Ôn tập, kiểm tra 1 tiết thơ, truyện hiện đại và tiếng việt kt học kì I Ngữ văn 9 năm học 2013 - 2014

doc 13 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3175Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập, kiểm tra 1 tiết thơ, truyện hiện đại và tiếng việt kt học kì I Ngữ văn 9 năm học 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập, kiểm tra 1 tiết thơ, truyện hiện đại và tiếng việt kt học kì I Ngữ văn 9 năm học 2013 - 2014
ÔN TẬP, KIỂM TRA 1 TIẾT 
THƠ , TRUYỆN HIỆN ĐẠI VÀ TIẾNG VIỆT 
KT HỌC KÌ I NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 
Phần thơ hiện đại
I. Trắc nghiệm:
1. Tình đồng chí được hình thành từ những cơ sở nào ?
A. Cùng lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
B. Cùng chung cảnh ngộ xuất thân, cùng sống và chiến đấu vì lí tưởng chung.
C. Cùng là những người nông dân nghèo vào lính đánh giặc giữ nước.
D. Cùng tham gia chiến dịch, nếm trải những khó khăn gian khổ những ngày đầu chống Pháp.
2. Trong bài thơ “Đồng chí” tác giả đã vận dụng những thành ngữ nào ?
A. Một nắng hai sương ; Nước mặn đồng chua	B. Nước mặn đồng chua ; Lên thác xuóng ghềnh
C. Nước mặn đồng chua ; Chó ăn đá gà ăn sỏi	D. Bèo dạt mây trôi ; Chó ăn đá gà ăn sỏi.
3. Ý nào không phải là biểu hiện của tình đồng chí ? 
A. Chung một nỗi nhớ quê hương, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn.
B. Cảm thông sâu xa tâm tư nỗi lòng, sát cánh bên nhau bất chấp khó khăn, thiếu thốn.
C. Chung một nỗi niềm nhớ quê hương, gắn bó bền chặt dù trải qua bao gian khó.
D. Chung một chiến hào đánh giặc, coi nhau như anh em trong một gia đình.
4. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Đồng chí được khai thác từ đâu ?
A. Từ cái bình dị, đời thường của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng.
B. Từ vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ với bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
C. Từ vẻ đẹp ngang tàng vượt lên trên những khó khăn thử thách.
D. Từ chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ khi đối mặt với những thử thách nơi chiến trường.
5. Ngôn ngữ trong bài thơ Đồng chí có đặc điểm gì nổi bật ?
A. Ngôn ngữ trau chuốt, cô đọng.	B. Ngôn ngữ bóng bẩy, giàu chất suy tưởng.
C. Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian.	D. Ngôn ngữ cổ điển, có tính ước lệ cao.
6. Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Đồng chí là bút pháp gì ?
A. Tả thực kết hợp hài hòa với ước lệ.	B. Lãng mạn kết hợp hài hòa với hiện thực.
C. Tả thực kết hợp hài hòa với lãng mạn.	D. Tả thực kết hợp với lập luận chặt chẽ.
7. Những câu thơ “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh ..... Chân không giày” có ý nghĩa gì ?
A. Kể lể những khó khăn thiếu thốn nơi chiến trường mà người lính phải gánh chịu.
B. Phản ánh hiện thực gian khổ những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
C. Phản ánh những khó khăn thiếu thốn làm nãn lòng người chiến sĩ.
D. Phản ánh những khó khăn mà tác giả đã trải qua khi tham gia chiến dịch Việt Bắc.
8. Phương án nào dưới đây không nêu đúng ý nghĩa của việc tách từ "Đồng chí " trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra thành một dòng thơ riêng ?
A. Tách ra để phù hợp với thể thơ tự do, tạo sự linh hoạt cho bài thơ.
B. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu.
C. Nâng cao ý thơ của đoạn thơ trước và mở ra ý thơ cho đoạn thơ sau.
D. Tạo nên sự độc đáo trong kết cấu và giọng điệu của bài thơ.
9. Hình ảnh " Đầu súng trăng treo " có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ?
A. Tả thực	B. Biểu tượng	C. Tả thực và biểu tượng
10. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trưởng thành từ giai đoạn nào của nước ta ?
A. Thời kì chống Pháp 1945 - 1954.
B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1965.
C. Thời kì ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1965 – 1973.
D. Thời kì đất nước hòa bình sau năm 1975.
11. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được giải thưởng nào ?
A. Giải thưởng Báo Văn nghệ 1969 - 1970
B. Giải thưởng báo Nhân dân 1969 - 1970
C. Giải thưởng Báo Quân đội nhân dân 1969 - 1970.
D. Giải thưởng Báo Thanh niên 1969 – 1970.
12. Hình ảnh những chiếc xe không kính ngày càng biến dạng phản ánh điều gì ?
A. Phản ánh những mất mát mà người chiến sĩ lái xe phải hứng chịu. 
B. Phản ánh những khó khăn thiếu thốn mà người chiến sĩ lái xe phải đương đầu.
C. Phản ánh hiện thực ác liệt của chiến trường Nam bộ trong kháng chiến chống Mĩ.
D. Phản ánh hiện thực khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
13. Câu nào nói đúng nhất vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe ?
A. Hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.
B. Trẻ trung, sôi nổi, có tình đồng chí đồng đội thắm thiết.
C. Ung dung mà tinh nghịch, ngang tàng, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.
D. Ung dung, bình tĩnh, tự tin, hiên ngang trước quân thù.
14. Tác dụng của cấu trúc lặp lại “không có ... ừ thì ... chưa cần” trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính?
A. Làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe hồn nhiên, vô tư, yêu đời.
B. Làm nổi bật hình ảnh người lính lá xe trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch pha chút ngang tàng.
C. Làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ cách mạng luôn yêu nước, yêu đồng bào miền Nam.
D. Làm nổi bật hình ảnh người lính có tình đồng chí thắm thiết.
15. Hình ảnh “trái tim”cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính lí giải điều gì ?
A. Ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
B. Sức mạnh của lòng yêu nước của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ, của một dân tộc kiên cường, bất khuất trong kháng chiến.
D. Lòng căm thù giặc sâu sắc làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
16. Hình ảnh trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có tính chất gì ?
A. Phát hiện mới mẻ, giàu chất lãng mạn.	B. Phát hiện mới mẻ, đậm chất hiện thực.
C. Có tính ước lệ cao.	D. Lãng mạn, bay bổng, giàu liên tưởng.
17. Ngôn ngữ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm gì ?
A. Bình dị, gần với lời nói trong đời sống thường ngày.
B. Bình dị, vận dụng lời ăn tiếng nói của dân gian trong ca dao, tục ngữ.
C. Cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh liên tưởng.
D. Trau chuốt, gọt giũa, giàu tính biểu cảm.
18. Giọng điệu chủ yếu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính i?
A. Sôi nổi, hào hứng, hùng tráng. 	B. Trầm lắng, như những lời tâm sự.
C. Trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng.	D. Trầm buồn, xót xa, thương cảm.
19. Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
A. Là bài thơ viết về tiểu đội xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
B. Là chất thơ vút lên từ cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của những người lính lái xe.
C. Là chất thơ vút lên từ cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của nhân dân miền Nam.
D. Thể hiện tình yêu nồng thắm của những người chiến sĩ lái xe dành cho đồng bào miền Nam.
20. Chủ đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
A. Ca ngợi nhân dân miền Nam anh hùng, bất khuất, hiên ngang vượt qua bao khó khăn gian khổ.
B. Là bài ca về anh chiến sĩ giải phóng quân kiên cường, dũng cảm đối mặt với quân thù.
C. Là bài ca về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, lạc quan.
D. Là bài ca về nhân dân Việt Nam anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
21. Ý nào không phù hợp với nhận định về vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm.
B. Có những niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội.
C. Có tâm hồn nghệ sĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
D. Có tình thương yêu và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
22. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời gian nào ?
A. Khi mặt trời lặn	B. Lúc nửa đêm
C. Khi gần sáng	D. Giữa trưa
23. Những người đánh cá làm gì khi thuyền ra khơi ?
A. Cầu cho trời yên biển lặng	B. Hát những bài ca lao động
C. Hạ cột buồm xuống	D. Ăn cơm thật no
24. Những loài cá nào được nhắc đến trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ?
A. Cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song, cá thu, cá heo
B. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá đé, cá đối, cá mối 
C. Cá bạc, cá thu, cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song
D. Cá mập, cá voi, cá thu, cá chim, cá đé, cá nhụ
25. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi được đặt trong một không gian như thế nào ?
A. Có trăng, có sao, có gió 	B. Có gió, có mây, có trăng
C. Có sao, có mây, có mưa	D. Có gió, có giông, có trăng
26. Công việc đánh cá kết thúc vào lúc nào ?
A. Lúc chập tối 	B. Lúc nửa đêm
C. Lúc gần sáng	D. Lúc gần trưa
27. Loại cá nào được ví như đoàn thoi dệt biển
A. Cá song	B. Cá thu
C. Cá nhụ	D. Cá đé
28. Đoàn thuyền dánh cá ra đời từ sự kết hợp các nguồn cảm hứng nào ?
A. Cảm hứng về thiên nhiên và người lính	B. Cảm hứng về người lao động và công việc đánh cá
C. Cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống mới	D. Cảm hứng về vẻ đẹp của cảnh bình minh, hoàng hôn
29. Người dân chài trong Đoàn thuyền đánh cá có những vẻ đẹp nào ?
A. Sôi nổi, trẻ trung, làm chủ công việc, làm chủ thiên nhiên, lạc quan nhìn vè tương lai tươi sáng
B. Tin yêu cuộc sống, tin yêu công việc, lao động nghiêm túc trong sự hài hòa với thiên nhiên.
C. Tin yêu công việc, hào hứng được ra khơi đánh bắt cá xây dựng cuộc sống mới.
D. Sôi nổi, lạc quan trước biển cả giàu đẹp, trước cuộc sống mới tuy còn nhiều khó khăn.
30. Đoàn thuyền đánh cá biểu đạt cảm xúc gì của nhà thơ Huy Cận ?
A. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới
B. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước biển cả và công việc lao động.
C. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước thắng lợi của công cuộc xây dựng miền Bắc.
D. Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống mới và người lao động. 
31. Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp Lửa trong hoàn cảnh nào ?
A. Khi giặc đốt làng	B. Khi nhà thơ đi bộ đội
C. Khi đi sơ tán	D. Khi đi học ở nước ngoài
32. Nhà thơ đã ở cùng bà bao nhiêu năm trong thời thơ ấu ?
A. Tám năm	B. Sáu năm
C. Chín năm	D. Mấy chục năm
33. Bà đã làm những công việc gì khi ở cùng cháu mình ?
A. Bảo ban, dạy làm, chăm sóc công việc học tập
B. Kể chuyện, bảo ban, dạy làm, chăm sóc công việc học tập
C. Bảo ban, day chữ, chăm cháu ốm, đi chợ mua quà
D. Giặt giũ quần áo, đi chợ, đi gặt, dạy chữ
34. Khi giặc đốt làng, hàng xóm đã giúp bà việc gì ?
A. Dựng lại túp lều tranh	B. Cho quần áo, gạo thóc
C. Nuôi hộ những đứa cháu	D. Báo tin cho người thân ở chiến khu
35. Bà dặn cháu viết thư cho bố như thế nào ?
A. Kể rõ hoàn cảnh khó khăn	B. Nhờ bố và đoàn thể giúp đỡ lương thực
C. Không kể sự thật, chỉ nói nhà vẫn bình yên	D. Kể rằng hàng xóm rất vui vẻ
36. Thói quen của bà trong mấy chục năm là gì ?
A. Thức rất khuya để đọc sách	B. Dậy sớm nhóm lửa
C. Không ngủ trưa	D. Hát ru cháu lúc hoàng hôn
37. Bà nhen lửa vào khi nào ?
A. Sớm, chiều mỗi ngày	B. Sớm chiều của mùa tu hú kêu
C. Sớm, chiều của mùa mưa	D. Sớm, tối của năm đói mòn đói mỏi
38. Vì sao bếp lửa được coi là kì lạ và thiêng liêng ?
A. Vì bếp lửa nồng đượm ấm áp bao kỉ niệm bà cháu, là quê hương trong nỗi nhớ của đứa cháu xa quê. 
B. Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ, nhóm niềm tin tưởng bền bỉ
C. Vì bếp lửa ấp áp tình yêu của bà dành cho con cháu, cho xóm làng, cho kháng chiến 
D. Vì bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho quê hương, gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ và có sức sống diệu kì.
39. Những nơi nào tác giả ánh trăng đã sống và coi vầng trăng là tri kỉ ?
A. Đồng, sông, bãi, rừng	B. Đồng, sông, núi, rừng
C. Đồng, sông, bể, rừng	D. Bãi, đồng, sông, bể
40. Khi nào tác giả coi vầng trăng như người dưng qua đường ?
A. Khi ở rừng	B. Khi ở nông thôn
C. Khi ở thành phố	D. Khi ở ngoại ô
41. Vì sao người bạn với vầng trăng lại coi trăng như người dưng qua đường ?
A. Vì bị mất trí nhớ trong chiến tranh	
B. Vì vầng trăng không còn tình nghĩa
C. Vì mắt kém không nhận ra người quen cũ	
D. Vì quen cuộc sống mới, quên mất sự bạn xưa 
42. Tác giả gặp lại vầng trăng trong hoàn cảnh nào ?
A. Đi ra ngoại ô	B. Đèn điện tắt thình lình
C. Ra đứng ở ban công	D. Ngắm trăng đón tết Trung Thu
43. Khi đối mặt với vầng trăng, tác giả cảm giác như thế nào ?
A. Rưng rưng cảm động	B. Ngại ngùng bẽn lẽn
C. Lạnh lùng vô cảm	D. Hồi hộp lo âu
44. Tại sao ánh trăng im phăng phắc lại làm cho ta giật mình ?
A. Vì ta vốn hay bị giật mình	B. Vì trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa
C. Vì trăng rất cao và rất xa nhưng ta lại nhìn thấy	D. Vì ta đã không phải mà trăng thì rất rộng lượng
45. Qua bài thơ Ánh trăng, tác giả muốn nhắn nhủ người đọc điều gì ?
A. Hãy yêu quý thiên nhiên tươi đẹp	B. Hãy bảo vệ môi trường sống
C. Hãy trân trọng quá khứ	D. Hãy vươn tới tương lai
II. Tự luận 
1. Phân tích giá trị biểu đạt của hai câu thơ :
	Quê hương anh nước mặn đồng chua
	Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
2. Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có ý nghĩa gì ?
3. Cảm nhận vẻ đẹp của người lính trong ba câu thơ cuối :
	Đêm nay rừng hoang sương muối
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
	Đầu súng trăng treo.
4. Vì sao có thể nói bài thơ Đồng chí khai thác cái đẹp từ cái bình dị, đời thường của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng ?
5. Bài thơ Đồng chí gợi cho em những suy nghĩ gì về người lính cách mạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ?
6. Phân tích giá trị biểu đạt của giọng điệu, nhịp điệu trong khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
7. Phân tích để thấy được tính cách sôi nổi, trẻ trung, lạc quan pha chút ngang tàng của người lính lái xe trong hai khổ thơ 3, 4 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
8. Giá trị biểu đạt của hình ảnh “trái tim” trong khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
9. Phân tích khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
10. So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
11. Cảm nhận bức tranh về cảnh hoàng hôn trên biển trong khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
12. Vẻ đẹp của hình ảnh người dân chài trong cảnh ra đi và cảnh trở về của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
13. Vì sao có thể gọi bài Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới ?
14. Cảm nhận khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa.
15. Cảm nhận về hình ảnh người bà trong ba câu thơ :
	Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
	Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
	Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
16. Hãy nêu nhận xét về ý nghĩa tượng trưng của hình tượng bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa.
17. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng.
Phần truyện hiện đại:
I. Trắc nghiệm:
Câu 1 : Truyện ngắn Làng được viết trong hoàn cảnh nào ?
A. Trong kháng chiến chống Mĩ
B. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Khi miến Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Trong thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 2 : Nội dung chủ yếu của truyện ngắn Làng là gì ?
A. Tình yêu làng của người nông dân
B. Tình yêu nước của người nông dân
C. Tinh thần kháng chiến của người nông dân 
D. Cả A,B,C
Câu 3 : Tình huống truyện nào đã bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai ?
A. Khi ông đi tản cư kháng chiến
B. Khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, lập tề
C. Khi tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính
D. Khi ông phải ở nhà của một mụ chủ nhà đanh đá, hay cạnh khóe
Câu 4 : Tâm lí của nhân vật ông Hai trong đoạn trích được thể hiện qua những yếu tố nào ?
A. Hành động, cử chỉ.
B. Những lời đối thoại
C. Những lời độc thoại
D. Gồm cả A,B,C
Câu 5 : Chi tiết “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được” nói lên tâm trạng gì của ông Hai ?
A. Vui mừng vì nghe được những tin tức chiến thắng nghe được ở phòng thông tin.
B. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây
C. Cảm động vì được gặp lại những người cùng làng lên tản cư
D. Tức giận vì những người tản cư nói xấu về dân quân làng Chợ Dầu
Câu 6 : Trong các câu sau, câu nào là ngôn ngữ trần thuật của tác giả ?
A. Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ.
B. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
C. Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ
D. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô.
Câu 7 : Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” phản ánh điều gì ?
A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.
B. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm cả tình yêu làng quê
C. Ông sẽ không bao giờ quay về làng ở nữa.
D. Ông căm thù làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây.
Câu 8 : Hai câu “Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?” thuộc kiểu ngôn ngữ nào ?
A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
Câu 9 : Các câu sau trong truyện ngắn Làng, câu nào là độc thoại nội tâm ?
A. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy.
B. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
C. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.
D. Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư. Hay đáo để.
Câu 10 : Trong truyên ngắn Làng, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ quần chúng để trần thuật, đúng hay sai ?
A. Đúng	B. Sai
Câu 11: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng ông Hai từ sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ?
A. Bị ám ảnh và lo sợ bọn Tây và bọn Việt gian bán nước.
B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó nói tụ tập và nói chuyện về việc làng mình theo giặc.
C. Đau xót, tủi hổ về cái tin làng mình theo giặc.
D. Bàng hoàng, đau đớn, tủi nhục, lo lắng và ám ảnh nặng nề.
Câu 12: Qua truyện ngắn Làng có thể thấy cơ sở nào quan trọng nhất để Kim Lân khắc họa thành công nhân vật ông Hai ?
A. Yêu tha thiết làng quê và đất nước, thuỷ chung với kháng chiến.
B. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian theo Tây.
C. Am hiểu sâu sắc nông thôn và đời sống tinh thần của người nông dân.
D. Am hiểu những người cán bộ cách mạng, am hiểu kháng chiến
Câu 13: Ý nào không phù hợp với những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Làng ?
A. Miêu tả thiên nhiên sinh động.	B. Xây dựng tình huống tâm lí nhân vật đặc sắc.
C. Sử dụng ngôn ngữ nhân vật quần chúng.	D. Miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật.
Câu 14: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về điều gì ?
A. Về danh dự và lòng tự trọng của một người dân làng Chợ Dầu đã đi tản cư xa làng.
B. Về danh dự và lòng tự trọng của những người đàn bà tản cư chứng kiến một làng quê theo tây.
C. Về danh dự và lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
D. Về danh dự và lòng tự trọng của những cán bộ kháng chiến đang bám trụ ở làng quê.
Câu 15: Tình huống truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì ?
A. Nội dung cuộc nói chuyện giữa bác lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư trẻ và ông hoạ sĩ già.
B. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên.
C. Câu chuyện anh thanh niên kể về ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sapa và nhà khoa học.
D. Câu chuyện anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tự kể về cuộc đời mình.
Câu 16: Nhận định nào không đúng những biểu hiện chất trữ tình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa ?
A. Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng qua cái nhìn của ông hoạ sĩ.
B. Vẻ đẹp của cuộc sống và công việc giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên.
C. Công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động vỏ quả đất của anh thanh niên.
D. Những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật về anh thanh niên.
Câu 17: Trong Lặng lẽ Sa Pa, theo em thử thách lớn nhất với anh thanh niên trên trạm khí tượng là gì?
A. Công việc vất vả nặng nhọc.	B. Thời tiết khắc nghiệt.
C. Sự cô đơn, vắng vẻ.	 	D. Cuộc sống thiếu thốn
Câu 18: Trong Lặng lẽ Sa Pa, những câu văn "Giọng cười đầy tiếc rẻ", "Những người con gái sắp xa ta biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy" là nhận xét của ai?
A. Người kể chuyện.	B. Bác lái xe.	
C. Ông hoạ sĩ.	 	D. Cô kĩ sư.
Câu 19: Nội dung của câu văn: "Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu" là gì? 
A. Giới thiệu hoàn cảnh sống.	 	B. Giới thiệu cách sống.
C. Giới thiệu công việc của anh thanh niên.	 D. Giới thiệu điều kiện khí tượng.
Câu 20: Ý nghĩa của truyện Lặng lẽ Sa Pa là gì?
A. Có những công việc luôn gây nhàm chán, đau khổ cho con người.
B. Ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
C. Chỉ những việc nhàn nhã mới đem lại hạnh phúc cho người lao động.
D. Thương cảm cho những con người l

Tài liệu đính kèm:

  • docTrac_nghiem_on_NV9_HKI.doc