Ôn tập kiểm tra một tiết Sinh học lớp 9

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 739Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra một tiết Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra một tiết Sinh học lớp 9
ÔN TẬP 1 TIẾT SINH 9
I/ Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
 1/Nguyên nhân
 - Tự thụ phấn bắt buộc ờ cây giao phấn và giao phối gán ở động vật gây ra hỉện tượng thoái hóa vì tạo ra các cập gen lặn đồng hợp gây hại.
 - Một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt (đậu Hà Lan. cà chua...), động vật thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy..) không bị thoái hoá khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.
 2/Vai trò
 - Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
 - Tạo dòng thuần
 - Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể
II/Ưu thế lai
 1/Hiện tượng ưu thế lai
 - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.
 - Tại sao khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?
 + Khi lai hai dòng thuần chủng, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp.
 2/Các phương pháp tạo ưu thế lai
 - Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
 - Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì : thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại.
II/Môi trường và các nhân tố sinh thái
 1/Môi trường sống của sinh vật
 - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật 
 2/Các nhân tố sinh thái của môi trường
 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tùy theo tinh chất cùa các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm : nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
 3/Giới hạn sinh thái
 - Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái
III/Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
 1/Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng?
 - Thực vật ưa sáng- Lá có tầng cutin dày mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào.
 - Hoạt động sinh lí:+ Cường độ quang hợp cao dưới điều kiện ánh sáng mạnh.
 + Cường độ hô hấp cao.
 - Thực vật ưa bóng- Lá có mô giậu kém phát triển, ít lớp tế bào.
 - Có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu.
 - Cường độ hô hấp thấp hơn.
 2/Hãy giải thích vi sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng
 - Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hâ'p và kèm khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
 3/Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thể nào?
 - Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
IV/Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
 1/Vì sao nói nhiêt độ của môi trường có ahưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của svật?
 - Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
 2/Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nàu có khả năng chịu dựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
 - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường vì: 
 + Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
 + Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
 + Sinh vật hằng nhiệt điều chinh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chòng mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..
 3/Hãy so sánh đặc điếm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
 + Cây sông nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
 + Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng (ỡ ven bờ ruộng, hồ, ao) có phiến lá hẹp, mó giậu phát triển.
 + Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
V/Quần thể sinh vật 
 1/Khái niệm
 - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
 2/Tỉ lệ giới tính
 - Tỉ lệ giới tính là ti lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsinh_1_tiet.docx