Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm học kì I Lịch sử lớp 11 (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 622Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm học kì I Lịch sử lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm học kì I Lịch sử lớp 11 (Có đáp án)
Bài 1: Nhật Bản
Câu 1: Cuộc cải cách ở Nhật Bản đầu năm 1868 do ai thực hiện:
a. Sô- gun	b. Ti-lắc
c. Minh Trị	d. Tôn Trung Sơn
Câu 2: Hiến Pháp mới ở Nhật được ban hành năm :
a. 1868	b. 1889
c. 1888	d. 186
Câu 3: Trong cải cách về chính trị ở Nhật, chế độ gì được thiết lập:
a. Quân chủ chuyên chế	b. Cộng hòa
c. Quân chủ 	d. Quân chủ Lập hiế
Câu 4: Chính phủ Nhật thi hành chính sách giáo dục
a. bắt buộc	b. tự nguyện
c. cả a, b đúng	d. cả a,b sai
Câu 5: Quân đội Nhật được tổ chức, huấn luyện theo kiểu:
a. Phương Đông	b. Phương Bắc
c. Phương Tây	d. Phương Na
Câu 6: Cuộc Duy tân Minh Trị tiến hành trên những lĩnh vực nào:
a. kinh tế, quân sự	b. chính trị
c. văn hóa, giáo dục	 d. tất cả các lĩnh vực
Câu 7: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa:
a. là cuộc cách mạng vô sản	 b. như một cuộc cách mạng tư sản
c. là cuộc cách mạng tư sản không triệt để 	d. là cuộc cách mạng tư sản triệt để 
Câu 8: Đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật là:
a. chủ nghĩa đế quốc thực dân	b. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
c. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt	d. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
Câu 9: Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cải cách
a. tiến bộ	b. còn nhiều hạn chế
c. chưa toàn diện	d. chưa triệt để
Câu 10: Cải cách Minh Trị đã xác lập quyền thống trị của các giai cấp:
a. tư sản, vô sản	b. quí tộc, tư sản
c. tư sản, địa chủ	d. quí tộc, địa chủ
Bài 2: Ấn Độ
Câu 1: Giữa thế kỷ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân:
a. Pháp	b. Đức
c. Anh	d. Bồ Đào Nha
Câu 2: Phong trào đấu tranh của giai cấp nào đã thức tỉnh tư sản Ấn Độ đấu tranh:
a. công nhân, tiểu tư sản	b. nông dân , quí tộc
c. công nhân, nông dân	d. vô sản, địa chủ
Câu 3: Thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ?
a. tăng thuế	b. chia để trị
c. đàn áp	d. áp bức, bóc lột
Câu 4: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ là:
a. Đảng Quốc đại	b. Đảng Đồng minh hội
c. Đảng dân chủ	d. Đảng Cộng sản
Câu 5: Đảng Quốc đại khi hoạt động phân hóa thành
a. phái Cấp tiến và phái Cực đoan	b. phái ôn hòa và phái Cấp tiến
c. phe Liên minh và phe Hiệp ước	d. phe Phát xít và phe Đồng minh
Câu 6: Thực dân Anh chia xứ Ben-gan dựa vào
a. kinh tế	b. chính trị
c. tôn giáo	d. văn hóa
Câu 7: Phái Cấp tiến do ai đứng đầu:
a.Tôn Trung Sơn	b. Ga-ri Ban-đi
c. Minh Trị	d. Ti-lắc
Câu 8: Phái Ôn hòa chủ trương:
a. đòi Anh cải cách	b. thỏa hiệp
c. cả a, b đúng	d. kiên quyết chống Anh
Câu 9: Anh chia đôi xứ Ben-gan thành:
a. miền Đông, miền Tây	b. miền Nam, miền Bắc
c. miền ngược, miền xuôi	d. miền trong, miền ngoài
Câu 10: tháng 7/1908, cuộc đấu tranh của công nhân ở Bom-bay buộc thực dân Anh phải:
a. thả Ti-lắc	b. thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan
c. tăng lương, giảm giờ làm	d. giảm tô thuế
Bài 3: Trung Quốc
Câu 1: Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời tháng 8/1905 là
a. Đảng Quốc đại	b. Đảng cộng hòa
c.Trung Quốc Đồng minh hội	d. Quốc dân đảng
Câu 2: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 bùng nổ do
a. triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc
b. chính quyền Mãn Thanh hèn nhát
c. chính quyền Mãn Thanh đàn áp nhân dân
d. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc.
Câu 3: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 bùng nổ đầu tiên ở
a. Vũ Xương	b. Nam Xương
c. Quảng Châu	d. Hương Cảng
Câu 4: Chính phủ Lâm thời tuyên bố thành lập
a. Trung Quốc Đồng minh hội	b. Trung Hoa dân quốc
c. Trung Hoa quốc dân 	d. Hoa Nam dân quốc
Câu 5: Tôn Trung Sơn được bầu làm
a. chủ tịch nước	b. tổng thống
c. Đại tổng thống	d. Hoàng đế
Câu 6: Khi Tôn Trung Sơn từ chức, ai là người lên thay
a. Mao Trạch Đông	b. Tưởng Giới Thạch
c. Hồ Cẩm Đào	d. Viên Thế Khải
Câu 7: Một trong những ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 là
a. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến	
b. giải quyết ruộng đất cho nông dân
c. lật đổ ách thống trị của thực dân	
d. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 8: lí do khiến cho cuộc cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để là
a. không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân	
b. không đề cập đến vấn đề chống đế quốc, không chống phong kiến đến cùng
c. cả a, b đúng
d. không làm chủ được lâu dài
Bài 4:Các nước Đông Nam Á( cuối TK XIX- Đầu TK XX)
Câu 1: Đầu thế kỉ XX khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu nước
a. 11	b. 10
c. 9	d. 8
Câu 2: Nửa sau thế kỷ XIX nước nào duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập
a. Đông -ti-mo	b. Bru- nây
c. Miến Điện	d. Xiêm
Câu 3: Nửa sau thế kỷ XIX ba nước Đông Dương bị thực dân nào xâm lược
a. Anh	b. Hà Lan
c. Pháp	d. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
Câu 4: Một trong những nguyên nhân làm cho các nước Đông Nam Á bị thực dân Phương tây xâm lược là:
a. nguồn lao động dồi dào	b. chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu
c. có nền văn minh lâu đời	d. có nền kinh tế phát triển
Câu 5: Đầu thế kỉ XX nước Xiêm vẫn giữ được độc lập vì
a. vua Ra-ma V tiến hành cải cách tiến bộ 
b. vua Ra-ma V mở cửa với bên ngoài
c. vua Ra-ma V ngoại giao mềm dẻo
d. vua Ra-ma V được nước ngoài giúp đỡ
Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩlatinh ( TK XIX- đầu TK XX)
Câu 1: Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân Phương Tây là cuộc kháng chiến ở
a. Ê-ti-ô-pi-a	b. Xu-đăng
c. Ha-i-ti	d. Ai Cập
Câu 2: Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân Châu Phi bị thất bại do:
a. không có người lãnh đạo	b. lực lượng chênh lệch
c. chưa lôi kéo được nhiều người tham gia d. chưa có tổ chức
Câu 3: Thế kỉ XVI, XVII, hầu hết các nước Mĩ-la- tinh trở thành thuộc địa của thực dân
a. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha	b. Anh, Pháp
c. Pháp, Mĩ	d. Đức, Mĩ
Câu 4: Sau khi giành độc lập nhân dân Mĩ-la- tinh còn phải tiếp tục chống lại chính sách
a. xâm lược của Mĩ	b. cấm vận của Mĩ
c. bành trướng của Mĩ	d. "cái gậy lớn" của Mĩ 
Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
Câu 1: Đâu là nguyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất
a. sự phát triển không đều của các nước tư bản	
b. mâu thuẫn giữa các nước về thộc địa
c. thái tử Áo- Hung bị ám sát	 
d. các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập
Câu 2: Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào
a. Cấp tiến, Ôn hòa	b. Liên minh, Hiệp Ước
c. Đồng minh, Hiệp Ước	d. Liên minh, Phát xít
Câu 3: Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
a. thái tử Áo-Hung bị ám sát	b. sự phát triển không đều của chủ nhĩa tư bản
c. hình thành 2 khối quân sự đối lập	d. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa
Câu 4 :chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào?
a.1914-1917 	 b.1929-1933
c.1939-1945	d.1914-1918
Câu 5: trong giai đoạn một của chiến tranh thế thế nhất cả hai phe đều ở thế:
a.tấn công	b.cầm cự
c. phòng ngự	d.phòng thủ
Câu 6: tháng 4-1917, Mĩ tham chiến đứng về phe nào?
a.Hiệp ước	b.Liên minh
c.cả hai phe	d.trung lập
Câu 7: trong chiến tranh thế giới thứ nhất nước nào đã rút lui khỏi cuộc chiến:
a.Anh	b.Pháp 
c.Nga	d.Đức
Câu 8: chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe nào:
a.Liên minh	b.Hiệp ước
c.Đồng minh	d.phát xít 
Câu 9: chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa vì:
a.gây nhiều nhiều thảm họa cho nhân loại	
b.gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận
c.không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động
d.chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến
Câu 10: Mĩ lại tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì:
a. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh
b. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình
c.Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí
d.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
	 Bài 7:Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Câu 1 :La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào?
a.Anh	b.Pháp	
c.Đức	d.Nga
Câu 2:Ai là đại biểu xuất sắc cho nến bi kịch cổ điển Pháp:
a. Cooc-nây	b. La-phông-ten
c. Mô-li-e	d. Víc-to Huy-gô
Câu 3: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là:
a.Mô-da	b. Trai-cốp-xki
c.Bét-to-ven	d. Pi-cát-xô
Câu 4: Tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX-XX là:
a.Lép-tôn-xtôi	b.Víc-to Huy-gô
c. Lỗ Tấn 	d. Mác Tuên
Câu 5: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là
a. "Những người khốn khổ"	b. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ"
c."Chiến tranh và hòa bình"	d. "Những người I-nô-xăng đi du lịch"
Câu 6:Lịch sử thế giới cận đại mở đầu và kết thúc bằng cuộc cách mạng nào?
a. Cách mạng tư sản Anh và CMTS Pháp	b.CMTS Hà Lan và CMTS Pháp
c.CMTS Anh và CM Tân Hợi	d.CM Hà Lan và CM Tháng mười Nga
Câu 8: Bản chất của chủ nghĩa tư bản là:
a. cạnh tranh	b. bóc lột sức lao động của nhân dân lao động
c. tranh giành thuộc địa	d. tập trung phát triển kinh tế nhanh
Bài 8:Ôn tập lịch sử thế giớ cận đại
Câu 1:Bản chất của các cuộc CMTS là giải quyết mâu thuẫn giữa:
a. quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mớt -tư bản chủ nghĩa
b. lực lượng sản xuất phong kiến lỗi thời với quan hệ sản xuất mớt -tư bản chủ nghĩa
c. nông dân với địa chủ, phong kiến
d. nhân dân thuộc địa với thực dân Phương tây
Câu 2:Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với:
a. xâm lược thuộc địa	b. đàn áp phong trào công nhân
c. bóc lột nhân dân lao động	d.cướp bóc ở thuộc địa
Câu 3: Cuối thế kỉ XIX đầu XX, CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn:
a. xâm lược thuộc địa	b. chiến tranh đế quốc
c.độc quyền ( tức chủ nghĩa đế quốc)	d.lũng đoạn thế giới.
Bài 9:Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917...
Câu 1: trước cách mạng tháng Mười , Nga theo chế độ gì, do ai đứng đầu:
a.quân chủ lập hiến ,Nga hoàng Ni-cô-lai II
b. quân chủ chuyên chế, Nga hoàng
c.quân chủ chuyên chế, Nga hoàng Ni-cô-lai II
d. chuyên chế cổ đại, Minh Trị
Câu 2:thắng lợi lớn nhất của cách mạng tháng Hai ở Nga là :
a. chiếm các công sở	b. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng
c.bắt giam các tướng tá của Nga hoàng	d.bắt giam các bộ trưởng của Nga hoàng
Câu 3: sau cách mạng tháng Hai, Nga trở thành nước
a. Quân chủ lập hiến	b.quân chủ chuyên chế
c.quân chủ	d. cộng hòa
Câu 4: sau cách mạng tháng Hai, Nga có 2 chính quyền cùng song song tồn tại là:
a.chính phủ lâm thời của tư sản và xô viết đại biểu công-nông-binh
b.chính phủ lâm thời của vô sản và xô viết đại biểu công-nông-binh
c.chính phủ lâm thời của vô sản và xô viết đại biểu công-nông
d.chính phủ tư sản và vô sản
Câu 5: sau cách mạng tháng Hai Nga phải tiến hành tiếp cuộc cách mạng tháng Mười vì:
a. nhân dân lao động vẫn bị áp bức
b.Nga có hai chính quyền cùng song song tồn tại
c.chưa xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ
d.cá thế lực phản cách mạng ráo riết hoạt động
Câu 6: cách mạng tháng Mười Nga bắt đầu diễn ra vào thời gian nào?
a. 24-10-1918	b.25-10-1918
c.24-10-1917	d.25-10-1917
Câu 7:sau cách mạng tháng Mười, chính quyền nào bị lật đổ
a.xô viết đại biểu công-nông-binh	b.Đảng Bôn-sê-vích Nga
c.Đảng Quốc đại	d.chính phủ lâm thời của tư sản
Câu 8: ý nghĩa lớn nhất của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:
a. làm thay đổi tình hình nước Nga
b.Mở ra kỉ nguyên mới:nhân dân lao động làm chủ đất nước, vận mệnh của mình
c.cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
d.làm thay đổi cục diện thế giới
Bài 10:Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)
Câu 1: chính sách kinh tế mới (3/1921) ở Nga do ai đề xướng:
a. En-xin	b.Ru-dơ-ven
c.Lê-nin	d.Pu-tin
Câu 2:chính sách kinh tế mới trong lĩnh vực nông nghiệp thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ:
a.thu thuế nông nghiệp	b. thu thuế lương thực
c. thu thuế thân 	d. thu tô, thuế
Câu 3: thuế lương thực nộp bằng:
a. tiền mặt	b.vàng
c.hiện vật	d.tiền , hiện vật
Câu 4:chính sách kinh tế mới viết tắt là:
a.AFTA	b. NAFTA
c. FAO	d. NEP 
Câu 5:một trong các nội dung của chính sách kinh tế mới là tư nhân được:
a.tự do buôn bán	b.tự do hội họp
c.tự do đi lại	d.tự do sản xuất kinh doanh
Câu 6: chính sách kinh tế mới đã chuyển nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang:
a. nền kinh tế tập thể	b.nền kinh tế nhiều thành phần
c. kinh tế cá thể	d.kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 7:Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) thành lập thờ gian:
a. 10-1917	b. 1-1924
c. 12-1922	d. 10-1922
Bài 11,12,13,14
Câu 1. Năm 1919-1920 các nước tư bản thắng trận tổ chức Hội nghị Vec-xai nhằm:
A.Phân chia quyền lợi B.Xét xử tội phạm chiến tranh
C.Lập tổ chức Liên Hợp Quốc D.Câu A và B đúng
Câu 2: Hội quốc Liên gồm bao nhiêu nước thành viên:
A.42 nước B.43 nước C.44 nước D.45 nước
Câu 3: Cao trào CM 1918-1932 bùng nổ ở Châu Âu là do đâu:
A.Hậu quả của thế chiến 1 B. Do ảnh hưởng của CM Cuba
C.Ảnh hưởng bởi CM tháng 10 Nga D. Câu A và C đúng
Câu 4: Quốc tế cộng sản còn gọi là quốc tế thứ mấy:
A.Thứ I B.Thứ II C.Thứ III D. Cả B, C đều sai
Câu 5: Quốc tế cộng sản tồn tại trong mốc thời gian nào:
A.1918-1935 B.1919-1943 C.1919-1945 D.1918-1953
Câu 6: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu vào:
A.9/1929 B.10/1929 C.11/1929 D.12/1929
Câu 7: Nước nào lâm vào cuộc khủng hoảng thừa trước tiên:
A.Anh B.Pháp C.Nhật D.Mĩ
Câu 8: Cuộc khủng hoảng thừa kéo dài gần mấy năm:
A.4 năm B.5 năm C.3 năm D.6 năm
Câu 9: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 dẫn tới nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới:
A.Vì Anh, Pháp, Mĩ chia chiến lợi phẩm không đồng đều
B. Đức, Ý, Nhật bất mãn trật tự Vecxai-Oasinhtơn
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
D. vì nó gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ nghĩa tư bản.
Câu 10: Theo hoà ước Vecxai nước Đức mất đi bao nhiêu diện tích đất đai:
A.1/3 diện tích B.1/5 diện tích C. 1/8 diện tích D. 1/10 diện tích 
Câu 11: Tiền tệ của Đức thời kì 1918-1923 gọi là:
A.Yên B.Mác C.Bản D.Ơ rô
Câu 12: Năm 1929 sản xuất công nghiệp của Đức đứng thứ mấy ở Châu Âu:
A.Hàng đầu B.Hàng nhì C.Hàng thứ 3 D.Hàng thứ 4
Câu 13: Ngày 30/1/1933 ghi dấu sự kiện gì ở Đức:
A. Đảng Quốc xã ra đời	B. Đảng cộng sản Đức thành lập
C. Nền cồng hoà Vai-ma bị lật đổ	D. Hít-le lên làm thủ tướng
Câu 14: 10/1933 Hít-le quyết định vấn đề gì ở nước Đức:
A.Lập Tổng hội động kinh tế	B.Huỷ bỏ hiến pháp Vai-ma
C.Rút khỏi Hội Quốc Liên	D.Phát động chiến tranh xâm lược
Câu 15: Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của T.Kỉ XX như thế nào:
A.Khủng hoảng và suy thoái	B.Phát triển không đồng bộ
C.Là thời kì phồn vinh nhất	D.Câu A và B đúng
Câu 16: Đảng cộng sản Mĩ thành lập thời gian nào:
A.5/1921 B.6/1921 C.7/1921 D.8/1921
Câu 17: Cuộc khủng hoảng 1929-1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào:
A.Công nghiệp B.Thương nghiệp
C.Tài chính- ngân hàng D.Sản xuất ô tô
Câu 18: Chế độ chính trị của Mĩ là 2 đảng, đó là đảng nào: 
A.Đảng tự do và đảng cộng hoà	B.Đảng cộng hoà và đảng dân chủ
C.Đảng dân chủ và đảng bảo thủ	D.Đảng dân chủ và đảng tự do
Câu 19: một trong số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng kinh tế Mĩ sau CTTG thứ nhất là:
A.nhờ thực hiện chính sách mới	B.lãnh thổ rộng
C.Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất	D.giàu tài nguyên
Câu 20: Hậu quả XH nặng nề nhất ở Mĩ do ảnh hưởng khủng hoảng 1929-1933 là:
A.Nhiều chủ ngân hàng phá sản	B.Làm tăng lên sự bất công XH
C.Sự phân biệt sắc tộc càng sâu sắc
D.Hàng chục triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của nhân đân phát triển
Câu 21: 29/10/1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong thị trường chứng khoán Mĩ vì:
A.Chính quyền Mĩ hạn chế công dân mua chứng khoán
B.Đồng đôla bị phá giá
C.Giá cổ phiếu sụt đến 80%
D. Chính quyền Mĩ ra lệnh các ngân hàng tạm ngừng hoạt động
Câu 22: Nhờ đâu mà sau chiến tranh TG thứ nhất sản xuất công nghiệp của Nhật tăng trưởng rất nhanh:
A.Nhờ đơn đặt hàng quân sự của các nước	B.Nhờ tiền bồi thường chiến phí
C.Nhờ áp dụng phương thức sản xuất mới	D.Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ
Câu 23: Tháng 7/1922 ở Nhật diễn ra sự kiện:
A."Bạo động lúa gạo” của nông dân	B.Động đất lớn ở Tôkiô
C.Đảng cộng sản Nhật ra đời	D.Công nhân Nhật tổng bãi công
Câu 24: Khó khăn lớn nhất của Nhật trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là:
A.Thiếu nhân công để sản xuất	B.Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá
C.Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh	D.Thiếu vốn đầu tư sản xuất
Câu 25: Chính sách đối nội của Nhật từ 1927 trở đi là:
A.Cho phép các đoàn thể dân chủ tự do hoạt động	
B.Quân sự hoá đất nước, đàn áp phong trào dân chủ và phong trào vì hoà bình
C.Nhà nước tăng cường cứu trợ cho ngưới thất nghiệp
D.Duy trì chế độ dân chủ tư sản
Câu 26: Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích lý do Nhật gây chiến tranh xâm lược:
A.Nhật muốn sớm thoát khỏi khủng hoảng	B.Muốn làm bá chủ thế giới
C.Thiếu nguyên liệu và thị trường	D.Truyền thống quân phiệt của nước Nhật
Câu 27: Đặc điểm của quá trình tập trung sản xuất ở Nhật:
A.Hình thành các công ty lũng đoạn nhà nước	
B.Xuất hiện nhiều xí nghiệp liên hợp
C.Tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng đạt mức cao
D.Hình thành các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát
Câu 28: Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động như thế nào đến người lao động ở Nhật :
A.Thu nhập quốc dân giảm 1 nữa
B.Nông dân bị phá sản, 1/3 bị mất ruộng, 3 triệu công nhân thất nghiệp
C.Nhà nước không tiếp tục trợ cấp thất nghiệp
D.Hàng hoá khan hiếm, không đáp ứng nhu cầu XH
Câu 29: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến kinh tế Nhật:
A.Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật	B.Biến Nhật thành 1 bãi chiến trường
C.Kinh tế vẫn không sụt giảm	D.Thúc đẩy kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ

Tài liệu đính kèm:

  • doctrac_nghiem_su_11_hoc_ki_1.doc