Trường THPT Marie Curie Tổ Vật lí OÂN TAÄP KIEÅM TRA HKI. NAÊM HOÏC 2015-2016 MOÂN VAÄT LÍ – KHOÁI 10 ÑEÀ OÂN TAÄP SOÁ 1 Câu 1: (1 điểm) Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống - .(a).. là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. - Trong chuyển động rơi tự do, thời gian rơi tỉ lệ thuận với .(b) độ cao của vật. - (c) xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt tiếp xúc của vật khác, và có tác dụng ..(d) sự chuyển động của vật. Câu 2: (1 điểm) Quán tính là gì? - Trong thể thao, em hãy giải thích vì sao các vận động viên nhảy xa, nhảy cao, muốn đạt thành tích cao thì phải tập luyện chạy nhanh Câu 3: (1,5 điểm) Trọng lực là gì? Nêu đặc điểm của trọng lực. - Một quả táo có khối lượng 200g đang đặt nằm yên trên bàn như hình vẽ. Hãy vẽ hình, gọi tên, và độ lớn của các lực tác dụng lên quả táo. Câu 4: (1,5 điểm) Phát biểu định luật III Newton? Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực. - Hãy chỉ ra cặp “ lực và phản lực” trong sự va chạm giữa quả banh tennis và bề mặt chiếc vợt. Câu 5: (1 điểm) Trong giờ thực hành đo hệ số đàn hồi của lò xo (như hình vẽ). Một bạn học sinh lớp 10 làm thí nghiệm theo trình tự sau: + Dùng thước đo chiều dài ban đầu của lò xo là 10cm. + Mốc một vật có khối lượng 100g vào đầu dưới của lò xo. Khi lò xo cân bằng, học sinh này dùng thước đo chiều dài của lò xo là 12cm. + Vận dụng kiến thức đã học, bạn học sinh đã tính toán ra được hệ số đàn hồi của lò xo đó là 50N/m. Theo em kết quả trên đã tính chính xác không? Em hãy trình bày lại cách kiểm tra kết quả. Câu 6: (1 điểm) Lực F truyền cho vật khối lượng 1m gia tốc a1 = 2m/s 2 , truyền cho vật khối lượng 2m gia tốc 6m/s 2 . Hỏi lực F truyền cho vật khối lượng 3 1m + 2 2m một gia tốc là bao nhiêu? Câu 7: (1 điểm) Trong một bộ phim điện ảnh có một pha mạo hiểm yêu cầu diễn viên đóng thế phải thực hiện chạy xe mô tô vượt qua vực sâu có chiều ngang là 32 m, vực cao 20 m. Hãy tưởng tượng đoàn làm phim mời bạn làm cố vấn kĩ thuật để đảm bảo cho diễn viên thực hiện vai diễn được an toàn. Hãy tính vận tốc tối thiểu xe phải đạt được khi đến sát bờ vực và thời gian chuyển động. Lấy g = 10m/s2. (Xem như là chuyển động ném ngang.) Lưu ý: Học sinh không thực hiện tại nhà vì có thể gây nguy hiểm. Câu 8: (2 điểm) Một vật nhỏ có khối lượng 0,5 kg đang chuyển động qua điểm A với vận tốc 10m/s thì bắt đầu chuyển động chậm dần đều và sau đó dừng lại tại vị trí B. Biết AB = 20m. a) Tính gia tốc của vật. b) Phân tích các lực tác dụng lên vật. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn. Lấy g = 10m/s2. ----- HẾT ---- A B Trường THPT Marie Curie Tổ Vật lí ÑEÀ OÂN TAÄP SOÁ 2 Câu 1: (1 điểm) Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống - (a). Là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực. - Trong chuyển động rơi tự do, vận tốc khi vật chạm đất tỉ lệ thuận với .(b) độ cao của vật. - ..(c) xuất hiện khi một vật bị biến dạng và có tác dụng ..(d).. nguyên nhân gây ra sự biến dạng đó. Câu 2: (1 điểm) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. - Có 30 viên bi sắt giống hệt nhau, cần chia số viên bi trên làm hai hộp A và B đặt cách nhau 1m. Vận dụng kiến thức đã học, Em hãy chia số viên bi ở hai hộp sao cho lực hấp dẫn giữa hai hộp A và B là lớn nhất. Giải thích. Câu 3: (1,5 điểm) Lực đàn hồi là gì? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi. - Dùng một sợi dây mảnh để treo một vật nhỏ có khối lượng m = 0,5kg. Hãy vẽ hình, gọi tên và tính độ lớn của các lực tác dụng lên vật m. Câu 4: (1,5 điểm) Lực ma sát trượt là gì? Nêu đặc điểm của lực ma sát trượt. - Khi chiếc xe bị lún chổ trũng có nhiều bùn, bánh xe quay tít, xe không chạy lên được là vì sao? Em hãy đưa ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Câu 5: (1 điểm) Trái đất hút Mặt trăng một lực bao nhiêu biết khoảng cách giữa chúng là 38.107m, khối lượng Trái đất là 6.1024 kg, Mặt trăng là 7,37.1022 kg. Câu 6: (1 điểm) Năm 2008 Việt Nam phóng vào trong không gian một vệ tinh địa tĩnh có tên là Vinasat 1. Vệ tinh Vinasat có khối lượng khoảng 2,7 tấn, chuyển động quay xung quanh Trái Đất và cách mặt nước biển khoảng 35768 km. Biết khối lượng Trái Đất là 6.1024kg và bán kính Trái Đất là 6400km. Tính gia tốc hướng tâm và tốc độ vệ tinh. Câu 7: (1 điểm) Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó khi rời khỏi dốc và thời gian rơi là bao nhiêu? Câu 8: (2 điểm) Một vật có khối lượng m = 2,5kg bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo có độ lớn F = 10,5N như hình vẽ. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là µ = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Em hãy a) Phân tích các lực tác dụng lên vật và tính gia tốc chuyển động của vật. b) Tính vận tốc và đoạn đường mà vật đi được sau khoảng thời gian 5s kể từ lúc chuyển động. ----- HẾT---- F
Tài liệu đính kèm: