NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM CHƯƠNG 1 1/ “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa văn hóa của ai? A. Hồ Chí Minh B. Cao Xuân Hạo C. Trần Ngọc Thêm. D. Phan Ngọc 2/ “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” là định nghĩa văn hóa của ai? A. Hồ Chí Minh B. Cao Xuân Hạo C. UNESCO D. Phan Ngọc 3/ “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác.” là định nghĩa văn hóa của ai? A. Trần Ngọc Thêm B. Hồ Chí Minh C. Tylor D. Phan Ngọc. 4/ Nội dung đinh nghĩa khác nhau về văn hóa đều xoay quanh mối quan hệ gì? A. Văn hóa và tự nhiên B. Văn hóa và xã hội C. Văn hóa và con người 1 D. Văn hóa và cá nhân. 5/ “Phương Đông” (văn hóa) là khu vực bao gồm châu lục nào? A. Châu Á, Châu Âu. châu Úc. B. Châu Á, châu Phi, châu Âu. C. Châu Á, Châu Phi, châu Úc. D. Châu Âu, châu Á, châu Mỹ. 6/ Chức năng nào của văn hóa được xem như là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau? A. Chức năng giao tiếp B. Chức năng tổ chức xã hội C. Chức năng điều chỉnh xã hội D. Chức năng giáo dục. 7/ Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm: A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội. 8/ Chức năng nào của văn hóa được xem như sợi dây nối liền giữa con người với con người? A. Chức năng điều chỉnh xã hội B. Chức năng tổ chức xã hội C. Chức năng giao tiếp D. Chức năng giáo dục 9/ Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa ? A. Tính lịch sử B. Tính giá trị 2 C. Tính nhân sinh D. Tính hệ thống 10/ Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra? A. Tính lịch sử B. Tính nhân sinh C. Tính giá trị D. Tính hệ thống. 11/ Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa? A. Tính hệ thống B. Tính nhân sinh C. Tính giá trị D. Tính lịch sử. 12/ Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người. A. Tính hệ thống B. Tính nhân sinh C. Tính giá trị D. Tính lịch sử. 13/ Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển ? A. Chức năng tổ chức xã hội B. Chức năng điều chỉnh xã hội C. Chức năng giao tiếp D. Chức năng giáo dục. 14/ Chức năng điều chỉnh của văn hóa thể hiện ở: A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ. B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội. C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa. D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội. 3 15/ Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ. B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội. C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa. D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội. 16/ Văn minh là khái niệm: A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử C. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển. D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử . 17/ Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế ? A. Văn hiến B. Văn hóa C. Văn vật D. Văn minh. 18/ Xét về tính giá trị , sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là: A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị. B. Văn minh chỉ trình độ phát triển còn văn hóa có bề dày lịch sử. C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần. D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế 19/ Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là : A. Văn hiến B. Văn minh C. Văn hóa D. Văn vật. 4 20/ Văn vật là khái niệm: A. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế B. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc C. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế 21/ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam ? A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng. B. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa C. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa D. Bản sắc chung của văn hóa 22/ Cư dân Đông Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên có tác động trực tiếp đến: A. Sức khỏe, thức ăn B. Nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ C. Địa lý D. Tính cách của họ. 23/ Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm: A. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm. B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm 24/ Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào? A. Ấn Độ B. Trung Hoa 5 C. Mỹ D. Pháp. 25/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên điều kiện gì? A. Điều kiện địa lý B. Điều kiện sinh sống C. Điều kiện tính cách D. A và B đúng. 26/ Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là: A. Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe D. Nghề nghiệp, tính cách,... 27/ Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp? A. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. B. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên C. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên D. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh. 28/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chứa các đặc trưng nào? A. Linh hoạt. B. Trọng tình cảm C. Sống định cư D. A và B đúng. 29/ Sự khác nhau giữa “văn hóa” với “văn hiến”, “văn vật” là: A. Tính giá trị B. Tính hệ thống C. Tính nhân sinh D. Tính lịch sử. 6 30/ Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về: A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm. B. Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm. C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm. D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm. 31/ Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản: A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài C. Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu. D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa. 32/ Định nghĩa khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở châu Âu vào năm nào? A. 1890 B. 1892 C. 1872 D. 1876. 33/ Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt là: A. Tính tổng hợp, tính lưỡng phân, tính linh hoạt B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt. C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ. 34/ Điểm khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước và văn hóa gốc du mục là A. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân, văn hóa du mục coi trọng cộng đồng. B. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng cá nhân. C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tinh nghĩa. D. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa. 7 35/ Khác biệt về loại hình văn hóa thể hiện ở chỗ: A. Kiến trúc nhà phương Đông thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Tây thường cao, nhiều cửa sổ. B. Kiến trúc nhà phương Tây thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Đông thường cao, nhiều cửa sổ. C. Thức ăn phương Đông thường là động vật, phương Tây thường là thực vật. D. Phương Đông với hình thức du mục, phương Tây với hình thức nông nghiệp. 36/ Loại hình văn hóa gốc được xác lập bởi: A. Môi trường địa lí → điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc. B. Điều kiện sống → môi trường địa lý → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc. C. Điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc. D. A, B, C đều sai. 37/ Đặc điểm của loại hình văn hóa Việt Nam: A. Thiên về cảm tính, sống du canh du cư B. Thiên về cảm tính, sống định cư C. Thiên về lý tính, sống định cư D. Thiên về lý tính, sống du canh du cư. 38/ Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm: A. Linh hoạt, dân chủ, trọng cá nhân B. Quyết đoán, dân chủ, trọng cá nhân C. Linh hoạt, dân chủ, trọng tập thể D. Linh hoạt, độc đoán, trọng tập thể. 39/ Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm: 8 A. Linh hoạt dân chủ, trọng tập thể B. Trọng quan hệ, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ. C. Lối tư duy tổng hợp biện chứng, thiên về cảm tính D. Dung hợp trong tiếp nhận, hiếu hòa trong đối phó. 40/ “Một xã hội của con người là một cộng đồng được tổ chức một cách bền vững và ăn khớp với nền văn hóa của cộng đồng ấy” , chỉ mối quan hệ: A. Văn hóa và con người B. Văn hoa và tự nhiên C. Văn hóa và xã hội D. Văn hóa và cộng đồng. 41/ “Mỗi hệ thống xã hội - văn hóa có mô hình nhân cách làm khuôn mẫu cho sự hình thành nhân cách” , đề cập mối quan hệ: A. Văn hóa và con người B. Văn hoa và tự nhiên C. Văn hóa và xã hội D. Văn hóa và cộng đồng. 42/ “Nhân cách cá nhân hình thành theo những khuôn khổ phù hợp với hệ thống xã hội - văn hóa” , đề cập đến mối quan hệ: A. Văn hoa và tự nhiên B. Văn hóa và xã hội C. Văn hóa và cộng đồng. D. Văn hóa và con người. 43/ “Mỗi hệ thống văn hóa có những đinh hướng riêng của mình, hình thành trong lịch sử, tạo nên tính chỉnh thểm tính toàn vẹn và bản sắc riêng của nền văn hóa ấy” là phát biểu của ai? A. Chu Xuân Diên B. Cao Xuân Hạo C. Trần Ngọc Thêm D. Phan Ngọc. 44/ Nói đến bản chất văn hóa và tự nhiê n là nói đến: A. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên. B. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người. C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy. D. A và C đúng. 9 45/ Nói đến bản chất văn hóa và con người là nói đến: A. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người. B. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên. C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy. D. A và B đúng. 46/ Văn hóa với tính cách là một hiện tượng toàn nhân loại, thường được phân thành các thành tố chính là: A. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa văn học B. Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất C. Văn hóa nghệ thuật, và văn hóa tinh thần D. Văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa nghệ thuật. 47/ Văn hóa thực hiện được chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là: A. Một cấu trúc B. Một hê thống C. Một đối tượng D. Một vật thể. 48/ Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc: A. Xác định loại hình văn hóa B. Xác định cấu trúc văn hóa C. Xác định đặc trưng văn hóa D. Xác định chức năng văn hóa. 49/ Bản chất của văn hóa được xem xét trong mối quan hệ: A. Văn hóa và cá nhân B. Văn hóa và xã hội C. Văn hóa và tự nhiên D. Văn hóa và con người. 50/ Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là biểu hiện của: A. Tính linh hoạt B. Tính tổng hợp C. Tính cộng đồng D. Tính lưỡng phân. 51/ Xác định loại hình kinh tế - văn hóa dựa trên: A. Môi trường địa lý tự nhiên B. Phong tục, tập quán 10 C. Sự phân bố dân cư D. Giao thoa văn hóa. 52/ Khu vực lịch sử văn hóa hình thành do: A. Mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử giữa các dân tộc. B. Kiến tạo địa lý C. Điều kiện sống tự nhiên D. Giao lưu văn hóa. 53/ Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là : A. Thói dựa dẫm, ỷ lại B. Thói cào bằng, đố kỵ. C. Thói tùy tiện D. Thói bè phái. 54/ Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào? A. Văn hóa nhận thức B. Văn hóa tổ chức cộng đồng C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. 55/ Tín ngưỡng, phong tục ... là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ? A. Văn hóa nhận thức B. Văn hóa tổ chức cộng đồng C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. 56/ Theo GS.Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ? A. Văn hóa nhận thức B. Văn hóa tổ chức cộng đồng C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. 57/ Triết lý âm dương chủ yếu thuộc về lĩnh vực: A. Văn hóa nhận thức B. Văn hóa tâm linh C. Văn hóa tổ chức D. Văn hóa ứng xử. 11 58/ Thời gian văn hóa được xác định: A. Từ lúc con người sinh ra đến con người mất đi B. Điều kiện môi trường địa lý C. Từ lúc nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi D. Không có đáp án đúng. 59/ Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm: A. Indonésien B. Austroasiatic C. Austronésien D. Australoid. 60/ Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ ? A. Indonésien B. Austroasiatic C. Austronésien D. Australoid. 61/ Chủng Nam Á chính là chủng? A. Nam Đảo B. Bách Việt C. Cổ Mã Lai D. A và B đều đúng. 62/ Chủng Nam Á gồm các nhóm: A. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái; Mèo - Dao. B. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái. C. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái;Chàm - Dao. D. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái; Mèo - Dao. 63/ Nhóm Chàm gồm các dân tộc: A. Chàm, Raglai, Dao, Chru B. Chàm, Raglai, Hmong, Êđê C. Chàm, Raglai, Thái,H’ Mông. D. Chàm, Raglai, Êđê, Chru. 64/ Chủng Austronésien còn gọi là nhóm Nam Đảo, chủ yếu là nhóm: A. Nhóm Việt - Mường B. Môn - Khmer C. Nhóm Chàm D. Nhóm Dao - Thái. 12 D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng. 73/ Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là: A. Văn hóa Trung Bộ B. Văn hóa Nam Bộ C. Văn hóa Bắc Bộ D. Văn hóa Việt Bắc. 74/ Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn nhất ? A. Văn hóa Tây Bắc B. Văn hóa Bắc Bộ C. Văn hóa Tây Nguyên D. Văn hóa Nam Bộ. 75/ Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của dân tộc Việt ? A. Văn hóa Tây Bắc B. Văn hóa Bắc Bộ C. Văn hóa Tây Nguyên D. Văn hóa Nam Bộ. 76/ Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào ? A. Văn hóa Tây Bắc B. Văn hóa Bắc Bộ C. Văn hóa Nam Bộ D. Văn hóa Tây Nguyên. 77/ Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của văn hóa nông nghiệp thuộc vùng nào? A. Văn hóa Nam Bộ B. Văn hóa Bắc Bộ C. Văn hóa Tây Nguyên D. Văn hóa Tây Bắc. 78/ Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào ? A. Văn hóa Tây Bắc B. Văn hóa Việt Bắc C. Văn hóa Nam Bộ D. Văn hóa Tây Nguyên. 14 65/ Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian : A. 2000 năm trước Công nguyên B. 1000 năm trước Công nguyên C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II) D. Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII). 66/ Việt Nam nằm trong phạm vi văn hóa nào? A. Đông Nam Á cổ B. Đông Nam Á lục địa C. Văn hóa Bách Việt D. A và C đều đúng. 67/ Không gian văn hóa phương Bắc cổ đại thuộc vùng: A. lưu vực sông Hoàng Hà. B. Lưu vực sông Mê Kông C. Lưu vực sông Dương Tử D. Lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long. 68/ Không gian văn hóa phương Nam (Đông Nam Á) thuộc lưu vực sông: A. Sông Dương Tử. B. Sông Hồng, sông Mã C. Ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long D. Cả A, B, C. 69/ Việt Nam là giao điểm của các nền văn hóa: A. Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ. B. Trung Hoa, phương Tây C. Trung Hoa, phương Tây và Ấn Độ. D. Trung Hoa, Mỹ, Hàn Quốc. 70/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là: A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn... B. Lễ hội lồng tồng. C. Văn hóa cồng chiêng. D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng. 71/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là: A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn... B. Lễ hội lồng tồng. C. Văn hóa cồng chiêng. 13 xem đầy đủ 76 trang tại đây: l
Tài liệu đính kèm: