Ngữ văn 12 - Bài viết số 3

doc 8 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2530Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 12 - Bài viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 12 - Bài viết số 3
Trường THPT Trần Văn Kiết (Chợ Lách – Bến Tre)
Gv: Nguyễn Thị Thu Hương
BÀI VIẾT SỐ 3
I. Mục tiêu đề kiểm tra:
 - Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11, sau khi học sinh kết thúc tuần 11. Nội dung bài viết số 3 : Làm văn nghị luận về văn học
 - Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi.
 - Hình thức kiểm tra tự luận.
- Cụ thể:
 + Ôn lại các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các tác phẩm văn xuôi.
+ Ôn lại kĩ năng nghị luận một đoạn văn, một nhân vật và vận dụng thao tác Chú ý các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận..
+ Xem lại những bài làm văn số 2 để tránh lỗi diễn đạt, lập luận còn vướng mắc. Chú ý ưu điểm , nhược điểm để rút kinh nghiệm.
II. Hình thức đề kiểm tra:
 Hình thức trả lời câu hỏi kết hợp với tự luận.
III.Thiết lập ma trận:
1. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
Nêu các thông tin về văn bản.
Lí giải những vấn đề có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm. 
Khái quát giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
Bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về tác phẩm.
Liệt kê các nhân vật trong tác phẩm.
Ý nghĩa của các chi tiết trong tác phẩm.
Phân tích; trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về văn bản.
Liệt kê những chi tiết nghệ thuật quan trọng.
Thông điệp nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
Liên hệ thực tế.
2. HỆ THỐNG CÂU HỎI MINH HỌA
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
- Cảnh chiều tàn nơi phố huyện được gợi tả qua những âm thanh, hình ảnh nào?
- Kể tên những nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện.
- Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Suy nghĩ về nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”.
- Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục.
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo.
3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Thấp
cao
I.Đọc hiểu
- Phát hiện chi tiết.
-Xác định biện pháp nghệ thuật.
Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1,0
10%
2
1,5
15%
1
1,5
15%
5
40%
II. Làm văn
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật thể hiện trong đoạn văn.
- Trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
6
60%
1
6
60%
Tổng:
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1,0
10%
2
1,5
15%
1
1,5
15%
1
6
60%
6
10
100%
Trường THPT Trần Văn Kiết
 Tổ Văn
BÀI VIẾT SỐ 3 – MÔN NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC 2015- 2016 - THỜI GIAN: 90’
Phần I. Đọc – hiểu: (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
  Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được... một tòa nhà 40 tầng.
 Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn Đoòng không phải theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng, câu chuyện ở một hướng khác. 
Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”.  
(Theo dulich.dantri.com.vn ngày 17/05/2015)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên nhiên của đất nước. (1,0điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 6:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.”[...] (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Câu 5.Cảnh chiều tàn nơi phố huyện được gợi tả qua những âm thanh, hình ảnh nào? Những âm thanh, hình ảnh ấy gợi cho em cảm giác gì về bức tranh phố huyện? ( 1,0 điểm)
Câu 6.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn văn.(1,0 điểm)
Phần II. Làm văn: (6 điểm)Phân tích nghệ thuật trào phúng của đoạn văn sau:
 Đám cứ đi...
 Kèn Ta, kèn tây, kèn Tầu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
 Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia, người ta thấy những câu thì thào như sau này:
 - Con bé nhà ai kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! – Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ? – Hai đời chồng rồi! – Còn xuân chán! - Gớm cái ngực, cái đầm quá đi mất! – Làm mối cho tớ nhé? - Mỏ vàng hay mỏ chì? – Không, không hẹn hò gì cả - Vợ béo thế, chồng gầy thế, thì mọc sừng mất! vân vân v.v... Và còn nhiều cậu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma.
 Đám cứ đi...
 Đến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu Tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau.
 Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to “Hứt!... Hứt!... Hứt!...”
Ai cũng để ý đến ông cháu rễ quý hoá ấy.
 Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi.
 - Hứt!... Hứt!... Hứt!...
 Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra chợt thấy ông phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.
 (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 3 – MÔN NGỮ VĂN 11
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
I
1
Phong cách ngôn ngữ báo chí; phong cách ngôn ngữ khoa học; phong cách ngôn ngữ báo chí kết hợp phongcách ngôn ngữ khoa học .
-Trả lời đúng một trong ba phương án trên
- Trả lời sai hoặc không trả lời
0,25
0
2
. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây.”
- Ghi lại đúng câu văn trên
- Ghi câu khác hoặc không trả lời
0.25
0
3
Phương thức biểu đạt chủ yếu: thuyết minh
- Trả lời đúng theo cách trên
- Trả lời sai hoặc không trả lời
0.5
0
4
HS có thể có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, nhưng cần nêu bật được: Cảm xúc yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp của hang Sơn Đoòng cũng như những danh thắng thiên nhiên khác có trên đất nước. Từ đó, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và huy những vẻ đẹp đó; đồng thời, phải có những hành động thiết thực để bảo tồn cũng như quảng bá các di sản thiên nhiên của đất nước.
. - HS trình bày được cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn của bản thân
- Chỉ nêu được cảm xúc hoặc chỉ bày tỏ được suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân
- Cảm xúc và suy nghĩ không đúng đắn hoặc không có câu trả lời
0.75
0.25
0
5
-Cảnh chiều tàn nơi phố huyện được gợi tả qua:
+Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái , muỗi vo ve 
+ Hình ảnh: phương tây đỏ rực, những đám mây, dãy tre làng 
-Những hình ảnh, âm thanh trên gợi sự thơ mộng nhưng đượm buồn của bức tranh chiều tà nơi phố huyện
0.25
0.25
0.5
6
- Xác định biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn văn: 
 + Phương tây đỏ rực như lửa cháy
 + Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
 + Một chiều êm ả như ru.
- Tác dụng: Bức tranh phố huyện chiều tàn đẹp, thơ mộng nhưng buồn
0.25
0.25
0.25
II
Yêu cầu chung
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng vềdạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể
*MB:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật trào phúng của đoạn trích được dẫn trích trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng.
- Dẫn đoạn trích
0.5
0.5
0.5
*TB:
- Những nghịch lí trong đám tang:
 +Đám đông: Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh,sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong đó phân nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan ... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
+ Hình ảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau.
+ Ông Phán và Xuân thực hiện một phi vụ làm ăn một cách hài lòng mãn nguyện nhưng bằng những biểu hiện của người đau buồn vì tang gia: ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi “ Hứt!... Hứt!... Hứt!...”; Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra chợt thấy ông phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy
- Nghệ thuật miêu tả:
 + Điệp khúc “Đám cứ đi” gợi dòng người đông đúc huyên náo
 +Thái độ mỉa mai và chua xót khi miêu tả ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi “ Hứt!... Hứt!... Hứt!...”
- Thủ pháp phóng đại gây cười nhưng người đọc vẫn thấy như thật rất hợp lí.
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
*KB: Đánh giá chung vể ngòi bút trào phúng của Vũ TRọng Phụng.
1.0

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_VIET_SO_3_NGU_VAN_11.doc