Ngân hàng câu hỏi học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 737Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi học kì I Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016
NGÂN HÀNG CÂU HỎI - NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2015 – 2016
PHẦN TỰ LUẬN
TUẦN 1:
Câu 1: (Thông hiểu: Con đường tiếp thu tinh hoa văn hóa của Hồ Chí Minh)
Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?
Đáp án: 
Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
Câu 2: (Nhận biết: Khái niệm các phương châm hội thoại)
Trình bày nội dung: phương châm về lượng, phương châm về chất.
Đáp án: 
- Phương châm về lượng: nói đúng nội dung, không được thiếu, thừa thông tin
- Phương châm về chất: nói phải có căn cứ, bằng chứng xác thực.
TUẦN 2:
Câu 1: (Nhận biết: Khái niệm các phương châm hội thoại)
Trình bày nội dung: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
Đáp án: 
- Phương châm quan hệ: nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh lạc đề.
- Phương châm cách thức: nói rành mạch, tránh dài dòng.
- Phương châm lịch sự: nói phải tế nhị và tôn trong người khác.
Câu 2: (Nhận biết: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm)
Ga – bri – en Gắc – xi – a Mac – két là nhà văn nước nào? Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
Đáp án: 
- Ga – bri – en Gắc – xi – a Mac – két là nhà văn nước Cô – lôm – bi – a.
- Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”: tháng 8 năm 1986, nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê – hi – cô, Thụy Điển, Ác – hen – ti – na, Hi Lạp, Tan – da – ni – a họp lần thứ hai tại Mê – hi – cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình cho thế giới.
TUẦN 3:
Câu 1: (Thông hiểu: Nội dung phản ảnh của văn bản)
Qua văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, hãy nêu tình trạng trẻ em trên thế giới.
Đáp án: 
Tình trạng trẻ em trên thế giới:
- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, sự chiếm đóng của nước ngoài.
- Chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
Câu 2: (Nhận biết: Sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp)
Câu ca dao sau: “Kim vàng ai nỡ uốn câu
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”.
Khuyên ta điều gì trong giao tiếp? Thể hiện phương châm hội thoại nào đã học?
Đáp án: Khuyên ta nói năng phải tế nhị lịch sự - Phương châm lịch sự 
Câu 3: (Vận dụng cao: Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh)
Thuyết minh loài cây quê em.
(có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).
	Đáp án: 
I. MỞ BÀI: Giới thiệu vai trò của cây dừa đối với quê em. (có thể sử dụng hình thức tự thuật,)
II. THÂN BÀI: (Thuyết minh có kết hợp một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
- Nguồn gốc, chủng loại
- Các bộ phận của cây dừa.
- Vai trò của cây dừa trong đời sống vật chất (cung cấp nguyên vật liệu, thức ăn, thức uống)
- Vai trò của cây dừa trong đời sống tinh thần (chiến đấu, thơ ca, nghệ thuật) à tự hào.
III. KẾT BÀI: Suy nghĩ về hình ảnh, vai trò cây dừa đối với người dân quê em
TUẦN 4:
Câu 1: (Nhận biết: Tác giả, tác phẩm)
Giới thiệu vể Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
Đáp án: 
* Nguyễn Dữ: 
- Sống ở TK 16, không rõ năm sinh, năm mất, quê ở Trường Tân, Thanh Miện (Hải Dương), học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống trong giai đoạn chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc - Trịnh tranh giành quyền lực, mục ruỗng. 
- Học rộng, tài cao thi đỗ làm quan 1 năm từ quan về ở ần, nuôi mẹ, viết văn.
-Tác phẩm: Truyền kì mạn lục
* Truyền kỳ mạn lục: là tập sách viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ghi chép một cách tản mạn những câu chuyện kỳ lạ trong dân gian, nhân vật chính là người phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến và người trí thức muốn thoát khỏi vòng trói buộc, sống ẩn cư
Câu 2: (Thông hiểu: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật qua tác phẩm)
Qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương em biết được điều gì về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Đáp án: Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương: Họ là những người có phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm.
Câu 3: (Thông hiểu: So sánh cách dẫn)
So sánh cách dẫn trực tiếp với cách dẫn gián tiếp? 
Đáp án: 
- Giống nhau: cùng dẫn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hoặc người khác vào trong lời người dẫn.
- Khác nhau:
	* Cách dẫn trực tiếp:
+ Nhắc lại nguyên văn, chính xác lời nói hoặc suy nghĩ nhân vật.
+ Đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm.
 	* Cách dẫn gián tiếp:
+ Thuật lại lời nói, suy nghĩ nhân vật không cần nguyên văn, chỉ cần giữ ý.
+ Không đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm; có thể đứng sau từ “rằng” hoặc từ “là”. 
Câu 4: (Vận dụng thấp: Cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại)
Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng “chúng tôi” chứ không xưng “tôi”. Giải thích vì sao?
	Đáp án: 
	Việc dùng từ “chúng tôi” thay cho “tôi” trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
TUẦN 5:
Câu 1: (Nhận biết: Sự phát triển của từ vựng)
Có mấy cách để phát triển từ vựng? 
Tìm mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc.
Đáp án: 
- Có hai cách để phát triển từ vựng: 
+ Phát triển về nghĩa trên cơ sở nghĩa gốctheo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
+ Phát triển số lượng từ ngữ: tạo từ mới và mượn từ ngữ nước ngoài.
 - Mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc: x + trường; x + hóa
Câu 2: (Thông hiểu: Hình ảnh nhân vật qua tác phẩm)
Qua văn bản Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn, em thấy hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào?
Đáp án: 
Qua văn bản Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn, hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ:
 - Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
 - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
 - Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa, trông rộng.
 - Tài dụng binh như thần.
 - Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.
Câu 3: (Vận dụng thấp: Sự phát triển nghĩa từ vựng)
Đọc hai câu thơ sau:
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” 
 	(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây 
là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
	Đáp án:
	Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ (chỉ Bác Hồ), không phải là hiện tượng phát triển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” chỉ có tính lâm thời (tách ra khỏi câu thơ không còn nghĩa đó nữa).
TUẦN 6:
Câu 1: (Nhận biết: Tác giả, tác phẩm)
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du.
Đáp án: 
- Nguyễn Du (1865 - 1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sống trong gia đình nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học
- Sống trong giai đoạn lịch sử nhiều biến động, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, đánh thắng quân Thanh xâm lược
- Sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, về ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan cho triều Nguyễn Ánh, 1813 - 1814 làm chánh sứ sang Trung Quốc, 1820 được lệnh đi sứ lần hai nhưng bệnh mất ở Huế.
- Ông có vốn sống phong phú, cảm thông sâu sắc nổi khổ nhân dân, là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa thế giới
- Ông để lại nhiều tác phẩm chữ Hán, Nôm có giá trị
Câu 2: (Nhận biết: Khái niệm và đặc điểm thuật ngữ)
Thuật ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
	Đáp án: 
	- Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dung trong các văn bản khoa học, công nghệ.
 	- Đặc điểm của thuật ngữ:
 	+ Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
 	+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm. 
Câu 3: (Nhận biết: Giá trị tác phẩm)
Nêu giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du
	Đáp án: 
* Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: Tố cáo, lên án những thế lực xấu xa; thương cảm trước số phận bi kịch của con người; khẳng định, đề cao, tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
* Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại:
+ Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
+ Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Câu 4: (Thông hiểu: Cách sử dụng thuật ngữ)
Sử dụng kiến thức đã học ở môn Ngữ Văn, Hóa học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống.
 	- (.): là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
	- (.): là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
	Đáp án: 
Điền thuật ngữ:
 - Trường từ vựng.
 - Đơn chất. 
Câu 5: (Vận dụng thấp: Cách hiểu và vận dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản)
Đọc đoạn thơ sau đây:
“Nếu được làm hạt giống mùa sau.
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui vì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta là ngọn lửa!”
Trong đoạn thơ trên, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có nghĩa là gì? 
	Đáp án: Không được dùng như một thuật ngữ vật lí. Điểm tựa ở đây chỉ chỗ dựa chính về mặt tinh thần.
TUẦN 7:
Câu 1: (Nhận biết: Miêu tả trong văn tự sự)
Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
Đáp án: 
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động.
Câu 2: (Vận dụng cao: Viết bài tập làm văn tự sự hoàn chỉnh)
Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em có dịp về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đáp án: 
I. Mở bài: 
 	- Địa điểm, ngày tháng năm
 	- Giới thiệu hoàn cảnh, lý do về thăm trường cũ.
II. Thân bài: 
- Kể lại cảnh tượng ngôi trường và những đổi thay (xen miêu tả ngắn; chú ý đến cảnh nghỉ hè)
+ Nhà trường, lớp học như thế nào?
+ Cây cối ra sao?
+ Cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Tâm trạng của mình
+ Trực tiếp xúc động như thế nào?
+ Kỷ niệm gợi về là gì?
- Gặp ai (chú bảo vệ hoặc thầy cô – học sinh dạy và học trong hè)
- Kết thúc buổi thăm trường như thế nào?
III. Kết bài: 
- Suy nghĩ gì về ngôi trường.
- Hứa hẹn một ngày nào đó sẽ về thăm trường
 Câu 3. Chép theo trí nhớ 6 câu thơ cuối trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" của Nguyễn Du.
	Đáp án: 
 - Nội dung: chép đúng mỗi câu 
 - Kĩ năng: chép đúng cấu trúc thơ lục bát, không sai chính tả mới đạt điểm tối đa, sai tùy theo mức độ mà trừ điểm thích hợp. 
 Câu 4. "Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du" trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều". Hãy chứng minh nhận định trên.
	Đáp án: Bài viết cần thể hiện được những ý cơ bản sau: (mỗi ý 1 đ)
– Ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều: đẹp từ hình thức đến tâm hồn, tính cách và phẩm chất 
– Ca ngợi trí tuệ và tài năng của Thuý Kiều: cầm, kì, thi, hoạ. 
– Dự cảm về cuộc đời bất hạnh của Kiều: sự đố kị của cuộc đời với tài sắc con 
 Câu 5: Tưởng tượng hai mươi năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đáp án: 
 - Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh về thăm trường (tưởng tượng).
 - Thân bài:
+ Kể: quá trình thăm trường (có mở đầu, diễn biến và kết thúc).
+ Tả: cảnh quang chung, từng chi tiết đáng chú ý; vài thầy cô cũ (lưu ý bối cảnh 20 năm sau, vào ngày hè, 20/11).
+ Biểu cảm: những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ đối với từng sự việc, cảnh vật, con người.
 - Kết bài: Những ấn tượng đọng lại sau chuyến thăm trưởng đầy xúc động.
TUẦN 8:
Câu 1: (Thông hiểu: Nét đẹp nhân vật)
Nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào?
Đáp án: 
Nét đẹp tâm hồn của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
 - Cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức.
 - Trọng ơn nghĩa.
Câu 2: (Thông hiểu: Sự phát triển từ vựng)
Có thể có ngôn ngữ nào mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
Đáp án: 
	Không có ngôn ngữ nào mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng các từ ngữ. 
Vì nếu không có sự phát triển về nghĩa thì nói chung, mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa, và để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ thì số lượng các từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Do đó, mọi ngôn ngữ phải phát triển về số lượng lẫn về nghĩa.
TUẦN 9:
Câu 1: (Nhận biết: Từ xét theo cấu tạo)
Xét theo cấu tạo, từ chia làm mấy loại? Phát biểu khái niệm từng loại.
Đáp án: 
Xét theo cấu tạo, từ chia làm 2 loại:
- Từ đơn: là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
- Từ phức: là từ do hai tiếng trở lên tạo thành:
	+ Từ ghép: Giữa các tiếng có quan hệ ý nghĩa
	+ Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ láy âm
Câu 2: (Vận dụng cao: Viết bài văn tự sự hoàn chỉnh)
Nhân ngày 20 - 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ. 
	Đáp án: 
I/ MỞ BÀI: Lí do kể cho bạn nghe kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.
- Nhân dịp 20/ 11 ngày nhà giáo Việt Nam.
- Nói về truyền thống tôn sư trọng đạo.
II/ THÂN BÀI: Diễn biến
- Giới thiệu vài nét về thầy (cô): ngoại hình, tính tình, công việc, quan hệ với đồng nghiệp và học sinh.
- Sự quan tâm và tình cảm của thầy (cô) đối với mọi người: học tập, thi cử.
- Kỉ niệm đáng nhớ: thăm em bị ốm, giúp đỡ em trong học tập..
- Vai trò của thầy (cô) giáo trong xã hội.
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ về nghề sư phạm, khẳng định truyền thống tôn sư trọng đạo, tấm lòng của thầy (cô).
TUẦN 10:
Câu 1: (Thông hiểu: Ý nghĩa nhan đề bài thơ)
Ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật
Đáp án: 
Bài thơ ca ngợi về tiểu đội xe không kính à Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh
Câu 2: (Vận dụng thấp: Phân tích thơ)	
Phân tích ba câu thơ cuối bài “Đồng chí”.
Đáp án: 
- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của những người lính, là biểu tượng đẹp của về cuộc đời người chiến sĩ.
- Hoàn cảnh thực khắc nghiệt của thời tiết “sương muối”, với ba hình ảnh gắn kết nhau “người lính, khẩu súng, ánh trăng” à Sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt qua gian khổ, sưởi ấm họ để cùng nhau chiến đấu.
- Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn “Đầu súng trăng treo” à Sự liên tưởng phong phú.
 Súng và trăng vừa gần vừa xa; vừa thực tại vừa mơ mộng; vừa có chất chiến đấu vừa trữ tình; vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ.
=> Đây là biểu tượng của thơ ca kháng chiến.
TUẦN 11:
Câu 1: (Nhận biết: Tác giả, tác phẩm)
Giới thiệu tác giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Đáp án: 
* Huy Cận: ( 1919 - 2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh.
- Trước 1945 nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập Lửa thiêng.
- Tham gia cách mạng từ trước 1945, sau CM tháng Tám 1945 giữ nhiều trọng trách trong chính quyền Cách mạng, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của của nền thơ hiện đại.
- Sau năm 1958: hồn thơ ông thật sự dồi dào cảm hứng về đất nước và con người trong cuộc sống mới.
* Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá: là kết quả của chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh 1958.
Câu 2: (Thông hiểu: Bố cục và tác dụng việc xây dựng bố cục)
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận có bố cục như thế nào? Tác dụng của việc xây dựng bố cục ấy đối với nội dung bài thơ.
Đáp án: 
Bài thơ có bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi đánh bắt cá gắn với sự chuyển biến của thời gian (ra khơi trong buổi hoàng hôn, đánh bắt cá trong đêm tối và trở về lúc bình minh rạng rỡ) à thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả về công cuộc đi lên xây dựng CNXH ở miền Bắc nước ta lúc bấy giờ.
Câu 3: (Vận dụng thấp: Phân tích các phép tu từ từ vựng)
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng, để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu sau:
 a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 (Nguyễn Khoa Điềm - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
 b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 (Huy Cận - Đoàn thuyền đánh cá)
	Đáp án:
- Phân tích phép tu từ từ vựng:
 a. “Mặt trời” câu thơ thứ hai là phép tu từ ẩn dụ: em bé là niềm tin, là lẽ sống của người mẹ.
b. Phép tu từ so sánh “mặt trời xuống biển như hòn lửa” à cảnh hoàng hôn trên biển rất đẹp.
 Phép tu từ nhân hóa: Sóng “cài then” + đêm “sập cửa” à biển cả đi vào trạng thái nghỉ ngơi, cách nói làm thiên nhiên trở nên gần gũi với con người.
TUẦN 12:
Câu 1: (Nhận biết: Lời thơ, tên tác giả, tác phẩm)
Mở đầu một khổ thơ có câu: 
 ‘‘Trăng cứ tròn vành vạnh’’
 Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ. Cho biết tên bài thơ và tên tác giả là ai ?
Đáp án: 
- Các câu thơ tiếp theo:
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
- Tên bài thơ “Ánh trăng” – tác giả: Nguyễn Duy.
Câu 2: (Thông hiểu: Ý nghĩa hình ảnh thơ)
Ý nghĩa hình ảnh ánh trăng trong bài thơ “Ánh trăng” - Nguyễn Duy?
Đáp án: 
- Hình ảnh ánh trăng nghĩa thực là thiên nhiên, hình ảnh nhân hóa là người bạn tri kỷ.
- Hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng là quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.
TUẦN 13:
Câu 1: (Nhận biết: Chủ đề tác phẩm)
Chủ đề của truyện ngắn “Làng”.
Đáp án: 
Chủ đề của truyện ngắn “Làng”: tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Câu 2: (Vận dụng thấp: Phân tích diễn biến tâm trạng nhận vật)
Qua truyện ngắn “Làng”, hãy làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin dữ về làng.
Đáp án: 
Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin dữ về làng:
- Đột ngột, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”.
- Cố trấn tĩnh, cố không tin, hỏi lại với hy vọng là có sự nhầm lẫn: “một lúc lâu ông mới rặn è è 
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại”.
- Được khẳng định rành rọt, ông đau đớn, xấu hổ như chính mình mắc lỗi: “Cúi gằm mặt xuống mà đi về”.
=> Tình yêu làng của của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
TUẦN 14:
Câu 1: (Thông hiểu: Nét đẹp nhân vật)
Nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được giới thiệu với những nét đẹp nào?
Đáp án: 
- Yêu nghề, yêu đời, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Hiếu khách, cởi mở, quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
- Khiêm tốn.
Câu 2: (Vận dụng cao: Viết bài văn tự sự hoàn chỉnh)
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đáp án: 
I/ Mở bài:Giới thiệu chung: hoàn cảnh gặp gỡ người lính (lí do, thời gian, nơi chốn) 
II/ Thân bài: Cuộc trò chuyện, có thể xoay quanh các câu hỏi và trả lời về:
- Nguyên nhân xe không kính, cảm giác khi lái xe
- Những khó khăn trở ngại. 
- Cuộc sống, sinh hoạt. 
- Tinh thần ý chí 
III/ Kết bài: Kết thúc cuộc gặp gỡ - Cảm xúc của em 
 Câu 3: Đề: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Đáp án: 
a/ Mở bài (1đ): 
Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện; giới thiệu sơ lược về thầy, cô đị

Tài liệu đính kèm:

  • docNGAN_HANG_DE_THI_VAN_9.doc