I. ĐỌC HIỂU Bài đọc hiểu 1 . Tây Nguyên Tây Nguyên là loạt cao nguyên liền kề. Phía tây của Tây Nguyên giáp Lào và Cam – pu – chia. Các phía khác giáp các tỉnh Việt Nam. Ở đây, phát triển cây cao su, cà phê, ca cao, Khí hậu ở Tây Nguyên khá mát mẻ. * Bài tập : Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Phía tây của Tây Nguyên giáp với nước nào? a. Trung Quốc. b. Việt Nam. c. Lào và Cam – pu – chia. 2. Ở Tây Nguyên có cây gì phát triển ? a. Cà phê, cao su, vải thiều. b. Cao su, cà phê, ca cao. c. Cao su, ca cao, hạt điều. 3. Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào ? a. Mát mẻ. b. Nóng bức. c. Ấm áp. Bài đọc hiểu 2. Cây xoài Vườn nhà bà Quyên có cây xoài rất to ở sát hàng rào. Thân cây cao, to. Từ đó toả ra cành lá che mát cả sân vườn : có cành thì mảnh khảnh, có cành thì to bè, có cành thì vươn dài, có cành lại ngắn, Lá xoài xanh quanh năm. Mùa hè, xoài ra hoa, ra quả. Hoa xoài có màu trắng ngà. Quả xoài chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng. Bài tập : Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Cây xoài nhà bà Quyên được trồng ở đâu? a. Ở bờ sân. b. Ở sát hàng rào. C. ở sát vườn nhà. 2. Lá xoài như thế nào ? a. Màu xanh nhạt. b. Từ màu xanh chuyển sang màu vàng. c. Xanh quanh năm. 3. Hoa xoài có màu gì ? a. Màu trắng ngà. b. Màu trắng tinh khiết. c. Màu trắng sữa. 4. Quả xoài khi chín có màu gì ? a. Màu xanh . b. Màu đỏ. c. Màu vàng. Bài đọc hiểu 3 Mùa xuân Cái se lạnh qua đi, tia nắng ấm áp bắt đầu ló rạng. Cái ấm áp của mùa xuân đã xua đi cái u ám của ngày giá lạnh. Khi mùa xuân về, vạn vật như sáng ra, hoa đua nhau khoe sắc nở. Mai vàng, mai trắng nở rộ. Đào phai, đào bích khoe sắc thắm. Cam nở hoa trắng xóa, quất vàng rộ cả vườn. B. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Thời tiết của mùa xuân như thế nào? a. Lạnh giá. b. Ấm áp. c. U ám. 2. Khi mùa xuân về các loài hoa như thế nào? a. Đua nhau khoe sắc nở. b. Hoa rụng, quả xuất hiện c. Bắt đầu trổ hoa. 3. Hãy điền những tiếng còn thiếu trong các câu sau : Mai vàng, mai trắng .. rộ. Đào phai, đào bích .. sắc thắm. Cam nở hoa . xóa, quất rộ cả vườn. Bài đọc hiểu 4. Nhớ ơn Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng Ăn một đĩa muống Nhớ người đào ao Ăn một quả đào Nhớ người vun gốc Ăn một con ốc Nhớ người đi mò Sang đò Nhớ người chèo chống Nằm võng Nhớ người mắc dây Đứng mát dưới gốc cây Nhớ ơn người trồng trọt. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Khi ăn cơm, chúng ta nhớ ơn ai? a. Người cày ruộng. b. Người đào ao. c. Người đi mò. 2. Khi ăn quả đào, chúng ta nhớ ơn ai? a. Người chèo chống. b. Người mắc võng. c. Người vun gốc 3. Khi đứng mát dưới gốc cây, chúng ta nhớ ơn ai? a. Người đào ao. b. Người trồng cây c. Người mắc võng. Bài đọc hiểu 5. Bài học quý Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. Thế là hằng ngày, Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng cái hộp đi. Gió đưa những hạt kê sót lại trong hộp bay xa. Chích đi kiếm mồi tìm được những hạt kê ấy bèn gói cẩn thận vào một cái lá rồi đi tìm người bạn thân của mình. Chích vui vẻ đưa cho sẻ một nửa. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ : “ Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn” *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Khi nhận được hộp hạt kê của bà, Sẻ đã làm gì? a. Ăn một mình. b. Mời Chích cùng ăn. c. Mời các bạn cùng ăn. 2. Khi nhặt được những hạt kê, Chích đã làm gì? a. Ăn một mình. b. Chia cho Sẻ một nửa. c. Mời các bạn cùng ăn. Bài đọc hiểu 6. Bà còng đi chợ trời mưa Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà đến quãng đường cong Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép tôm nhặt được trả bà mua rau. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Bà còng trong bài ca dao đi chợ khi nào? a. Trời mưa. b. Trời nắng. c. Trời bão. 2. Ai đưa bà còng đi chợ? a. Cái tôm, cái bống. b. Cái tôm, cái tép. c. Cái tôm, cái cá. 3. Khi nhặt được tiền của bà trong túi rơi ra, tôm tép làm gì? a. Mang đi mua rau b. Mang về nhà c. Trả lại bà Bài đọc hiểu 7. Sự tích Hồ Gươm Đầu thế kỷ mười lăm, giặc Minh xâm lược nước ta. Chúng tàn sát dân lành, vơ vét của cải đem về nước. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn để đánh giặc. Thấy nghĩa quân bị thua, Đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết giặc. Lê Thận ba lần kéo lưới đều thấy một thanh sắt, nhìn kỹ hóa ra một lưỡi gươm. Một lần, khi bị giặc đuổi và chạy vào rừng Lê Lợi nhìn thấy chuôi gươm nạm ngọc lấp lánh trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in. Có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, giặc Minh nhanh chóng bị đánh tan. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền ngắm cảnh trên hồ Tả Vọng. Đức Long Quân sai rùa vàng lên lấy lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Khi sang xâm lược nước ta, giặc Minh đã làm gì? a. Cho dân ta nhiều của cải. b. Cho dân ta được học hành. c. Vơ vét của cải, tàn sát dân lành. 2. Ai kéo lưới và nhặt được lưỡi gươm? a. Lê Lợi. b. Lê Thận. c. Lê Lợi và Lê Thận. 3. Đức long Vương sai rùa vàng lấy lại gươm thần ở đâu? a. Ở hồ Tả Vọng b. Ở sông c. Ở trong rừng 4. Hồ Tả Vọng đã được đổi tên thành hồ gì? a. Hồ Hoàn Kiếm b. Hồ Hạnh Phúc c. Hồ Ba Bể Bài đọc hiểu 8. Sự tích mùa xuân Ngày xưa, trái đất chỉ có ba mùa : hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp chỉ đến khi có cầu vồng xuất hiện và muôn hoa chào đón. Trong khu rừng nọ, mỗi khi chuyển mùa, thỏ mẹ lại bị ốm. Thương mẹ quá, thỏ con liền bàn với bác khỉ già thông thái nhờ mọi người làm chiếc cầu vồng thật đẹp. Thế là các loài muông thú trong rừng đều góp những chiếc lông đẹp nhất của mình. Chim sâu khéo tay bắt đầu kết nối các mảng màu để làm cầu vồng. Trong khi đó, thỏ băng rừng, vượt thác nhờ các loài hoa tích tụ chất dinh dưỡng chờ đến ngày cùng nở hoa. Một buổi sáng mùa đông, chim sâu đã dệt xong mảng màu cuối cùng. Chị gió liền nhanh chóng báo tin, các loài hoa thi nhau đua nở. Cả mặt đất, bầu trời rực rỡ sắc màu. Mùa xuân xinh đẹp đã đến! B. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Trong câu chuyện mùa xuân chỉ đến khi nào? a. Khi có nắng vàng rực rỡ. b. Khi có những cơn gió ấm áp. c. Khi có cầu vồng và muôn hoa chào đón. 2. Vì sao thỏ con muốn mùa xuân đến thật nhanh? a. Để cho trời đất thêm đẹp. b. Để thỏ mẹ khỏi ốm. c. Để muông thú được vui chơi. 3. Ai dệt cầu vồng? a. Chị gió b. Chim sâu c. Thỏ con 4. Ai báo tin cho các loài hoa cùng nở? a. Chim sâu b. Thỏ con c. Chị gió Bài đọc hiểu 9. Sự tích Hồ Gươm Đầu thế kỷ mười lăm, giặc Minh xâm lược nước ta. Chúng tàn sát dân lành, vơ vét của cải đem về nước. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn để đánh giặc. Thấy nghĩa quân bị thua, Đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết giặc. Lê Thận ba lần kéo lưới đều thấy một thanh sắt, nhìn kỹ hóa ra một lưỡi gươm. Một lần, khi bị giặc đuổi và chạy vào rừng Lê Lợi nhìn thấy chuôi gươm nạm ngọc lấp lánh trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in. Có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, giặc Minh nhanh chóng bị đánh tan. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền ngắm cảnh trên hồ Tả Vọng. Đức Long Quân sai rùa vàng lên lấy lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Khi sang xâm lược nước ta, giặc Minh đã làm gì? a. Cho dân ta nhiều của cải. b. Cho dân ta được học hành. c. Vơ vét của cải, tàn sát dân lành. 2. Ai kéo lưới và nhặt được lưỡi gươm? a. Lê Lợi. b. Lê Thận. c. Lê Lợi và Lê Thận. 3. Đức long Vương sai rùa vàng lấy lại gươm thần ở đâu? a. Ở hồ Tả Vọng b. Ở sông c. Ở trong rừng 4. Hồ Tả Vọng đã được đổi tên thành hồ gì? a. Hồ Hoàn Kiếm b. Hồ Hạnh Phúc c. Hồ Ba Bể Bài đọc hiểu 10. Hiếu học Vô-lô-đi-a đang chuẩn bị học bài thì một bạn đến rủ đi bắn chim vì cậu ta vừa được bố mua cho khẩu súng mới. Khẩu súng mới, điều đó thật hấp dẫn! Nghe bạn nói, Vô-lô-đi-a đứng dậy, mở toang cửa sổ, ló đầu ra ngoài và hỏi bạn một cách tỉ mỉ về khẩu súng. Nhưng rồi Vô-lô-đi-a trả lời bạn với vẻ luyến tiếc : - Mình bận học rồi, không đi chơi được ! *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Vô - lô - đi – a đang chuẩn bị bài thì bạn đến rủ đi đâu? a. Đi học nhóm. b. Đi chơi đá bóng. c. Đi bắn chim. 2. Khi nghe bạn kể về khẩu súng mới, Vô - lô - đi – a làm gì? a. Chạy xuống khám phá khẩu súng. b. Ló đầu ra ngoài cửa sổ hỏi bạn một cách tỉ mỉ về khẩu súng. 3. Sau khi hỏi tỉ mỉ về khẩu súng, Vô - lô - đi – a làm gì? a. Đi bắn chim với bạn. b. Ở nhà học bài. Bài đọc hiểu 11. Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị điểm kém. Một hôm, bà cụ hàng xóm nhờ ông viết một lá đơn trình quan để kêu oan. Lá đơn viết lý lẽ rõ ràng, ông yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Nghe bà cụ kể lại, Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông đã hiểu cho dù vawen có hay đến đâu mà chữ không ra chữ thì cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông quyết tâm dốc sức luyện viết chữ suốt ngày đêm. Mấy năm sau, ông nổi danh khắp nơi là người văn hay chữ tốt. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Thuở đi học, văn và chữ của Cao Bá Quát như thế nào? a. Văn hay chữ tốt. b. Văn hay chữ xấu. c. Văn không hay, chữ tốt. 2. Cao Bá Quát đã làm gì để nổi danh khắp nơi là người văn hay chữ tốt? a. Chăm chỉ luyện chữ ngày đêm. b. Thỉnh thoảng luyện viết. c. Không làm gì cả. Bài đọc hiểu 12. Thăm động Ngườm Ngao Đến Cao Bằng, cách thác Bản Giốc 3km, là động Ngườm Ngao - thế giới nhũ đá, một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam. Ở đó, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp. Những nhũ đá và măng đá đã tạo nên khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. Đẹp nhất là khu châu báu với những núi nhũ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc Ở đây, du khách sẽ gặp nhiều hình ảnh giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá, cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược Ngườm Ngao đúng là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban tặng cho người dân nơi đây. B. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Động Ngườm Ngao thuộc tỉnh nào của nước ta? a. Quảng Bình. b. Cao Bằng. c. Quảng Ninh. 2. Thời tiết ở trong động Ngườm Ngao thế nào? a. Mùa hè thì nóng nực, mùa đông thì rét buốt. b. Mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp. Bài đọc hiểu 13. Ông Trạng Nồi Thuở xưa, có một chàng trai rất nghèo nhưng thông minh và ham học. Hằng ngày, cậu phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Khi đỗ trạng nguyên, ông được nhà vua ban thưởng nhiều báu vật. Nhưng ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi, cảm ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia. Dân làng ngạc nhiên, lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón. Quan trạng nói: - Thưa ông, trước đây, khi mải ôn thi và nghèo quá, nên hằng ngày tôi mượn nồi của ông để vét cơm cháy ăn. Nay đã đỗ đạt, tôi mang chiếc nồi bằng vàng vua ban để trả ơn ông. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Trạng nồi đã làm gì để lấy tiền ăn học? a. Gánh nước thuê. b. Kiếm củi. c. Đi chăn bò. 2. Khi đỗ trạng nguyên. nhà vua đã ban thưởng cho Trạng Nồi thứ gì ? a. Chiếc lược vàng. b. Chiếc mâm vàng. C. Chiếc nồi vàng. 3. Theo em, vì sao Trạng Nồi mang biếu người hàng xóm chiếc nồi vàng đó ? a. Để trả ơn người hàng xóm đã cho mượn nồi. b. Để người hàng xóm nấu cơm hộ. C. Để người hàng xóm đi khoe nồi vàng. Bài đọc hiểu 14. Tình bạn Đầu năm lớp 2, Thảo chuyển trường vào học lớp Thu. Lạ trường, lạ lớp, Thảo rất trầm, nhút nhát và ít nói. Thu hay trò chuyện và giúp đỡ Thảo. Hai bạn trở thành đôi bạn thân. Thu rất ngạc nhiên khi biết hằng ngày ngoài việc đi học, Thảo còn giúp mẹ làm và bán đậu phụ. Tuy bận rộn nhưng Thảo vẫn học rất giỏi. Không những thế Thảo còn rất chân thành và tốt bụng với bạn bè. Có lần, cả lớp đi lao động dọn cỏ sau sân trường, Thu giẫm phải mảnh thuỷ tinh. Ngay lập tức Thảo đã rửa vết thương và đưa Thu vào phòng y tế. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Lúc mới chuyển trường, Thảo là người thế nào? a. Vui vẻ, hoạt bát. b. Trầm, nhút nhát, ít nói. 2. Thu đã làm gì để giúp Thảo mau quen với lớp mới? a. Trò chuyện và giúp đỡ Thảo. b. Xa lánh, không quan tâm Thảo. 3. Khi Thu giẫm phải thuỷ tinh, Thảo đã làm gì? a. Không quan tâm b. Băng vết thương c. Rửa vết thương và đưa Thu vào phòng y tế. Bài đọc hiểu 16. Bộ não Trong các loài, con người có bộ não phức tạp nhất, nặng nhất so với cơ thể mình. Bộ não có những nếp gấp nhằm tiết kiệm chỗ bên trong hộp sọ. Nếu các nếp gấp được kéo ra thì bộ não sẽ to gấp ba lần bình thường. Bộ não là trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể. Tất cả những gì bạn làm, nhìn thấy, nghe và cảm nhận đều do bộ não điều khiển. Bộ não bạn còn điều khiển cả việc thở, nhịp tim và tất cả những hoạt động của bạn. Mọi suy nghĩ, giấc mơ và cảm giác của bạn đều xuất phát từ não. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Trong các loài, bộ não của con người như thế nào so với cơ thể bạn? a. Phức tạp và nặng nhất. b. Phức tạp và nhẹ nhất. c. Đơn giản nhất và nặng nhất. 2. Bộ não có những nếp gấp để làm gì? a. Giúp con người thông minh hơn. b. Để tiết kiệm chỗ trong hộp sọ. Bài đọc hiểu 17. Chân gầy chân béo Dềnh dềnh dàng dàng Ba gang chiếu trải Dềnh dềnh dàng dàng Xích lại cho gần Một người hai chân này Hai người bốn chân này Ba người sáu chân này Bốn người tám chân này Năm người mười chân này Chân gầy chân béo Chân béo chân gầy Dệt vải cho bà Vải hoa vải trắng Đến mai trời nắng Mang vải ra phơi. *. Khoanh vào câu trả lời đúng. 1. Mọi người trong bài đồng dao ngồi ở đâu? a. Trên ghế. b. Trên chiếu. c. Trên đất. 2. Trong bài đồng dao có mấy người đang ngồi trên chiếu? a. 2 người. b. 3 người. c. 5 người. 3. Mọi người dùng chân để làm gì? a. Phơi chiếu b. Dệt vải c. Thi chân gầy, chân béo II. ĐỌC THÀNH TIẾNG - Đàn nòng nọc vừa nở đi quanh ao tìm mẹ. Nòng nọc gặp cô Tôm có mắt to, chị Ngỗng lông trắng như bông, mà vẫn không ai nhận là mẹ của nòng nọc cả. Đang thất vọng thì anh Ốc chỉ cho đàn nòng nọc thấy mẹ Ếch đang nhảy trên bờ. Mẹ Ếch nhìn thấy nòng nọc liền lao ngay đến gặp đàn con. Vậy là đàn nòng nọc đã tìm ra mẹ. - Xuân đi, hè sang, đàn ve về tự họp, râm ran bàn tán mùa thi. Cây bàng xòe tán rộng ra bốn phía y như một cái ô lớn che nắng cho các cậu học trò tinh nghịch. Thu về, thấp thoáng trong các tán lá là nhưng chùm quả vàng ươm, đang đung đưa trong gió. - Vào dịp Tết, các gia đình hay tụ họp, quây quần bên nhau. Họ đi lễ chùa, thăm cha mẹ, thầy cô, hàng xóm, bạn bè, Ngày lễ Tết, các trò dân gian như múa lân, đấu vật, thả chim bồ câu, diễn ra ở khấp chốn, làm tăng thêm khí thế cho ngày đầu xuân. - Ngày nghỉ, mẹ làm món tôm sú lăn cốm chiên giòn đãi cả nhà. Nhìn đĩa tôm vừa chiên thật hấp dẫn. Vị ngọt đậm đà của tôm, vị thơm của hạt cốm và vị giòn xốp của lớp vỏ làm bé ăn mãi mà chả thấy chán. Bé thủ thỉ bảo mẹ tuần sau lại làm món ngon này. - Vào mùa, cà chua ra quả xum xuê, chi chít quả lớn, quả bé, nhìn rất thích mắt. Trên cành có quả một, quả sinh đôi, quả chùm ba Có quả ở thân cây, có quả lại ở tít trên ngọn. Lấp ló ở lùm cây là các chùm cà chua đã chín đỏ đang chờ ngày hái quả. - Khi có dịp trở về thăm quê, Liên lại ra khu vườn sau nhà ngắm hàng rau diếp xanh mơn mởn, nhành cải lốm đốm hoa vàng như nắng. Liên thấy nhớ bà. Ngày xưa, bà hay dẫn Liên ra vườn chăm bón cho cây. Bà còn kể cho Liên nghe chuyện con sâu hóa thành bướm vàng . - Khi xuân về, cây nhót quê mình lại bắt đầu ra hoa. Hoa nhót nhỏ li ti màu trắng phủ kín cành cây, dự báo một mùa nhót sai quả đang đến gần. Trái nhót ban đầu chỉ như hạt đỗ, sau đó bằng đốt ngón tay và lớn dần lên bắt đầu nhú thịt. Gần hết tháng ba, trên các cành lá đã xuất hiện quả nhót chín đỏ chót. - Hàng râm bụt ở đầu ngõ vẫn cần mẫn trổ hoa. Cành hoa vươn thẳng ra ngoài như cánh tay đang đón lấy ánh bình minh. Chẳng thế mà cây phát triển nhanh vùn vụt. Hoa râm bụt rạng rỡ bộ váy áo đỏ thắm nhẹ nhàng đưa đẩy. Sáng sáng đi qua, lũ trẻ bứt lấy hoa, thích thú hút chút mật ở đài hoa. - Ngày Tết, ở miền Bắc các gia đình luôn có cành đào. Có lẽ vì sắc đỏ của hoa đào mang đến sự may mắn. Nhìn hoa đào nở, ta biết là mùa xuân đã về. Tết đến xuân về, ai đi xa lại tất bật trở về bên gia đình. Các thế hệ của gia đình lại đoàn tụ, quây quần bên mâm cỗ tất niên thật đầm ấm. - Nga đang nghĩ về cái Tết ấm áp bên gia đình sắp đến. Bé sẽ nhận bao lì xì may mắn màu đỏ chót. Bố mẹ sẽ cho Nga đi Bờ Hồ, đi Chùa Một Cột cầu an. Bố còn hứa sẽ cho bé đi xin chữ đầu năm để cầu may. Mẹ sắm đủ thứ cho ngày Tết, nào là hoa quả, giò chả, măng miến. Bố thì mua về cây quất, cành đào. Nghĩ đến ngày Tết, Nga thích lắm. CÁ GỖ Nhà nọ chẳng có tiền mua cá, bèn làm ra một con cá bằng gỗ. Đến bữa, bà mẹ cho cá gỗ vào đĩa, rọn ra và dặn các con : Khi thích ăn hãy nhìn vào cá gỗ, mút mút mấy cái y như đang ăn cá thật vậy. - Mùa xuân đã về. Nắng xuân lan tỏa khắp vườn nhà. Xuân về, bao loài hoa khoe sắc. Ấy là sắc vàng của cây quất, cây mai, sắc đỏ thắm của hoa đào, sắc trắng tinh khiết của hoa mận Hoa mang sắc xuân về cho muôn nhà. - Từ xa xưa ở các làng quê Bắc Bộ, nghề đan lát đã trở thành nghề mà dân quê rất gắn bó. Hằng ngày, cụ già hay thanh niên thoăn thoắt đan rổ, đan rá từ các nan tre, nứa, giang Các bàn tay vặn, xoắn giang, lạt đưa đi đưa lại, âm thanh lách cách vang khắp sân nhà. Từ tre nứa thiên nhiên, họ đã sáng tạo ra các sản phẩm tinh xảo. - Trẻ thơ ngày xưa có trò đá dế. Các bạn nhỏ lấy tảng đất sét làm thành hang nhỏ cho dế mèn có cửa đi ra sàn đấu. Sàn đấu chỉ nho nhỏ. Khi bị thả vào cái sân chật, hai chú dế mèn bắt đầu đá nhau để giành chỗ. Các bạn thích thú vỗ tay, hò hét cổ vũ thật nhiệt tình. - Ve râm ran báo mùa hè sang. Lúa đã chín rộ. Màu vàng của lúa trải dài khắp làng quê. Lá lúa sắc như dao, ngả màu vàng chanh. Hạt lúa có màu vàng sáng, chắc mẩy làm cho thân lúa luôn đổ rạp. Các cô bác gặt lúa rất nhanh bằng bàn tay đã dạn dày nắng gió. - Ngày Tết, ở miền Bắc các gia đình luôn có cành đào. Có lẽ vì sắc đỏ của hoa đào mang đến sự may mắn. Nhìn hoa đào nở, ta biết là mùa xuân đã về. Tết đến xuân về, ai đi xa lại tất bật trở về bên gia đình. Các thế hệ của gia đình lại đoàn tụ, quây quần bên mâm cỗ tất niên thật đầm ấm. - Mẹ đi làm, chỉ có hai bà cháu ở nhà. Sau khi làm bài tập, Thuỳ quét nhà, lau bàn ghế. Thuỳ chẳng quên ra vườn hái rau, hái lá trầu cho bà. Sau khi rửa sạch lá, Thuỳ lấy trầu cho bà ăn. Bà cứ tấm tắc khen cô cháu gái vừa ngoan vừa đảm. - Ở nhà, Chi thân thiết và gần bố nhất. Ngày Chi nhỏ tí, chỉ cần nghe bố huýt sáo ở cửa là Chi chạy ngay ra bắt bố bế. Khi Chi tập đi, hễ bé bị vấp ngã là bố xuýt xoa, vỗ về. Đi đâu về, Chi lại bi bô kể cho bố nge đủ chuyện. Chi và bố quấn quýt bên nhau như hai bạn thân. - Khi xuân về, cây nhót quê mình lại bắt đầu ra hoa. Hoa nhót nhỏ li ti màu trắng phủ kín cành cây, dự báo một mùa nhót sai quả đang đến gần. Trái nhót ban đầu chỉ như hạt đỗ, sau đó bằng đốt ngón tay và lớn dần lên bắt đầu nhú thịt. Gần hết tháng ba, trên các cành lá đã xuất hiện quả nhót chín đỏ chót. - Hè về, nắng nhảy múa ở các tán lá của hàng cây đầu ngõ. Nắng tràn vào vườn hoa, muôn hoa đua nở. Nắng ùa vào vườn cây, vườn cây ngập ánh sáng. Nắng xiên qua cửa sổ vào nhà, ghé thăm chú chó nhỏ. - Bà kể bé nghe sự tích cây vú sữa. Ngày xưa, có cậu bé hay la cà. Bị mẹ mắng, cậu bỏ đi lang thang, để mặc mẹ ở nhà. Khi nhớ mẹ, cậu trở về nhà. Cởu chỉ thấy cây to sai quả. Khi bổ quả, sữa trắng trào ra như sữa mẹ. Lá cây đỏ như mắt mẹ chờ cậu về. Cây xòa cành lá như mẹ dang tay vỗ về. - Khu vườn nhà Lan có cây hoa giấy và cây táo ở gần nhau. Cây hoa giấy có các cành gai màu nâu sẫm, lá xanh mướt. Hàng trăm cánh hoa giấy đỏ thắm phủ đầy giàn cây. Cây táo cành gầy nhẳng, lá nhỏ tí, nằm lặng lẽ ở vườn. - Có chú chuồn chuồn bay về đậu ở cành khế đầu nhà. Nga muốn bắt nó, bè nhẹ nhàng lại gần cành cây. Thấy Nga, chú chuồn chuồn bay đi bay lại, từ cành này sang cành kia. Cái đầu chú ngọ nguậy, hai mắt mở to đảo láo liên. ĐẢO CÔ TÔ Cô Tô là đảo nằm ở Vịnh Bắc Bộ, có vô số đảo khác nhau. Đảo Cô Tô có bãi tắm hoang sơ như Vàn Chải, Bắc Vàn,.
Tài liệu đính kèm: