Lớp: . ÔN TẬP HỌC KÌ I - VẬT LÝ 6 Họ tên học sinh: (Năm học 2013-2014) I. Những kiến thức cần nhớ: Bài 1 + 2: Đo Độ Dài. - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m). Dụng cụ đo độ dài: thước. - Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. - Cách đo độ dài: họcC6/sgk/tr.9 Bài 3 + 4: Đo thể tích chất lỏng và thể tích vật rắn không thấm nước. - Đơn vị đo thể tích hợp pháp của nước Việt Nam là mét khối(m3) và lít (l). - Dụng cụ đo:bình chia độ; ca đong, chai, lọ... có ghi sẵn dung tích. - Cách đo thể tích chất lỏng: học C9/sgk/tr.13+14 - Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước: + Dùng bình chia độ: Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. + Dùng bình tràn (nếu vật rắn lớn hơn miệng bình chia độ): thả vật vào chất lỏng trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. Bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng - Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kg). - Dụng cụ đo: cân ytế, cân đồng hồ, cân tạ, cân đòn. Trong phòng thí nghiệm dùng cân Rôbécvan. - Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Cách dùng cân Rôbécvan: học C9/sgk/tr.19 Bài 6: Lực – Hai lực cân bằng. - Lực: tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Hai lực cân bằng: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. Bài 7: Kết quả tác dụng của lực. - Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm vật B bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra. Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực - Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực. - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất (chiều từ trên xuống dưới) - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật. - Để đo cường độ của lực, dùng đơn vị Niutơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. Bài 9: Lực đàn hồi. - Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. - Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài biến dạng và chiều dài tự nhiên: l – l0 - Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. - Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. Bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng. - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. - Phép đo lực: học C3/sgk/tr.34 - Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P=10.m -> P: là trọng lượng (N) m: là khối lượng (kg) Bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng. - Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: Đơn vị khối lượng riêng là:kg/m3 -> m = D.V ; - Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó: Đơn vị trọng lượng riêng là:N/m3 -> P = d.V ; - Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10.D -> Bài 13: Máy cơ đơn giản - Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. - Máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. II. Bài tập tham khảo: A. Trắc nghiệm: (Khoanh tròn 1 đáp án đúng mà em chọn) Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là : A. 250cm3 B. 346cm3 C. 95cm3 D. 155cm3 Trên thùng bột giặt ghi 10Kg. Số đó chỉ : A. Khối lượng của thùng bột giặt. B. Thể tích của thùng bột giặt. C. Sức nặng của thùng bột giặt. D. Khối lượng của thùng (rỗng). Cái tủ nằm yên trên sàn nhà vì nó : A. Chịu lực nâng của sàn nhà. B. Không chịu tác dụng của lực nào. C. Chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. D. Chịu lực hút của trái đất. Khi buồm căng gió, chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Lực nào đã đẩy thuyền đi ? A. Lực của sóng biển. B. Lực của gió. C. Lực của nước biển. D. Không chịu tác dụng của lực nào cả. Một quả cân có khối lượng 500g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ? A. 500N B. 50N C. 5N D. 5000N Ngọn đèn treo trên trần nhà đứng yên vì : Không chịu tác dụng của lực nào. Chịu tác dụng của lực kéo của dây treo. Chịu tác dụng của trọng lực. Chịu tác dụng của lực kéo của dây treo và trọng lực. Trong số các thước dưới đây,thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em? Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm. B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 1 cm. C. Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm. D.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 5 mm. Treo 1 vật nặng có trọng lượng 3N thì lò xo xoắn giãn ra 2 cm.Để lò xo giãn 5 cm thì phải treo vật có trọng lượng bao nhiêu? 8N B. 12,5N C. 6N D. 7,5N Phát biểu nào sau đây không đúng ? Đơn vị của khối lượng là Kilogam. B. Thể tích của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. C. Mọi vật đều có khối lượng. D.Người ta dùng cân để đo khối lượng. Vật nào sau đây không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng? Cuốn sách ở giữa chồng sách nằm yên trên bàn. C. Cái ghế đặt trên nền nhà. Quả cân đặt trên đĩa cân nằm ngang. D. Con chim đứng trên cành cây. Để kéo trực tiếp 1 bao ximăng có khối lượng 50kg người ta dùng lực nào trong các lực sau? F = 50N B. F = 500N C. 50N < F < 500N D. F < 50N Khi nói: “ khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3” có nghĩa là: A. 7800kg sắt bằng 1m3 sắt. B. 1m3 sắt có khối lượng riêng là 7800kg. C. 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg. D. 1m3 sắt có trọng lượng là 7800kg. 13. Tại sao nói: sắt nặng hơn nhôm? A. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. B. Vì khối lượng (trọng lượng) của sắt lớn hơn khối lượng (trọng lượng) của nhôm. C. Vì khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của nhôm. D. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm. 14. Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản? A. Người đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao để xây nhà. B. Dùng búa để nhổ đinh. C. Lăn 1 thùng phuy nặng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải. D. Lăn thùng phuy nặng trên mặt đường nằm ngang. 15. Chọn câu phát biểu đúng. A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động. C. Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên. D. Lực không làm cho vật bị biến dạng. B. Điền khuyết (Điền từ thích hợp vào chõ trống ) 16. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng .............................. 17. Đơn vị đo lực là ....................Để đo lực người ta dùng dụng cụ .............................. 18. Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật ..................................... hoặc ........................... 19. Trọng lực tác dụng lên một vật gọi là .................................. 20. Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng ............................của một ........................... thể tích chất đó. 21. Các máy cơ đơn giản thường dùng là .............................................................. 22. Hai lực cân bằng là 2 lực , có cùng nhưng 23. Đổi đơn vị: a) 2,5lít = cm3 = m3. b) 850g = kg =.lạng. c) 15,4m = mm=km. d) 7,52lít = cc = m3. e) 0,75kg = tấn = g. C. Tự luận (làm ra vở bài tập) Bài 1. Lan dùng bình chia độ để đo thể tích của hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V1=80cm3, sau khi thả hòn sỏi đọc được thể tích là V2=95cm3. Thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu? Bài 2. Hộp quả cân của cân Robecvan có các quả cân sau: 2 quả 5g, 3 quả 10g, 2 quả 20g, 1 quả 50g, 1 quả 100g. Tính GHĐ và ĐCNN của cân? Bài 3. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T. Số 5T có ý nghĩa gì? Bài 4. Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật. Bài 5. Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng. Bài 6. Nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả nói trên. Bài 7. Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn? Bài 8. Biết 20 viên bi nặng 18,4 N. Mỗi viên bi sẽ có khối lượng là bao nhiêu gam? Bài 9. Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch 10000 viên sẽ nặng bao nhiêu Niutơn? Bài 10. Khối lượng riêng của dầu ăn khoảng 800 kg/m3 có ý nghĩa gì? Bài 11. Khi trộn lẫn dầu ăn với nước, có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích? Bài 12. Hãy tính khối lượng và trọng lượng của chiếc dầm sắt có thể tích 40 dm3. Biết 1 m3 sắt có khối lượng là 7800kg. Bài 13. Một hộp sữa ông thọ có khối lượng 397 g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. Chúc các con ơn tập tốt!
Tài liệu đính kèm: