Ôn tập môn Văn lớp 6 - Học kì II

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Văn lớp 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập môn Văn lớp 6 - Học kì II
I/ Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
1) Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” là:
 A. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch.	B. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch.
C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh.	D. Ngồi một nơi mà tưởng tượng ra.
2) Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức
 tranh em gái vẽ là :
A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện.	B. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ.
C. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ.	D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện.
3) Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản” Vượt thác” là:
 A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông.
 B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.
 C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
 D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.
4) Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài” Đêm nay Bác không ngủ”?
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ.
B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước.
C. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ.
D. Đó chính là lẽ sống” Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
5) Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài thơ “Lượm”: 
 A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người. 
 B. Khẳng định rằng tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm .
 C. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi . 
 D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa .
6) Phép tu từ nổi bật trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là gì?
A. So sánh.	B. Nhân hóa.	C. Ẩn dụ.	D. Hoán dụ.
7) Từ “mồ hôi” trong câu ca dao sau được dùng để chỉ cho sự vât gì?
	Mồ hôi mà đổ xuống đồng
	Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Chỉ người lao động.	 B.Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.	
Chỉ công việc lao động. D. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả. 	
8) Mục đích của văn bản miêu tả là gì? 
 A.Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. 	 	B.Trình bày diễn biến sự việc.
 C.Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.	D. Nêu nhận xét đánh giá.
9) Nguyễn Sen là tên khai sinh của tác giả nào?
10) Hình ảnh Người cha trong câu thơ :“Người cha mái tóc bạc ”( Đêm nay Bác không ngủ) chỉ ai, đó là BPNT nào?
11)Văn bản Vượt thác trích từ truyện nào?
12) Bài thơ Lượm là của tác giả nào?
13)Bµi häc ®êng ®êi ®Çu tiªn mµ DÕ Cho¾t nãi víi DÕ MÌn lµ g×?
 14)Đoạn trích Sông nước Cà mau trích từ tác phẩm nào?
II/ Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. 
	 “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cán chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
 Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh.
Nêu nội dung đoạn trích?
Với tình hình biến đổi khí hậu ngày nay em sẽ làm gì để góp phần vào bảo vệ thiên nhiên, môi trường nơi em đang sinh sống? 
III/ Dựa vào văn bản Mưa hoàn thành bảng sau
Sự vật nhân hóa
Từ nhân hóa
Tác dụng
Cây mía
Hàng bưởi
Sấm
Ngọn mùng tơi
Bụi tre
IV/ Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau:
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Bài học đường đời đầu tiên
- Tác giả:
- Trích từ:
- PTBĐ chính:
Sông nước Cà Mau
- Tác giả:
- Trích từ:
- PTBĐ chính:
Vượt thác
- Tác giả:
- Trích từ:
- PTBĐ chính:
Đêm nay Bác không ngủ
- Tác giả:
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Thể thơ:
Lượm
- Tác giả:
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Thể thơ:
V/ Mỗi nhân vật trong văn học đều đem lại cho chúng ta những bài học sâu sắc. Em hãy nêu những bài học em rút ra được sau khi tìm hiểu về nhân vật:
- Dế Mèn:....................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Người anh:................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Dượng Hương Thư:.................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
- Lượm:......................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
VI/ Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
“ Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.”
1) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
2) Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy?
3) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
4) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu: “ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”? 
VII/ Viết đoạn văn nêu cảm nhận về các nhân vật sau
- Hình ảnh Bác Hồ
- Hình ảnh Lượm ( đoạn 1)
- Hình ảnh dượng Hương Thư
 - Hình ảnh dế mèn

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van ban 6 ky 2.doc