Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5426Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn
 Tiết 42
KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- HS nắm vững các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học (tác phẩm chữ tình dân gian và trung đại).
2. Kĩ năng
- HS có kĩ năng trình bày bài viết phù hợp thời gian quy định và bước đầu học sinh có cách viết bài cảm nhận riêng mình.
3. Thái độ 
- HS có ý thức nghiêm túc, trung thực khi kiểm tra.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Ma trận ,đề bài.
 Cấp 
 độ
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản nhật dụng
-Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua văn bản Mẹ tôi
Số câu : 
Số điểm : 
1 câu
0,5 điểm
VHDG
Xác định được đối tượng phản ánh trong CD
Nhớ lại chính xác 1 số bài CD
Số câu : 
Số điểm : 
1 câu
0,5 điểm
1 câu
2 điểm
VH trung đại
Xác định được thể thơ, nội dung qua VB “Nam quốc sơn hà”, “Phò giá về kinh”
Mục đích của cách nói “không có”trong câu 2đến câu 6 VB “Bạn đến chơi nhà” 
Xác định được nghĩa cơ bản của bài thơ “Bánh trôi nước”
So sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta”
Số câu : 
Số điểm : 
1 câu
0,5 điểm
1 câu
0,5 điểm
1 câu
2,5 điểm
1 câu
3,5 điểm
TS câu :
TS điểm :
2 câu
1 điểm
2 câu
1 điểm
 2 câu
 4,5 điểm
1 câu
3,5 điểm
 Đề bài.
Phần : Trắc nghiệm : 2 đ (mỗi ý đúng được 0,25 đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Qua VB Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?
A, Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết 
B, Rất trách nhiệm với con.
C, Dành hết tình thương cho con.
D, Người mẹ có đức hi sinh cao cả, lớn lao .
Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến?
A, Tầng lớp thống trị 
B, Người phụ nữ 
C, Người nông dân
D, Những người nghèo khó
Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam” và “ Phò giá về kinh” đều: 
 A, Diễn đạt ý tưởng ,lời nói chắc nịch , dung dị , không hoa mĩ.
 B, Diễn đạt cô đúc , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. 
 C, Có cách nói nôm na ,giản dị .
 D, Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách 
Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì?
 A. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
 B. Không muốn tiếp đãi bạn.
 C. Qua lời thơ hóm hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà .
 D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc.
Phần : Tự luận (8đ)
Câu 1: (2,0đ) Chép lại theo trí nhớ hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Cụm từ “thân em” gợi lên ở người đọc điều gì?
Câu 2: (2,0đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa :
- Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín
- Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?
Câu 3: (3,5đ) Có bạn cho rằng: cum từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
II/Hướng dẫn chấm .
*Phần Trắc nghiệm (2đ ) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ)
Câu
 1
 2
 3
 4 
Đáp án
 A,D
 B,C
 A,B
 C,D
*Phần Tự luận (7điểm )
 Câu 1: (2đ) 
Chép lại chính xác như SGK bài ca “ Thân em như trái bần trôi...” và một bài bất kỳ ngoài chương trình có chữ “thân em”. (1đ)
Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em” : gợi cảm xúc xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hôi xưa (1đ) 
Câu 2 : (2đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa :
- Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín
- Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì : thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ : hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thuỷ chung.
Câu 3 : (3đ) HS trình bày đươc các ý cơ bản sau:
 -Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt. 
Giải thích được nội dun g ý nghĩa của hai cụ từ trong từng bài: ở bài“Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. 
Nếu “Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỷ, thì ở bài thơ “Qua đèo Ngang cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể xẻ chia của nhân vật trữ tình. 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_tiet42co_dap_an.doc