Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới

docx 24 trang Người đăng dothuong Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử thế giới
BÀI 1: 
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI(1945-1949)
Câu 1. Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được tổ chức ở đâu?
a. Pốtxđam b. Xanphranxcô c. Niuooc	d. Ianta
Câu 2 Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ?
 a/ Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
 b/ Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe. 
 c/ Thế giới đã xãy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
 d/ Tất cả các lí do trên
Câu 3: Hội nghị Ianta diễn ra trong khoảng thời gian nào
A. Từ 2/4 - 11/4/1945 	 B. Từ 4/2 - 11/2/1944 C. Từ 4/2 - 11/2/1945 D. Từ 4/2 -12/2/1945 
Câu 4. Tham dự hội nghị Ianta bao gồm những người đứng đầu các nước:
A. Liên Xô, Mĩ ,Pháp	 B. Liên Xô, Mĩ ,Trung Quốc C. Liên Xô , Mĩ ,Anh	 D. Liên Xô,Mĩ ,Đức
Câu 5. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô):
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận,
 D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 6. Hội nghị thông qua hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên hợp Quốc diễn ra tại:
A. Niu Oóc	 B. Xanphơranxcô	 C. Pari 	 D. Giơ ne vơ
Câu 7 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào 
A. Tháng 7/1979	 B. Tháng 9/1977 	 C. Tháng 9/1978 	 D. Tháng 9/1979
Câu 8. Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng tại
A. Oasinhtơn 	 B. Niu Oóc C. Brucxen	 D. Chicagô
Câu 9. Với mục đích duy trì nền hoà bình an ninh thế giới thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước. Đó là mục đích của:
A. Liên Hợp Quốc B. Hội nghị IANTA 	 C. ASEAN	D. VACSAVA
Câu 10. Nội dung chủ yếu của hội nghị Ianta:
A. Thành lập tổ chức liên hợp quốc	B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới hai
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng	 D. Thiết lập trật tự thế giới mới
Câu 11. Hội nghị Ianta có ý nghĩa
A. Tạo ra những khuôn khổ của một trật tự thế giới mới B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
C. Mang lại quyền lơi cho các nước lớn	 D. Thiết lập một trật tự thế giới mới
Câu 12. Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là:
a/. 24/10/1945, 	b/. 4/10/1946. c/. 20/11/1945. 	d/. 27/7/1945.
Câu 13. Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là:
a/. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc.
b/. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới,
c/. Giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường.
d/. Tất cả các nhiệm vụ trên.
Câu 14. Nhân vật nào không có mặt tại hội nghị Ianta
 a. Xit- ta-lin b. Ru-dơ-ven c. Sơc-sin d. Đờ- gôn
Câu 15. Theo thỏa thuận của hội nghị Ianta Đông Đức, Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi chiếm đóng của nước nào? 
 a. Mĩ b. Anh c. Pháp d. Liên Xô
Câu 16. Theo thỏa thuận của hội nghị Ian ta, Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào sau đây
 A. Liên Xô 	B. Mĩ 	 C. Anh D. Pháp
Câu 17: Theo thỏa thuận của hội nghị Ianta Tây Đức, Nam Triều Tiên thuộc phạm vi chiếm đóng của nước nào? 
 a. Mĩ b. Anh c. Pháp d. Liên Xô
Câu 18: Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của......(1)..... ,vùng Tây Âu Thuộc phạm vi ảnh hưởng của......(2)..
a. (1)Liên Xô, (2)Mĩ b. (1)Liên Xô, (2)Anh C . (1)Mĩ, (2)Liên Xô d. 1(Mĩ),(2) Anh 
Câu 19: Liên Hợp Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp
a. Chính trị b. Vũ trang c. Ngoại giao d. Hòa bình
Câu 20: Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì
a. nhiệm kì 2006-2007 b. nhiệm kì 2007-2008 c nhiệm kì 2008-2009 d. nhiệm kì 2009-2010 
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945-1991.
LIÊN BANG NGA TỪ 1991-2000
1. Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô diễn ra trong khoảng thời gian
A. Từ 1945 -1949 B. Từ 1946 -1950 C. Từ 1945 -1950 D. Từ năm 1946 -1949
2. Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế trong thời gian
A. 5 năm	 B. 4 năm C. 4 năm 3 tháng D. 4 năm 6 tháng
3. Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp:
A. Hoá chất 	 B. Luyện kim	C. Vũ trụ và điện nguyên tử	D. Cơ khí
4. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50-60. nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX
A. Đứng thứ nhất trên thế giới 	 B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới 	 D. Đứng thứ tư trên thế giới
5. Ý đúng nhất về chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Hoà bình, trung lập
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ
6. Liên Xô phóng con tàu đưa con người đầu tiên bay vào vũ trụ vào năm:
A. Năm 1961 B. Năm 1960	 C. Năm 1959	 D. Năm 1957
7. Liên xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm:
Năm 1957	 B. Năm 1960	 C. Năm 1959	 D. Năm 1961
8. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô là sự sụp đổ của:
Chế độ XHCN 	B. Thất bại hoàn toàn của Liên Xô C. Một mô hình XHCN chưa khoa học	
Học thuyết CNXH
9. Sau chiến tranh thế gới hai, nền kinh tế của Liên Xô được khôi phục vào khoảng thời gian:
Năm 1949	 b. Năm 1950	 	c. Năm 1947	 d. Năm 1945
10. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm:
	Năm 1947 b. Năm 1945 c. Năm 1949 d. 	Năm 1950
11. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
a/ Đứng thứ nhất trên thế giới 	 b/ Đứng thứ hai trên thế giới
c/ Đứng thứ ba trên thế giới 	d/ Đứng thứ tư trên thế giới
12. Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là:
a/ Lênin. b/ Xtalin. c/ Goocbachốp 	d/ Enxin.
13: Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 - 1950 là:
 a/ Liên Xô nhanh chóng khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá.
 b/ Tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.
 c/ Xây dựng nền kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với Mĩ.
 d/ Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.
14: Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là:
 a/ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
 b/ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
 c/ Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
 d/ Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
15: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ ?
 a/ Mở rộng lãnh thổ.
 b/ Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
 c/ Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
 d/ Khống chế các nước khác.
16. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông âu?
a. Do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 làm cho kinh tế Liên xô và các nước Đông âu lâm vào khủng hoảng
b. Do sai lầm về đường lối lãnh đạo
c. Do không theo kịp bước tiến về khoa học kỉ thuật tiên tiến
d. Do những sai phạm khi tiến hành cải tổ
17. Từ năm 1990-1995, kinh tế nước Nga có sự phát triển như thế nào?
a. Phát triển nhanh. b. Tiếp tục suy thoái c. phát triển chậm d. Kinh tế phục hồi
18 . Tháng 12-1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy đinh nước Nga theo thể chế?
a. Tổng thống liên bang b. Dân chủ tư sản c. Quân chủ lập hiến d. Xã hội chủ nghĩa
BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
Câu 1: Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Đông Bắc Á( trừ Nhật Bản)đều là những nước
a. Bị chủ nghĩa thực dân nô dịch . b. Là những nước độc lập
b. Có nền kinh tế phát triển c. Tất cả đều sai
Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Khu vực Đông Bắc Á có những chuyển biến quan trọng nào về chính trị?
a. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi , nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền
b. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38
c. Khu Vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng cao
d. Quan hệ đối đầu căng thẳng giữa hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên
Câu 3. Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ra đời vào 
 a. Tháng 8/1948 b. Tháng 9/1948 c. Tháng 8/1949 b. Tháng 9/1949
Câu 4. Những con rồng châu Á nào thuộc Đông Bắc Á
 a/ Ma Cao, Đài Loan, Hồng Công b/ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công
 c/ Hàn Quốc, Ma Cao, Nhật Bản d/ Hồng Công, Đài Loan, Nhật Bản
Câu 5. Hai nhà nước trên bán đảo triều tiên ra đời là hệ quả của
 a. Cuộc chiến tranh lạnh b. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ
 c. Cuộc chiến tranh Triều Tiên d. Âm mưu của Mĩ muốn cắt Triêù Tiên
Câu 6. Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
a/. 10/1948 	 b/. 10/1949 c/. 10/1950 d/. 10/1951.
Câu 7. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập đánh dấu Trung Quốc? 
A. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa 
B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc chủ nhân dân ,tiến lên Tư bản chủ Nghĩa:
C. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,tiến lên xây dựng XHCN
Câu 8. Đường lôí đổi mới của Trung Quốc thực hiện từ:
Tháng 10/1987	B. Tháng 6/1968	C. Tháng 8/1987 D. Tháng 12/1978
Câu 9. Cuộc cải cách, mở của ở Trung Quốc trọng tâm vào lĩnh vực nào?
 a/ Chính trị b/ Kinh tế c/ Văn hóa d/ Đối ngoại
Câu 10. Từ 1978-1998 GDP tăng trung bình hằng năm ở Trung Quốc là bao nhiêu?
 a/ 6% b/ 7% c/ 8% d/ 9%
Câu 11. Năm 1964, đánh dấu sự kiện gì ở Trung Quốc?
 a/ Thử thành công bom nguyên tử b/ Phóng tàu Thần Châu vào vũ trụ
c/ Thu hồi chủ quyền với Đài Loan d/ Chương trình thám hiểm không gian
Câu 12. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay:
a/. Thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
b/. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô
c/. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
d/. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới,
Câu 13. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc?
a. Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về kinh tế, lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm
b. Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về chính trị, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm
c. Đổi mới về chính trị gắn liền với đổi mới về kinh tế, trọng tâm là đổi mới về chính trị
d. Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm
Câu 14. Trong các đường lối xây dựng CNXH ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay, đường lối đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của công cuộc cải cách là:
a. Xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. 
b. Đưa Trung quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh
c. Lấy xây dựng, phát triển kinh tế làm trung tâm
d. lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm
 BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Câu 1. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
a/. Ngày 8-8-1967 	b/. Ngày 8-8-1977 c/. Ngày 8-8-1987 d/. Ngày 8-8-1997
Câu 2. Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979:
a/. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
b/. Đối đầu căng thẳng,
c/. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
d/. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Câu 3. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:
a/. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
b/. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
c/. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
d/. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
 Câu 4. Năm 1945, các nước ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố nền độc lập là:
 a/ Inđônexia, Việt Nam, Lào b/ Inđônexia, Việt Nam, Campuchia
 c/ Việt Nam, Lào, Campuchia d/ Malaixia, Việt Nam, Lào
Câu 5. Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập vào:
 a/ 10/12/1975 b/ 2/12/197 c/ 12/2/197 d/ 12/10/1975
 Câu 6. Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Xihanúc vào 
 a/ 18/3/1969 b/ 18/3/1970 c/ 18/31971 d/ 18/4/1970
 Câu 7. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Lào vào :
 a/ 3/1946 	 b/ 9/1945	 c/ 2/1946 d/ 10/1945
 Câu 8. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Cam pu chia vào :
 a/ 9/1945	 b/ 10/1945 	 c/ 10/1946 d/ 11/1946
Câu 9. Hiệp định Viêng Chăn được kí kết vào thời gian nào?
 a/ 21/2/1973 b/ 22/2/1973 c/ 23/2/1973 d/ 24/2/1973
Câu 10. Ngày 23/10/1991 đánh dấu sự kiện nào ở Campuchia?
 a/ Hiệp định hòa bình về CPC b/ Vương quốc CPC thành lập
 c/ Cộng hòa nhân dân CPC ra đời d/ Nội chiến CPC xảy ra
Câu 11. Chiến lược kinh tế hướng nội đẩy mạnh phát trển ngành nào?
 a/ Công nghiệp sản xuất hang hóa xuất khẩu
 b/ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
 c/ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung nhập khẩu
 d/ Nông nghiệp sản xuât phục vụ nội địa
Câu 12. ASEAN là tổ chức..
 a/ Hợp tác phát triển về kinh tế, chính trị b/ Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa
 c/ Hợp tác phát triển chính trị, ngoại giao d/ Hợp tác phát triển kinh tế, ngoại giao
Câu 13. Brunây gia nhập ASEAN vào thời gian nào và là thành viên thứ mấy?
 a/ 1982- thứ 6 b/ 1983- thứ 7 c/ 1984- thứ 6 d/ 1984- thứ 7
Câu 14. Việt Nam gia nhập ASEAN khi nào?
 a/ 28/7/1995 b/ 28/8/1995 c/ 29/8/1995 d/ 30/8/1995
Câu 15. Thực dân Anh trao quyền gì cho Ấn Độ theo phương án Maobáttơn?
 a/ Tự do tôn giáo b/ Tự trị c/ Độc lập d/ Tự do văn hóa
Câu 16. Thực dân Anh chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở
 a/ Kinh tế b/ Chính trị c/ Tôn giáo d/ Đẳng cấp
Câu 17. Trong lĩnh vực nông nghiệp Ấn Độ thực hiện cuộc cách mạng gì mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70?
 a/ Cách mạng lương thực b/ Cách mạng năng lượng
 c/ Cách mạng ruộng đất d/ Cách mạng xanh
Câu 18. Ấn Độ trở thành những cường quốc lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực.
 a/ Công nghiệp vũ trụ b/ Sản xuất phần mềm
 c/ Chế tạo máy móc d/ Điện
Câu 19. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử vào năm nào?
 a/ 1972 b/ 1973 c/ 1974 d/ 1975
Câu 20. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 của Ấn Độ bao nhiêu phần trăm?
 a/ 7,1% b/ 7,2% c/ 7,3% d/ 7,4%
Câu 21. Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian
 a/ 5/1/1972 b/ 6/1/1972 c/ 7/1/1972 d/ 8/1/1972
Câu 22. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc là: 
 a/ Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
 b/ Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
 c/ Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia. 
 d/ Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia. 
 Câu23. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ do đảng nào lãnh đạo?
 a/ Đảng Cộng sản b/ Đảng dân tộc
 c/ Đảng Quốc đại d/ Đảng Quốc hội
 BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH.
1. Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt là:
A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc
B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi)
C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la
D. Năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
2. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì:
A. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". B. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất. D. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập
3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở:
A. Bắc Phi. B. Nam Phi C. Trung Phi. D. Tây Phi
4. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi là:
A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới. C. Chủ nghĩa Apacthai. D. Chủ nghĩa đế quốc
5. Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công ở Nam Phi là:
A. Tháng 3/ 1990, nước cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
B. Tháng 2/1990, chính quyền Nam Phi đã tuyên bố từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc.
C. Tháng 4/1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống đầu tiên của cộng hòa Nam Phi.
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi hoàn toàn thắng lợi.
6. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh đều là:
A. Thuộc địa của Anh, Pháp. B. Thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. Những nước hoàn toàn độc lập. D. Những nước thực dân kiểu mới.
7. Nước Cộng hòa Cu Ba ra đời vào:
A. Ngày 26/7/1953. B. Ngày 1/1/1959. C. Ngày 23/8/1961. D. Ngày 13/10/1965
8. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức:
A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh vũ trang.
9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy" vì:
A. Núi lửa thường xuyên hoạt động. B. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ
C. Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức. D. Cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi.
10. Cách mạng Cu Ba thành công đã mở đầu và cổ vũ:
A. Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh. B. Phong trào đấu tranh chính trị ở Mĩ Latinh
C. Phong trào đấu tranh nghị trường ở Mĩ Latinh. D. Tinh thần đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân
11. Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu Ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên CNXH là
A. Hô-xê-mác-ti. B. Phi-đen Cax-tơ-rô. C. Chê Ghê-va-na D. A-gien-đê
12. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo. B. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
C. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba. D. Tất cả đều đúng.
13. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nước Châu Phi là gì?
A. Đấu tranh chính trị hợp pháp và thương lượng. B. Nổi dậy của nông dân.
C. Đấu tranh vũ trang. D. Bãi công của công nhân.
14. Về mặt diện tích, Châu Phi đứng hàng thứ mấy thế giới?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.
15. Sự kiện đánh dấu Châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ là: 
A. Namibia tuyên bố độc lập. B. Angiêri tuyên bố độc lập. 
C. Ăngôla tuyên bố độc lập. D. Nam Phi tuyên bố độc lập.
16. Hãy chỉ ra kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ Latinh?
A. Tất cả các nước đều được độc lập và trở thành các nước công nghiệp mới.
B. Thiết lập các chính phủ mới, thi hành chính sách thân Mĩ, chống phong trào cách mạng thế giới.
C. Thành lập các chính phủ liên hiệp bao gồm cả Mĩ và người bản xứ.
D. Xóa bỏ chính quyền độc tài thân Mĩ, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
17. N. Manđêla làm Tổng thống ở Cộng hòa Nam Phi trong khoảng thời gian nào?
A. 1994 - 1999. B. 1995 - 1998. C. 1993 - 1999. D. 1994 - 1998.
18. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa do Phi-đen Catx-tơ-rô chỉ huy diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
A. 26-7-1952. B. 26-7-1953. C. 27-6-1953. D. 26-7-1954.
19. Nội dung đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Chống chế độ độc tài thân Mĩ. B. Chống lại ách đô hộ của đế quốc Mĩ.
C. Chống chế độ phân biệt chủng tộc. D. Tất cả ý trên.
20. Mốc thời gian nào đánh dấu sự ra đời của nước Cộng hòa Cuba?
A. Ngày 1 - 1 - 1959. B. Ngày 11 - 1 - 1959. C. Ngày 1 - 10 - 1959. D. Ngày 10 - 1 - 1959.
21. Nguyên nhân cơ bản của những mâu thuẫn xã hội ở Mĩ Latinh là gì?
A. Sự đa dạng chủng tộc và tôn giáo. B. Phân phối giàu nghèo quá chênh lệch.
C. Sự gia tăng quá nhanh của dân số. D. Sự không quan tâm của nhà nước về phúc lợi xã hội.
22. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở khu vực nào?
A. Châu Phi xích đạo. B. Bắc Phi. C. Tây Phi. D

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_su_12_phan_the_gioi.docx