Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 - Tạ Xuân Kính

doc 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 600Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 - Tạ Xuân Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 11 - Tạ Xuân Kính
BÀI 1
Câu 1: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?
a. Sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội.
b. Sản xuất của cải vật chất mở rộng là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội. 
c. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:
a. Sản xuất kinh tế	b. Thỏa mãn nhu cầu.
c. Sản xuất của cải vật chất.	d. Quá trình sản xuất.
Câu 3: Xác định đúng đắn vai trò của sản xuất của cải vật chất có ý nghĩa như thế nào?
a. Giúp con người biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội.
b. Giúp con người giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, hiểu được nguyên nhân cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người.
c. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con người trong lịc sử phát triển lâu dài.
d. a và c đúng, b sai.
Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến sự tồn tại của xã hội?
a. Cơ sở.	b. Động lực.	c. Đòn bẩy.	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 5: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
a. Quan trọng.	b. Quyết định.	c. Cần thiết. 	d. Trung tâm.	
Câu 6: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?
a. Sự phát triển sản xuất.	b. Sản xuất của cải vật chất.	 c. Đời sống vật chất, tinh thần.	d. Cả a, b, c.
Câu 7: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động?
a. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người.
b. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể, còn những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau.
c. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 8:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
a. Sức lao động.	b. Lao động.	c. Sản xuất của cải vật chất.	d. Hoạt động.
Câu 9: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
a. Sản xuất của cải vật chất.	b. Hoạt động.	c. Tác động.	d. Lao động.
Câu 10: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?
a. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động. b. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.
c. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.	 d. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.
Câu 11: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
a. Tư liệu lao động.	 b. Công cụ lao động.	c. Đối tượng lao động.	d. Tài nguyên thiên nhiên
Câu 12: Sức lao động là gì?
a. Năng lực thể chất của con người.	b. Năng lực tinh thần của con người.
c. Năng lực thể chất và tinh thần của con người.	
d. Năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất.
Câu 13: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
a. Vì sức lao động có tính sáng tạo.	Vì sức lao động của mỗi người là không giống nhau.
c. Vì suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.
d. Cả a, c đúng.
Câu 14: Tư liệu sản xuất được chia thành những loại nào?
a. Công cụ lao động, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng. 
b. Công cụ lao động, công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa.	
c. Công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.
d. Cả a, c đều đúng.
*Câu15: Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lí?
a.Là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng nội lực của toàn bộ nền kinh tế
b. Là cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại
c. Là cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế
d. Cả a, b, c đúng
Câu 15: Trong tư liệu lao động thì loại nào quan trọng nhất?
a. Tư liệu sản xuất.	b. Công cụ lao động.	c. Hệ thống bình chứa	d.Kết cấu hạ tầng
Câu 16: Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào quan trọng nhất?
a. Cơ cấu ngành kinh tế.	 b. Cơ cấu thành phần kinh tế.	 c. Cơ cấu vùng kinh tế.
*Câu 17:Tư liệu lao động được phân thành mấy loại?
a. 2 loại.	b. 3 loại.	c. 4 loại.	d. 5 loại.
Câu 17: Đối tượng lao động được phân thành mấy loại?
a. 2 loại.	b. 3 loại.	c. 4 loại.	d. 5 loại.
Câu 18: Hệ thống bình chứa của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất?
a. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động.	b. Tư liệu lao động. 
c. Đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp hóa chất.
d. Nguyên vật liệu nhân tạo.
Câu 19: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? 
a. Đối tượnglao động đã trải qua tác động của lao động.	b. Tư liệu lao động. 
c. Đối tượng lao động của các ngành giao thông vận tải.	d. yếu tố nhân tạo.
Câu 20: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
a. Máy khâu.	b. Kim chỉ.	c. Vải.	d. Áo, quần.
Câu 21: Đối với thợ mộc, đâu là đối tượng lao động?
a. Gỗ.	b. Máy cưa.	c. Đục, bào.	d. Bàn ghế.
Câu 22: Phát triển kinh tế là gì?
a. Tăng trưởng kinh tế. 	b. Cơ cấu kinh tế hợp lí.	c. Tiến bộ công bằng xã hội.	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 23: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
a. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.	b. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc. 
c. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.	
c. Thực hiện dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Câu 24: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân?
a. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập.	b. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc. 
c. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.	c. Thực hiện dân giàu, nước mạnh.....
Câu 25: Cơ cấu kinh tế là gì?
a.Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
b. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
c. Là mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
d. Là tổng thể mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
BÀI 2:
Câu 1: Các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi nào?
a. Do lao động tạo ra.	b. Có công dụng nhất định.	c. Thông qua mua bán.	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 2: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
a. Giá trị, giá trị sử dụng.	b. Giá trị, giá trị trao đổi. c.Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng.	 d. Giá trịsử dụng.
Câu 3: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?
a. Giá cả.	b. Lợi nhuận.	c. Công dụng của hàng hóa.	d. Số lượng hàng hóa. 
Câu 4: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?
a. Giá cả.	b. Lợi nhuận.	c. Công dụng của hàng hóa.	d. Số lượng hàng hóa. 
Câu 5: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
a. 1m vải = 5kg thóc.	 b. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ. c.1m vải = 2 giờ.	 d. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
Câu 6: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
a. Giá trị trao đổi.	b. Giá trị số lượng, chất lượng.	
c. Lao động xã hội của người sản xuất. 	d. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
*Câu 7:Giá trị của hàng hóa là gì?
a. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.	
b. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
c. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
d. Lao động của người sản xuất hàng hóa.	
Câu 7: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?
a. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
b. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịc sử phát triển loài người.
c. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.
d. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động thương mại của lịch sử loài người.
Câu 8: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?
a. Thời gian tạo ra sản phẩm.	b. Thời gian trung bình của xã hội.
c. Thời gian cá biệt.	d. Tổng thời gian lao động.	
Câu 9:	Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?
a. Tốt.	b. Xấu.	c. Trung bình.	d. Đặc biệt.
Câu 10: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi:
a. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
b. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
c. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
d. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.
Câu 11: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?
a. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
b. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.	c. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.	
d.Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.
*Câu 11:Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
a. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa	b. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa
c. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa	d. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa	
Câu 12: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết.	b. Thời gian lao động cá biệt.
c. Thời gian lao động của anh B.	d. Thời gian lao động thực tế.
Câu 13.1: Giá trị xã hội của hàng hóa bao gồm những bộ phận nào?
a.Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa
b . Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị tăng thêm
c. Giá trị TLSX đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm
d. Giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm
Câu 13.2: Hàng hóa có thể tồn tại dưới những dạng nào sau đây?
a. Vật thể.	b. Phi vật thể.	c. Cả a, b đều đúng.	d. Cả a, b đều sai.
Câu 14: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
a. Phương tiện thanh toán.	b. Phương tiện mua bán. c. Phương tiện giao dịch.	 d. Phương tiện trao đổi. 
*Câu 14: Giá trị xã hội của hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa bao gồm những yếu tố nào?
a.Chi phí sản xuất và lợi nhuận	b. Chi phí sản xuất
c. Lợi nhuận	d. Cả a, b, c sai
Câu 15: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
a. Thước đo kinh tế.	b. Thước đo giá cả.	c. Thước đo thị trường.	d. Thước đo giá trị.
Câu 16: Hãy chỉ ra đâu là hình thái tiền tệ?
a. 1 con gà = 9 kg thóc = 5 m vải.	b. 0.1 gam vàng = 5 m vải = 5 kg chè.
c. 1 con gà + 9 kg thóc + 5 m vải.	d. 0.1 gam vàng + 5 m vải + 5 kg chè.
Câu 17: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?
a. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.
b. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
c. Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.
d. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
Câu 18: Tiền tệ thực hiện chức năng thước do giá trị khi nào?
a. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
b. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi.
c. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
d. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
Câu 19: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
a. Phương tiện thanh toán.	b. Phương tiện giao dịch.
c. Thước đo giá trị.	d. Phương tiện lưu thông.
Câu 20: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?
a. Khi Nhà nước phát hành thêm tiền.	b. Khi nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.
c. Khi đồng nội tệ mất giá.	d. Khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.
Câu 21: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.	b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
c. Hình thái chung của giá trị.	d. Hình thái tiền tệ.
Câu 22: Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa khác là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.	b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
c. Hình thái chung của giá trị.	d. Hình thái tiền tệ.
Câu 23: Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.	b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
c. Hình thái chung của giá trị.	d. Hình thái tiền tệ.
Câu 24: Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa đặc biệt là vàng là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
a. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.	b. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
c. Hình thái chung của giá trị.	d. Hình thái tiền tệ.
Câu 25: Tháng 09 năm 2008 1 USD đổi được 16 700 VNĐ, điều này được gọi là gì?
a. Tỷ giá hối đoái.	b. Tỷ giá trao đổi.	c. Tỷ giá giao dịch.	d. Tỷ lệ trao đổi. 
Câu 26: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?
a. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.	b. Hàng hóa, người mua, người bán.
c. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.	d. Người mua, người bán, tiền tệ.
Câu 27: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào quyết định?
a. Người sản xuất.	b. Thị trường.	c.Nhà nước.	d. Người làm dịch vụ.	
Câu 28: Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?
a. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.	b. Hàng hóa, người mua, người bán.	
c.Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả.	d. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.
Câu 29: Một trong những chức năng của thị trường là gì?
a. Kiểm tra hàng hóa.	b. Trao đổi hàng hóa.	c. Thực hiện.	d. Đánh giá
Câu 30: Những chức năng của thị trường là gì?
a. Thông tin, điều tiết.	b. Kiểm tra, đánh giá.	c. Thừa nhận, quy định	d. Cả a, b, c đúng.
BÀI 3:
Câu 1: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
a. Quy luật cung cầu.	b. Quy luật cạnh tranh.	
c. Quy luật giá trị	d. Quy luật kinh tế
Câu 2: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
a. 3 giờ.	b. 4 giờ.	c. 5 giờ.	d. 6 giờ.
Câu 3: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
a. Điều tiết sản xuất.	b. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
c. Tự phát từ quy luật giá trị.	d. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 4: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
a. Điều tiết sản xuất.	b. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
c. Tự phát từ quy luật giá trị.	d. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 5: Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị?
a. Đổi mới nền kinh tế.	b. Thống nhất và mở cửa thị trường.
c. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 6:Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
a. Giảm chi phí sản xuất.	b. Nâng cao chất lượng hàng hóa.
c. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.	d. Cả a, b, c đúng.
Câu 7: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
a. Luôn ăn khớp với giá trị	b. Luôn cao hơn giá trị
c. Luôn thấp hơn giá trị	d. Luôn xoay quanh giá trị
Câu 8: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thong phải căn cứ vào đâu?
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết	b. Thời gian lao động cá biệt
c. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa	d. Thời gian cần thiết
Câu 9: Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
a. Giá cả = giá trị	b. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết
c. Giá cả < giá trị	d. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 10: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
a. Tổng giá cả = Tổng giá trị	b. Tổng giá cả > Tổng giá trị
c. Tổng giá cả < Tổng giá trị	d. Tổng giá cả # Tổng giá trị
Câu 11: Vì sao giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau?
a. Vì chịu tác động của quy luật giá trị	b. Vì chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh 
c. Vì chịu sự chi phối của người sản xuất	
d. Vì thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau
Câu 12: Quy luật giá trị tác động như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
a.Diều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
b. Kích thích LLSX phát triể và năng suất lao động tăng lên
c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
d. Cả a, b, c đúng
Câu 13: Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?
a.2	b. 3	c. 4	d. 5	
Bài 4:
Câu 1: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây:
a.Canh tranh kinh tế. b. Cạnh tranh chính trị.	 c. Cạnh tranh văn hoá.	d. Cạnh tranh sản xuất.
Câu 2: Nội dung cốt lõi của cạnh tranh được thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?
a. Tính chất của cạnh tranh.	b. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh.
c. Mục đích của cạnh tranh.	d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Cạnh tranh là gì?
a. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá
b. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá
c. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá
d. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá
Câu 4: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?
a. Khi xã hội loài người xuất hiện.	b. Khi con người biết lao động.
c. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.	d. Khi ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
a. Tồn tại nhiều chủ sở hữu.	b. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.
c. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.	d. Cả a, b đúng.
Câu 6: Có bao nhiêu loại cạnh tranh:
a. 4	b. 5	c. 6	d. 7
Câu 7: Cạnh tranh giữa người bán và người bán diễn ra trên thị trường khi nào?
a. Người mua nhiều, người bán ít.	b. Người mua bằng người bán.
c. Người bán nhiều, người mua ít.	d. Thị trường khủng hoảng.
Câu 8: Cạnh tranh giữa người mua và người mua diễn ra trên thị trường khi nào?
a. Người mua nhiều, người bán ít.	b. Người mua bằng người bán.
c. Người bán nhiều, người mua ít.	d. Thị trường khủng hoảng.
C âu 9: Thế nào là cạnh tranh trong nội bộ ngành?
a. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.
b. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng .
c. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.
d. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.
Câu 10: Thế nào là sự cạnh tranh giữa các ngành?
a. Là sự ganh đua về kinh tế trong các ngành sản xuất khác nhau.
b. Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng .
c. Là sự ganh đua về kinh tế của các tập đoàn kinh tế lớn.
d. Là sự ganh đua về kinh tế của các đơn vị sản xuất trong nước.
C âu 11: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
a. Một đòn bẩy kinh tế.	b. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
c. Một động lực kinh tế.	d. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 12: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
a.Giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng	b.Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác
c.Giành ưu thế về khoa học công nghệ	d. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình
Câu 13: Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết liệt?
a. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgan_hang_cau_hoi_trac_nghiem_GDCD_11_moi_nhat.doc