Trường THCS Nhuận Phú Tân Tổ Sử – Địa - GDCD NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Năm Học 2016 – 2017 Chủ đề 4: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945) I. BIẾT TRẮC NGHIỆM * Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu Câu 1 : Lực lượng tham gia cách mạng tháng 2 năm 1917 ở Nga là: A. phụ nữ, nông dân B. phụ nữ, nông dân, công nhân C. phụ nữ, công nhân, binh lính D. công nhân, nông dân. Câu 2: Ngày 23-2-1917 ở Nga diễn ra sự kiện: A. cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố B. hơn 66 nghìn binh lính biểu tình C. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê- tơ-rô- grat D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị. Câu 3 : Sau cách mạng tháng 2, điểm nổi bậc của tình hình nước Nga là:: A. hai chính quyền song song tồn tại B. chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh C. chính quyền Xô Viết tuyên bố Nga rút khỏi chiến tranh D. quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh Câu 4: Chính sách kinh tế mới đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng: A . thuế lương thực nộp bằng tiền B . thuế lương thực nộp bằng công lao động C . thuế lương thực nộp bằng hiện vật D . thuế lương thực nộp bằng sản phẩm hàng tháng Câu 5 : Nước Nga hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế vào: A. năm 1925 B. năm 1926 C. năm 1927 D. năm 1928 Câu 6: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ( Liên Xô) được thành lập vào: A. tháng 12.1921 B. tháng 12.1922 C. tháng 12.1923 D. tháng 12.1924 Câu 7: Đến năm 1940 số nước cộng hoà gia nhập Liên Xô và nâng tổng số nước lên là : A. có thêm 10 nước, nâng tổng số lên 14 nước B. có thêm 11 nước, nâng tổng số lên 15 nước C. có thêm 12 nước, nâng tổng số lên 16 nước D. có thêm 13 nước, nâng tổng số lên 17 nước Câu 8: Trong những năm 1923-1929 trữ lượng vàng thế giới Mĩ nắm: A. 40% B. 50% C. 60% D. 70% Câu 9: Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ là A. Đảng cộng sản Mĩ B. Đảng cộng hoà Mĩ C. Đảng dân chủ Mĩ D. tổ chức công đoàn Mĩ Câu 10: trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 Nhật Bản đã rơi vào tình trạng: A. khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp B. khủng hoảng tài chính C. khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp D. khủng hoảng về ngoại thương Câu 11: Cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật diễn ra vào năm: A. 1917 B. 1927 C. 1937 D. 1947 Câu 12: Lực lượng chủ yếu tham gia vào phong trào Ngũ tứ: A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản B. công nhân, học sinh C. nông dân,tư sản dân tộc D. công nhân, nông dân Câu 13: Trong phong trào Ngũ tứ quần chúng nêu cao khẩu hiệu: A. trả quyền độc lập cho người Trung Quốc B. các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc C. Trung Quốc của người Trung Quốc D. đánh đổ Mãn thanh Câu 14: Phong trào Ngũ tứ mở đầu bắng cuộc biểu tình của: A. 300 học sinh ở Bắc Kinh B. 300 công nhân ở Bắc Kinh C. 300 nông dân ở Bắc Kinh D. 300 công nhân , trí thức ở Bắc Kinh Câu 15: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào ngày: A. 1/9/1939 B. 2/9/1939 C. 3/9/1939 D. 4/9/1939 Câu 16: Phát xít Đức tấn công Liên Xô ngày: A. 20/6/1941 B. 21/6/1941 C. 22/6/1941 D. 22/7/1941 Câu 17: Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng vào ngày: A. 22/6/1941 B. 22/7/1941 C. 22/8/1941 D. 22/9/1941 Câu 18: Mặt trận đồng minh thành lập vào: A. tháng 1/1942 B. tháng 2/1942 C. tháng 3/1942 D. tháng 4/1942 Câu 19: An-be-anh-tanh là người đã phát minh ra: A. lí thuyết tương đối B. lí thuyết nguyên tử hiện đại C. khái niệm vật lí không gian và thời gian D. năng lượng nguyên tử Câu 20: Những phát minh khoa học xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là: A. điện tín, điện thoại B. ra đa, hàng không C. điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu D. điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không,điện ảnh Câu 21: Từ 1937 cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì: A. hợp tác Quốc – Cộng chống lại các đế quốc B. hợp tác Quốc – Cộng chống Nhật C. hợp tác Quốc – Cộng chống phong kiến Mãn Thanh D. hợp tác Quốc – Cộng xây dựng nhà nước Trung Quốc Câu 22: Để đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng , chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách: A. tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường B. thực hiện chính sách mới C. thực hiện chính sách kinh tế mới D. gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ- Latinh Câu 23 : Trong thập niên 30 thế kỉ XX ở Nhật diễn ra sự kiện A . quá trình thiết lập chế độ phát xít B . phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng C . nhiều cuộc đảo chính quân sự lan rộng D . lâm vào khủng hoảng sâu sắc TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả cách mạng tháng 2/1917 ? Câu 2: Trình bày diễn biến cách mạng tháng 10/1917 ? Câu 3: Trình bày chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô 1921-1925 ? Câu 4: Trình bày những thanh tựu mà Liên Xô đạt được trong năm 1925-1941 ? Câu 5: Cho biết trong những năm 1918-1929 Châu Âu có những nét chung cơ bản nào ? Câu 6: Em hãy cho biết tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? Câu 7: Cho biết tình hình Nhật bản trong những năm 1929-1933 ? Câu 8: Trình bày cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 ? Câu 9: Em hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai ? Câu 10: Trình bày những thành tựu KHKT thế giới nữa đầu thế kĩ XX ? Câu 11: Trình bày những thành tựu nền văn hoá Xô Viết ? ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: A Câu 4:C Câu 5: A Câu 6: B Câu 7: B Câu 8: C Câu 9: A Câu 10: B Câu 11: B Câu 12: B Câu 13: C Câu 14: A Câu 15: A Câu 16: D Câu 17: A Câu 18: A Câu 19: A Câu 20: D Câu 21: B Câu 22: B Câu 23: A TỰ LUẬN Câu 1: a. Diễn biến : - Mở đầu là cuộc biểu tình 23/2 của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát . Ba ngày sau tổng bãi công bao trùm khắp thành phố , biến thành khởi nghĩa vũ trang, được binh lính ủng hộ thắng lợi . b. Kết quả : - Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ , nước Nga trở thành một nước cộng hoà . - Thành lập hai chính quyền với những đường lối chính trị khác nhau: +Các xô viết đại biểu của công nhân , nông dân và binh lính được thành lập . + Gcts lập ra chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền Xô Viết. Câu 2: Cách mạng tháng 10/1917 - Đầu tháng 10 Lnin bí mật từ Phần Lan trở về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp lãnh đạo CM . - Đêm 24/10 cuộc khởi nghĩa bùng nổ, CM làm chủ toàn thành phố . - Đêm 25/10 Cung điện Mùa Đông , nơi ẩn náo cuối cùng của Chính phủ lâm thời bị đánh chiếm . Chính phủ lâm thời TS sụp đổ Câu 3: - Năm 1921 nước Nga Xô Viết bước vào thời kì hoà bình, xây dựng đất nước. Sau 7 năm c/tr và nội chiến đã tàn phá hầu hết mọi lĩnh vực của nền k/tế - cn, nn và thương mại . Đói kém và sự chống phá điên cuồng của thế lực phản CM - 3/1921 Nga thực hiện chính sách k/tế mới do LNin đề xướng - Nội dung : + Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực ( hiện vật ) + Thực hiện tự do buôn bán , cho phép tư nhân mở xí nghiệp nhỏ ...... - Kết quả : nn và các ngành k/tế khác được phục hồi và p/triển , đời sống nhdân được cải thiện . - Tháng 12/1922 liên bang cộng hòa xhcn XViết ( LXô) được thành lập trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các dân tộc , nhằm củng cố sự liên minh và giúp đở nhau trong công cuộc bảo vệ và p/triển liên bang XViết. Câu 4: * Thành tựu - Kinh tế: +Công nghiệp: đứng đầu Châu Âu và thứ hai trên thế giới. + NNghiệp : tiến hành tập thể hoá nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hoá. - Văn hóa-giáo dục : LXô đã thanh toán nạn mù chữ , p/triển hệ thống giáo dục quốc dân. - Khkt ,vh-ngth : p/triển rực rở - XH : xoá bỏ g/cấp bóc lột chỉ còn lại 2 g/cấp :CN , ndân và tầng lớp trí thức xhcn. Câu 5 - Sau c/tr TG thứ nhất C. Âu có nhiều biến đổi : + Một số quốc gia mới ra đời từ sự tan vở của ĐQ Áo-Hung và thất bại của Đức. + Hầu hết các nước C. Âu thắng hay thua đều bị suy sụp về k/tế ( Pháp 1,4 triệu người chết, Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa). + Một cao trào CM bùng nổ ở các nứơc C. Âu , nền thống trị của gcts bị chấn động , khủng hoảng + Trong những năm 1924-1929 các nước TB ở C. Âu trở lại ổn định về chính trị , phục hồi và p/triển k/tế Câu 6: - Nhật Bản không tham gia chiến trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất , nhưng thu được nhiều lợi nhuận nhất là về kinh tế - Sau chiến tranh Nhật Bản gặp nhiều khó khăn nông nghiệp lạc hậu, không có gì thay đổi so với công nghiệp. Gía gạo tăng cao. đời sống nông dân khó khăn . Vì vậy năm 1918 “ cuộc bạo động lúa gạo” đã nổ ra, lôi cuốn 10 triệu người tham gia. - Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi ; tháng 7/1922 đảng cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân - Năm 1927 Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.. Câu 7: - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản ( sản lượng công nghiệp giảm 1/3). - Giới cầm quyền NBản chủ trương quân sự hoá đất nước , phát động chiến tranh xâm lược. - Tháng 9/1931 Nhật Bản tấn công vùng đông bắc Trung Quốc , dẫn tới việc hình thành lò lữa chiến tranh đầu tiên trên thế giới. - Trong thập niên 30 Nhật Bản thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản. - Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ , góp phần làm chậm quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản. Câu 8: - Phong trào ngũ tứ 4/5/1919 : + Hình thức : biểu tình + Lực lượng : 3000 học sinh-> giai cấp công nhân. + Mục đích : chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. + Phạm vi : Bắc kinh -> cả nước - Phong trào ngũ tứ mở đầu cho cao trào chống đế quốc, chống phong kiến . Từ đó nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng , ngày 1/7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập. - Trong 10 năm (1926-1937) tình hình chính trị có nhiều biến động: + 1926-1927 chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng đánh đổ các tập đoàn quân phiệt , đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước . +1927-1937 nội chiến giữa Quốc dân đảng- Tưởng Giới Thạch và Đảng cộng sản Trung Quốc. - 7/1937 Nhật Bản phát động xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc-> Câu 9: - Cuộc khủng hoảng k/tế TG 1929-1933 làm gay gắt thêm những mâu thuẩn trong c/tr TG 1. - Chính sách thù địch chống LXô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xoá bỏ nhà nước xhcn đầu tiên trên TG. - Từ giữa những năm 30 , hình thành hai khối ĐQ đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau +Khối phát xít: Đức , Italia , NB : chính sách hiếu chiến xâm lược , phát động c/tr TG. +Khối: Anh , Pháp , Mĩ thực hiện đường lối nhân nhượng , thoả hiệp với p/xít , làm cho các nước này chĩa mũi nhọn c/tr về phía LXô . - Với những tính toán của mình , Đức tấn công các nước TB C. Âu trước khi tấn công LXô . Sau cuộc thôn tính nước Áo (3/1938 ) và Tiệp Khắc (3/1939 ) như những “khúc dạo đầu”. Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan , sau đó Anh , Pháp tuyên chiến với Đức " c/tr TG 2 bùng nổ . Câu 10: - Bước vào đầu thế kỉXX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về kh-kt. - Các ngành khoa học cơ bản như : hóa học , sinh học , các khoa học về trái đất ..... đều đạt những tiến bộ phi thường , nhất là về vật lí với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại , đặc biệt là lí thuyết tương đối có ảnh hưởng của nhà bác học Đức An-be-anh-xtanh . - Nhiều phát minh khác cuối TK XIX đầu TK XX như : điện tín , điện thoại , hàng không , điện ảnh . - Những phát minh khkt làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao rỏ rệt . Tuy nhiên những thành tựu khoa học đó lại được sử dụng để sản xuất vũ khí giết người hàng loạt . Câu 11: - Thành tựu : + Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học , sáng tạo chữ viết cho các dtộc chưa có chữ viết + P/triển hệ thống gdục quốc dân với chế độ gdục phổ cập bắt buộc 7 năm , trở thành một nước mà đa số ngườI dân có trình độ vh cao cùng một đội ngũ trí thức có năng lực sáng tạo - KHKT XViết chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của kkhkt TG. Nền vh-nghthuật có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng vh-nghthuật nhân loại. II. HIỂU TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nối đúng vị trí A B BL 1. Chiến tranh thế giới thứ 1 2. Chiến tranh thế giới thứ 2 3. Cách mạng Tân Hợi 4. Phong trào độc lập dân tộc ĐNÁ A.Biến đổi căn bản tình hình thế giới. B.Làm thay đổi bản đồ thế giới C.Làm chấn động toàn cầu về mọi mặc. D. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến và giải quyết ruộng đất cho nông dân Đ. Thiếu tổ chức, đường lối, chưa liên kết chăc chẽ 1... 2... 3.... 4... Câu 2: Thời gian Sự kiện BL 1. 1918-1923 2. 1924-1929 3. 1929-1933 4. 1933-1939 A. chiến tranh thế giới thứ 2 B. các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng C. cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ và lan khắp các nước tư bản D. thời kì ôn định và phát triển của CNTB Đ. Cao trào cách mạng ở Châu Âu, Á 1 2 3 4 Câu 3: A B BL 1.Cách mạng Tân Hợi 2.Cải cách Minh Trị 3.Chiến tranh thế giới thứ nhất 4.Cách mạng tháng 10 Nga 1917 A. Cách mạng dân chủ tư sản B.Cách mạng tư sản C. chiến tranh phi nghĩa D. chiến tranh chính nghĩa E. Cách mạng vô sản 1.................. 2................... 3.................. 4................. *Điền từ thích hợp vào chổ chấm: Câu 4 : Các cuộc biểu tình, tuần hành “” lôi cuốn hàng triệu người tham gia A. vì người nghèo B. đòi tăng lương, giảm giờ làm C. đi bộ vì đói D. giải quyết việc làm cho người lao động Câu 5 : Từ gợi ý: nước Nga, trí thức, xây dựng, công nhân, văn hoá, ngoại ngữ Trong vòng chưa đầy 30 năm, nước..”đi giày cỏ” xưa kia trở thành một đất nước, trong đó đa số người dân có trình độ. cao, có một đội ngũ. đông đảo, phục vụ đắc lực cho công cuộc. và bảo vệ tổ quốc Câu 6 : Từ gợi ý : cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng vô sản, cách mạng triệt để, cách mạng tư sản, cách mạng không triệt để - Cách mạng tư sản Pháp ......................................... - Cải cách Minh Trị............................................... - Cách mạng tháng 2/1917...................................... - Cách mạng tháng 10/1917.................................... Câu 7 : Từ gợi ý : cách mạng tư sản, cách mạng vô sản, tồn tại hai chính quyền song song, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tháng 2, tháng 10, tháng 7 - Trong năm 1917 ở Nga xảy ra hai cuộc cách mạng lớn vào.(1)....................... và (2)................................ Kết quả :Cách mạng tháng hai (3)............................còn cách mạng tháng mười là .(4)............................. ................ Câu 8:Từ gợi ý : cộng sản thời chiến, kinh tế mới,công nghiệp,công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông ngiệp, thứ nhất, thứ hai - Để khôi phục nến kinh tế bị tàn phá trong chiến tranh, nhân dân Xô Viết thực hiện chính sách (1)................. Đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là ưu tiên phát triển (2)........................Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa thành tựu to lớn Xô Liên đạt được đã trở thành một cường quốc(3)......................... đứng đầu Châu Âu và (4).............trên thế giới. * Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu Câu 9: Việc Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy Nga hoàng vào tình trạng: A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế B. tỉ lệ thất nghiệp tăng, nạn đói xảy ra C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị- xã hội D. bị các nước đế quốc thôn tính Câu 10: Nga tham gia vào cuộc chiến tranh, mọi nổi khổ đề nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là: A. thợ thủ công B. công nhân C. binh lính D. nông dân Câu 11: Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng 2 năm 1917 là: A. chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế C. chính quyền Xô Viết được thành lập D. chính phủ lâm thời tư sản được thãnh lập Câu 12: Nguyên nhân cơ bản nhất buộc nước Nga phải thực hiện chính sách kinh tế mới là:: A. chiến tranh đã phá hoại nặng nề nền kinh tế B. sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút C. nhiều vùng lâm bệnh dịch và nạn đói D. sự chống phá của bọn phản cách mạng. Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mĩ: A. bị tàn phá nặng nề B. bình thường như mức trước chiến tranh C. bị khủng hoảng trầm trọng D. đạt mức tăng trưởng cao Câu 14: Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ diễn ra vào: A. 7.1929 trong lĩnh vực nông nghiệp B. 8.1929 trong lĩnh vực tài chính C. 9.1929 trong lĩnh vực công nghiệp D. 10.1929 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Câu 15: Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực: A. nông nghiệp C. tài chính ngân hàng B. công nghiệp D. tài chính Câu 16: Năm 1918 phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở Nhật được gọi là cuộc: A. phá kho thóc chia cho dân nghèo B. bạo động lúa gạo C. đánh chiếm các kho gạo D. giải quyết nan đói cho nông dân Câu 17: Phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống các thế lực: A. đế quốc và phong kiến B. đế quốc và tư sản mại bản C. tư sản và phong kiến D. triều đình phong kiến Câu 18: Những năm 20 của thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước ĐNÁ xuất hiện nét mới là: A. Đảng cộng sản thành lập ở một số nước B. giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng C. phong trào mang tính dân chủ tư sản D. phong trào đấu tranh có sự liên minh công – nông Câu 19: Hai khối tư bản mâu thuẩn nhau vì: A. do sự phát triển không đồng điều của các nước đế quốc B. do mâu thuẩn về thị trường và thuộc địa C. do sự thù địch sau chiến tranh thế giới thứ nhất D. do mâu thuẩn giữa đế quốc già và đế quốc trẻ Câu 20 : Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ với sự kiện: A. phát xít Đức tấn công Tiệp Khắc B. phát xít Đức tấn công Ba Lan C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức D. phát xít Đức tấn công Liên Xô Câu 21: Chiến tranh kết thúc ở Châu Âu với sự thất bại hoàn toàn giữa: A. phát xít I-ta-li-a B. phát xít I-ta-li-a và Đức c. phát xít Đức D. phát xít Nhật Câu 22: Nền văn hoá Xô Việt được xây dựng trên cơ sở: A. tiếp thu những tin hoa văn hoá của nhân loại B. tư tưởng chủ nghĩa Mác-lenin, kế thừa tin hoa di sản văn hoá nhân loại C. bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc Nga D. phát huy và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Xô viết Câu 23: Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Mĩ là: A. thực hiện các biện pháp giải quyết thất nghiệp B. phục hồi sự phát triển của nền kinh tế tài chính C. nhà nước kiểm soát chặc chẽ các ngành kinh tế D. ổn định trật tự xã hội TỰ LUẬN: Câu 1: Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ? Câu 2: Cho biết ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 10 Nga 1917 ? Câu 3: Cho biết nguyên nhân, hậu quả, biện pháp giải quyết của cuộc khủng hoảng Châu Âu 1929-1933 ? Câu 4: Cho biết nguyên nhân, hậu quả, biện pháp giải quyết của cuộc khủng hoảng nước Mĩ 1929-1933 ? Câu 5: Cho biết kết quả, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai ? Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh thế giới thứ 2 ? Câu 6: Vì sao giới cầm quyền Nhật chọn Trung Quốc là điểm đầu tiên trong chính sách xâm lược của m
Tài liệu đính kèm: