ÔN TẬP 1 TIẾT TIẾNG VIỆT KÌ 1 Câu 1 : Mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm : A. Phần trước và phần sau B. Phần trước và phần trung tâm C. Phần trung tâm và phần sau D. Phần trước, phần trung tâm và phần sau Câu 2 : Từ “đầu” nào trong các câu sau được dùng với nghĩa gốc? A. Lan đứng đầu lớp về thành tích học tập. B. Đầu xuôi, đuôi lọt. C. Cô ấy bị đau đầu. D. Anh ở nơi đầu sóng ngọn gió. Câu 3 : Câu “Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi” có cụm danh từ là: A. Một con yêu tinh B. Một con yêu tinh ở trên núi C. Con yêu tinh ở trên núi D. Con yêu tinh Câu 4 : Trong các từ sau, từ nào là từ mượn? \A. Nhà cửa B. Gia tài C. Cây cối D. Kinh đô E. Cha mẹ Câu 5 : Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng với qui tắc viết danh từ riêng? A. Trường Trung Học Cơ sở Chu Văn An B . Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An C. Trường trung học Cơ sở Chu Văn An D. Trường Trung học cơ sở Chu Văn An Câu 6 : Từ nào sau đây là từ láy? A. Mong mỏi B. Mong ngóng C. Mong manh D. Mong muốn E. Mênh mông Câu 7 : Nối các từ ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp Câu 8 : “Đem chuyện này nói cho người khác với dụng ý không tốt.” đó là nghĩa của từ nào? A. Kể chuyện B. Tâm sự C. Thì thầm D. Mách lẻo Câu 9 : Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là : A. Làm chủ ngữ B. Làm vị ngữ C. Làm định ngữ D.Làm trạng ngữ Câu 10 : Danh từ là gì? Đặt câu có danh từ làm vị ngữ? .. Câu 11 : Câu sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng: “ Một số bạn còn bàng quang với lớp.” . Câu 12 : (3 điểm) Viết một đoạn văn kể về người thân, trong đó có từ láy, cụm danh từ và danh từ riêng. (Gạch chân dười từ láy, cụm danh từ và danh từ riêng đó) ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 13 : Cấu tạo của cụm danh từ so với danh từ : A. Khác danh từ B. Giống danh từ C. Phức tạp hơn danh từ D. Cụ thể hơn danh từ Câu 14 : Từ “chân” nào trong các câu sau được dùng với nghĩa gốc? A. Chân bàn bị gãy. B. Nhà em ở cuối chân đồi. C. Em bị đau chân. D. Chân trời xanh ngắt. Câu 15 : Câu “Các học sinh chăm ngoan ấy đã đến trường” có cụm danh từ là: A. Các học sinh B. Các học sinh chăm ngoan C. Học sinh chăm ngoan ấy D. Các học sinh chăm ngoan ấy Câu 16 : Trong các từ sau, từ nào là từ mượn? \A. Sơn hà B. Sông núi C. mưa gió D. Bão lụt E. Giang sơn Câu 17 : Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng với qui tắc viết danh từ riêng? A. Ủy ban Nhân dân Thị trấn Nam Phước B . Ủy ban nhân dân thị trấn Nam Phước C. Ủy ban Nhân dân thị Trấn Nam Phước D. Ủy Ban Nhân Dân Thị trấn Nam Phước Câu 18 : Từ nào sau đây là từ láy? A. Mơn mởn B. Mềm mượt C. Mềm mỏng D. Mong manh E. Mong ngóng Câu 19 : Điền các từ ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp ( Về học thuộc) A B - Nghĩa xuất hiện ban đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác - Là từ gồm hai tiếng trở lên - Là từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa - Là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa - Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc - Là nội dung mà từ biểu thị Từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm Hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa Giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc láy vần Từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng đặc điểm mà từ tiếng Việt không có từ thích hợp để biểu thị Từ do nhân dân ta sáng tạo ra Tên gọi một loại sự vật Tên riêng của từng người, từng vật , từng địa phương Câu 20 : “ Nghĩa của từ “Khôi ngô” : Sáng sủa, thông minh” cách giải nghĩa đó là : A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Miêu tả hành động mà từ biểu thị C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích Câu 21 : Trong câu, chức vụ điển hình của cụm danh từ là : A. Làm vị ngữ B. Làm chủ ngữ C. Làm định ngữ D.Làm trạng ngữ Câu 22 : Cụm danh từ là gì? Đặt câu có cụm danh từ làm vị ngữ? . Câu 23 : Câu sau mắc lỗi gì? Hãy chữa lại cho đúng: “ Cây bạch đằng này rất thẳng.” . Câu 24 : Viết một đoạn văn kể về mái trường, trong đó có từ láy, cụm danh từ và danh từ riêng. (Gạch chân dười từ láy, cụm danh từ và danh từ riêng đó) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 25: Câu nào diến đạt đúng: A. Đi học về, em phải hỗ trợ công việc cho ba mẹ. B. Lớp em đã nổ lực cố gắng rất nhiều trong học tập. C. Nó bàng quang với lớp khiến cô giáo rất buồn. D. Học sinh lớp 6 đã tham quan khu phố cổ Hội An. Câu 26: Gạch chân dưới các cụm danh từ trong những câu sau : - Những chú chim kia đang thi nhau hót để đón chào bình minh. - Tất cả học sinh đều ra sân tập thể dục. Câu 27: Câu “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.” có mấy danh từ A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Câu 28: Có mấy cụm danh từ trong câu: “Các nhà hảo tâm ấy đang giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi cùng những nạn nhân chất độc màu da cam.” A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 29: Từ nào là từ mượn: A. Cha mẹ B. Người dạy C. Khán giả D. Bàn học Câu 30: Gạch chân dưới các cụm danh từ và phân tích các cụm danh từ trong các câu sau: a) Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy đều được khen. . b) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Câu 31: Gạch chân các danh từ có trong câu “Vua, hoàng hậu, công chúa và các vị thần kéo nhau xuống thuyền.” Câu 32: Tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, địa lí nước ngoài đã Việt hóa viết hoa như thế nào? Câu 33: Tên riêng các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương viết hoa như thế nào? . Câu 34:Câu sau mắc lỗi gì? Sửa lại cho đúng “Em rất yêu con mèo nhà em vì con mèo hay bắt chuột.” . Câu 35: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần? A. Một lưỡi búa B. Tất cả những em học sinh chăm ngoan C. Cô gái hiền lành, xinh đẹp ấy D. Làng ấy Câu 36: . Đơn vị cấu tạo nên từ tiếng Việt là gì ? Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Câu Câu 37: Em hãy chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ: A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị Câu 38: Từ “chân” trong “chân đồi” được dùng với nghĩa nào ? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 39: Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy ? A. Kinh kỳ B. Xinh xắn C. Trồng trọt D. Ruộng rẫy Câu 40: Câu văn: “Chú bé đứng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có những từ nào là từ mượn? A.Đứng dậy, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. B. Biến thành, tráng sĩ, trượng, oai phong, lẫm liệt. C.Tráng sĩ, trượng, lẫm liệt, thành. D. Đứng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ. Câu 41 : Sửa lỗi chính tả theo nguyên tắc viết hoa các danh từ riêng trong đoạn thơ dưới đây "...Đây hồ gươm, hồng hà, hồ tây Viết lại : Đây lắng hồn núi sông ngàn năm . Đây thăng long, đây ....mến yêu.." Câu 42: “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” giải nghĩa từ bằng cách nào? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Miêu tả hoạt động. C. Dùng từ trái nghĩa . D. Dùng từ đồng nghĩa. Câu 43: : Nghĩa của từ là gì? A. Là tính chất, sự vật mà từ biểu thị. B. Là hoạt động mà từ biểu thị. C. Là nội dung mà từ biểu thị. D. Là sự vật mà từ biểu thị. Câu 44: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là một cụm danh từ? A. Tôi đi học sớm hơn mọi ngày. B. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. C. Nam là một học sinh giỏi. D. Mai rất chăm học. Câu 45: Từ phức được phân thành : A. Từ phức và từ láy. B. Từ đơn và từ phức . C. Từ ghép và từ láy. D. Từ phức và từ ghép. Câu 46: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán? A. Tráng sĩ, giang sơn, anh em, sơn hà. B. Cha mẹ, tráng sĩ, giang sơn, sơn hà. C. Sơn hà, giang sơn, sứ giả, tráng sĩ. D. Tráng sĩ, giang sơn, bạn bè, sơn hà. Câu 47: Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ gì? A. Vị ngữ. B. Chủ ngữ. C. Định ngữ D. Bổ ngữ. Câu 48: Nghĩa của từ “nghèo” trong câu “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một phú ông” là: A. Chỉ sự đầy đủ về tinh thần. B. Chỉ sự giàu có về của cải, vật chất C. Chỉ sự thiếu thốn về tinh thần D. Chỉ sự thiếu thốn về vật chất Câu 49: Câu “Đoạn đường này thật là hoang mang.” mắc lỗi gì? A. Dùng từ không đúng nghĩa. B. Lẫn lộn các từ gần âm. C. Lặp từ. D. Không mắc lỗi. Câu 50: Từ “lủi thủi” được hiểu là: A. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương. B. Chỉ có một mình. C. Chịu đựng vất vả một mình. D. Mồ côi không nơi nương tựa. Câu 51: Câu văn sau gồm mấy từ,mấy tiếng?“ Mai là một học sinh giỏi.” A. 5 từ 6 tiếng B. 6 tiếng 6 từ. C. 3 từ 6 tiếng. D. 4 từ 6 tiếng . Câu 52: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ? A. Em rất yêu con mèo nhà em vì nó bắt chuột rất giỏi. B. Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam. C. Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố thần kì. D. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh. Câu 53. Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 54 : Nêu những đặc điểm của danh từ : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 55 : Cho đoạn văn: « Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. » Gạch chân dưới các cụm danh từ có trong đoạn trích và gạch hai gạch danh từ trung tâm. Câu 56 : a)Viết đoạn văn kể về thầy cô giáo (có từ láy, cụm danh từ, danh từ riêng). b. Đoạn văn kể về bạn thân có từ láy, cụm danh từ, danh từ riêng).
Tài liệu đính kèm: