NS: 21/12/2014 NG: 24/12/2014 (Kiểm tra theo kế hoạch nhà trường) Ngữ văn Bài 17 - Tiết 84+85 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu cần đạt Trên sơ sở hướng dẫn ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 ở học kì I, làm tốt bài kiểm tra học kì theo định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Qua bài kiểm tra GV đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ để có định hướng giúp HS khắc phục các điểm còn yếu, hạn chế để có hướng giúp đỡ HS trong HKII. II. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận III. Thiết lập ma trận Mức độ Phần Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản Biết tác giả, nội dung tác phẩm Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một khổ thơ đã học Số câu 2 điểm 2,75 = 27,5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% Tiếng Việt Nắm khái thể loại văn bản Chỉ ra và p.tích được phép nét độc đáo của phép tu từ trong một ví dụ. Số câu: 3 Số điểm: 2,75 = 27,5% Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Tập làm văn Vào vai một nhân vật văn học, kể lại truyện trong văn bản. Số câu: 1 Số điểm: 4,5 = 4,5% Số câu: 1 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu: 4 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% Số câu: 6 Số điểm: 10,0 = 100% IV. Biên soạn đề ĐỀ CHẴN Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1: Cho đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? A. Ánh trăng B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Đồng chí D. Đoàn thuyền đánh cá 2. Nội dung của đoạn trích trên là A. Giới thiệu về những chiếc xe không kính B. Giới thiệu về người lính lái xe không kính C. Tư thế ung dung, tự tin bất chấp gian khổ, hi sinh của người lính lái xe. D. Sự hồn nhiên, tre trung, yêu đời của người lính lái xe. Câu 2: Nối tên tác phẩm ở cột A với tên thể loại ở cột B cho đúng. A ( Tên tác phẩm) Nối B ( Thể loại ) 1. Truyện Kiều 1 - a. Truyện truyền kì 2. Đồng chí 2 - b. Truyện thơ nôm 3. Hoàng Lê nhất thống chí 3 - c. Thơ tự do 4.Truyện người con gái Nam Xương 4 - d. Tuỳ bút e. Tiểu thuyết chương hồi Câu 3: Điền đúng ( Đ) hoăc sai (S) vào ô trống a. Tình đồng chí ( trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu) dựa trên cơ sở tình yêu quê hương và cùng chung lí tưởng. b. Dẫn gián tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời được đặt trong dấu ngoặc kép. Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 4. (1,5 điểm): Cho câu thơ sau: "Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần" (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng, em hãy chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật độc đáo của câu thơ trên. Câu 5. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Ngữ văn 9, tập 1, trang 139, NXBGDVN, 2010) Câu 6. (4,5 điểm) Vào vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. ĐỀ LẺ Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1: Cho đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập của Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồn cùng gió khơi 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? A. Ánh trăng B. Đồng chí C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. Đoàn thuyền đánh cá 2. Nội dung của đoạn trích trên là: A. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi B. Cảnh đoàn thuyền đang đánh cá trên biển C. Cảnh đoàn thuyền đánh cá đang kéo lưới D. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về Câu 2: Nối tên tác phẩm ở cột A với tên thể loại ở cột B cho đúng. A ( Tên tác phẩm) Nối B ( Thể loại ) 1. Truyện Kiều 1 - a. Truyện truyền kì 2. Đồng chí 2 - b. Truyện thơ nôm 3. Hoàng Lê nhất thống chí 3 - c. Thơ tự do 4.Truyện người con gái Nam Xương 4 - d. Tuỳ bút e. Tiểu thuyết chương hồi Câu 3: Điền đúng ( Đ) hoăc sai (S) vào ô trống a. Tình đồng chí ( trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu) dựa trên cơ sở tình yêu quê hương và cùng chung lí tưởng. b. Dẫn gián tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời được đặt trong dấu ngoặc kép. Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu 4. (1,5 điểm): Cho câu thơ sau: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. " (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng, em hãy chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ trên. Câu 5. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Ngữ văn 9, tập 1, trang 156, NXBGDVN, 2010) Câu 6. (4,5 điểm) Vào vai nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. V. Hướng dẫn chấm ĐỀ CHẴN Câu Nội dung Thang điểm 1 B C 0,25 0,25 2 1-b ; 2 – c; 3 –e ; 4 - a 1,0 3 a-Đ , b- S 0,5 4 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng, em hãy chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật độc đáo của câu thơ: "Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần" 1,5 HS chỉ ra và phân tích được các ý: - Câu thơ sử dụng phép hơi chữ: Tài và tai chỉ khác nhau dấu huyền; tài năng đi liền với tai ương. - Sử dụng phép chơi chữ thể hiện quan niệm: tài càng nổi trội thì cuộc đời càng không suôn sẻ; từ đó cho thấy thái độ của Nguyễn Du đau đớn, chua xót vì cái "tài" của Kiều cũng nên "tai", nên tội một cách oái oăm. 1,0 0,5 5 Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 2,0 * Cảnh hoàn hôn trên biển: Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng: Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then đêm sập cửa. Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm. * Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc “ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm với gió khơi”. Nghệ thuật ẩn dụ đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. 1,0 1,0 6 Vào vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. 4,5 a. Mở bài - Kể hoàn cảnh dẫn vào câu chuyện. b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện. - Khi ba mới về đến bến, thái độ của tôi (bé Thu) khi ba gọi. - Thái độ, hành động của tôi trong 3 ngày ba ở nhà. - Bà ngoại giúp tôi hiểu ra vấn đề. - Tôi về nhà và nhận ba khi ba đã đến giờ lên đường, tình cảm, cám xúc của tôi khi chia tay ba. c. Kết bài - Đó là câu chuyện mà đến nay và mãi mãi tôi không bao giờ thể quên. 0,5 1,0 1,0 0,5 1,0 0,5 Cộng: 6 câu 10,0 ĐỀ LẺ Câu Nội dung Thang điểm 1 1 - D 2 - A 0,25 0,25 2 1-b ; 2 – c; 3 –e ; 4 - a 1,0 3 a-Đ , b- S 0,5 4 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng, em hãy chỉ ra và phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. " 1,5 - Câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ ở từ mặt trời thứ hai. - Tác giả sử dụng hình nảh đó để nhằm thể hiện tình yêu của người mẹ đối với con, sự gắn bó giữa mẹ và con; vì con là niềm tin, sự sống, niềm vui giúp mẹ vượt qua khó khăn, tin tưởng vào tương lai như mặt trời kia (mặt trời ở câu thơ thứ nhất) đem lại sự sống cho muôn loài. 1,0 0,5 5 Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy: 2,0 * Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. * Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? - Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối. - Đó là tiếng lòng của một người cũng là tiếng lòng của bao người, bởi dù cho lời thơ cuối cùng khép lại thì dư âm của nó vẫn còn ngân lên, tạo một sức am ảnh thật lớn đối với người đọc. 1,0 1,0 6 Vào vai nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu. 4,5 a. Mở bài - Kể hoàn cảnh dẫn vào câu chuyện. b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện. - Khi tôi (ông Sáu) mới về đến bến, thái độ của bé Thu khi tôi gọi. - Thái độ, hành động của bé Thu trong 3 ngày tôi ở nhà. - Buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay gia đình, con gái quay trở lại đơn vị, bất ngờ bé Thu nhận tôi, cảm xúc của tôi khi chia tay con. - Trở lại đơn vị, tôi dồn tình cảm yêu con vào việc làm chiếc lược ngà. c. Kết bài - Tình yêu con, nỗi nhớ con mỗi lần nhìn chiếc lược; mong muốn được tận tay trao chiếc lược đó cho con. 0,5 1,0 0,5 1,0 1,0 0,5 Cộng: 6 câu 10,0 VI. Củng cố và hướng dẫn học - GV thu bài , nhận xét tiết kiểm tra, nhận xét về ý thức làm bài của HS. - Về nhà ôn lại kiến thức - Giờ sau trả bài kiểm tra học kì.
Tài liệu đính kèm: