B nằm giữa A, C sao cho BC = 4cm. 
 a/ Tính độ dài đoạn thẳng AB.
	b/ Trên tia đối của tia BA lây điểm D sao cho BD=7cm. So sánh đoạn thẳng AB và 
 CD.
	c/ Điểm C có là trung điểm của BD không ? vì sao?	

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_toan_6.doc