Ngân hàng câu hỏi thi chỉ huy đội giỏi tỉnh Bắc Giang năm 2010

doc 15 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi thi chỉ huy đội giỏi tỉnh Bắc Giang năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi thi chỉ huy đội giỏi tỉnh Bắc Giang năm 2010
NGÂN HÀNG CÂU HỎI
Hội thi Chỉ huy Đội giỏi tỉnh Bắc Giang năm 2010.
KIẾN THỨC VỀ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Trong động tác dậm chân tại chỗ, khi có động lệnh “Đứng” thì người Đội viên phải làm gì?
A. Bước hai chân.
B. Bước thêm ba bước.
C. Đếm theo nhịp 1 - 2.
D. Đứng lại ngay.
Đáp án: C. Đếm theo nhịp 1 - 2.
	Câu 2: Trong động tác đi đều, khi có động lệnh “Đứng lại” thì người Đội viên phải làm gì?
	A. Bước thêm 1 nhịp.
B. Bước thêm 2 bước, rồi kéo chân phải lên.
	C. Bước thêm 1 bước rồi kéo chân phải lên.
	D. Đứng lại ngay.
	Đáp án: C. Bước thêm 1 bước rồi kéo chân phải lên.
Câu 3: Trong động tác chạy đều, khi có động lệnh “Đứng lại” thì người Đội viên phải làm gì?
A. Chạy chậm dần thêm 4 bước.
B. Chạy chậm dần thêm 3 bước, rồi kéo chân phải lên.
C. Chạy chậm dần thêm 3 nhịp.
D. Đứng lại ngay.
Đáp án: B. Chạy chậm dần thêm 3 bước, rồi kéo chân phải lên.
Câu 4: Trình tự động tác quay đằng sau là:
A. Rút chân phải ra sau, hai gót chân làm trụ, xoay hai mũi chân theo chiều kim đồng hồ tạo 1 góc 180 độ, rút chân phải về.
B. Rút chân phải ra sau, Mũi chân phải và gót chân trái làm trụ, xoay theo chiều kim đồng hồ từ trước ra sau, rút chân trái lên.
C. Mũi chân trái và gót chân phải làm trụ, quay 180 độ, nhấc chân trái lên.
D. Rút chân trái ra sau, mũi chân phải và gót chân trái làm trụ, xoay theo chiều từ phải sang trái 1 góc 360 độ, rút chân phải lên. 
Đáp án: C. Mũi chân trái và gót chân phải làm trụ, quay 180 độ, nhấc chân trái lên.
Câu 5: Trong động tác sau đây động tác nào sử dụng chân trái trước:
A. Tiến - lùi .
B. Đi đều.
C. Chạy đều.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Đáp án: D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu 6: Các hình thức nghi lễ của Đội TNTP Hồ Chí Minh gồm có:
A. Lễ chào cờ, Lễ duyệt Đội, Lễ kết nạp Đội viên
B. Lễ diễu hành, lễ công nhận Đội, Lễ trưởng thành Đội.
C. Đại hội Đội, Liên hoan họp mặt cháu ngoan Bác Hồ, Đại hội CNBH.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Đáp án: D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
Câu 7: Biết một số bài hát, trò chơi của nhi đồng, biết thắt khăn quàng đỏ. Những nội dung trên là tiêu chuẩn gì trong chương trình dự bị Đội TNTP Hồ Chí Minh?
A. Tiêu chuẩn “Nghi thức Đội”.
B. Tiêu chuẩn “Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh”.
C. Tiêu chuẩn “Trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh”.
D. Tiêu chuẩn “Nhi đồng là những Đội viên tương lai”. 
Đáp án: B. Tiêu chuẩn “Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh”.
Câu 8: Động tác chỉ định đội hình hàng dọc của người chỉ huy là gì?
A. Tay phải giơ thẳng lên cao, bàn tay nắm.
B. Tay phải giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về thân người.
C. Tay trái giơ thẳng lên cao, bàn tay nắm.
D. Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về thân người.
Đáp án: D. Tay trái giơ thẳng lên cao, các ngón tay khép kín, lòng bàn tay hướng về thân người.
Câu 9: Trong các khẩu lệnh sau đây, khẩu lệnh nào là đúng?
A. Vòng trái (phải), đi đều - bước.
B. Vòng trái (phải), chạy đều - chạy.
C. Vòng bên trái (phải), chạy đều - chạy.
Đáp án: C. Vòng bên trái (phải), chạy đều - chạy.
	Câu 10: Chi đội được thành lập khi có tối thiểu là bao nhiêu đội viên trở lên?
	A. 02 đội viên.
	B. 03 đội viên.
	C. 05 đội viên.
	D. 09 đội viên.
	Đáp án: B. 03 đội viên.
	Câu 11: Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc nào?
	A. Nguyên tắc tự nguyện.
	B. Nguyên tắc tự quản.
	C. Cả 2 nguyên tắc trên.
	Đáp án: C. Cả 2 nguyên tắc trên.
Câu 12: Em hãy cho biết, cấp hiệu Chỉ huy Đội nào là Liên đội trưởng?
A. Sao 2 vạch.	
B. Sao 3 vạch.	
C. sao 4 vạch.
D. Sao 5 vạch.
Đáp án: B. Sao 3 vạch.
KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
	Câu 14: Bài ca chính thức của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là bài gì? Do nhạc sỹ nào sáng tác?
A. Lên Đàng - sáng tác: Trương Xuân Mẫn. 
B. Tiến lên Đoàn viên - sáng tác: Lưu Hữu Phước. 
C. Cùng nhau ta đi lên - sáng tác: Phong Nhã. 
Đáp án: C. Cùng nhau ta đi lên - sáng tác: Phong Nhã. 
	Câu 15: Bạn hãy cho biết Đội ta được mang tên “Đội TNTP Hồ Chí Minh” bắt đầu từ năm nào? 
	A. Năm 1970.	
	B. Năm 1971.	
	C. Năm 1972.	
	D. Năm 1973.
	Đáp án: A. Năm 1970.
Câu 16: Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? 
A. 15/5/1931. 	
B. 15/5/ 1941.	
C. 15/5/1951.	
D. 15/5/1961.
Đáp án: B. 15/5/ 1941.
Câu 17: Tờ báo đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh với tên gọi “Tiền phong thiếu niên”, tiền thân của Báo Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay ra đời vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 01/6/1945
B. Ngày 01/6/1954
C. Ngày 01/6/1964
D. Ngày 01/6/1974
Đáp án: B. Ngày 01/6/1954
Câu 18: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ nhất được tổ chức vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
A. Từ ngày 20 - 26/8/1980, tại Nghệ An.
B. Từ ngày 20 - 26/8/1981, tại Hà Nội.
C. Từ ngày 20 - 26/8/1982 tại Cao Bằng.
D. Từ ngày 20 - 26/8/1983 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đáp án: B. Từ ngày 20 - 26/8/1981, tại Hà Nội.
Câu 19: Anh Kim Đồng sinh năm nào? Ở đâu?
A. 1918 , tại Hà Giang.
B. 1928, tại Cao Bằng.
C. 1938, Tại Tuyên Quang.
D. 1948, tại Yên Bái.
Đáp án: B. 1928, tại Cao Bằng.
Câu 20: Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 23, Trung ương Đảng quyết định trao cho Đội TNTP Hồ Chí Minh khẩu hiệu:
“Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại
Sẵn sàng”
Em hãy cho biết khẩu hiệu mới được trao vào năm nào? ở đâu? 
A. 1966, tại Quảng Ninh.	
B. 1981, tại Hà Nội.	
C. 1976, tại TP. Hồ Chí Minh.
D. 1982, tại Cao Bằng.
Đáp án: C. 1976, tại TP. Hồ Chí Minh.
Câu 21: Đoàn đại biểu Đội TNTP Hồ Chí Minh đại diện cho phong trào thiếu nhi cả nước dự Đại hội liên hoan thiếu nhi thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Matxcơva vào năm nào?
A. 1970	
B. 1977	
C. 1980
D. 1985
Đáp án: C. 1980.
Câu 22: Em hãy cho biết, Phong trào Trần Quốc Toản được phát động vào năm nào?
A. Năm 1947.	 
B. Năm 1948.	
C. Năm 1949.
C. Năm 1950.
Đáp án: B. Năm 1948.
Câu 23: Người anh hùng nhỏ tuổi người Gia Lai - Tây Nguyên sinh năm 1948, có cách đánh địch bằng lối bắn xuyên táo là ai?
A. Nguyễn Bá Ngọc.
B. Kơ - Pakơlơng.
C. Lê Văn Tám.
Đáp án: B. Kơ - Pakơlơng.
Câu 24: Võ Thị Sáu tên thật là gì? Quê ở đâu?
A. Nguyễn Thị Sáu, tỉnh Bến Tre.
B. Nguyễn Thị Sáu, tỉnh Đồng Nai.
C. Võ Thị Sáu, tỉnh Đồng Nai.
D. Nguyễn Thị Sáu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đáp án: D. Nguyễn Thị Sáu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 25: Hình ảnh “Cây đuốc sống” là hiện thân của người anh hùng nhỏ tuổi nào?
A. Lê Văn Tám
B. La Văn Cầu
C. Nguyễn Văn Trỗi
Đáp án: A. Lê Văn Tám
Câu 26: Tính chất của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh gì?
A. Tính quần chúng - tính chính trị - tính giáo dục. 
B. Tính xã hội - tính chính trị - tính nhân văn. 
C. Tính nhân văn - tính giáo dục - tính xã hội. 
D. Tính quần chúng và cách mạng.
Đáp án: D. Tính quần chúng và cách mạng.
KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ TỈNH BẮC GIANG
Câu 27: Tỉnh Bắc Giang có bao nhiêu huyện, thành phố?
A. 09 huyện, 01 thành phố.
B. 09 huyện, 02 thành phố.
C. 10 huyện, 02 thành phố.
D. 08 huyện, 02 thành phố.
Đáp án: A. 09 huyện, 01 thành phố.
Câu 28: Công chúa Bảo Nương, Ngọc Nương được thờ ở đâu?
A. Xã Xương Giang.
B. Xã Đa Mai.
C. Xã Dĩnh Kế.
D. Phường Mỹ Độ.
Đáp án: B. Xã Đa Mai.
Câu 29: Thành Xương Giang (Bắc Giang) gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trước quân xâm lược nào?
A. Quân Nhà Đường.
B. Quân Nhà Minh.
C. Quân Nhà Tống.
D. Quân Nguyên - Mông.
Đáp án: B. Quân Nhà Minh.
Câu 30: Tên của một danh nhân quê hương Bắc Giang có câu nói nổi tiếng: "...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn...”, bạn hãy cho biết ông là ai?
A. Thân Nhân Trung.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Trần Quốc Toản.
Đáp án: A. Thân Nhân Trung.
Câu 31: Em hãy cho biết Phong trào “Áo lụa tặng bà” của Đội TNTP Hồ Chí Minh xuất xứ từ địa phương nào?
A. Xã Bích Sơn, huyện Việt Yên.
B. Xã Hợp Đức, huyện Tân Yên.
C. Xã Song Mai, TP. Bắc Giang.
Đáp án: A. Xã Bích Sơn, huyện Việt Yên.
	Câu 32: Bạn hãy theo dõi đoạn video sau và cho biết, cây đại thụ trên là cây gì? nằm ở địa phương nào của tỉnh Bắc Giang? (Trình chiếu video về cây Dã Hương)
A. Cây Dã Hương - Xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang.
B. Cây Trò Chỉ - Xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng.
C. Cây Dã Hương - Xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang.
D. Cây Đa - Xã Dĩnh Kế, Thành phố Bắc Giang.
Đáp án: C. Cây Dã Hương - Xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang.
KIẾN THỨC VỀ BÁC HỒ, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, ĐOÀN TNCS HCM
Câu 33: Em hãy cho biết Bác Hồ căn dặn thiếu nhi câu nói sau vào năm nào? “... non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
A. Năm 1945.	
B. Năm 1946.	
C. Năm 1951.
Đáp án: A. Năm 1945.
Câu 34: Bạn hãy cho biết Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? 
A. Ngày 05/6/1911.	
B. Ngày 10/7/1911	
C. Ngày 20/8/1911.
Đáp án: A. Ngày 05/6/1911.
Câu 35: Bạn hãy cho biết, Bác Hồ lấy bí danh là ông Ké trong thời gian nào?
A. Năm 1931.	
B. Năm 1941.	
C. Năm 1942.
Đáp án: B. Năm 1941.
	Câu 36: Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào?
	A. Năm 1944. 
	B. Năm 1945. 
	C. Năm 1946.
	Đáp án: B. Năm 1945. 
	Câu 37: Nhân dịp tết Trung Thu, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho thiếu niên nhi đồng, mở đầu bức thư người viết: 
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng.
Nhân đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”.
Bạn hãy cho biết đó là tết Trung thu năm nào?
	A. Năm 1943.	 
	B. Năm 1951.	 
	C. Năm 1960.
	Đáp án: B. Năm 1951.
Câu 38: Em hãy cho biết, năm 1925, Bác Hồ đã đưa bao nhiêu thiếu niên Việt Nam sang Quảng Châu - Trung Quốc học tập? 
A. 6 thiếu niên. 	
B. 7 thiếu niên.	
C. 8 thiếu niên.
Đáp án: C. 8 thiếu niên.
Câu 39: Bạn hãy cho biết, 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng có từ năm nào? 
A. Năm 1961. 	
B. Năm 1962. 	
C. Năm 1963. 
Đáp án: A. Năm 1961. 
	Câu 40: Bác Hồ nói: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bạn hãy cho biết Bác Hồ nói câu này ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Ngày 19/9/1952, tại Hà Tĩnh.
B. Ngày 19/9/1953, tại Hà Nội.
C. Ngày 19/9/1954, tại Đền Hùng.
Đáp án: C. Ngày 19/9/1954, tại Đền Hùng.
	Câu 41: “Con đường của thanh niên không có con đường nào khác là con đường cách mạng”. Câu nói nổi tiếng này là của ai?	
	A. Nguyễn Viết Xuân	
B. Lý Tự Trọng.	
C. Nguyễn Văn Trỗi
Đáp án: B. Lý Tự Trọng.
	Câu 42: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào?
	A. Ngày 03/02/1930.	
B. Ngày 03/02/1931.	
C. Ngày 03/02/1932.
Đáp án: A. Ngày 03/02/1930.
Câu 43: Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định tặng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh bức trướng mang dòng chữ “Thiếu niên Việt Nam hãy làm tốt 5 điêù Bác Hồ dạy” vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 15/5/1996.	
B. Ngày 15/5/1997.	
C. Ngày 15/5/1998.	
D. Ngày 15/5/1999.
Đáp án: A. Ngày 15/5/1996.
Câu 44: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Đoạn trích trên Bác Hồ viết năm nào? 
A. Năm 1946.	
B. Năm 1956.	
C. Năm 1957.
Đáp án: A. Năm 1946.
Câu 45: Phong trào Thanh niên xung phong ra đời vào năm nào?
A. Năm 1940.	
B. Năm 1950.	
C. Năm 1951.
Đáp án: B. Năm 1950.
Câu 46: Bài ca chính thức của Đoàn (Đoàn ca) có tên gọi là gì?
A. Thanh niên làm theo lời Bác.
B. Lên Đàng.
C. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ.
Đáp án: A. Thanh niên làm theo lời Bác.
Câu 47: Bạn hãy lắng nghe một đoạn thơ sau và cho biết, Bác Hồ đã viết những câu thơ trên nhân dịp nào?
“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng, thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến, để giữ gìn hoà bình
Các cháu hãy xứng đáng, cháu Bác Hồ Chí Minh”
A. Bác đến thăm Đội nhi đồng cứu quốc.
B. Nhân kỷ niệm Quốc Khánh năm 1947
C. Trung thu năm 1952.
D. Nhân kỷ niệm 18 năm ngày thành lập Đội. 
Đáp án: C. Trung thu năm 1952.
Câu 48: Tháng 3 năm 1951 tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên cứu quốc đã quyết định thống nhất các tổ chức thiếu niên, nhi đồng và lấy tên là gì?
A. Đội thiếu nhi tháng 8. 
B. Đội nhi đồng cứu Quốc. 
C. Đội thiếu niên du kích Đình Bảng.
D. Đội thiếu niên tình báo Bát sắt. 
Đáp án: A. Đội thiếu nhi tháng 8. 
Câu 49: Anh là người học trò xuất sắc được Bác Hồ cử về nước hoạt động ở Thành phố Sài Gòn. Anh đã dũng cảm bắn chết tên mật thám cáo già Lơ - gơ - Răng ngay trên đường phố Sài Gòn, ngăn chặn địch, bảo vệ cán bộ của Đảng nên đã sa vào tay giặc. Bạn hãy cho biết, anh là ai?
A. Lý Tự Trọng. 
B. Lê Hồng Phong.
C. Nguyễn Văn Cừ.
D. Trần Phú.
Đáp án: A. Lý Tự Trọng. 
Câu 50: “Lấy thân mình lấp lỗ châu mai” là hành động anh hùng của ai?
A. Cù chính lan.
B. Tô Vĩnh Diện.
C. Phan Đình Giót.
	D. Nguyễn Viết Xuân.
	Đáp án: C. Phan Đình Giót.
Câu 51: Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thiếu nhi cả nước đã tích cực tham gia Phong trào “Kế hoạch nhỏ” xây dựng Nhà máy nhựa thiếu niên tiền phong ở Hải Phòng. Bạn hãy cho biết, sáng kiến này là của ai?
A. Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Thiếu nhi Hà Nội.
C. Thiếu nhi Hải Phòng và Thị xã Sơn Tây.
D. Thiếu nhi thành phố Huế.
	Đáp án: C. Thiếu nhi Hải Phòng và Thị xã Sơn Tây.
KIẾN THỨC VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM
Câu 52: Em hãy cho biết, Liên hợp Quốc thông qua Công ước Quốc tế về quyền trẻ em vào năm nào?
A. Năm 1988.	
B. Năm 1989.	
C. Năm 1990.
D. Năm 1991.
Đáp án: C. Năm 1990.
Câu 53: Em hãy cho biết, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
A. 05 chương, 26 điều.
B. 05 chương, 24 điều.
C. 06 chưong, 25 điều.
D. 06 chương, 27 điều.
Đáp án: A. 5 chương, 26 điều.
Câu 54: Em hãy cho biết, trong các nội dung sau, đâu là quyền trẻ em? 
A. Trẻ em có quyền lựa chọn việc không học tập. 
B. Trẻ em được vui chơi giải trí lành mạnh.
C. Trẻ em chăm chỉ học tập và rèn luyện thân thể.
Đáp án: B. Trẻ em được vui chơi giải trí lành mạnh.
Câu 55: Em hãy cho biết, trong các nội dung sau, đâu là bổn phận của trẻ em? 
A. Trẻ em được học tập.
B. Trẻ em được vui chơi giải trí lành mạnh.
C. Trẻ em chăm chỉ học tập và rèn luyện thân thể.
Đáp án: A. Trẻ em được học tập.
Câu 56: Hiến chương Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có từ năm nào?
A. Năm 1913. 	
B. Năm 1923.	
C. Năm 1932.
Đáp án: B. Năm 1923.
KIẾN THỨC VỀ THĂNG LONG - HÀ NỘI:
Câu 57: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
A. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
B. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
C. Có núi cao sông dài.
D. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Đáp án: B. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
Câu 58: Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
A. Thành Đại La.
B. Thành Cổ Loa.
C. Thành cổ Sơn Tây.
D. Thành cổ Hà Nội.
Đáp án: B. Thành Cổ Loa.
Câu 59: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, có tên là gì?
A. Làng Nhị Khê.
B. Làng Thủ Lệ.
C. Làng Hạ Lôi.
D. Làng Đường Lâm.
Đáp án: D. Làng Đường Lâm.
Câu 60: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?
A. Núi Cung.
B. Núi Nùng.
C. Núi Khán.
D. Núi Sưa.
Đáp án: B. Núi Nùng.
Câu 61: Công trình nào trong "Tứ đại khí" nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được thực hiện ở Thăng Long?
A. Tháp Báo Thiên.
B. Chuông Quy Điền.
C. Tượng Quỳnh Lâm.
D. Vạc Phổ Minh.
Đáp án: A. Tháp Báo Thiên.
Câu 62: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, di sản nào được xây dựng thời Lê?
A. Khuê Văn Các.
B. Đại Bái Đường.
C. Nhà Thái Học.
D. Bia Tiến Sỹ.
Đáp án: D. Bia Tiến Sỹ.
Câu 63: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào?
A. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.
B. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới.
C. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
D. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần qua một thiên niên kỷ.
Đáp án: C. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
Câu 64: Ngày 10/10/1954, đại quân ta tiến vào giải phóng Thủ đô qua cửa ô nào sau đây?
A. Ô Quan Chưởng.
B. Ô Cầu Giấy.
C. Ô Cầu Dền.
D. Ô Chợ DừA.
Đáp án: A. Ô Quan Chưởng.
Câu 65: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã khẳng định chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"?
A. Phủ Chủ tịch.
B. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (trước Nhà hát lớn).
 C. Quảng trường 1 tháng 5 (trước Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội).
 D. Quảng trường Ba Đình.
Đáp án: A. Phủ Chủ tịch.
Câu 66: Trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?
A. Năm 1968.
B. Năm 1972.
C. Năm 1973.
D. Năm 1975.
Đáp án: B. Năm 1972.
Câu 67: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào?
A. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
B. Kỷ niệm 30 năm trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
C. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô.
Đáp án: A. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
LỊCH SỬ CÁC THỜI KỲ VIỆT NAM
 Câu 68: Trong cuộc thảo luận về phong trào Cần Vương, các bạn em mỗi người có một ý kiến khác nhau. Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là đúng?
 A. “Cần Vương ” có nghĩa là giúp vua, do đó phong trào Cần Vương nhằm giúp vua đánh Pháp, khôi phục lại ngôi vua.
B. Phong trào Cần Vương là phong trào của quần chúng nhân dân Huế chống Pháp.
C. Phong trào Cần Vương là kết quả của sự xung đột giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn.
D. Phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống Pháp.
 Đáp án: A. “Cần Vương ” có nghĩa là giúp vua, do đó phong trào Cần Vương nhằm giúp vua đánh Pháp, khôi phục lại ngôi vua.
Câu 69: Khi bàn luận về “Nguyên nhân thắng lợi của Cách Mạng tháng Tám năm 1945”, các bạn em mỗi người một ý kiến khác nhau. Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là đúng?
 A. Nhờ quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng ngay từ khi thành lập Đảng (năm 1930).
 B. Nhờ có điều kiện khách quan thuận lợi: Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh.
 C. Khi thời cơ đến, Đảng ta đã sáng suốt chớp lấy thời cơ, dũng cảm phát động toàn dân đứng lên làm cách mạng.
 D. Cả 3 ý trên.
Đáp án: D. Cả 3 ý trên.
 Câu 70: Năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn vì:
A. Chính quyền mới được thành lập, bị nhiều kẻ thù phá hoại.
 B. Vỡ đê, mất mùa, nạn đối đe doạ.
 C. Thiếu trường học, bệnh viện.
 D. Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
	Đáp án: D. Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
 Câu 71: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược được bắt đầu vào thời gian nào? 
 A. Ngày 23/9/1945.
 B. Ngày 23/11/1946.
 C. Ngày 19/12/1946.
Đáp án: C. Ngày 19/12/1946.
 Câu 72: Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?
 A. Hoa Lư.
 B. Phú Xuân.
 C. Cổ Loa.
 D. Mê Linh.
 Đáp án: C. Cổ Loa.
Câu 73: Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu? Con của ai?
 A. Gia Viễn - Ninh Bình - Con của Đinh Tiên Hoàng.
 B. Động Hoa Lư - Gia Viễn - Ninh Bình. Con của Đinh Công Trứ.
 C. Đông Anh - Hà Nội - Con của Đinh Kiến.
 D. Hưng Nguyên - Nam Đàn - Nghệ An - Con của Đinh Điền.
Đáp án: B. Động Hoa Lư - Gia Viễn - Ninh Bình. Con của Đinh Công Trứ.
 Câu 74: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam?
 A. Lê Hoàn.
 B. Trần Quốc Tuấn.
 C. Đinh Bộ Lĩnh. 
 D.Trần Thủ Độ.
 Đáp án: C. Đinh Bộ Lĩnh. 
 	Câu 75: Tại Sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
 A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân.
 B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh.
 C. Sự liên kết với các sứ quân.
 D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả các câu trên đều đúng.
 Câu 76: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì?
 A. Đại Việt.
 B. Vạn Xuân.
 C. Đại Cồ Việt.
 D. Đạ

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_cau_hoi_thi_chi_huy_gioi.doc