Bài 1 (3,5 điểm): “(1) Cà Mau đất xốp. (2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3) Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4) Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. (5) Nhiều nhất là đước. (6) Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.” (Theo Mai Văn Tạo) a/ Đoạn văn trên có từ láy; câu đơn; câu ghép. (1,5 điểm) b/ Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu văn số 3. (1,5 điểm) c/ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn số 3? Câu văn số 6? (0,5 điểm) - Câu văn số 3, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật - Câu văn số 6, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật Bài 2 (1 điểm): Điền cặp từ trái nghĩa vào các câu thành ngữ: a/ Kính yêu b/ Trước sau c/ nhà ngõ c/ khơi lộng Bài 3 (1 điểm): Điền cặp từ đồng nghĩa vào các câu thành ngữ: a/ Ăn có chơi có b/ Vườn nhà c/ Càng cay nghiệt càng oan trái d/ Năm tháng Bài 4 (1,5 điểm): a/ Giải thích thành ngữ “Quê cha đất tổ”. (0,5 điểm) b/ Đặt một câu có thành ngữ “Quê cha đất tổ”. (0,25 điểm) c/ Tìm một thành ngữ khác cùng nghĩa với “Quê cha đất tổ”. (0,25 điểm) d/ Tìm một thành ngữ khác trái nghĩa với “Quê cha đất tổ”. (0,5 điểm) Bài 5 (1 điểm): Đặt câu với các cặp quan hệ từ: a/ không những mà còn (0,25 điểm); b/ bao nhiêu bấy nhiêu (0,25 điểm); c/ vì nên (0,25 điểm); d/ mặc dù vẫn (0,25 điểm) Bài 6 (2,75 điểm): Có đoạn văn sau: “Loan quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bong cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.” a/ Đoạn văn trên trích trong bài nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) b/ Giải nghĩa các từ “tân kì”, “vương quốc”. (0,5 điểm) c/ Từ “lụp xụp” có thể thay thế cho từ “lúp xúp” trong đoạn văn trên được không? Tại sao? (0,5 điểm) d/ Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả những cây nấm rừng (0,25 điểm)? Nêu rõ tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó (1 điểm). Bài 7 (4,25 điểm): a/ Chép lại khổ thơ cuối trong bài “Cửa sông” của tác giả Quang Huy (0,5 điểm). b/ Từ “cửa” trong khổ thơ em vừa chép có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? (0,75 điểm) c/ Đặt một câu ghép có trạng ngữ chỉ nơi chốn và có từ “cửa sông”. (0,5 điểm) d/ Tìm hai thành ngữ trong đó có từ “cửa” được dùng với nghĩa gốc. (0,5 điểm) e/ Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói rõ cảm nhận của em về khổ thơ này. (2 điểm) Bài 1 (2 điểm): Gạch chân từ không cùng hệ thống trong các dãy từ sau: a/ Xanh biếc, xanh xao, xanh lơ, xanh thẫm. b/ Lóng lánh, mênh mông, rì rào, thưa thơt. c/ Nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhanh nhạy, nhanh nhanh. d/ Xuân, hạ, thu, đông. Bài 2 (1 điểm): Đọc 2 ví dụ sau: a) Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh, bong trắng lại chen nhị vàng. b) Khi tóc thầy bạc/ Tóc em vẫn còn xanh. - Nghĩa của từ xanh trong câu a là: - Nghĩa của từ xanh trong câu b là: Bài 3 (2 điểm): Điền những cặp từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa vào chỗ trống trong các câu thành ngữ sau: a/ lang sói b/ Chân đá c/ người dạ. d/ xuôi lọt. Bài 4 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau: (1) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (2) Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống còn người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. (3) Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. (4) Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới lại càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (5) Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe an hem bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. (6) Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. (Cô Tô – Nguyễn Tuân) 1/ Điền vào các chỗ trống dưới đây: Câu là câu ghép. Câu có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian. (1 điểm) 2/ Cảnh thiên nhiên trên đảo Cô Tô vào “ngày thứ năm” có đặc điểm gì nổi bật? Vì sao? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nhấn mạnh điều đó? (2 điểm) Bài 5 (1,5 điểm): Đọc đoạn trích bài thơ “Hà Nội” dưới đây: “ Hà Nội có hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn tháp Bút Viết thơ lên trời cao” 1/ Nêu tên tác giả và thể loại của những câu thơ trên. (0,5 điểm) 2/ Chép lại một bài ca dao về Hà Nội, trong đó có nhắc tới tháp Bút bên hồ Gươm. (1 điểm) Bài 6 (5,5 điểm): Có em học sinh đã chép một bài thơ như sau: Không gì thích bằng nằm võng Tha hồ được ngắm vòm cây Tha hồ nghe chim trò chuyện Ở phái sau tán lá giày. Không gì thích bằng nằm võng Khép đôi mắt lại và mơ Võng là một con thuyền nhỏ Trở em đi khắp bến bờ. Tuyệt nhất là khi có nội Ngồi bên kể truyện thầm thì Trong mơ chắc chắn em được Một bà tiên dắt tay đi (Nằm võng – Phan Chí Anh) 1/ Gạch chân những chữ viết sai chính tả trong bài thơ trên. (1 điểm) 2/ Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? (1 điểm) 3/ Đặt một câu có từ “nội” đồng âm với từ “nội” trong bài thơ. (0,5 điểm) 4/ Nêu cảm nhận của em về bạn nhỏ nằm võng ở bài thơ này. (3 điểm) Bài 1 (1 điểm): Hãy đọc đoạn thơ sau: Mùa hè hoa rau muống Tím lấp lánh trong đầm Cơn mưa rào ập xuống Cá rô rạch lên sân Mùa hè nắng rất vàng Bãi cát dài chói nắng, Con sông qua mùa cạn Nước dềnh rộng mênh mang (Mùa hè – Tạ Vũ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái a, b, c, d ở đầu các câu trả lời đúng. a, Tím lấp lánh là từ láy. c, Mùa hè là từ ghép. b, Mênh mang không phải là từ ghép. d, Dềnh rộng là từ láy. Bài 2 (1,5 điểm): Cho 3 câu sau: a, Trong công việc anh ta làm còn non tay. b, Tay làm hàm nhai. c, Cái tay ghế này rất chắc. - Nghĩa của từ “tay” trong câu a là: - Nghĩa của từ “tay” trong câu b là: - Nghĩa của từ “tay” trong câu c là: Bài 3 (0,5 điểm): Trong 3 câu ở bài 2, “tay” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Trả lời: Câu Bài 4 (1 điểm) Đọc các câu thơ sau: a, Chữ bắt đầu có trước Cái bảng bằng cái chiếu Rồi có ghế có bàn Cục phấn từ đá ra Rồi có lớp có trường Thầy viết chữ thật to: Và sinh ra thầy giáo “Chuyện loài người” trước nhất. (Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh) b, Nên thợ, nên thầy vì có học Chăm ăn, chăm mặc bởi hay làm - Viết các quan hệ từ có trong các câu thơ trên: Bài 5 (3 điểm): Ghi những dấu câu cần thiết vào đoạn văn sau và viết hoa lại cho đúng? Mẹ tôi hỏi tôi về những ngày phiêu lưu cũ tôi tường tận kể lại từ đầu chí cuối những sự khó khăn may rủi mà tôi đã gặp bắt đầu từ chuyện bác dế Trũi khốn khổ ở bên hàng xóm mà đi nghe xong mẹ già tôi rưng rưng hai hàng nước mắt ôm tôi vào lòng y như người vẫn ẵm tôi khi còn thơ ấu mà bảo tôi rằng con ơi mẹ cũng mừng cho con đã thoát được nhiều nguy hiểm mà trở về đây nhưng mẹ mừng nhất là nhờ có những sự dọc trường đó con biết lối nào là lối đi vào con đường ngay thẳng con đã rèn luyện được tấm lòng của một kẻ chín chắn đáng mặt làm trai (Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) Bài 6 (3 điểm): Hãy đọc đoạn văn sau: (1) Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. (2) Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. (3) Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa (4) Mưa đã ngớt. (5) Trời rạng dần. (6) Mấy con chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. (7) Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. (8) Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. (Tô Hoài) Cho biết: Câu nào là câu đặc biệt? Câu có đảo ngữ? Câu đơn có nhiều VN? Câu ghép? Các từ láy? Câu có trạng ngữ? Trả lời: Câu đặc biệt là câu: Câu ghép là câu: Câu có đảo ngữ là câu: Câu đơn có nhiều VN là câu: Gạch chân từ láy. Có từ láy. Câu có trạng ngữ là câu: Bài 7 (1 điểm): Tìm 5 từ bắt đầu bằng tiếng “hiếu” với nghĩa là “ham thích, coi trọng” Trả lời: Bài 8 (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau: (1) Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (2) Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; (3) Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng (4) Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm (Quê hương – Tế Hanh) a, Đoạn thơ trên đây đã bị thay đổi trật tự. Hãy sắp xếp lại các câu thơ để tạo thành một đoạn thơ liền mạch, có vần điệu. Trả lời: b, Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Trả lời: Bài 9 (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau: Trăng ơi từ đâu đến? Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Hay biển xanh diệu kì? Trăng hồng như quả chín Trăng tròn như mắt cá Lửng lơ lên trước nhà. Không bao giờ chớp mi. (Trăng ơi từ đâu đến? – Trần Đăng Khoa) Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) của phép tu từ trong đoạn? Bài 1 (3đ): Hãy đọc đoạn thơ sau: Chiều chiều từ mái rạ vàng Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên Chăn trâu ngoài bãi, bé nhìn Biết là bếp lửa bà nhen chiều chiều Nghe thơm ngậy bát canh riêu Với nồi cơm ủ cạnh niêu tép đầy (Khói chiều – Hoàng Hà) 1/ Hãy điền: Danh từ, đông từ, tính từ trong đoạn thơ vào bảng phân loại? Danh từ Động từ Tính từ 2/ Điền các từ còn thiếu chỉ các loài chim để hoàn thành các thành ngữ có phép so sánh sau đây: a, Hót như . b, Đen như c, Gầy như . d, Học như Đặt một câu ghép trong đó có một thành ngữ nêu trên. Bài 2 (1đ): Tìm 5 từ bắt đầu bằng tiếng “cổ” với nghĩa là “cũ, thuộc về thời xa xưa” Bài 3 (1đ): Gạch chân các từ khác loại trong mỗi dòng A: Bán buôn, bán chịu, bán chạy, bán kết C: bóng bàn, bóng bay, bóng bẩy, bóng chuyền B: cải biên, cải canh, cải chính, cải tạo D: bội số, bội bạc, bội phản, bội nghĩa. Bài 4 (2đ): Hãy viết tiếp các câu miêu tả với những từ làm chủ ngữ cho sẵn dưới đây (trong câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa)? - Mùa hè - Nắng - Hoa phượng - Cánh đồng Bài 5 (2đ): Phân tích cấu trúc ngữ pháp các câu trong đoạn văn sau: Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những sắc màu thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. (Bến quê – Nguyễn Minh Châu) Bài 6 (2đ): Đọc đoạn văn sau: (1) Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: - (2) Thu! (3) Con. (4) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. (5) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (6) Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. (7) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (8) Nó ngơ ngác, lạ lùng. (9) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (10) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má anh lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (11) Với vẻ xúc động ấy và bàn tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng run run: (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Hãy cho biết, câu nào là câu có trạng ngữ? Câu có nhiều vị ngữ? Câu ghép? Câu đặc biệt? - Câu có TN là câu số - Câu ghép là câu số - Câu có nhiều VN là câu số - Câu đặc biệt là câu số Bài 7 (2đ): Điền các dấu chấm câu vào đoạn văn sau và viết hoa lại cho đúng chính tả: Chắc anh cũng muốn ôm con hôn con nhưng hình như cũng lại sợ nó giãy lên bỏ chạy nên anh chỉ đứng nhìn nó anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao thôi ba đi nghe con anh Sáu khẽ nói chúng tôi, mọi người kể cả anh đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi nhưng thật lạ lùng đến lúc ấy tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên ba (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Bài 8 (3đ): Đọc đoạn thơ sau: Rào rào một lúc thôi Ao đỏ ngầu như màu đất Khi trời đã tạnh hẳn Như là khóc thương ai Sấm chớp chuồn đâu mất Chị mây đi gánh nước Đứt quãng ngã sõng xoài. (Hạt mưa – Lê Hồng Thiện) a) Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nó được thể hiện bằng các từ ngữ nào? b) Em hiểu thế nào về 2 câu thơ cuối? Bài 1 (1đ): Hãy đọc đoạn thơ sau: Sấm Cây dừa Nhảy múa Ghé xuống sân Sải tay Mưa Khanh khách Bơi Mưa Cười Ngọn mùng tơi Ù ù như xay lúa. (Mưa – Trần Đăng Khoa) Hãy khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c, d) ở đầu các câu trả lời đúng? a. Khanh khách là từ láy. b. Đoạn thơ trên có dùng phép nhân hóa. c. Sải tay là từ ghép. d. Đoạn thơ trên có dùng phép so sánh. Bài 2 (2đ): Cho 3 câu sau: a. Hôm nay trời nóng quá! b. Tính ông ấy nóng lắm. c. Tôi rất nóng long muốn gặp chị ấy. Nghĩa của từ nóng trong câu a là Nghĩa của từ nóng trong câu b là Nghĩa của từ nóng trong câu c là Trong 3 câu đã cho, từ nóng trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? Trả lời: trong câu Bài 3 (1đ): Điền vào chỗ trống từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ được gạch chân a. Chín đợi mười ............ b. Thiếu trước sau. c. Sóng to gió d. Trăm .. nghìn việc. Bài 4 (2đ): Ghi những dấu câu cần thiết vào đoạn văn sau (chú ý viết hoa lại ở đầu câu): Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi - Con có nhận ra con không Tôi giật sững người chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ dưới mắt em tôi tôi hoàn hảo đến thế kia ư tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh anh trai tôi. (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh) Bài 5 (1đ): Hãy đọc những câu văn sau: “(1) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. (2) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (3) Đôi càng tôi mẫm bong. (4) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (5) Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. (Dế mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài) Cho biết câu nào là câu ghép? Câu đơn có chủ ngữ chứa bộ phận song song? Câu có trạng ngữ? Câu đơn có nhiều vị ngữ? Trả lời: Câu ghép là câu số ; câu đơn có chủ ngữ chứa bộ phận song song là câu số ; câu có trạng ngữ là câu số ; câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số Bài 6 (1đ): Điền các từ đồng âm khác nghĩa vào các chỗ trống trong những câu văn sau: a. Bên dưới bức có một chiếc đàn b. Cậu bé bò cho tôi mượn một chiếc mỏng để đắp. Bài 7 (2đ): 1, Điền dấu còn thiếu vào đoạn văn sau sao cho đúng chính tả và ngữ pháp; viết hoa lại? Mùa xuân phượng ra lá lá xanh um mát rượi ngon lành như lá me non lá ban đầu xếp lại dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy long cậu học trò phơi phới làm sao cậu chăm lo học hành rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng một hôm bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm mùa hoa phượng bắt đầu đến giờ chơi học trò ngạc nhiên nhìn trông hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy. (Xuân Diệu) 2, Tìm các từ ghép tổng hợp có trong đoạn văn: Bài 8 (1đ): Dưới đây cho một đoạn thơ đã bị thay đổi trật tự các câu thơ: (1) Lại thấy ông đồ già (2) Mỗi năm hoa đào nở (3) Bên phố đông người qua (4) Bày mực tàu giấy đỏ. (Ông đồ - Vũ Đình Liên) Hãy sắp xếp lại trật tự của những câu thơ đó bằng cách điền số thứ tự đã cho trước mỗi câu vào chỗ trống để nội dung đoạn thơ được liền mạch và tạo khổ thơ có vần điệu: Câu thứ nhất của đoạn thơ là câu số Câu thứ ba của đoạn thơ là câu số Câu thứ hai của đoạn thơ là câu số Câu thứ tư của đoạn thơ là câu số Bài 9 (2đ): Cho đoạn văn sau: (1) Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. (2) Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. (3) Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những cái khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mẹ. a. Điền tên làng có sản phẩm tranh độc đáo được nói đến trong đoạn văn trên vào chỗ trống ở câu (1)? b. Đoạn văn trên trích trong bài gì? Của nhà văn nào? c. Tìm các từ láy trong đoạn d. Ở câu số (3) có 2 phép tu từ nào? Bài 10 (2đ): “Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chim San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp khăn, nếp áo.” 1, Đoạn văn trên trích từ bài nào? Của ai? 2, Gạch chân các động từ có trong đoạn. Có thể thay đổi vị trí các động từ đó được không? Vì sao? Việc tác giả lặp lại bốn lần từ thơm có tác dụng gì? (Trả lời thành một đoạn văn) Phần I (10đ): Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái câu nhận xét đúng. Đọc đoạn văn sau: “Bình mình của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu (1). Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần (2). Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi (3)! Khắp thành phố hồng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ (4). Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng (5)”. 1/ Trong đoạn văn trên: A. Các câu đều có trạng ngữ B. Bốn câu có trạng ngữ. C. Ba câu có trạng ngữ D. Hai câu có trạng ngữ. 2/ A. Các câu trong đoạn văn trên đều là câu đơn bình thường B. Có hai câu ghép trong đoạn văn C. Đoạn văn có một câu ghép D. Đoạn văn có một câu đặc biệt. 3/ Từ “nhà nhà” trong đoạn văn là: A. Từ láy B. Kết hợp hai từ đơn C. Hiện tượng điệp từ D. Từ đơn đa âm 4/ Trong dãy từ sau, những từ nào là từ Hán Việt: A. Tươi dịu B. Chói lọi C. Thành phố D. Mặt trời E. Bình minh G. Mạnh mẽ 5/ Cho đoạn thơ: Nửa vòng trái đất rẽ tầng mây (1) Nắng rực trời tơ và biển ngọc (3) Anh đến Cu Ba một sáng ngày (2) Đảo tươi một dải lụa đào bay (4) Đoạn thơ trên có dùng biện pháp nghệ thuật . ở dòng thơ thứ 6/ Trong đoạn thơ trên: A. Dòng (1) là câu đơn đặc biệt B. Dòng (1) là câu đơn rút gọn C. Dòng (1) là câu đơn bình thường 7/ Từ “Trái đất” ở dòng (1) của đoạn thơ có thể thay bằng từ đồng nghĩa tương đương là: 8/ Tìm các từ hoặc cụm từ có chứa tiếng “đảo”, tiếng “bay”, và hiện tượng đồng âm khác nghĩa với tiếng “đảo”, “bay” trong dòng (4) của đoạn thơ 9/ Tìm từ trái nghĩa với các từ “đến”, “ngày” ở dòng (2), “nắng”, “trời” ở dòng (3) của đoạn thơ. 10/ Từ “kiến thức” có nghĩa là: A. Khả năng có thể học được môn gì B. Trình độ của một người học nhiều, đọc nhiều sách báo. C. Những điều hiểu biết thu nhận được trong học tập và trong cuộc sống. Phần II (5đ): 1/ (2đ) Hiên tây xanh mát bóng râm Đơn sơ cây cổi cứ ngầm đơm hoa Quả tơ nấp dưới lá già Để sang thu bỗng òa ra ngọt ngào (Vườn nhà – Tố Hữu) Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ? Với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào? 2/ (3đ): Trong bài “Sang năm con lên bảy”, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết: Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con Qua đoạn thơ, nhà thơ muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời ấu thơ? Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn văn sau: Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. a, Viết các tính từ có trong đoạn văn: b, Viết các động từ có trong đoạn văn: Câu 2 (2 điểm): Chọn tr/ ch để điền vào chỗ trống cho thích hợp: ai ẻ; ai sạn; ân ất; ậm ễ; ân ính; ằn ọc; ắng ẻo; ân ời; ống ế; ất phác; ần thuật. Chọn gi/ d/ r để điền vào chỗ trống: ộn àng; ận ữ; âm an; ạng rỡ; ại ột; òng ống; anh a; u ương; á ét; ân an. Câu 3 (1 điểm): Gạch chân các từ không cùng loại: a, châm chọc, châm cứu, châm kim, châm ngôn. b, cơ cực, cơ hàn, cơ bắp, cơ may. c, dấu vết, dấ
Tài liệu đính kèm: