Ngân hàng đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 11 (Bài 8 đến 13) - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 11 (Bài 8 đến 13) - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng đề kiểm tra Giáo dục công dân lớp 11 (Bài 8 đến 13) - Trường THPT Nguyễn Huệ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
NGÂN HÀNG ĐỀ GDCD 11
Từ bài 8 đến bài 13
(Phần in đậm là đáp án)
BÀI 8
Câu 1: Sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội theo chiều hướng nào?
a. Từ thấp đến cao.	b. Từ cao đến thấp
c. Thay đổi về trình độ phát triển.	d. Thay đổi về mặt xã hội.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn dến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì?
a. Kinh tế	b. Chính trị	c. Văn hóa	d. Tư tưởng	
Câu 3: Yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là yếu tố nào sau đây?
a. Quan hệ sản xuất.	b. Công cụ lao động.
c. Phương thức sản xuất.	d. Lực lượng sản xuất.
Câu 4: Hai giai đoạn phát triển của cộng sản chủ nghĩa khác nhau ở yếu tố nào sau đây?
a. Sự phát triển của khoa học công nghệ.	b. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
c. Sự phát triển của trình độ dân trí.	d. Sự tăng lên của năng suất lao động.
Câu 5: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta cần phải làm gì?
a. Xóa bỏ ngay những yếu tố của xã hội cũ.	b. Giữ nguyên những yếu tố của xã hội cũ.	
c. Từng bước cải tạo các yếu tố của xã hội cũ.	d. Để cho các yếu tố xã hội tự điều chỉnh.
Câu 6: Nguyên nhân nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là do đâu?
a. Xuất phát từ ý định chủ quan của con người.	b. Là một yếu tố khách quan.
c. Do tình hình thế giới tác động.	d. Do mơ ước của toàn dân.
Câu 7: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội có bao nhiêu hình thức?
a. 2	b. 3
c. 4	d. 5
Câu 8: Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là gì?
a. Quá độ trực tiếp.	b. Quá độ gián tiếp. 
c. Thông qua một giai đoạn trung gian.	d. Theo quy luật khách quan.
Câu 9: Hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội được gọi là gì?
a. Quá độ trực tuyến và quá độ gián tiếp	b. Quá độ trực tiếp và quá độ trung gian
c. Quá độ trực tiếp và qua độ trực tuyến	d. Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp
Câu 10: Theo quan điiểm của Mác – Lênin CSCN phát triển qua mấy giai đoạn cơ bản?
a. 2	b. 3
c. 4	d. 5
Câu 11: Giai đoạn đầu của xã hội CSCN được gọi là gì?
a. Xã hội chủ nghĩa	b. Chủ nghĩa xã hội	c. Xã hội của dân	d. Xã hội dân chủ
Câu 12: Quá độ lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua chế dộ TBCN được hiểu như thế nào?	
a. Bỏ qua toàn bộ sự phát triển trong giai đọa phát triển TBCN.
b. Bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất TBCN.
c. Bỏ qua việc sử dụng thành quả khoa học kỉ thuật.	d. Bỏ qua phương thức quản lí.
Câu 13: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?
a. Làm theo năng lực hưởng theo lao động.	b. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
c. Làm hết mình hưởng hết nhu cầu.	d. Tùy theo khả năng để đáp ứng nhu cầu.
Câu 14: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn sau của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?
a. Làm theo năng lực hưởng theo lao động.	b. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
c. Làm hết mình hưởng hết nhu cầu.	d. Tùy theo khả năng để đáp ứng nhu cầu.
Câu 15: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua bao mhiêu hình thái kinh tế xã hội?
a. 4	b. 5 	c. 6	d. 7
Câu 16: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế xã hội nào sau đây?
a. CSNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN	b. CSNT, PK, TBCN, XHCN
c. CSNT, CHNL, TBCN, XHCN	d. CSNT, CHNL, PK, TBCN	
Câu 17: Đặc trưng trên lĩnh vực văn hóa ở xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là gì?
a. Nền văn hóa kế thừa những truyền thống dân tộc 	b. Nền văn hóa tiến bộ	
c. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc	d. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Câu 18: Đặc điểm trên lĩnh vực chính trị thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?
a. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố, nâng cao.
b. Các chính sác được thực hiện có hiệu quả.	c. Cả a, b đúng.	d. Cả a, b sai.
Câu 19: Đặc điểm trên lĩnh vực kinh tế thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?
a. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.	
b. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
c. Kinh tế nhà nước giữ vị trí thống trị.	
d. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
Câu 20: Đặc điểm trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?
a. Xây dựng nền văn hóa XHCN.	 
b. Tồn tại nhiều loại. nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau.
c. Đã hình thành xong nền văn hoa XHCN.	
d. Xóa bỏ ngay tư tưởng, văn hóa xã hội cũ.
Câu 21: Đặc điểm trên lĩnh vực xã hội thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?
a. Tồn tại giai cấp công nhân và nông dân	b. Tồn tại giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức
c. Tồn tại giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức	d. Tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau
Câu 22: Thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta có đặc điểm gì?
a. Tồn tại nhiều yếu tố khác nhau.	b. Có những yếu tố đối lập nhau.
c. Có những yếu tố thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 23: Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam hiện nay biểu hiện như thế nào?
a. Tất cả đều chưa hình thành.	b. Tất cả đều đã hình thành.
c. Có những đặc trưng đã và đang hình thành.	d. Không thể đạt đến đặc trưng đó.
Câu 24: Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam giai cấp nào giữ vai trò hạt nhân đoàn kết các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội?
a. Nông dân	b. Tư sản	c. Công nhân	d. Địa chủ
BÀI 9
Câu 1: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước?
a. 3	b. 4	c. 5	d. 6	
Câu 2: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây?
a.Nhà nước chiến nô, phong kiến, tư sản, XHCN	 b.Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, tư sản, XHCN 
c.Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, XHCN d.Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, phong kiến, XHCN
Câu 3: Trong các kiểu nhà nước Nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước trước đó?	
a. Chiếm hữu nô lệ.	b. Phong kiến	c. Tư bản.	d. XHCN.
Câu 4: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào?
a. Thời kì giữa xã hội CSNT.	b. Thời kì đầu CSNT.
c. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX.	d. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 5: Nhà nước xuất hiện do đâu?
a.Do ý muốn chủ quan của con người.	b. Do ý chí của giai cấp thống trị.
c. Là một tất yếu khách quan.	d. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.
Câu 6: Bản chất của nhà nước là gì?
a. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.	b. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.
c. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.	d. Mang bản chất của giai cấp thống trị.
Câu 7: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?
a. Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
b. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
c. Cả a,b đúng	d. cả a, b sai Câu 8: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân.	b.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
c. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.	d. Tất cả cá giai cấp trong xã hội.
Câu 9: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao?
a. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động
b. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân
c. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
.d. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo
Câu 10:Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là gì?
a. Phục vụ lợi ích của nhân dân	b. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước
c. Thể hiện ý chí của nhân dân	d. Do nhân dân xây dựng nên
Câu 11: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có bao nhiêu chức năng cơ bản?
a. 1	b. 2	c. 3	d. 4	
Câu 12: Chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là gì?
a. Tổ chức xây dựng	b. Bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích của công dân
c. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
d. Tổ chức xây dựng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Câu 13: Hệ thống chính trị của nước Việt Nam bao gồm những tổ chức nào?
a. ĐCS Việt Nam và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
b. ĐCS Việt Nam và mặt trận Tổ quốc
c. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và mặt trận Tổ quốc
d. ĐCS Việt Nam, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và mặt trận Tổ quốc
Câu 14: Chức năng căn bản và quyết định nhất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
a. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.	b. Trấn áp các giai cấp đối kháng.
c. Tổ chức và xây dựng.	d. Trấn áp và tổ chức xây dựng.
Câu 15: Nhà nước nào được gọi là Nhà nước pháp quyền một cách đúng nghĩa nhất?
a. Chiếm hữu nô lệ.	b. Phong kiến	c. Tư bản.	d. XHCN.
Câu 16: Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị giai cấp xét về mặt nội dung thể hiện trên những mặt nào sau đây?
a. Kinh tế, chính trị, tư tưởng b. Chính trị, văn hóa, tư tưởng c. Kinh tế, văn hóa, tư tưởng d. Văn hóa xã hội
Câu 17: Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật được gọi là nhà nước gì?
a. Pháp luật	b. Pháp chế	c. Pháp quyền	d. Công pháp
BÀI 10
Câu 1: Dân chủ là gì?
a. Quyền lực thuộc về nhân dân.	b. Quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội
c. Quyền lực cho giai cấp thống trị.	d. Quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.
Câu 2: Đặc điểm của nền dân chủ XHCN là gì?
a. Phát triển cao nhất trong lịch sử.	b. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử.
c. Tuyệt đối nhất trong lịch sử.	d. Hoàn bị nhất trong lịch sử.
Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?
a. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.	b. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
c. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.	d. Chính trị, văn hóa, xã hội.
Câu 4: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.	b. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội.
c. Giai cấp công nhân.	d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 5: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?
a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.	b. Người thừa hành trong xã hội.
c. Giai cấp công nhân.	d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 6: Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?	
a. Chế độ công hữu về TLSX.	b. Chế độ tư hữu về TLSX.
c. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.	d. Kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7:Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào?
a. Giai cấp công nhân.	b. Giai cấp nông dân.
c. Giai cấp tư sản.	d. Hệ tư tưởng Mác – Lênin.
Câu 8: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?
a. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước	b. Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội
c. Quyền lực thuộc về nhân dân	d. Nhân dân làm chủ
Câu 9: Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?
a. Pháp luật, kỷ luật.	b. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
c. Pháp luật,nhà tù.	d. Pháp luật, quân đội.
Câu 10: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam là gì?
a. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
b. Mọi công dân dều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
c. Mọi công dân dều bình đẳng và tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
d. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và tự do lựa chọn ngành nghề.	
Câu 11: Quyền dân chủ trên lĩnh vực chính trị được hiểu đầy đủ là gì?
a. Công dân được hưởng các quyền liên qan đến vấn đề chính trị
b. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ xây dựng Tổ quốc
c. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Câu 12: Tự do thông tin, ngôn luận , báo chí là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Chính trị	c. Văn hóa. 	d. Xã hội.
Câu 13: Công dân có quyền bầu cử và ứng cử là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Văn hóa. 	c. Chính trị	d. Xã hội.
Câu 14: Công dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Chính trị 	b. Kinh tế	c. Văn hóa. 	d. Xã hội.
Câu 15: Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Văn hóa. 	c. Xã hội. 	d. Chính trị
Câu 16: Quyền sáng tác, phê bình văn học là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Chính trị	c. Văn hóa. 	d. Xã hội.
Câu 17: Công dân có quyền được tham gia vào đời sống văn hóa là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Văn hóa. 	c. Chính trị	d. Xã hội.
Câu 18: Quyền được hưởng các lợi ích từ các sáng tạo nghệ thuật của chính mình là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Văn hóa. 	b. Kinh tế	c. Chính trị	d. Xã hội.
Câu 19: Câu 11: Quyền lao động là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Xã hội.. 	b.Kinh tế	c. Chính trị	d. Văn hóa. 	
Câu 20: Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Chính trị	c. Xã hội.	d. Văn hóa. Câu 21: Quyền bình đẳng nam nữ là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Chính trị	c. Văn hóa. 	d. Xã hội.
Câu 22: Quyền được hưởng chế độ bảo vệ súc khỏe là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào?
a. Kinh tế	b. Xã hội.	c. Chính trị	d. Văn hóa. Câu 23: Trưng cầu dân ý là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?
a. Trực tiếp	b. Gián tiếp	c. Bỏ phiếu.	d. Thảo luận.
Câu 24: Bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?
a. Gián tiếp	b. Trực tiếp	c. Bỏ phiếu.	d. Thảo luận.
Câu 25: Thực hiện sáng kiến pháp luật là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?
a. Gián tiếp	b. Bỏ phiếu.	c. Trực tiếp	d. Thảo luận.
Câu 26: Dân chủ được thực hiện thông qua bao nhiêu hình thức cơ bản?
a. 2	b. 3	c. 4	d. 5
Câu 27: Đại biểu của nhân dân tiếp xúc cử tri là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?
a. Trực tiếp	b. Gián tiếp	c. Bỏ phiếu.	d. Thảo luận.
BÀI 11
Câu 1: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải làm như thế nào?
a. Có chính sách dân số đúng đắn	b. Khuyến khích tăng dân số
c. Giảm nhan việc tăng dân số	d. Phân bố lại dân cư hợp lí
Câu 2: Quy mô dân số là gì?
a. Là số người dân trong mỗi quốc gia tại một thời điểm nhất định
b. Là số người dân sống trong một khu vực tại một thời điểm nhất định
c. Là số người sống trong một đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định.
d. Là số người sống trong một quốc gia khu vực, vùng địa lí kinh tế tại thời điểm nhất định
Câu 3: Cơ cấu dân số là gì?
a. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi
b. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
c. Là tổng số dân được phân loại theo độ tuổi dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
d. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
Câu 4: Phân bố dân cư là gì?
a. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực
b. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí kinh tế.
c. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
d. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực hoặc một đơn vị hành chính.
Câu 5:Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?
a. Yếu tố thể chất	b. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần
c. Yếu tố trí tuệ	d. Yếu tố thể chất và tinh thần
Câu 6: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số	b. Tiếp tục giảm quy mô dân số
c. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư	d. Tiếp tục tăng chất lượng dân số
Câu 7: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số	b. Sớm ổn định quy mô và tốc độ gia tăng dân số
c. Sớm ổn định cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số	d. Sớm ổn điịnh mức tăng tự nhiên
Câu 8: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Nâng cao hiệu quả của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực
b. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực
c. Nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực
d. Nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực
Câu 9: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền	b. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
c. Làm tốt công tác tuyên truyền	d. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục
Câu 10: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Nâng cao đời sống nhân dân	b. Tăng cường nhận thức, thông tin
c. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân	d. Nâng cao hiểu biết của người dân
Câu 11: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí	b. Tăng cường công tác tổ chức
c. Tăng cường công tác giáo dục	d. Tăng cường công tác vận động
Câu 12: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào?
a. Việc là thiếu trầm trọng	b. Việc là là vấn đề không cần quan tâm nhiều
c. Việc làm đã được giải quyết hợp lí	d. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị
Câu 13: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
a. Phát triển nguồn nhân lực	b. Mở rộng thị trường lao động
c. Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động	d. Xuất khẩu lao động
Câu 14: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
a. Tập trung giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn
b. Tập trung giải quyết việc là ở cả nông thôn
c. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị
d. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp
Câu 15: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
a. Giảm tỉ lệ thất nghiệp	b. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề
c. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn	d. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề
Câu 16: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số và giải quyết việc làm ở nước ta là gì?
a. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ	b. Tập trung giải quyết việc làm
c. Phát triển nguồn nhân lực 	d. Mở rộng thị trường lao động
Câu 17: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số và giải quyết việc làm ở nước ta là gì?
a. Tập trung giải quyết việc làm	b. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
c. Phát triển nguồn nhân lực 	d. Mở rộng thị trường lao động
Câu 18: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số và giải quyết việc làm ở nước ta là gì?
a. Tập trung giải quyết việc làm	b. Phát triển nguồn nhân lực 	
c. Mở rộng thị trường lao động	d. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tự do hành nghề
Câu 19: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số và giải quyết việc làm ở nước ta là gì?
a. Tập trung giải quyết việc làm	b. Phát triển nguồn nhân lực 	
c. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn	d. Mở rộng thị trường lao động
Câu 20: Nhà nước ta coi chính sách dân số là quốc sách có nghĩa là gì?
a. Tất cả các ngành các cấp phải thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số
b. Sự phát triển của đất nước có quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân số
c. Cả a, b đúng	d. Cả a, b sai
Câu 21: Bằng vốn hiểu biết của mình em hãy nhận xét về tốc độ phát triển dân số nước ta?
a. Thuộc loại cao trên thế giới	b. Thuộc loại thấp trên thế giới
c. Thuộc loại trung bình trên thế giới	d. Thuộc loại thấp ở Châu Á
Câu 22: Số liệu sau đây chứng tỏ điều gì?
Vùng đồng bằng nước ta chỉ chiếm 30% diện tích mà có khoảng 75% dân số; vùng núi nước ta chiếm 70% diện tích nhưng chỉ có khoảng 25% dân số.
a. Dân số nước ta phân bố không đồng đều	b. Dân số nước ta phân bố hợp lí
c. Dân số nước ta phân bố đồng đều	d. Dân số nước ta bình thường
Câu 23: Dân số tăng quá nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn dến tình trạng nào sau đây?
a. Thừa lao động, khó giải quyết việc làm	b. Mức sống thấp, bệnh tật nhiều
c. Các tệ nạn xã hội tăng	d. Cả a, b, c đúng
Câu 24: Mục đích của chính sách kế hoạch hóa gia đình ở nước ta hiện nay nhằm?
a. Hạn chế số con 	b. Bảo đảm chất lượng cuộc sống cho gia đình
c. Tạo khoảng cách sinh con hợp lí	d. Cả a, b, c đúng
Câu 25: Dân số Việt Nam tăng nhanh là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
a. Nhận thức của người dân	b. Không có biện pháp kế hoạch hóa gia đình
c. Nhà nước không có chính sách đúng đắn	d. Đời sống nhân dân thấp
Câu 26: Chính sách phân bố dâ

Tài liệu đính kèm:

  • docHe_thong_cau_hoi_trac_nhiem_hoc_ky_II_tu_bai_8_den_13.doc